IMG 8739 scaled

#16: Một người truyền cảm hứng cho tớ, và lý do

IMG 0079

Đây là chú Phụng.

Lần đầu tiên mình gặp chú là vào một mùa hè nóng bỏng đầu tháng 6 năm 2016 ở Hội An.

Nếu phải dùng một câu ngắn gọn nhất để giới thiệu về chú, và cách mình và chú quen nhau. Thì đơn giản là: Chú Phụng là ba của chị quản lý homestay mình ở tại Hội An, từ Bình Dương ra thăm con và tình cờ trở thành bạn cùng phòng của mình trong 3 ngày.

2016 đánh dấu nhiều sự kiện kỳ thú trong cuộc đời mình. Và việc có một “người-bạn-đường-cùng-phòng” lớn tuổi hơn cả tuổi ba mình, cũng là một thứ để ghim vào ngăn của những thứ khó-mà-quên.

Phòng mình ở thời gian đó là một loại phòng dorm, nhưng là kiểu dorm mà bạn bước vào và tưởng là mình đi nhầm phòng. Vì cơ bản bạn không biết nó là phòng dorm hay cái phòng suites dành cho 3 người.

Và bạn sẽ càng nghi ngờ độ chính xác của việc bạn đi nhầm phòng hơn khi vừa bước vào, bạn thấy một chú già đang nằm gác chân thư thái trên một chiếc túi du lịch dạng tay xách ngang một ngăn kéo, thường có màu đo đỏ hay xanh xanh mà mấy ông bà dưới quê vẫn thường dùng.

Nhưng cuối cùng cái sự hoang mang bối rối đó của mình lập tức được giải tỏa khi một anh Tây vàng hớt hải bước vào, chỉ tay lên cái túi mình để tạm trên giường trong lúc nhắn tin cho chị quản lý xác nhận xem coi chỉ có đưa lộn phòng không và nói “Sorry that’s my bed”.

“Con đi bụi hả?” – đó là câu chào hỏi đầu tiên của chú Phụng với mình.

“Hì, dạ không chú, con đi du lịch chớ. Không nói là đi bụi được” – Mình tự ái đáp.

Có một cái ba lô, ở thì ở chung với người lạ, đi thì đi một mình. Quần áo thùng thình như vậy thì cũng gọi là đi bụi được rồi”. Chú biện luận lại một cách dõng dạc như quen mình được cả đời rồi.

“Hì, thiệt, nhìn qua thì con giống mấy đứa bụi đời thiệt. Mà con đang đi hưởng thụ nha chú. Chỉ là không phải sang chảnh thôi”.

Trải qua tám chục câu tám không liên quan, mình với chú mới tiến đến bước hỏi tên nhau, lướt qua lịch sử và sự tình dẫn đến chuyến đi của mình, một cách xã giao như bao người khác chắc chắn sẽ làm khi lâm vào tình cảnh được nhét chung vào một phòng toàn người xa lạ.

Hỏi ra mới biết, chú đi tới đây cũng cùng mục đích như mình mà thôi. Mỗi cái khác, là chú kết hợp đi thăm con – những đứa con cũng “giông giống” mình (trích lời chú): thích chạy nhảy lung tung, nay đây mai đó, thích tự do, làm đủ thứ trò trên đời ở khắp nơi. Mà ba mẹ không biết làm thế nào, thế là chạy theo con đi chơi cho vui 🙂

Chú kể chú theo lũ con đi chơi từ cái hồi nó còn lăn lộn đi làm ngành nhà hàng khách sạn bên Phần Lan, xong nó chán nó đi qua Singapore nó đi phụ bếp, rồi chán nữa nó lết xác qua hết mí nước Đông Nam Á nó làm. Bấy nhiêu lần nó chạy, là bấy nhiêu lần chú được chạy theo đi chơi. Và giờ chú đang ở đây, ngay cái xứ hái ra cả một núi tiền cho du lịch nước nhà mỗi năm. Mà giờ nữa, thì nó đã là chuyện quá khứ rồi.

Ba ngày ở Hội An, chú làm hướng dẫn viên cho mình – một đứa vừa kết thúc năm hai đại học ngành Du Lịch. Chú sành sõi Hội An tới từng kẽ răng. Chú đọc Hội An như một cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (đừng hòng nghĩ tới cuốn Lonely Planet).

Người ta bắt một con xe shuttle bus đi chơi thì chú rủ mình đạp xe đạp, chạy xe máy giữa cái nắng 40 độ 🙂 Người ta đưa bạn tới chùa Cầu thì chú đưa mình đi Làng Lụa trước, giải thích cặn kẽ cách người ta nuôi tằm kéo sợi ra sao kĩ còn hơn hướng dẫn tại điểm. Người ta nhào vô Reaching Out uống trà người mù check in thì chú lôi mình đi uống trà người Hoa hãm ở cái chỗ mông quạnh nào đó không tên cạnh sông Thu Bồn. Người ta bảo tới Hội An điều đầu tiên phải làm là thưởng thực ẩm thực ở đây. Còn chú bảo tới Hội An điều đầu tiên phải làm là tránh xa ba cái khu ẩm thực đông đông trên khu trung tâm ra.

Mình cứ nhắm mắt xuôi tay theo chú, dù trước khi đi cũng chuẩn bị kĩ lắm. Mà thứ duy nhất không chuẩn bị được là va vào chú – một con người chỉ thích nói những điều đúng đắn. Chú làm mình nhớ tới Robert De Niro trong phim “The Intern”, mặt chú lúc nói điều đúng đắn và được công nhận nó đại khái như này:

Bố già học việc lôi cuốn nhờ hai ngôi sao đẳng cấp - Phim Âu Mỹ - Việt Giải  Trí

Cứ thế 3 ngày trôi qua ở Hội An mình và chú chỉ có duy nhất một cung thói quen: Sáng dậy đi cà phê ăn sáng, từ trưa đến chiều tối đi lục lọi Hội An, đến tối đi ăn và nằm tâm sự kể chuyện đời đến tờ mờ sáng. Một đứa 20 tuổi nằm nghe một chú già 60 tuổi kể chuyện, nó như kiểu cảm giác lúc bé được vọc tay vào thùng gạo xong chạm gần đáy thùng thì vớ được một quả hồng Xiêm mẹ dú hết 3 ngày vậy. Niềm vui với sự hào hứng nó rõ rệt mà chân thật đến từng kẽ tóc.

Hết 3 ngày ngắn ngủi, mình chia tay chú để tiếp tục lăn tới Đà Nẵng. Chú nằng nặc đòi chở mình ra bến xe dù nó cách homestay chỉ chưa đầy 3km, chỉ vì mình nói mình đi bộ và sau khi được nghe câu chuyện ngu xuẩn của mình trước đó. Chú bảo mấy đứa như mày lì lắm, phải chừng nào có chuyện đi mới biết sợ. Rồi 2 tháng tới mày ở đâu nhớ nhắn tin chú biết thường xuyên, để chú biết chú còn tới giải cứu mày.

Mình lại chỉ cười: “Hì, con đi du lịch mà chú, có phải đi bụi đâu, con nói chú rồi mà. Chú mà có ghé chỗ nào từ dọc này trở lên miền Bắc hai tháng tới nhớ gọi con nha, chú cháu ta lại đi chơi!”

Đó là lần cuối cùng mình gặp chú ở mạn miền Trung đi lên.


Một ngày đầy giông nào đó của tháng 10 năm 2019.

(Còn tiếp)

1570797042573 scaled

#09: Thư tình gửi Uyên

Sài Gòn, năm Covid thứ 2, không hồi kết.

Uyên mến,

Trong cơn ho muốn nổ lồng ngực, những cơn gió mát mùa trung hạ, mùi thơm phảng phất của chiếc gối mới được giặt tinh tươm, những mảng tường cũ kĩ đan xen chút xanh buồn bã ngoài cửa sổ, tớ muốn viết cho cậu vài dòng, như một cách để làm trọn vẹn một ngày lãng đãng của riêng tớ, và chỉ dành cho tớ.

Nhớ đến cậu, tớ liên tưởng đến một thứ gì đó thô ráp, không hoàn hảo, phức tạp nhưng đầy những xúc cảm. Nếu có thể lấy một thứ gì đó hữu hình để mô tả, nó đại loại như là đôi môi khô tróc khuôn chữ A của cậu, lấp ló hững hờ qua lớp khăn choàng cổ, vừa ngân nga những câu từ khó hiểu, vừa xuýt xoa giữa tiết chiều lạnh giá ngoài biển đông.

Tớ khó chịu lắm khi thấy một đôi môi như thế. Ngứa ngáy, đau rát, chỉ trực muốn bay vào lấy ngón tay quẹt một đường và xé toạc đống da chết trên đó ra, và bôi vào đó một lớp son dưỡng căng bóng. Nhưng lạ thế nào, khi nghĩ lại, nó sẽ không còn là cậu với đôi môi đỏ chót căng bóng đó nữa. Nó là một thứ hoàn hảo khác. Không phải là cậu.

