Hệ thống ghi chép 1-2-3-4

1-2-3-4: Hệ thống ghi chép Bujo cho người không thích stress

Đúng rồi. Lại một lần nữa bạn không đọc nhầm tiêu đề đâu.

Mình đang giới thiệu cho các bạn một hệ thống ghi chép và sắp xếp công việc mới, bổ sung vào hệ thống ghi chép cơ bản Bullet Journal mà gần đây mình thấy rất tâm đắc với cái tên 1-2-3-4.

Vậy mình gọi hệ thống này là hệ thống dành cho những người không-thích-stress là vì sao?

Hệ thống ghi chép 1-2-3-4 là gì?

Là hệ thống ghi chép và sắp xếp công việc theo 4 phân khúc/độ khó khác nhau. Hệ thống này được phát triển bởi một chị gái tên Lisa, là một software engineer ở Mỹ, đam mê phát triển và sáng tạo ra các phương thức quản lý thời gian. Các bạn có thể tìm cảm hứng về Bujo từ chị Lisa tại @plannersimplicity.

Hệ thống này cơ bản sẽ bao gồm 4 mức độ và giai đoạn như sau:

  • 1 – Nhanh, gọn, lẹ. Giải quyết được liền.
  • 2 – Việc liên quan đến dọn dẹp và…dọn dẹp
  • 3 – Khó, tốn thời gian giải quyết
  • 4 – Nhẹ nhàng, mang tính thư giãn, giải trí

Tại sao lại có/sinh ra hệ thống 1-2-3-4 này?

Như mình đã nói, hệ thống này sinh ra cho những-người-không-thích-stress. Một là cơn stress phải phân chia/tuân thủ thời gian cụ thể để hoàn thành những đầu việc trong ngày. Hai là cơn stress ép mình hoàn thành hết việc mà không được nghỉ ngơi hợp lý.

Với cách quản lý và sắp xếp công việc truyền thống. Thường mình sẽ list hết những đầu công việc ra và đánh dấu những việc quan trọng lại. Còn lại những đầu công việc khác, mình một là sẽ từ từ dành thời gian hoàn thành từng việc một cho đến hết ngày. Hai là sẽ ép bản thân phải làm cho bằng hết một cục việc mà không thấy trời trăng đâu.

Và nếu có một sự kiện nào đó chen ngang, mình bắt đầu quên đi những đầu việc mình cho là “không quan trọng”, và bỏ qua luôn nếu thấy chưa hoàn thành. Và cứ thế trượt dài trong deadlines, vô vọng và…stress.

0f848176ab5b5f05064a1
Đây là cách mà mình vẫn thường list công việc ra hằng ngày

Bởi vậy, hệ thống 1-2-3-4 này thúc đẩy mình nhóm các công việc đó vào 4 ngăn gọn gàng, rõ ràng, có mục đích, và thuận theo“chuỗi tâm lý bình thường” của con người.

Mở đầu một ngày thích nhẹ nhàng, suôn sẻ. Sau đó để làm việc được hiệu quả thì môi trường, không gian phải thơm tho, sạch sẽ. Sạch sẽ thơm tho rồi thì mới ngồi xuống tập trung giải quyết việc lê thê khó nhằn nhất trong ngày. Cuối cùng xong việc rồi thì phải giải trí và được làm những điều mình thích.

Đấy. Một ngày làm việc lý tưởng của chúng ta nó sẽ như thế. Vậy thì thực hiện hệ thống ghi chép này như thế nào để cho ra được một ngày làm việc lý tưởng như thế?

Các bước tiến hành hệ thống ghi chép 1-2-3-4

Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc tự đặt cho mình tên của từng phân mục, và đánh số theo thứ tự 1-2-3-4 từ trên xuống. Hãy chọn cách đặt tên khiến các bạn dễ nhớ nhất, và list chúng ra như một list danh bạ ở đầu trang.

Tiếp theo chọn màu sắc và kẻ dọc xuống trang giấy thành bốn cột, gióng theo tên của từng phân mục để bạn dễ theo dõi. Phần này, khi đã quen và nhớ hệ thống rồi, bạn có thể skip qua phần ghi tên phân mục luôn cho đỡ rối rắm.