Ở nhiều thời điểm, tớ đã thực sự muốn cậu thay đổi. Một điều mà bây giờ đã trở thành hiện thực, vì giờ đây cậu đã là một con “tắc kè hoa” như cậu vẫn thường tự gọi. Thiên biến vạn hóa, khó lường.

Cậu trưởng thành, tự lập, mạnh mẽ, bất kham. Cậu đa cảm, mong manh và sợ hãi. Tất cả những sự đối lập đó, vốn là cậu. Chưa bao giờ thay đổi. Chỉ là tớ chưa bao giờ nhận ra hết những điều đó.

Lạ thay, thứ thời tiết u ám, buồn bã, không một ánh mặt trời ửng hồng của Sài Gòn ngày hôm nay mà mọi người ca cẩm, lại là thứ làm tớ cảm thấy nhớ về cậu nhất. Không đẹp hoàn hảo, nhưng dịu mát, quen thuộc, và chân thật như những ký ức đẹp tớ vẫn thường giữ.

Những ngày như thế này sẽ không có nhiều đâu. Nhưng hãy cứ hướng về nó, vì một ngày nào đó, nó sẽ ở sẵn đó đợi cậu. Và tớ nữa.

Rất nhiều tình yêu.

Tớ của cậu.

Hệ thống ghi chép 1-2-3-4

1-2-3-4: Hệ thống ghi chép Bujo cho người không thích stress

Đúng rồi. Lại một lần nữa bạn không đọc nhầm tiêu đề đâu.

Mình đang giới thiệu cho các bạn một hệ thống ghi chép và sắp xếp công việc mới, bổ sung vào hệ thống ghi chép cơ bản Bullet Journal mà gần đây mình thấy rất tâm đắc với cái tên 1-2-3-4.

Vậy mình gọi hệ thống này là hệ thống dành cho những người không-thích-stress là vì sao?

Hệ thống ghi chép 1-2-3-4 là gì?

Là hệ thống ghi chép và sắp xếp công việc theo 4 phân khúc/độ khó khác nhau. Hệ thống này được phát triển bởi một chị gái tên Lisa, là một software engineer ở Mỹ, đam mê phát triển và sáng tạo ra các phương thức quản lý thời gian. Các bạn có thể tìm cảm hứng về Bujo từ chị Lisa tại @plannersimplicity.

Hệ thống này cơ bản sẽ bao gồm 4 mức độ và giai đoạn như sau:

  • 1 – Nhanh, gọn, lẹ. Giải quyết được liền.
  • 2 – Việc liên quan đến dọn dẹp và…dọn dẹp
  • 3 – Khó, tốn thời gian giải quyết
  • 4 – Nhẹ nhàng, mang tính thư giãn, giải trí

Tại sao lại có/sinh ra hệ thống 1-2-3-4 này?

Như mình đã nói, hệ thống này sinh ra cho những-người-không-thích-stress. Một là cơn stress phải phân chia/tuân thủ thời gian cụ thể để hoàn thành những đầu việc trong ngày. Hai là cơn stress ép mình hoàn thành hết việc mà không được nghỉ ngơi hợp lý.

Với cách quản lý và sắp xếp công việc truyền thống. Thường mình sẽ list hết những đầu công việc ra và đánh dấu những việc quan trọng lại. Còn lại những đầu công việc khác, mình một là sẽ từ từ dành thời gian hoàn thành từng việc một cho đến hết ngày. Hai là sẽ ép bản thân phải làm cho bằng hết một cục việc mà không thấy trời trăng đâu.

Và nếu có một sự kiện nào đó chen ngang, mình bắt đầu quên đi những đầu việc mình cho là “không quan trọng”, và bỏ qua luôn nếu thấy chưa hoàn thành. Và cứ thế trượt dài trong deadlines, vô vọng và…stress.

0f848176ab5b5f05064a1
Đây là cách mà mình vẫn thường list công việc ra hằng ngày

Bởi vậy, hệ thống 1-2-3-4 này thúc đẩy mình nhóm các công việc đó vào 4 ngăn gọn gàng, rõ ràng, có mục đích, và thuận theo“chuỗi tâm lý bình thường” của con người.

Mở đầu một ngày thích nhẹ nhàng, suôn sẻ. Sau đó để làm việc được hiệu quả thì môi trường, không gian phải thơm tho, sạch sẽ. Sạch sẽ thơm tho rồi thì mới ngồi xuống tập trung giải quyết việc lê thê khó nhằn nhất trong ngày. Cuối cùng xong việc rồi thì phải giải trí và được làm những điều mình thích.

Đấy. Một ngày làm việc lý tưởng của chúng ta nó sẽ như thế. Vậy thì thực hiện hệ thống ghi chép này như thế nào để cho ra được một ngày làm việc lý tưởng như thế?

Các bước tiến hành hệ thống ghi chép 1-2-3-4

Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc tự đặt cho mình tên của từng phân mục, và đánh số theo thứ tự 1-2-3-4 từ trên xuống. Hãy chọn cách đặt tên khiến các bạn dễ nhớ nhất, và list chúng ra như một list danh bạ ở đầu trang.

Tiếp theo chọn màu sắc và kẻ dọc xuống trang giấy thành bốn cột, gióng theo tên của từng phân mục để bạn dễ theo dõi. Phần này, khi đã quen và nhớ hệ thống rồi, bạn có thể skip qua phần ghi tên phân mục luôn cho đỡ rối rắm.

Easy tasks 1

Bên tay phải 4 cột màu, hãy bắt đầu list ra tất cả công việc bạn cần làm/cần nhớ. Các bạn có thể tùy biến hệ thống này linh hoạt theo ngày hoặc theo tháng. Với mình thì mình thường dùng hệ thống này theo ngày. Và nếu có tháng nào quá nhiều việc cần phải note lại, mình sẽ chuyển qua hệ thống tháng.

Sau khi list việc ra xong. Bắt đầu dành thời gian để phân loại một cách lần lượt. Việc nào thuộc nhóm nào, đánh một dấu tick trong cột của nhóm đó để dễ nhận biết.

Easy tasks 2

Nếu mỗi nhóm có nhiều hơn 1 đầu việc. Hãy tuần tự hoàn thành công việc theo từng nhóm. Tức mỗi lần, bạn sẽ có 4 đầu việc trong 4 nhóm theo tuần tự để hoàn thành. Cứ thế lặp lại cho đến khi hết list công việc bạn đã liệt kê.

9e0dc3fbe9d61d8844c72
Trang đầu tiên của Daily Log mình thử áp dụng hệ thống 1-2-3-4

Với cách phân chia và sắp xếp công việc theo mức độ này, bạn sẽ không cảm thấy mình bị overload, và việc hoàn thành công việc cũng được phân bổ sức lực hợp lý và khiến tâm lý thoải mái hơn. Mình nghĩ chắc cũng không ai muốn trong một buổi sáng mà phải hoàn thành 3 – 4 công việc khó nhằn và dài lê thê liên tục đúng không?

Những điều hệ thống 1-2-3-4 giúp được mình

Giúp mình nhận ra sự cân bằng trong cuộc sống quan trọng đến mức nào

Mình là một đứa hay bị cuốn vào công việc. Khi đã tập trung vào một việc gì đó, có lúc mình quên cả đi…tiểu và đi ear.

Nghe đến đó thì các bạn có thể biết sự nghiêm trọng của việc không có một kế hoạch khoa học để làm việc là như thế nào (Là dạ dày hư, là thận hỏng, là tốn tiền đi chữa…trũy).

Rất nhiều lúc mình cứ tiện tay mở sổ ra, và cứ thế list hết những công việc phải làm dài dằng dặc, và ép bản thân phải làm hết. Và mình không nhận ra rằng tất cả những công việc đó sẽ không bao giờ được hoàn thành hết trong một ngày với một tâm trạng thoải mái, nếu mình cứ list ra vô tội vạ như thế.

Mood tracker
Hãy nhớ, cuộc sống không chỉ có công việc.

Giúp mình dành nhiều thời gian hơn cho những điều mình thích

Đã từ lâu, trong những trang to-do list của mình chỉ còn mỗi những đầu việc của công ty, mà không còn những đầu việc mình cần làm để tưới nước cho tâm hồn khô héo của mình.

Tập đàn, viết lời, sáng tác, đọc một trang sách, tỉa cây, luyện ngón (chơi Audition),…những việc này bắt đầu trôi tuột và biến mất vào một khoảng không nào đó của đầu óc mệt nhoài của mình không hay.

Doodle
Doodle cũng từng là một trong những sở thích thường xuyên của mình

Với hệ thống 1-2-3-4 này, việc thêm vào những việc cần làm của mục số 2 và 4 giúp mình cân bằng lại một ngày làm việc. Và việc bị sếp chửi, task đè, hay đồng nghiệp không hợp tác trong một ngày nó cũng đỡ stress hơn rất nhiều.

Nhiêu đó lý do thôi đã đủ để bạn thử trải nghiệm phương pháp ghi chép này chưa?

Mình mong là sẽ đủ, và hơn cả đủ, sẽ giúp một ngày của bạn trôi qua trong nụ cười, năng suất và sự mãn nguyện. Và hơn hết, là không còn những cơn stress.

Chúc các bạn Bullet Journal thiệt vui! xD

Uyen

#28: Kể về một lần người lạ giúp đỡ bạn

Mình đoán đây không phải là một topic quá hào hứng để đánh dấu sự trở lại đầy lười biếng của mình sau cơn burn-out mình đã nhắc tới ở bài viết trước.

Nhưng đúng vào tầm này của 5 năm trước, mình đã có được một trong những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời, qua hành trình xuyên Việt ngu ngốc một mình lần đầu tiên của thời sinh viên ngây dại. Và cũng là thời điểm mình được thật sự trải nghiệm sự giúp đỡ từ một người xa lạ hoàn toàn.

Nếu các bạn từng theo dõi series “Crazy Stupid Journeys” từ những ngày đầu lập blog, các bạn chắc hẳn biết đến trường sự của một con điên cứng đầu lạc lối ở Hội An là mình – được cứu vớt giữa cái nắng miền Trung 40 độ, lưng đeo một cục balo nặng gần 10 kí.

Còn nếu bạn chưa theo dõi, thì để tóm tắt lại câu chuyện một cách ngắn gọn nhất có thể, nó đại loại như thế này: Để tiết kiệm số tiền 20,000 đồng và quãng đường 30km đi xe buýt từ trung tâm TP Đà Nẵng đến Hội An, mình quyết định nhảy xuống xe khách giữa quốc lộ để cuốc bộ.

Nghe có vẻ hoang đường. Nhưng không, khi mình quyết định làm như thế, mình đã tính toán trước bằng việc nghe ngóng từ người ta rằng nếu xuống từ đây thì đi về Hội An chỉ còn có mấy cây số nữa thôi. Mình tự tin lắm. Xin xuống xe mà lòng đầy háo hức.

Sau đó mình chợt nhận ra rằng xung quanh mình chỉ là một quốc lộ trơ trọi không một dấu hiệu của sự sinh hoạt của loài người. Và điện thoại mình thì không có 3G. Và mình cũng không hỏi được ai, hay làm được gì ngoài việc đứng tưng hửng trong sự hoang mang.

Cho đến khi ở đâu xuất hiện 2 – 3 chú xe ôm đến mời chào. Mình thở phào, bảo sống rồi. Lon ton chạy lại hỏi đường để cuốc bộ về phía trung tâm Hội An. Các chú xe ôm nghe xong trố mắt lên chửi “Khùng hả, từ đây đi bộ tới Hội An là đuối á con. Phải hơn cả chục cây số đo. Lên đi chú chở đi”.

Nghe xong tới đó thì tất nhiên mình biết sẽ có kết cục không tốt, bởi mình biết với quãng đường đó, tiền xe ôm không thể dưới 50k được. Mà có rẻ hơn, thì nếu nó quá 20k, thì mình cũng không cam lòng mà đi, bởi đã đến nước bỏ cả xe buýt máy lạnh phà phà 20k để đi như thế này, thì cớ gì phải đi xe ôm cho mất giá trị.

“60k con đi không?”

“Dạ thôi chú ơi con đi bộ được rồi”. Lòng tự tôn của mình trỗi dậy.

Câu chuyện tự tôn kéo dài cho đến lúc cái nắng xứ Quảng làm mình chùn bước khi chỉ mới rảo đi được khoảng chục bước chân. Trong chừng 5 giây, mình đã nghĩ đến việc ngoảnh đít lại để bắt chuyến xe ôm 60k, vứt bỏ m. đi cái tự tôn của mình.

Thế nhưng đâu dễ thế được. Mình chiến đấu tiếp. Bằng việc dừng chân, và đứng đợi một điều kì diệu xảy ra cùng bàn tay thò ra đường vẫy lấy vẫy để. Mình biết ở Việt Nam làm trò này không dễ gì mà được, khéo lại còn dễ bị kì thị.

Nhưng có vẻ trời không đối xử bạc bẽo với một đứa ngu như mình. Điều kỳ diệu ấy đã xảy ra. Một chiếc cub 50 tè tè máy quay đầu dừng lại ngay trước mặt mình sau khi đã lỡ vượt qua khoảng chừng được 5m.

“Con đi đâu mà đi bộ vậy con?”

“Dạ con đi về trung tâm Hội An”

“Khùng mà đi bộ từ đây về đó. Lên đây chú chở!”.

“Mà con không đi xe ôm đâu nha chú, con không có tiền trả đâu”.

“Lên đi, chú không có lấy tiền con đâu. Nắng nôi thế này mà con gái đi bộ là chết đó”.

“Dạ con cám ơn chú!!!”

Ngồi sau lưng của một người lạ, tôi thấy mặt trời chói qua tim.

Tôi chợt nhận ra mình đang không đội mũ bảo hiểm. Và lúc đó nắng của 12h trưa lên đỉnh điểm. Ấm áp như chưa từng.

Ý tưởng Bullet Journal

Khi cạn ý tưởng Bullet Journal, bạn làm gì?

Đã 3 tháng kể từ ngày mình đặt tay xuống viết bài blog gần đây nhất. 3 tháng không ý tưởng, không hứng thú, không hào hứng để nghĩ tiếp nên làm gì với cuốn Bujo (và cả blog ) của mình. 3 tháng đó mình cạn kiệt năng lượng.

Nếu nhìn theo xu hướng của những kẻ làm sáng tạo, họ sẽ gọi đó là burnout – một hội chứng không có thật được khoác lên một cái tên nghe “có-vẻ-nguy-hiểm” của giai đoạn đầu óc bị đóng băng và bị hút cạn ý tưởng.

Nhưng rốt cục thì, hội chứng ấy ở đâu mà ra? Lười. Hết tiền. Bận lo toan. Bận gánh trách nhiệm. Bận xoay sở sống qua ngày. Bận buông xuôi. Bận dễ thỏa mãn. Bận bất cần. Bận viện cớ. Bận viện cớ đủ thứ.

Viết đến đây, có thể những bộ óc phản biện xuất chúng sẽ bắt đầu hoạt động. Có thể bắt đầu bằng một vài ý như sau:

  • Có nhiều người không có tiền, không có điều kiện người ta vẫn sáng tạo được mà?
  • Cảm hứng, ý tưởng bộ không nảy ra trong những lúc khó khăn nhất ư?

Mình hoàn toàn đồng ý với những phản biện trên. Nhưng tóm lại, ngoài những lý do cho hội chứng burnout mình đã nêu trên, thì bạn có lý do nào tốt hơn để bật lại không? Mình mong là bạn có. Bởi vì mình chỉ thấy từng đó lý do luẩn quẩn thành một vòng lặp mà thôi.

Nói rông dài, rốt cuộc thì khi cạn ý tưởng Bullet Journal, bạn nên làm gì?

ý tưởng Bullet Journal
Ngồi ngắm lại những trang Bujo cũ chăng?

1. Đừng gán cho nó bất kỳ một ý tưởng nào!

Hãy quay lại nhìn nhận bản chất thực sự của một cuốn Bullet Journal. Nó sinh ra để làm gì? Ghi chép, sắp xếp công việc, là nơi bạn gom suy nghĩ và nhiệm vụ lại một cách hợp lý và khoa học, từ đó khiến cuộc sống gọn gàng và năng suất công việc gia tăng.

Vậy cớ gì phải bỏ ra hàng tiếng đồng hồ ngồi nghĩ ý tưởng Bullet Journal một cách sâu xa?

Bây giờ là cuối tháng 05, chuẩn bị đến tháng 06. Làm gì cho Bullet Journal tháng 06 bây giờ? Dễ lắm. Bước đầu tiên: Đừng nghĩ nhiều. Viết thôi.

Đặt bút xuống. Nhẹ nhàng viết tựa đề thật rõ ràng và gọn gàng: “Tháng 06”, hoặc “June”.

GIF 1 2

Sau đó từ tốn đánh số từ 1 đến 30 kèm ngày thứ cụ thể bên cạnh. Ngựa hơn sau khi đánh số xong, vẽ một nét thẳng tưng từ trên xuống để ngăn cách giữa số và chữ cho dễ nhìn. Xong một cái Lịch theo dõi tháng.

ý tưởng Bullet Journal

Trang thứ hai. Nhẹ nhàng viết tựa đề cho tuần đầu tiên với ngày tháng cụ thể. Sau đó viết tiếp tựa đề cho ngày đầu tiên của tuần. Xong một cái lịch theo dõi tuần/ngày.

GIF 3

Về cơ bản, thì bạn đã hoàn thành xong một lịch theo dõi công việc tương đối hoàn chỉnh cho Bullet Journal. Đỡ stress hơn chưa?

2. Dành ra một/nhiều trang giấy trắng ở giữa

Để chi? Để tự do viết ra ý tưởng cho Bullet Journal mà không cần nắn nót!