Easy tasks 1

Bên tay phải 4 cột màu, hãy bắt đầu list ra tất cả công việc bạn cần làm/cần nhớ. Các bạn có thể tùy biến hệ thống này linh hoạt theo ngày hoặc theo tháng. Với mình thì mình thường dùng hệ thống này theo ngày. Và nếu có tháng nào quá nhiều việc cần phải note lại, mình sẽ chuyển qua hệ thống tháng.

Sau khi list việc ra xong. Bắt đầu dành thời gian để phân loại một cách lần lượt. Việc nào thuộc nhóm nào, đánh một dấu tick trong cột của nhóm đó để dễ nhận biết.

Easy tasks 2

Nếu mỗi nhóm có nhiều hơn 1 đầu việc. Hãy tuần tự hoàn thành công việc theo từng nhóm. Tức mỗi lần, bạn sẽ có 4 đầu việc trong 4 nhóm theo tuần tự để hoàn thành. Cứ thế lặp lại cho đến khi hết list công việc bạn đã liệt kê.

9e0dc3fbe9d61d8844c72
Trang đầu tiên của Daily Log mình thử áp dụng hệ thống 1-2-3-4

Với cách phân chia và sắp xếp công việc theo mức độ này, bạn sẽ không cảm thấy mình bị overload, và việc hoàn thành công việc cũng được phân bổ sức lực hợp lý và khiến tâm lý thoải mái hơn. Mình nghĩ chắc cũng không ai muốn trong một buổi sáng mà phải hoàn thành 3 – 4 công việc khó nhằn và dài lê thê liên tục đúng không?

Những điều hệ thống 1-2-3-4 giúp được mình

Giúp mình nhận ra sự cân bằng trong cuộc sống quan trọng đến mức nào

Mình là một đứa hay bị cuốn vào công việc. Khi đã tập trung vào một việc gì đó, có lúc mình quên cả đi…tiểu và đi ear.

Nghe đến đó thì các bạn có thể biết sự nghiêm trọng của việc không có một kế hoạch khoa học để làm việc là như thế nào (Là dạ dày hư, là thận hỏng, là tốn tiền đi chữa…trũy).

Rất nhiều lúc mình cứ tiện tay mở sổ ra, và cứ thế list hết những công việc phải làm dài dằng dặc, và ép bản thân phải làm hết. Và mình không nhận ra rằng tất cả những công việc đó sẽ không bao giờ được hoàn thành hết trong một ngày với một tâm trạng thoải mái, nếu mình cứ list ra vô tội vạ như thế.

Mood tracker
Hãy nhớ, cuộc sống không chỉ có công việc.

Giúp mình dành nhiều thời gian hơn cho những điều mình thích

Đã từ lâu, trong những trang to-do list của mình chỉ còn mỗi những đầu việc của công ty, mà không còn những đầu việc mình cần làm để tưới nước cho tâm hồn khô héo của mình.

Tập đàn, viết lời, sáng tác, đọc một trang sách, tỉa cây, luyện ngón (chơi Audition),…những việc này bắt đầu trôi tuột và biến mất vào một khoảng không nào đó của đầu óc mệt nhoài của mình không hay.

Doodle
Doodle cũng từng là một trong những sở thích thường xuyên của mình

Với hệ thống 1-2-3-4 này, việc thêm vào những việc cần làm của mục số 2 và 4 giúp mình cân bằng lại một ngày làm việc. Và việc bị sếp chửi, task đè, hay đồng nghiệp không hợp tác trong một ngày nó cũng đỡ stress hơn rất nhiều.

Nhiêu đó lý do thôi đã đủ để bạn thử trải nghiệm phương pháp ghi chép này chưa?

Mình mong là sẽ đủ, và hơn cả đủ, sẽ giúp một ngày của bạn trôi qua trong nụ cười, năng suất và sự mãn nguyện. Và hơn hết, là không còn những cơn stress.

Chúc các bạn Bullet Journal thiệt vui! xD

Ý tưởng Bullet Journal

Khi cạn ý tưởng Bullet Journal, bạn làm gì?

Đã 3 tháng kể từ ngày mình đặt tay xuống viết bài blog gần đây nhất. 3 tháng không ý tưởng, không hứng thú, không hào hứng để nghĩ tiếp nên làm gì với cuốn Bujo (và cả blog ) của mình. 3 tháng đó mình cạn kiệt năng lượng.

Nếu nhìn theo xu hướng của những kẻ làm sáng tạo, họ sẽ gọi đó là burnout – một hội chứng không có thật được khoác lên một cái tên nghe “có-vẻ-nguy-hiểm” của giai đoạn đầu óc bị đóng băng và bị hút cạn ý tưởng.

Nhưng rốt cục thì, hội chứng ấy ở đâu mà ra? Lười. Hết tiền. Bận lo toan. Bận gánh trách nhiệm. Bận xoay sở sống qua ngày. Bận buông xuôi. Bận dễ thỏa mãn. Bận bất cần. Bận viện cớ. Bận viện cớ đủ thứ.

Viết đến đây, có thể những bộ óc phản biện xuất chúng sẽ bắt đầu hoạt động. Có thể bắt đầu bằng một vài ý như sau:

  • Có nhiều người không có tiền, không có điều kiện người ta vẫn sáng tạo được mà?
  • Cảm hứng, ý tưởng bộ không nảy ra trong những lúc khó khăn nhất ư?

Mình hoàn toàn đồng ý với những phản biện trên. Nhưng tóm lại, ngoài những lý do cho hội chứng burnout mình đã nêu trên, thì bạn có lý do nào tốt hơn để bật lại không? Mình mong là bạn có. Bởi vì mình chỉ thấy từng đó lý do luẩn quẩn thành một vòng lặp mà thôi.

Nói rông dài, rốt cuộc thì khi cạn ý tưởng Bullet Journal, bạn nên làm gì?

ý tưởng Bullet Journal
Ngồi ngắm lại những trang Bujo cũ chăng?

1. Đừng gán cho nó bất kỳ một ý tưởng nào!

Hãy quay lại nhìn nhận bản chất thực sự của một cuốn Bullet Journal. Nó sinh ra để làm gì? Ghi chép, sắp xếp công việc, là nơi bạn gom suy nghĩ và nhiệm vụ lại một cách hợp lý và khoa học, từ đó khiến cuộc sống gọn gàng và năng suất công việc gia tăng.

Vậy cớ gì phải bỏ ra hàng tiếng đồng hồ ngồi nghĩ ý tưởng Bullet Journal một cách sâu xa?

Bây giờ là cuối tháng 05, chuẩn bị đến tháng 06. Làm gì cho Bullet Journal tháng 06 bây giờ? Dễ lắm. Bước đầu tiên: Đừng nghĩ nhiều. Viết thôi.

Đặt bút xuống. Nhẹ nhàng viết tựa đề thật rõ ràng và gọn gàng: “Tháng 06”, hoặc “June”.

GIF 1 2

Sau đó từ tốn đánh số từ 1 đến 30 kèm ngày thứ cụ thể bên cạnh. Ngựa hơn sau khi đánh số xong, vẽ một nét thẳng tưng từ trên xuống để ngăn cách giữa số và chữ cho dễ nhìn. Xong một cái Lịch theo dõi tháng.

ý tưởng Bullet Journal

Trang thứ hai. Nhẹ nhàng viết tựa đề cho tuần đầu tiên với ngày tháng cụ thể. Sau đó viết tiếp tựa đề cho ngày đầu tiên của tuần. Xong một cái lịch theo dõi tuần/ngày.

GIF 3

Về cơ bản, thì bạn đã hoàn thành xong một lịch theo dõi công việc tương đối hoàn chỉnh cho Bullet Journal. Đỡ stress hơn chưa?

2. Dành ra một/nhiều trang giấy trắng ở giữa

Để chi? Để tự do viết ra ý tưởng cho Bullet Journal mà không cần nắn nót!

Những trang này sau khi được lấp đầy bằng những nét chữ nguệch ngoạc và những ý tưởng siêu nhiên bất chợt, bạn sẽ ngạc nhiên vì khi mở ra nhìn lại, nó vô tình trở thành những trang giấy đầy cảm hứng hơn bao giờ hết. Nếu có thể so sánh, nó khá giống như những bức tranh phong cách vẩy cọ và sơn điên cuồng hỗn loạn trị giá hàng triệu đô của cơ số họa sĩ mà bạn vẫn hay thấy đấy 🙂

*Nên nhớ, nguệch ngoạc thì chữ vẫn nên giữa tính đẹp của nó. Nhớ luyện chữ hằng ngày với Lettering Practice Sheet của mình ở đây nghen!