Những trang này sau khi được lấp đầy bằng những nét chữ nguệch ngoạc và những ý tưởng siêu nhiên bất chợt, bạn sẽ ngạc nhiên vì khi mở ra nhìn lại, nó vô tình trở thành những trang giấy đầy cảm hứng hơn bao giờ hết. Nếu có thể so sánh, nó khá giống như những bức tranh phong cách vẩy cọ và sơn điên cuồng hỗn loạn trị giá hàng triệu đô của cơ số họa sĩ mà bạn vẫn hay thấy đấy 🙂

*Nên nhớ, nguệch ngoạc thì chữ vẫn nên giữa tính đẹp của nó. Nhớ luyện chữ hằng ngày với Lettering Practice Sheet của mình ở đây nghen!

ý tưởng Bullet Journal

3. Hãy xem Bullet Journal đơn thuần chỉ là một cuốn sổ ghi chép.

Để chi? Để bạn không còn thần thánh hóa nó lên và kỳ vọng quá nhiều.

Dù viết về Bullet Journal nhiều, nhưng chắc mình chưa viết một bài nào với kiểu tựa đề như “Bullet Journal đã thay đổi cuộc đời mình như thế nào?”. Nah, viết vậy thì kinh lắm.

Vì thực sự nó chẳng thay đổi cuộc đời mình, nó chỉ là thứ giúp cuộc sống của mình tốt hơn.

Và để không phải bỗng dưng một ngày đẹp trời bạn ngồi suy nghĩ “Bullet Journal cũng có khác cái vẹo gì với các phương pháp ghi chép khác đâu? Chỉ tốn thời gian!”. Thì hãy tập coi nó THỰC SỰ chỉ là một cuốn sổ ghi chép bình thường mỗi ngày.

Ý tưởng, suy nghĩ, công việc, nhiệm vụ,…đi ra từ óc bạn, thể hiện qua những con chữ nằm yên trên sổ và từ đó giúp bạn nhớ lại, sắp xếp và thực hiện chúng. Không hơn không kém.

Thế nên, hãy xem đó là một cuốn sổ thông thường với một phương pháp có logic và khoa học. Đừng cố tô vẽ cho nó thêm nhiều chức năng và “màu sắc lòe loẹt” để nó trông “thần thánh” hơn.

ý tưởng Bullet Journal
Hãy đừng lòe loẹt như thế này 🙂

4. Dẹp Bullet Journal một thời gian

Lời khuyên này nghe có vẻ hơi trắc trở. Dẹp Bullet Journal đi thì bài viết này có ý nghĩa gì? Thực ra là có. Mình đã từng dẹp nó đi một thời gian, kiểu như cai không bỏ ớt vào thức ăn hằng ngày.

Cuối cùng mình nhận ra rằng, mình đã quen với sự hiện diện của nó trong cuộc sống. Và việc dẹp nó đi một thời gian, làm mình thấy thiếu thốn, ngứa ngáy, xáo trộn và nhạt nhẽo.

Và đến lúc mình chịu không nổi nữa, mình đem nó quay trở lại cuộc sống thường nhật, thì đột nhiên mình cảm thấy trân trọng nó hơn bình thường. Từ đó dành hết chất xám và lòng nhiệt thành để sắp xếp lại cuộc đời ở trong đó.

Lời khuyên này ít nhất hiệu quả đối với mình (một cách mạnh mẽ). Bạn cứ thử xem 😀

image 6
Spread bujo comeback sau 2 tuần không đụng 😀
Banner collection Bullet Journal

4 ý tưởng cho Bullet Journal không còn phức tạp

Dạo gần đây theo dõi một số bài viết trên group Facebook Cộng đồng Bullet Journal Việt Nam, Uyên để ý có hai luồng (cụ thể hơn là hai phong cách) bài đăng.

Một là bài đăng về những layout của tháng mới/những ý tưởng cho Bullet Journal được vẽ và trang trí cực kì xinh xẻo, chăm chút, và thậm chí là rất công phu ở dạng ảnh và video. Hai là dạng bài đăng xin tips luyện chữ, mua sổ, mua bút, mua phụ kiện blah blah để trang trí Bujo.

Còn lại, rất hiếm, hiếm lắm (trừ những bài đăng từ Admin của group ra) những bài đăng về cách sử dụng/phương pháp ghi chép mới và hiệu quả cho Bujo.

Tại sao lại như thế?

Uyên nghĩ (và khá chắc chắn) rằng, nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu Bullet Journal là phương pháp ghi chép sinh ra với mục đích gì.

Để ghi chép thôi? Để sinh thêm trò để trang trí sổ tay? Vậy cớ gì đặt thêm một cái tên và sinh ra một hệ thống logic chi cho phức tạp nhỉ?

Với Uyên, một người như Ryder Carol không phải mất công thiết kế ra cả một hệ thống ghi chép chỉ để khiến người dùng tốn thêm thời gian ghi chép và không thực sự giúp ích gì được trong việc sắp xếp công việc.

Vậy thực sự thì, bản thân Uyên đã làm cách nào để Bullet Journal thật sự phát huy tối đa hiệu quả và không bị phức tạp?

1. Tìm hiểu thật kỹ về Bullet Journal trước khi thực sự bắt đầu

Một lần nữa, không có gì không học không tìm hiểu mà muốn hiểu được nó liền được. Hãy ghé trang web chính thức của Ryder Carol sáng lập tại bullletjournal.com để đọc thật kỹ khái niệm cơ bản và những bước để bắt đầu bắt tay vào áp dụng Bujo.

Còn nếu các bạn lười đọc tiếng anh, thì có thể ghé nhẹ lại bài viết này của Uyên để thị tẩm nghen 😉

Còn lại, để hiểu thật ngắn gọn và súc tích về phương pháp này, Uyên có thể tóm gọn nó trong vài dòng như thế này:

Bullet Journal là phương pháp ghi chép giúp quản lý, sắp xếp công việc theo một hệ thống được chia ra thành 3 mốc thời gian: Quá khứ – hiện tại – tương lai.

Với hệ thống trên thì bạn sẽ làm gì trong đó?

  • Dự định cho tương lai: Viết xuống những việc dự định làm trong tương lai/mục tiêu cần đạt. Đơn giản là tất cả những gì bạn cần lên kế hoạch trước. Thường sẽ là kế hoạch theo tháng/theo quý/theo năm.
  • Quản lý hiện tại: Viết xuống những việc/sự kiện cần làm ở hiện tại trong khoảng thời gan ngắn như theo tuần/theo ngày.
  • Đánh giá quá khứ: Rà lại/xem lại những việc bạn đã lên kế hoạch trước đó nhưng chưa thực hiện hay những việc đã được thực hiện. Việc đó đã được thực hiện hiệu quả hay chưa? Việc đó có đáng để bạn bỏ thêm thời gian thực hiện sau này? Nên duy trì hay loại bỏ? Việc chưa được thực hiện thì cần sắp xếp như thế nào để có thể thúc đẩy tiến độ để được hoàn thành tốt hơn?

Đại loại tóm tắt của mình chỉ có thể gọn nhất là từng đó 😀

Vậy thử nghĩ lại xem, bạn có dùng Bullet Journal để thực hiện những thứ như trên chưa nghen.

Future Log e03174e6 36b6 40c2 abb6
Một trang hệ thống Future Log cơ bản trong Bullet Journal
Nguồn: Bulletjournal.com

2. Suy nghĩ đơn giản hơn

Bullet Journal nghe tiếng anh thì có vẻ cao siêu. Nhưng dịch nôm na ra tiếng Việt thì nó là “Nhật ký gạch đầu dòng” hay “Sổ ghi chép gạch đầu dòng”.

Vâng, hệ thống này hoạt động y chang như cái tên dịch nôm ấy mà thôi. Nó hoạt động dựa trên một đống ký tự dùng để đánh dấu các gạch đầu dòng. Như này:

ý tưởng cho Bullet Journal

Những ký tự trên các bạn có thể tùy ý sử dụng làm sao bạn dễ hiểu nhất. Và dùng chúng để quản lý các đầu mục công việc của mình.

Hãy thử làm một trang ghi chép với một ví dụ nho nhỏ với Uyên, để xem nó hoạt động đơn giản như thế nào nha.

Uyên sẽ bắt đầu kẻ một trang sổ của năm 2022 theo mốc 6 tháng, và viết xuống những dự định lớn/quan trọng nhất trong từng tháng của mình, như này:

ý tưởng cho Bullet Journal

Sau đó, Uyên sẽ lên những đầu việc chi tiết cần làm trong từng tháng cụ thể. Ở trang tháng, các bạn chỉ viết những việc nổi bật của tháng cần nhớ mà thôi. Ví dụ cho tháng 01/2022:

ý tưởng cho Bullet Journal

Và cứ tương tự, nếu mục tiêu trên của Uyên có những đầu việc cần phải được thực hiện để đạt được, Uyên sẽ lần lượt fill vào trang ghi chép theo tuần, theo ngày, song song với những công việc khác.