ý tưởng Bullet Journal

3. Hãy xem Bullet Journal đơn thuần chỉ là một cuốn sổ ghi chép.

Để chi? Để bạn không còn thần thánh hóa nó lên và kỳ vọng quá nhiều.

Dù viết về Bullet Journal nhiều, nhưng chắc mình chưa viết một bài nào với kiểu tựa đề như “Bullet Journal đã thay đổi cuộc đời mình như thế nào?”. Nah, viết vậy thì kinh lắm.

Vì thực sự nó chẳng thay đổi cuộc đời mình, nó chỉ là thứ giúp cuộc sống của mình tốt hơn.

Và để không phải bỗng dưng một ngày đẹp trời bạn ngồi suy nghĩ “Bullet Journal cũng có khác cái vẹo gì với các phương pháp ghi chép khác đâu? Chỉ tốn thời gian!”. Thì hãy tập coi nó THỰC SỰ chỉ là một cuốn sổ ghi chép bình thường mỗi ngày.

Ý tưởng, suy nghĩ, công việc, nhiệm vụ,…đi ra từ óc bạn, thể hiện qua những con chữ nằm yên trên sổ và từ đó giúp bạn nhớ lại, sắp xếp và thực hiện chúng. Không hơn không kém.

Thế nên, hãy xem đó là một cuốn sổ thông thường với một phương pháp có logic và khoa học. Đừng cố tô vẽ cho nó thêm nhiều chức năng và “màu sắc lòe loẹt” để nó trông “thần thánh” hơn.

ý tưởng Bullet Journal
Hãy đừng lòe loẹt như thế này 🙂

4. Dẹp Bullet Journal một thời gian

Lời khuyên này nghe có vẻ hơi trắc trở. Dẹp Bullet Journal đi thì bài viết này có ý nghĩa gì? Thực ra là có. Mình đã từng dẹp nó đi một thời gian, kiểu như cai không bỏ ớt vào thức ăn hằng ngày.

Cuối cùng mình nhận ra rằng, mình đã quen với sự hiện diện của nó trong cuộc sống. Và việc dẹp nó đi một thời gian, làm mình thấy thiếu thốn, ngứa ngáy, xáo trộn và nhạt nhẽo.

Và đến lúc mình chịu không nổi nữa, mình đem nó quay trở lại cuộc sống thường nhật, thì đột nhiên mình cảm thấy trân trọng nó hơn bình thường. Từ đó dành hết chất xám và lòng nhiệt thành để sắp xếp lại cuộc đời ở trong đó.

Lời khuyên này ít nhất hiệu quả đối với mình (một cách mạnh mẽ). Bạn cứ thử xem 😀

image 6
Spread bujo comeback sau 2 tuần không đụng 😀
Banner collection Bullet Journal

4 ý tưởng cho Bullet Journal không còn phức tạp

Dạo gần đây theo dõi một số bài viết trên group Facebook Cộng đồng Bullet Journal Việt Nam, Uyên để ý có hai luồng (cụ thể hơn là hai phong cách) bài đăng.

Một là bài đăng về những layout của tháng mới/những ý tưởng cho Bullet Journal được vẽ và trang trí cực kì xinh xẻo, chăm chút, và thậm chí là rất công phu ở dạng ảnh và video. Hai là dạng bài đăng xin tips luyện chữ, mua sổ, mua bút, mua phụ kiện blah blah để trang trí Bujo.

Còn lại, rất hiếm, hiếm lắm (trừ những bài đăng từ Admin của group ra) những bài đăng về cách sử dụng/phương pháp ghi chép mới và hiệu quả cho Bujo.

Tại sao lại như thế?

Uyên nghĩ (và khá chắc chắn) rằng, nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu Bullet Journal là phương pháp ghi chép sinh ra với mục đích gì.

Để ghi chép thôi? Để sinh thêm trò để trang trí sổ tay? Vậy cớ gì đặt thêm một cái tên và sinh ra một hệ thống logic chi cho phức tạp nhỉ?

Với Uyên, một người như Ryder Carol không phải mất công thiết kế ra cả một hệ thống ghi chép chỉ để khiến người dùng tốn thêm thời gian ghi chép và không thực sự giúp ích gì được trong việc sắp xếp công việc.

Vậy thực sự thì, bản thân Uyên đã làm cách nào để Bullet Journal thật sự phát huy tối đa hiệu quả và không bị phức tạp?

1. Tìm hiểu thật kỹ về Bullet Journal trước khi thực sự bắt đầu

Một lần nữa, không có gì không học không tìm hiểu mà muốn hiểu được nó liền được. Hãy ghé trang web chính thức của Ryder Carol sáng lập tại bullletjournal.com để đọc thật kỹ khái niệm cơ bản và những bước để bắt đầu bắt tay vào áp dụng Bujo.

Còn nếu các bạn lười đọc tiếng anh, thì có thể ghé nhẹ lại bài viết này của Uyên để thị tẩm nghen 😉

Còn lại, để hiểu thật ngắn gọn và súc tích về phương pháp này, Uyên có thể tóm gọn nó trong vài dòng như thế này:

Bullet Journal là phương pháp ghi chép giúp quản lý, sắp xếp công việc theo một hệ thống được chia ra thành 3 mốc thời gian: Quá khứ – hiện tại – tương lai.

Với hệ thống trên thì bạn sẽ làm gì trong đó?

  • Dự định cho tương lai: Viết xuống những việc dự định làm trong tương lai/mục tiêu cần đạt. Đơn giản là tất cả những gì bạn cần lên kế hoạch trước. Thường sẽ là kế hoạch theo tháng/theo quý/theo năm.
  • Quản lý hiện tại: Viết xuống những việc/sự kiện cần làm ở hiện tại trong khoảng thời gan ngắn như theo tuần/theo ngày.
  • Đánh giá quá khứ: Rà lại/xem lại những việc bạn đã lên kế hoạch trước đó nhưng chưa thực hiện hay những việc đã được thực hiện. Việc đó đã được thực hiện hiệu quả hay chưa? Việc đó có đáng để bạn bỏ thêm thời gian thực hiện sau này? Nên duy trì hay loại bỏ? Việc chưa được thực hiện thì cần sắp xếp như thế nào để có thể thúc đẩy tiến độ để được hoàn thành tốt hơn?

Đại loại tóm tắt của mình chỉ có thể gọn nhất là từng đó 😀

Vậy thử nghĩ lại xem, bạn có dùng Bullet Journal để thực hiện những thứ như trên chưa nghen.

Future Log e03174e6 36b6 40c2 abb6
Một trang hệ thống Future Log cơ bản trong Bullet Journal
Nguồn: Bulletjournal.com

2. Suy nghĩ đơn giản hơn

Bullet Journal nghe tiếng anh thì có vẻ cao siêu. Nhưng dịch nôm na ra tiếng Việt thì nó là “Nhật ký gạch đầu dòng” hay “Sổ ghi chép gạch đầu dòng”.

Vâng, hệ thống này hoạt động y chang như cái tên dịch nôm ấy mà thôi. Nó hoạt động dựa trên một đống ký tự dùng để đánh dấu các gạch đầu dòng. Như này:

ý tưởng cho Bullet Journal

Những ký tự trên các bạn có thể tùy ý sử dụng làm sao bạn dễ hiểu nhất. Và dùng chúng để quản lý các đầu mục công việc của mình.

Hãy thử làm một trang ghi chép với một ví dụ nho nhỏ với Uyên, để xem nó hoạt động đơn giản như thế nào nha.

Uyên sẽ bắt đầu kẻ một trang sổ của năm 2022 theo mốc 6 tháng, và viết xuống những dự định lớn/quan trọng nhất trong từng tháng của mình, như này:

ý tưởng cho Bullet Journal

Sau đó, Uyên sẽ lên những đầu việc chi tiết cần làm trong từng tháng cụ thể. Ở trang tháng, các bạn chỉ viết những việc nổi bật của tháng cần nhớ mà thôi. Ví dụ cho tháng 01/2022:

ý tưởng cho Bullet Journal

Và cứ tương tự, nếu mục tiêu trên của Uyên có những đầu việc cần phải được thực hiện để đạt được, Uyên sẽ lần lượt fill vào trang ghi chép theo tuần, theo ngày, song song với những công việc khác.