Trong trường hợp có những ý tưởng/đầu việc chưa thực hiện được, Uyên sẽ di chuyển nó qua một thời gian khác để làm cho kịp.

Và với những việc không còn thực hiện được nữa hoặc không còn đáng để làm, Uyên sẽ gạch ngang luôn không thương tiếc.

Về cơ bản, nó sẽ hoạt động theo kiểu như minh họa trên của Uyên.

Còn về nâng cao, sẽ có những biến thể khác về cách quản lý công việc trong Bullet Journal, không chỉ dừng lại ở việc đơn thuần là quản lý công việc nữa. Phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Quản lý chi tiêu
  • Quản lý thói quen
  • Theo dõi cảm xúc
  • Theo dõi cân nặng/chế độ ăn/tình trạng sức khỏe

Chi tiết hơn các bạn có thể tham khảo bài “Gợi ý 11 Bullet Journal Layout dành cho bạn” của Uyên để hiểu rõ hơn nghen.

3. Viết nhiều hơn, vẽ ít lại

Ngày xưa khi mới bắt đầu, Uyên cũng là một đứa rất thích tìm những ý tưởng cho Bullet Journal để trang trí cho cuốn Bujo của mình thật lung thị linh. Uyên lùng sục tìm hiểu hết tất cả các loại dụng cụ cho Bullet Journal. Uyên tìm màu, tìm bút tìm sổ, dành hàng tiếng đồng hồ để cho ra những layout ưng ý nhất.

Nhưng đến khi công việc bục mặt, tuổi già (điêu đấy) ập đến, thì Uyên chỉ còn quan tâm là tháng đó, tuần đó, ngày đó mình cần làm gì mà không bị bỏ sót, lãng quên hay lơ đãng nữa mà thôi.

Uyên bắt đầu học cách ngồi biên những layout đơn giản nhất và hiệu quả nhất đối với bản thân, nhưng vẫn làm sao cho nó đẹp mắt và sạch sẽ nhất để không bị tụt mood mỗi lần mở sổ ra viết.

Uyên luyện chữ cho đẹp hơn, rõ hơn, để cuốn sổ của mình nhìn thật gọn gàng sạch đẹp, và thi thoảng ngựa lên để viết headline cho đầu sổ mà thôi hehe.

Nhưng tối giản không đồng nghĩa với việc là bạn phải vứt bỏ hết dụng cụ đẹp đẽ đi, không vẽ vời nữa. Mà tối giản ở đây, là tối giản trong cách ghi chép, tối giản trong suy nghĩ, tối giản trong cách bạn sắp xếp đầu óc công việc trong cuốn sổ.

Hãy cố gắng viết xuống nhiều hơn. Bạn có thể tạo riêng một trang chỉ để viết xuống những suy nghĩ, ý tưởng bất chợt trong đầu. Hoặc một trang viết xuống những điều bạn trân trọng hằng ngày. Bất cứ thứ gì. Vì không phải lúc nào Bullet Journal cũng cần phải bó buộc trong những khung layout nhàm chán.

Và thi thoảng màu mè hoa hè cũng tốt, nhưng hãy nhớ là, thi thoảng thôi, nha! 🙂

ý tưởng dành cho Bullet Journal
Một trang màu mè hiếm hoi của Uyên đợt tháng 02 vừa qua ;))

4. Bớt xem Pinterest về layout Bullet Journal và đọc blog nhiều hơn

Không phải quảng cáo cho blog của mình trá hình đâu hị hị. Cơ mà thật sự đó là cách mà Uyên bớt phức tạp hóa và thần thánh hóa Bullet Journal.

Uyên rất thích đọc những blog Bullet Journal viết về những cách ghi chép mới, hiệu quả để bổ sung vào hệ thống Bujo của những bạn khác. Hoặc những bài về những ý tưởng cho Bullet Journal để cải thiện việc sắp xếp/ghi chép với hệ thống này.

Các bạn có thể tham khảo qua những list blog hay viết về Bujo từ cơ bản đến chuyên sâu Uyên có biên ở bài này để mở rộng thêm nghen.

Còn về phía Pinterest, Uyên thỉnh thoảng vẫn lên lướt để có thêm cảm hứng và ý tưởng cho Bullet Journal, và để ngía thêm những layout/cách trình bày mới và thú vị hơn của những bạn khác.

Yup! Và đó là tất cả những gì Uyên đã, đang và sẽ tiếp tục áp dụng để khiến cuộc sống nói chung và việc ghi chép với Bullet Journal nói riêng được đơn giản và hiệu quả nhất. Còn các bạn thì sao? Kể Uyên nghe với hen.

Chúc các bạn Bullet Journal thiệt vui! xD

1

Layout Bullet Journal tối giản – Gỡ rối deadline cuối năm

Uyên biết những tháng cuối năm thường là thời điểm mà các bạn thấy mình đang trong một số trạng thái tiêu biểu như:

Chân vắt lên cổ chạy deadline; đầu tóc rối bời mặt mũi phờ phạc cầm bút cầm giấy gạch lên gạch xuống; tay thì xúc cơm ăn miệng thì lẩm bẩm trán thì cau mày không biết có sót con số 0 nào chưa note vô sổ không; vân vân và mây mây.

Well, nếu có một trong những triệu chứng trên, thì Uyên đề nghị các bạn dẹp ngay các layout hoa lá cành cho Bujo, và bắt đầu đặt bút xuống để sắp xếp lại cuộc đời mình một tí bằng những layout Bullet Journal tối giản, bình thường nhưng hiệu quả nhất.

Vậy cụ thể nó sẽ như thế nào và họa nó ra làm sao cho hiệu quả?

1. Bắt đầu bằng một lịch làm việc theo tháng (Monthly Tracker)

Dẹp luôn cover của tháng hoa hòe lá cành. Đi thẳng vào vấn đề: Một cái timeline công việc trong tháng THẬT RÕ RÀNG.

Một timeline công việc hiệu quả nên là một timeline hiển thị tốt và mạch lạc với 2 yếu tố sau: Thời gian và loại công việc.

Sau 7749 lần thử các loại layout timeline, thì (đối với Uyên), timeline dạng cột dọc như hình sau vẫn là timeline hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Layout Bullet Journal tối giản
Layout dọc Uyên thường xài

Với timeline dọc như trên, Uyên chia ra 2 loại việc cần note là việc cần làm trong công việc và việc cá nhân.

Bằng cách này Uyên có thể nhìn được toàn bộ những việc quan trọng trong tháng ở cả hai cột mà không bị phân tán, nhầm lẫn, từ đó biết cần ưu tiên làm việc nào trước.

Ở cột timeline chung cho tháng, các bạn sẽ list ra những đầu việc chung cần tập trung làm, đừng ghi xuống quá chi tiết. Hãy để phần việc chi tiết cho mục tiêu theo.

2. Lịch công việc theo tuần (Weekly Log)

Khi đã có một hình dung rõ ràng với các đầu mục công việc chung cần làm trong tháng. Việc tiếp theo của bạn là chia lịch làm việc ra nhỏ hơn theo tuần.

Bằng cách này, các bạn sẽ biết rõ hơn trong tuần đó có những việc cụ thể nào cần tiến hành trong đầu việc chung mà bạn đã list ra ở lịch tháng.

Hãy bắt đầu bằng một dòng ghi rõ thời gian trong tuần đó ra.

image

Tiếp theo, ghi ngày và thứ đầu tiên trong tiên trong tháng.

image 2

Giờ, quay lại nhìn vào lịch tháng, xem nguyên tuần đầu tiên mình có những mục việc nào, Đối chiếu và viết xuống việc đó vào ngày tương ứng.

Pic 1 1
Đối chiếu lịch tháng
pic 2
Điền vào lịch tuần

Bên cạnh đó mình sẽ note thêm thời gian mình muốn làm xong việc đó. Cách này sẽ làm mình tập trung vào công việc hơn để chuyển qua việc khác.

Tiếp tục các bạn sẽ viết xuống những việc vặt nhỏ hơn trong ngày cần làm, và sắp xếp theo độ ưu tiên từ trên xuống dưới.

Ở lịch tuần, Uyên cũng sẽ chia thành hai cột dọc. Với một bên note công việc, một bên sẽ là chỗ để Uyên note lại những thay đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung việc trong cùng ngày đó.

Layout Bullet Journal tối giản
Một ví dụ về cách ghi lịch tuần đầy đủ

Về cơ bản, lịch tuần có thể coi như là lịch công việc hằng ngày (Daily Log).

Đối với Uyên thì một layout lịch tuần là đã dư chỗ ghi chép. Trừ đối với những bạn cần ghi chép những việc nhỏ và chi tiết hơn, thì lịch hằng ngày có thể là trang bổ sung hiệu quả.

Còn trong trường hợp các bạn có quá nhiều việc “giựt mồng”, từ đâu trên trời rơi xuống mà não chưa có khả năng sắp xếp kịp vào lịch chung?

Các bạn sẽ cần cái này.