Trong trường hợp có những ý tưởng/đầu việc chưa thực hiện được, Uyên sẽ di chuyển nó qua một thời gian khác để làm cho kịp.

Và với những việc không còn thực hiện được nữa hoặc không còn đáng để làm, Uyên sẽ gạch ngang luôn không thương tiếc.

Về cơ bản, nó sẽ hoạt động theo kiểu như minh họa trên của Uyên.

Còn về nâng cao, sẽ có những biến thể khác về cách quản lý công việc trong Bullet Journal, không chỉ dừng lại ở việc đơn thuần là quản lý công việc nữa. Phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Quản lý chi tiêu
  • Quản lý thói quen
  • Theo dõi cảm xúc
  • Theo dõi cân nặng/chế độ ăn/tình trạng sức khỏe

Chi tiết hơn các bạn có thể tham khảo bài “Gợi ý 11 Bullet Journal Layout dành cho bạn” của Uyên để hiểu rõ hơn nghen.

3. Viết nhiều hơn, vẽ ít lại

Ngày xưa khi mới bắt đầu, Uyên cũng là một đứa rất thích tìm những ý tưởng cho Bullet Journal để trang trí cho cuốn Bujo của mình thật lung thị linh. Uyên lùng sục tìm hiểu hết tất cả các loại dụng cụ cho Bullet Journal. Uyên tìm màu, tìm bút tìm sổ, dành hàng tiếng đồng hồ để cho ra những layout ưng ý nhất.

Nhưng đến khi công việc bục mặt, tuổi già (điêu đấy) ập đến, thì Uyên chỉ còn quan tâm là tháng đó, tuần đó, ngày đó mình cần làm gì mà không bị bỏ sót, lãng quên hay lơ đãng nữa mà thôi.

Uyên bắt đầu học cách ngồi biên những layout đơn giản nhất và hiệu quả nhất đối với bản thân, nhưng vẫn làm sao cho nó đẹp mắt và sạch sẽ nhất để không bị tụt mood mỗi lần mở sổ ra viết.

Uyên luyện chữ cho đẹp hơn, rõ hơn, để cuốn sổ của mình nhìn thật gọn gàng sạch đẹp, và thi thoảng ngựa lên để viết headline cho đầu sổ mà thôi hehe.

Nhưng tối giản không đồng nghĩa với việc là bạn phải vứt bỏ hết dụng cụ đẹp đẽ đi, không vẽ vời nữa. Mà tối giản ở đây, là tối giản trong cách ghi chép, tối giản trong suy nghĩ, tối giản trong cách bạn sắp xếp đầu óc công việc trong cuốn sổ.

Hãy cố gắng viết xuống nhiều hơn. Bạn có thể tạo riêng một trang chỉ để viết xuống những suy nghĩ, ý tưởng bất chợt trong đầu. Hoặc một trang viết xuống những điều bạn trân trọng hằng ngày. Bất cứ thứ gì. Vì không phải lúc nào Bullet Journal cũng cần phải bó buộc trong những khung layout nhàm chán.

Và thi thoảng màu mè hoa hè cũng tốt, nhưng hãy nhớ là, thi thoảng thôi, nha! 🙂

ý tưởng dành cho Bullet Journal
Một trang màu mè hiếm hoi của Uyên đợt tháng 02 vừa qua ;))

4. Bớt xem Pinterest về layout Bullet Journal và đọc blog nhiều hơn

Không phải quảng cáo cho blog của mình trá hình đâu hị hị. Cơ mà thật sự đó là cách mà Uyên bớt phức tạp hóa và thần thánh hóa Bullet Journal.

Uyên rất thích đọc những blog Bullet Journal viết về những cách ghi chép mới, hiệu quả để bổ sung vào hệ thống Bujo của những bạn khác. Hoặc những bài về những ý tưởng cho Bullet Journal để cải thiện việc sắp xếp/ghi chép với hệ thống này.