3. Một trang nháp nhanh thật fancy

Dù có muốn cẩn thận, nắn nót và ngăn nắp ghi chép công việc như thế nào. Thì cũng có có lúc các bạn bị (từ mà Uyên nói nhiều nhất trên công ty) là GIỰT MỒNG.

Tức là việc cứ không cánh mà bay tới, không nằm trong kế hoạch, không nằm trong một cái tôn ti trật tự nào sất.

Những điều này Uyên nghĩ ngành nào cũng có, mà nhất là các bạn làm Agency hay Marketing ăn rồi suốt ngày đi chiều khách chiều sếp như Uyên rất đồng cảm 🙂

Các bạn phải có một nơi ngay tắp lự nháp nhanh vào, và có thể ngay lập tức gắp những đầu việc đẹp nhất quan trọng nhất trong những cuộc họp để bỏ vào hệ thống Bujo của mình.

Nơi đó không nằm đâu khác ngoài cuốn sổ Bujo của bạn.

Layout Bullet Journal tối giản
Một ví dụ về những trang nháp đẹp đẽ 🙂

Mạnh dạn trừ hẳn hai trang trắng tinh sau layout lịch tuần cho Uyên. Nháp khí thế đi, để xong các bạn còn ngồi chơi xếp chữ vào bảng cho ngay ngắn đẹp đẽ rồi mà chạy deadline. Heng!

Còn đây là một chút thành quả xếp chữ từ nháp qua chính thức của Uyên.

3 11 1
Đẹp heng?

Như các bạn thấy, để biên ra một layout Bullet Journal tối giản không hề khó, chỉ cần các bạn bỏ ra thêm một tí thời gian để sắp xếp mọi đầu việc một cách có hệ thống, là tự động cuốn Bujo từ một mớ hỗn lộn trở nên tối giản liền 🙂

Còn nếu các bạn vẫn muốn có thêm ít màu mè sinh động hơn cho Bullet Journal, thì hãy nhanh tay đăng ký nhận các template được thiết kế sẵn từ Uyên ở đây nghen.

Chúc các bạn xếp chữ và chạy deadline cuối năm thành công, hoàn hảo! xD

20

Những công cụ hỗ trợ du lịch trong nước đáng dùng nhất thời điểm hiện tại

Ở cái thời chỉ cần một cái click, vài ba cái vuốt tay lên xuống là có trong tay một tấm vé bay, một phòng khách sạn rẻ mà đẹp, blah blah blah. Thì chắc chắn các bạn không thể không biết đến những chiếc app thần thánh cho Mobile khi đi du lịch mà Uyên sắp kể sau đây.

Và hơn nữa, nếu ở thời điểm hiện tại, khi đi ngoài ra nước vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, thì Uyên biết các bạn đang rất mắc đi du lịch bất kể đâu trong nước mình. Và nói thẳng ra là nước mình nhiều chỗ đẹp, đẹp lắm.

Nên hãy tận dụng cơ hội này đi cho bằng hết Việt Nam, và nhờ những công cụ hỗ trợ du lịch đắc lực sau đây để tối đa sự thuận tiện và giá cả cho những chuyến đi sắp tới nghen!

Đặt vé máy bay

1. Traveloka

Nếu đi nước ngoài, chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ tới một chiếc app săn giá vé bay tổng hợp nổi tiếng thế giới đó là Skyscanner.

Thế nhưng, nếu thu hẹp phạm vi du lịch lại ở Đông Nam Á nói chung và đặc biệt là Việt Nam nói riêng. Thì so sánh giá giữa các hãng bay tốt nhất, nhiều deal hời nhất, giao diện thân thiện dễ dùng nhất thì Uyên xin ưu ái cho Traveloka!

Uyên có nghe ngóng được nhiều phốt từ các bạn đã xài Traveloka, mà hầu hết là về vấn đề chuyến bay hủy hoãn và không claim được tiền. Thì hỡi ơi, việc hủy hoãn và chính sách refund tiền là của hãng hàng không, Traveloka là đại lý phân phối vé ở giữa, phải tùy thuộc hoàn toàn vào hãng bay. Nên các bạn hãy tỉnh táo, suy ngẫm và lựa chọn cách giải quyết phù hợp, đừng có vội bô bô lên, nghen.

Ưu điểm lớn nhất khi đặt vé trên Traveloka là các bạn không phải lăn tăn cộng thuế phí xem nó như nào, mà giá bạn thấy khi ra kết quả đã là giá cuối cùng bạn phải trả, và thậm chí đôi khi còn rẻ hơn nhiều so với đặt thẳng trên website của hãng.

image
Giá vé trên website của Bamboo Airlines
image 1
Giá vé cùng một chuyến bay đặt trên Traveloka

Tuy nhiên để chắc ăn, thì các bạn nên sử dụng Traveloka như một công cụ so sánh giá trước với giá trên website chính thức của hãng bay, xem bên nào rẻ hơn thì hẵng book. Tùy nhiên trên website chính thức các bạn phải thao tác đến cuối cùng mới biết được giá thật của nó nghen!

Đặt phòng khách sạn

Nhanh – gọn – lẹ – tiện – nhiều deal hời thì đặt cái nào?

2. Agoda

Sau tám chục năm thử hết tất cả các platform đặt phòng lớn nhỏ, thì với Uyên, Agoda vẫn xứng đáng nằm trong top 1 về chuyện phòng ốc khách sạn dành cho cả trong và ngoài nước.

Điều làm Agoda nổi bật hơn hẳn so với các app đặt phòng khác, đó là giá SIÊU TỐT.

Uyên thường so sánh giá phòng trên tất cả các Platform từ Booking.com, đến Traveloka, Airbnb thì vẫn chưa có em nào vượt qua được Agoda về giá, chính sách thanh toán cũng như độ phong phú về số lượng phòng, loại khách sạn.

Và thường để có thể săn được giá rẻ hơn, các bạn hãy chịu khó làm thêm một số thao tác như đăng ký thành viên, đăng ký nhận newsletter, cũng như một số thủ thuật nho nhỏ khác mà các bạn có thể tham khảo chi tiết hơn ở bài Tips đặt phòng khách sạn giá r của Uyên trước đó.

Vậy còn nếu không muốn ở những khách sạn bình thường, mà muốn ở homestay lung linh giá ngon nghẻ thì đặt cái gì?

3. Luxstay

Nếu để nói đặt các loại chỗ ở như homestay, bungalow đẹp đẽ, giá tốt cho du lịch trong nước thì chắc chắn không thể bỏ qua Luxstay.

Mình đặt ở Luxstay không nhiều, vì đa số đi du lịch mình toàn ở Dorm hay dạng Hostel. Nhưng những lần mình đặt trên Luxstay thì đều hài lòng, giao diện thân thiện, thanh toán gọn lẹ nhiều option, và đặc biệt là chuyên biệt dành riêng cho những điểm đến hot trong nước, nên những điểm trên này rất được chọn lọc.

Và một điểm nữa mình rất thích ở Luxstay đó là các gợi ý vị trí phổ biến của một điểm đến khi bạn chọn đặt phòng.

Ví dụ như nếu bạn đi Đà Lạt, nó sẽ suggest các homestay ở vị trí đắc địa như: Nhà Thờ con gà, Vườn hoa Đà Lạt, Vườn hoa Cẩm Tú Cầu,…ngay trên thanh công cụ search cực kỳ rõ ràng, để các bạn không phải mất công ngồi lựa homestay có địa điểm mà bạn muốn nữa. Best!

image 3

Đặt dịch vụ tham quan, vui chơi

Khỏi cần nói, có trong hay ngoài nước thì trong lòng Uyên vẫn chỉ có một tình yêu với em này:

4. Klook

Tin vui cho các thánh du hí là Klook từ nay đẩy cực mạnh các dịch vụ cho các địa điểm du lịch trong nước với cực kỳ nhiều mức giá tốt.

Ai xài Klook rồi sẽ biết tính ổn định, tiện dụng, nhanh chóng trong dịch vụ của nền tảng du lịch online này như thế nào. Uyên đã là một fan trung thành của Klook trong suốt hơn 2 năm vừa qua, và chưa bao giờ có một trải nghiệm tồi nào về em ý.

So với các app đặt dịch vụ tham quan du lịch khác tương tự như: KKday hoặc Traveloka, thì Klook có ưu thế vượt trội về giá cũng như độ phong phú về dịch vụ tại các địa điểm, cộng thêm các deal, mã giảm giá khác dành cho thành viên cũng cực kỳ nhiều.

Và yêu nhất, là các bạn giờ đã không cần thẻ visa này nọ để thanh toán nữa, mà đã có Momo tích hợp luôn rồi. Quá tiện luôn!

Mách nhỏ: sau Klook thì thực sự KKday cũng là một nền tảng đặt dịch vụ tham quan vui chơi rất tốt và tiện, có một số deal thỉnh thoảng giá tốt hơn Klook, nên các bạn tùy vào đó chuyển qua lại nghen!

Phía trên là 3 nền tảng hỗ trợ du lịch online ở 3 mục đích chuyên biệt mà Uyên đã dùng, test giữa hàng chục cái nền tảng khác và lọc ra đây cho các bạn.