Các bạn có thể tham khảo qua những list blog hay viết về Bujo từ cơ bản đến chuyên sâu Uyên có biên ở bài này để mở rộng thêm nghen.

Còn về phía Pinterest, Uyên thỉnh thoảng vẫn lên lướt để có thêm cảm hứng và ý tưởng cho Bullet Journal, và để ngía thêm những layout/cách trình bày mới và thú vị hơn của những bạn khác.

Yup! Và đó là tất cả những gì Uyên đã, đang và sẽ tiếp tục áp dụng để khiến cuộc sống nói chung và việc ghi chép với Bullet Journal nói riêng được đơn giản và hiệu quả nhất. Còn các bạn thì sao? Kể Uyên nghe với hen.

Chúc các bạn Bullet Journal thiệt vui! xD

1

Layout Bullet Journal tối giản – Gỡ rối deadline cuối năm

Uyên biết những tháng cuối năm thường là thời điểm mà các bạn thấy mình đang trong một số trạng thái tiêu biểu như:

Chân vắt lên cổ chạy deadline; đầu tóc rối bời mặt mũi phờ phạc cầm bút cầm giấy gạch lên gạch xuống; tay thì xúc cơm ăn miệng thì lẩm bẩm trán thì cau mày không biết có sót con số 0 nào chưa note vô sổ không; vân vân và mây mây.

Well, nếu có một trong những triệu chứng trên, thì Uyên đề nghị các bạn dẹp ngay các layout hoa lá cành cho Bujo, và bắt đầu đặt bút xuống để sắp xếp lại cuộc đời mình một tí bằng những layout Bullet Journal tối giản, bình thường nhưng hiệu quả nhất.

Vậy cụ thể nó sẽ như thế nào và họa nó ra làm sao cho hiệu quả?

1. Bắt đầu bằng một lịch làm việc theo tháng (Monthly Tracker)

Dẹp luôn cover của tháng hoa hòe lá cành. Đi thẳng vào vấn đề: Một cái timeline công việc trong tháng THẬT RÕ RÀNG.

Một timeline công việc hiệu quả nên là một timeline hiển thị tốt và mạch lạc với 2 yếu tố sau: Thời gian và loại công việc.

Sau 7749 lần thử các loại layout timeline, thì (đối với Uyên), timeline dạng cột dọc như hình sau vẫn là timeline hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Layout Bullet Journal tối giản
Layout dọc Uyên thường xài

Với timeline dọc như trên, Uyên chia ra 2 loại việc cần note là việc cần làm trong công việc và việc cá nhân.

Bằng cách này Uyên có thể nhìn được toàn bộ những việc quan trọng trong tháng ở cả hai cột mà không bị phân tán, nhầm lẫn, từ đó biết cần ưu tiên làm việc nào trước.

Ở cột timeline chung cho tháng, các bạn sẽ list ra những đầu việc chung cần tập trung làm, đừng ghi xuống quá chi tiết. Hãy để phần việc chi tiết cho mục tiêu theo.

2. Lịch công việc theo tuần (Weekly Log)

Khi đã có một hình dung rõ ràng với các đầu mục công việc chung cần làm trong tháng. Việc tiếp theo của bạn là chia lịch làm việc ra nhỏ hơn theo tuần.

Bằng cách này, các bạn sẽ biết rõ hơn trong tuần đó có những việc cụ thể nào cần tiến hành trong đầu việc chung mà bạn đã list ra ở lịch tháng.

Hãy bắt đầu bằng một dòng ghi rõ thời gian trong tuần đó ra.

image

Tiếp theo, ghi ngày và thứ đầu tiên trong tiên trong tháng.

image 2

Giờ, quay lại nhìn vào lịch tháng, xem nguyên tuần đầu tiên mình có những mục việc nào, Đối chiếu và viết xuống việc đó vào ngày tương ứng.

Pic 1 1
Đối chiếu lịch tháng
pic 2
Điền vào lịch tuần

Bên cạnh đó mình sẽ note thêm thời gian mình muốn làm xong việc đó. Cách này sẽ làm mình tập trung vào công việc hơn để chuyển qua việc khác.