Thay vì ngồi liệt kê ra một đống làm hoang mang và bối rối, thì Uyên quyết định là chỉ list ra cái nào best nhất để giới thiệu mà thôi.

Chúc các bạn du hí mùa dịch vui vẻ! xD

3

Ngành Marketing thì lập kế hoạch trong Bullet Journal như thế nào cho hiệu quả?

Hai tháng vừa qua là hai tháng có không ít thay đổi trong cuộc sống của mình. Và mình cũng chắc là của kha khá nhiều người.

Thay đổi lớn nhất cho tới thời điểm hiện tại là việc mình thay đổi công việc, sau khi chính thức chia tay với công việc cũ kéo dài 2 năm, và tiến sâu vào một lĩnh vực mà công việc trước đó dù có liên quan nhưng không nhiều và chi tiết như công việc hiện tại là lĩnh vực Marketing.

Trước đó, ngoài việc sắp xếp và lên kế hoạch cho công việc nói chung của mình, hầu hết mình sử dụng những công cụ, nền tảng online như Google Docs, Airtable,…thì một vật bất di bất dịch với mình vẫn là Bullet Journal.

Vậy nếu xài Bullet Journal riêng cho việc sắp xếp công việc cho ngành Marketing, thì các bạn phải bắt đầu từ đâu?

Xác định và phân chia các hạng mục công việc bạn đang làm

Như các bạn cũng đã biết, Bullet Journal có một hệ thống layout cơ bản bao gồm: Lịch năm (Future Log), lịch tháng (Monthly Log), lịch ngày (Daily Log).

Vậy khi xây dựng một hệ thống riêng cho công việc, các bạn chỉ việc áp dụng đúng công thức đó theo phân cấp.

Ví dụ: Mình đang hoạt động trong mảng Marketing, mình xác định sẽ có những đầu/nhóm công việc như sau:

  • Phân bổ nội dung chi tiết cho các kênh cần Marketing của công ty
  • Lên lịch trình chi tiết cho các nội dung Marketing
  • Theo dõi các dự án Marketing nội dung với các đối tác
  • Quản lý nội dung trên các ấn phẩm truyền thông, chất liệu truyền thông
  • Đánh giá và báo cáo các chiến dịch Marketing đã, đang và sẽ diễn ra,…

Vậy mình đã xác định được 5 đầu công việc mình cần sắp xếp. Vậy làm sao để không bị lỡ, quên bất kỳ công việc nhỏ hơn trong đó? Cách tốt nhất là bạn lên thêm một cái lịch cho riêng 5 đầu việc trên!

Tiếp theo, gắn cho mỗi đầu công việc một cái tên ngắn gọn, và gán cho mỗi việc 1 màu khác nhau để dễ quản lý hơn.

VD:

  • Phân bổ nội dung – màu xám
  • Lên lịch trình – màu cam
  • Theo dõi dự án – màu xanh
  • Quản lý POSM – màu vàng
  • Review & báo cáo – màu nâu

Tiếp theo, áp dụng theo layout cơ bản của Bullet Journal như các bạn vẫn thường làm. Xếp tất cả những đầu việc theo từng tháng mà các bạn đã vạch sẵn, và phân bổ từ rộng đến hẹp.

Future Log sẽ là nơi tập hợp tất cả các đầu việc trong một năm/quý tùy theo bạn phân chia

3 3

Monthly Log sẽ là nơi tập hợp các đầu việc trong tháng hiện tại

1

Weekly Log là nơi tập hợp các đầu việc trong tuần. Tùy nhu cầu/tính chất công việc bạn có thể thêm Weekly Log vào, thường nên áp dụng cho những công việc thực hiện theo tuần như Review và báo cáo.

Daily Log sẽ là nơi bạn liệt kê ra chi tiết những gì phải làm từ đầu công việc được liệt kê bên trên. Ở đây các bạn nên viết càng chi tiết càng tốt. Tuy nhiên không nên nhồi quá nhiều việc cho một ngày, vì như vậy khi nhìn vào rất dễ…nản lòng, và nhiều khi lại có tác dụng ngược là bị rối, không nhớ task nào ra task nào.

2 1

Sau khi sắp xếp và phân chia được tương đối cơ bản các đầu mục công việc cần làm rồi, còn lại sẽ cần thêm gì nữa?

Tinh thần sắt thép để theo dõi và ghi chép hằng ngày

Vâng. Kể cả ban đầu các bạn có kẻ, viết, vẽ đẹp đến bao nhiêu, nhưng rồi để mặc nó ở đó nằm trên cuốn sổ muốn mốc meo lên, thì cuối cùng các bạn cũng thất bại.

Đừng để việc dở sổ ra hằng ngày và viết là một việc mệt mỏi và cực hình. Hãy để mỗi ngày mở cuốn sổ ra là một lần hào hứng.

Cầm chiếc bút lên, mở từng trang sổ xinh đẹp gọn gàng ra, uống miếng cà phê hít một hơi thật sâu, và tự nhủ rằng một ngày mới và một ngày đầy những điều tươi đẹp, rồi hẵng đặt bút xuống viết to-do list cho bản thân mỗi ngày.

Còn nữa, muốn để không mất hứng viết, muốn để việc ghi chép công việc là một điều gì đó mệt mỏi, hãy biết biến cuốn sổ của các bạn thành những layout stress-free. Tức là điền vào đó những điều khiến các bạn cảm thấy hứng thú trước, rồi hẵng ghi xuống công việc sau.

Điều có thể làm bạn vui và hứng thú là gì? Một danh sách bài hát làm bạn hứng khởi, một câu quote truyền cảm hứng mỗi ngày, một chấm màu highlight trong Mood Tracker bảo rằng hôm nay bạn đang vui,…Hãy làm bản thân vui trước khi bước chân vào công việc, heng!

logo
Thú vui điền phim và nhạc của mình trong Bujo

Còn không được nữa, thử đọc qua Làm thế nào để duy trì Bullet Journal của Uyên để tìm thêm động lực nghen!

Ngoài ra, để có thể quản lý tốt công việc của một Marketer hay một Content Marketer, đừng quên đọc, đọc và đọc thêm thiệt nhiều, và tham khảo thêm những công cụ hỗ trợ bên ngoài, vì mình biết mỗi Bullet Journal là chưa bao giờ đủ!

Chúc các bạn làm việc vui và hiệu quả! xD

DSCF1088 scaled

1001 cách để trở thành một kẻ-biết-đi-du-lịch thực thụ. Có hay không?

Phải, các bạn không đọc nhầm tiêu đề đâu.

Nhưng mình chắc chắn các bạn đang hiểu sai tiêu đề. Và bằng một cách nào đó, mình biết các bạn đang tự hỏi “Con điên này định nghĩa như thế nào là một kẻ biết đi du lịch chính hiệu?”

Well, điều này dựa trên rất nhiều yếu tố, và tùy theo mục đích đi du lịch của các bạn là gì.

Mình là một đứa không đi nhiều, so với rất nhiều người khác. Nhưng trong suốt khoảng thời gian mình bắt đầu biết “đi du lịch” là gì, thì ít nhất, mình khá tự tin, rằng mình biết nhận diện một kẻ thực sự đang đi du lịch, chứ không phải một kẻ đi du lịch chỉ để cho người khác biết mình đang…đi du lịch.

Vậy thực sự, thì (trong mắt mình), một kẻ biết đi du lịch là như nào? Và làm sao để trở thành một kẻ như vậy?

1.Không bao giờ hỏi câu “Bạn đã đi được bao nhiêu nước rồi?”

Thật, thề, và đảm bảo, rằng đây là câu hỏi kinh khủng khiếp và ngu ngốc nhất trần gian.

Người từng đi đến nhiều nơi, nhiều nước KHÔNG đồng nghĩa với việc người ta biết cách đi du lịch

Và người đi ít, chắc cái quần nào là người ta chán ngắt, ít cái kể và không biết cách đi du lịch?

Đây là câu hỏi mang tính chất đo lường ngu xuẩn nhất trên hành tinh. Và thường, chỉ thường thôi, nếu bạn nhìn thấy profile social media của một kẻ nào để những dòng mô tả đại loại như:

[icon tất cả các nước đã đi qua] + [máy bay emoji] + traveler + adventurous blah blah blah

insta LI
Ví dụ như này

Thì tụi đó đến 80% đi du lịch chỉ để show thành tích. Chấm hết.

Thường những kẻ biết đi du lịch, thay vì hỏi câu “Bạn đi được bao nhiêu nước rồi?”, nó sẽ hỏi “Mày thích chỗ nào nhất trong những nơi mày từng đi qua?”.

Hoặc “Cái gì làm mày thấy vui nhất mỗi lần đến một nơi nào đó?”. Đại loại như vậy.

Còn lại, vứt dùm mình cái tư tưởng “Độ ngầu và biết đi du lịch của một ai đó được đo lường bằng số nước người đó đi qua”.

Bởi, nó ngu xuẩn lắm. Thiệt.

2. Không bao giờ quên những nơi mình đã đi qua (ít nhất là tên tỉnh :D)

Hmm. Mình cho rằng việc không nhớ nổi nơi mình đã đi qua, đã đặt chân tới thực sự thì chả có gì là…không ổn.

Nhưng nếu bạn là một đứa “biết-đi-du-lịch-chính-hiệu”, thì việc quên là gần như không thể chấp nhận được.

Nếu bạn là người làm chủ toàn bộ chuyến đi của mình, từ việc lên lịch trình, gặp ai, ăn gì, đi đâu, và hơn hết, có đủ thứ kỉ niệm để nhớ trên đời ở nơi chốn đó. Thì quên tên nó là một việc cực kỳ tội đồ (đối với Uyên).

3. Luôn có thêm ít nhất một bạn mới ở nơi mình từng du lịch tới

Ngoài những người thích đi du lịch solo, thích có không gian riêng, không ưa bù khú hay giao tiếp với xã hội mà mình sẽ không bàn tới, thì nếu đã là một kẻ-du-hành, thì hãy có cho mình một người bạn đồng hành, dù là người quen từ trước hay một kẻ lạ.

Bạn sẽ bất ngờ với những sợi dây kết nối mà mình có sau khi kết thúc hành trình mệt mỏi của mình, sau những lần add friend Facebook mà không biết chừng nào gặp lại, hay đơn giản là sau một cuộc trò chuyện vẩn vơ trong một quán cà phê lạ lẫm nào đó chẳng hạn.

Nhờ sự xã giao trong sự bắt đầu với một tâm thế không mấy hào hứng, mà mình sau một chuyến đi định mệnh, đã có thêm cho mình những người chú, người em, người chị với những mối tình thân không thể nào kể lại bằng lời.

Hơn bất kỳ điều gì, đối với mình, một hành trình ý nghĩa luôn được đo đếm bằng những con người mà mình đã gặp, và cách mình giữ gìn những mối quan hệ đó như thế nào qua thời gian.

4. Luôn biết được thêm một điều hay ho về nơi mình tới

Nếu không phải là một thứ gì đó “to tát ghê gớm” như việc “Quảng Bình là nơi có động tự nhiên lớn nhất thế giới cho tới thời điểm hiện tại”. Thì ít nhất, hãy biết Hàn Quốc cũng ăn thịt chó nhiều như Việt Nam, hay cái be ở miền trung có nghĩa là cái lọ hay cái chai. Hay Phật Giáo dù ra đời ở Ấn Độ nhưng 80% dân ở đây không ai theo Phật Giáo mà là Hindu Giáo, hay không phải ai cứ tới từ Israel là người Do Thái, hay, ít nhất,…Ottawa chứ không phải Toronto là thủ đô của Canada =))))) (nói đến đây là ứa máu).

Nói túm cái quần lại, là hãy đừng chăm chăm vào cái điện thoại, bơi ra ngoài mà chơi với người ta, xem xứ người ta có gì hay mà tìm hiểu, để đừng hở miệng ra là thấy một bồ những kiến thức của một con ếch ngồi dưới đáy giếng. Mệt lắm à.

5. Ít nhất thưởng thức được một trong những món ăn đặc trưng nhất ở nơi đã tới

Tình yêu đi qua đường dạ dày quả không sai. Ngon hay dở, đủ đởn hay không đú đởn, thì đối với mình, ẩm thực là một phần không bao giờ bỏ lỡ khi đi du lịch.

Mình vốn là một đứa đi du lịch không-ham-ăn, những chắc chắn đến cái xứ đó, mình phải biết nó nổi tiếng món gì, của lạ nào mà chỉ có ở đây mới nếm được mùi vị trọn vẹn nhất. Giống như đi Nghệ An mà chưa ăn cháo lươn bao giờ, thì thôi, mình không nên nói gì nữa…

Không phải tự nhiên người ta sinh ra những cuốn city pass guide, lonely planet được đầu tư một bồ chất xám và công sức thử nghiệm trong đó mà thiếu đi được chuyên mục What to eat. Ẩm thực là linh hồn của một nơi chốn, vì dù lỡ các bạn có không đi ngắm nghía được đâu, mà chén được một món ăn nức danh ở chỗ đó, thì cũng coi như thường thức được một phần nào của nơi đó rồi.

6. Tiêu tiền vượt quá mức quy định cho một trải nghiệm và không bô bô lên rằng “như này mới là trải nghiệm!”

Những “Traveler”, “Budget adventurer” ngoài kia hỡi, hãy thôi bô bô việc “Travel the world with no cost”, “Đi Châu Âu chỉ với 20 triệu đồng!” “5 triệu bỏ túi phá đảo Thái Lan 5 ngày 4 đêm!”. Chúng ngươi đi quét hết chợ rồi về phỏng?

Thế kỷ 21 giờ đánh giá quá cao cho việc đi du lịch trải nghiệm tiết kiệm và “khổ sở” rồi hay sao. Đã vậy đi xong về còn bô bô “Đi thế mới là đi du lịch trải nghiệm!”. QQ.

Trải nghiệm không phải là phượt xe máy trải bạt ngủ ngoài đường. Trải nghiệm không phải là đi xin ăn người ra rồi ra vẻ sinh tồn. Trải nghiệm không phải là cứ vật vã vượt đèo lội suối. Trải nghiệm là phải được kinh qua đủ thứ trên đời, và nó mang lại niềm vui cho chuyến đi của mình!

Chẳng sao nếu bạn bỏ ra 500 – 1000 đô để ở một cái Lodge hay Resort lọt thỏm trong rừng nhưng cực đáng đồng tiền bát gạo cả. Đó cũng là trải nghiệm.

Cũng chẳng sao nếu bỏ ra cả ngàn đô để đi một cái tour cưỡi lạc đà ngắm bình minh cả. Tất cả đều là trải nghiệm. Và làm ơn đừng bô bô lên, trải nghiệm xong có kể thì kể từ tốn, hoặc cứ giữ cho riêng mình. Hãy đi và đẹp trong mắt mình, và trong mắt người khác.

7. Không nhìn người đối diện bằng ánh mắt phán xét bởi vẻ bề ngoài

Cái này thì mình biết nhiều người không làm được. Vì bản chất con người mà, ai cũng sẽ có tâm lý “phản biện” – cách nói nhẹ hơn của tâm lý “phán xét”.

Nhưng nếu đi đủ nhiều, quan sát đủ kỹ, thì chắc các bạn cũng chả còn quan tâm đến bề ngoài của người khác nhiều như trước đó nữa. Bởi vì khi đó, tất cả những gì các bạn muốn làm là biến những người mình gặp thành những người bạn trên đường. Mà bạn bè, thì không có chỗ cho sự phân biệt, dò xét, nhất là ở trên những chặng đường khám phá.

8. Không so sánh nơi nào tốt hơn nơi nào

Đúng. Chẳng có nơi nào tốt hơn nơi nào hết. Tôn trọng sự khác biệt, hiểu được văn hóa, lối sống, là chẳng bao giờ bạn có tâm lý so sánh giữa những nơi chốn bạn từng đi qua.

Chẳng đâu xa, lấy gần nhất là Hà Nội với Sài Gòn, một người SG ra HN chơi kiểu gì cũng không khỏi đem hai nơi này ra so sánh tốt xấu. nếu người đó đi ra HN (và những vùng lân cận) chưa đủ nhiều, đụng chạm tiếp xúc chưa đủ sâu, và mang theo một đầu óc hẹp hòi, chắc chắn sẽ so sánh một cách vớ vẩn và thiển cận.

Ngược lại nếu bạn gặp một người đã từng đi nhiều và gần như chui xuống từng hơi thở lớp da của vùng văn hóa gần đó, người ta sẽ hiểu, rằng chưa bao giờ có một tiêu chuẩn để gọi hay so sánh bất cứ một thứ gì là xấu xa và không phù hợp đối với một vùng đất, và nhất là văn hóa ở đó.

9. Tất thảy những điều ở trên + kỹ năng “sinh tồn” và biến hóa khôn lường

Nếu bạn là một con Tắc Kè (không phải ám chỉ phải giống như mình :))), và cảm thấy mình có thể thích ứng ở bất kỳ nơi đâu, tâm thế rộng mở, trái tim rộng mở, và nói như chị Nguyễn Phương Mai từng nói trong Tôi là một con lừa:

“Như một hòn đá lăn. Để không bị bám rêu. Để thấy mình sảng khoái như một cánh chim bay trên thung lũng thăm thẳm. Để đi đến tận cùng sợ hãi khi bước ra khoảng không từ độ cao vời vợi”

Sẵn sàng lao vào những điều đang chờ mình trước mắt, gạt bỏ định kiến, luôn luôn thu nạp kiến thức, kỹ năng, thì lúc đó, bạn đã sẵn sàng trên con đường trở thành một kẻ biết đi du lịch thực thụ.

Chúc các bạn thành công với cái mác cao cả này! xD

Đọc thêm