Tiếp tục các bạn sẽ viết xuống những việc vặt nhỏ hơn trong ngày cần làm, và sắp xếp theo độ ưu tiên từ trên xuống dưới.

Ở lịch tuần, Uyên cũng sẽ chia thành hai cột dọc. Với một bên note công việc, một bên sẽ là chỗ để Uyên note lại những thay đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung việc trong cùng ngày đó.

Layout Bullet Journal tối giản
Một ví dụ về cách ghi lịch tuần đầy đủ

Về cơ bản, lịch tuần có thể coi như là lịch công việc hằng ngày (Daily Log).

Đối với Uyên thì một layout lịch tuần là đã dư chỗ ghi chép. Trừ đối với những bạn cần ghi chép những việc nhỏ và chi tiết hơn, thì lịch hằng ngày có thể là trang bổ sung hiệu quả.

Còn trong trường hợp các bạn có quá nhiều việc “giựt mồng”, từ đâu trên trời rơi xuống mà não chưa có khả năng sắp xếp kịp vào lịch chung?

Các bạn sẽ cần cái này.

3. Một trang nháp nhanh thật fancy

Dù có muốn cẩn thận, nắn nót và ngăn nắp ghi chép công việc như thế nào. Thì cũng có có lúc các bạn bị (từ mà Uyên nói nhiều nhất trên công ty) là GIỰT MỒNG.

Tức là việc cứ không cánh mà bay tới, không nằm trong kế hoạch, không nằm trong một cái tôn ti trật tự nào sất.

Những điều này Uyên nghĩ ngành nào cũng có, mà nhất là các bạn làm Agency hay Marketing ăn rồi suốt ngày đi chiều khách chiều sếp như Uyên rất đồng cảm 🙂

Các bạn phải có một nơi ngay tắp lự nháp nhanh vào, và có thể ngay lập tức gắp những đầu việc đẹp nhất quan trọng nhất trong những cuộc họp để bỏ vào hệ thống Bujo của mình.

Nơi đó không nằm đâu khác ngoài cuốn sổ Bujo của bạn.

Layout Bullet Journal tối giản
Một ví dụ về những trang nháp đẹp đẽ 🙂

Mạnh dạn trừ hẳn hai trang trắng tinh sau layout lịch tuần cho Uyên. Nháp khí thế đi, để xong các bạn còn ngồi chơi xếp chữ vào bảng cho ngay ngắn đẹp đẽ rồi mà chạy deadline. Heng!

Còn đây là một chút thành quả xếp chữ từ nháp qua chính thức của Uyên.

3 11 1
Đẹp heng?

Như các bạn thấy, để biên ra một layout Bullet Journal tối giản không hề khó, chỉ cần các bạn bỏ ra thêm một tí thời gian để sắp xếp mọi đầu việc một cách có hệ thống, là tự động cuốn Bujo từ một mớ hỗn lộn trở nên tối giản liền 🙂

Còn nếu các bạn vẫn muốn có thêm ít màu mè sinh động hơn cho Bullet Journal, thì hãy nhanh tay đăng ký nhận các template được thiết kế sẵn từ Uyên ở đây nghen.

Chúc các bạn xếp chữ và chạy deadline cuối năm thành công, hoàn hảo! xD

3

Ngành Marketing thì lập kế hoạch trong Bullet Journal như thế nào cho hiệu quả?

Hai tháng vừa qua là hai tháng có không ít thay đổi trong cuộc sống của mình. Và mình cũng chắc là của kha khá nhiều người.

Thay đổi lớn nhất cho tới thời điểm hiện tại là việc mình thay đổi công việc, sau khi chính thức chia tay với công việc cũ kéo dài 2 năm, và tiến sâu vào một lĩnh vực mà công việc trước đó dù có liên quan nhưng không nhiều và chi tiết như công việc hiện tại là lĩnh vực Marketing.

Trước đó, ngoài việc sắp xếp và lên kế hoạch cho công việc nói chung của mình, hầu hết mình sử dụng những công cụ, nền tảng online như Google Docs, Airtable,…thì một vật bất di bất dịch với mình vẫn là Bullet Journal.

Vậy nếu xài Bullet Journal riêng cho việc sắp xếp công việc cho ngành Marketing, thì các bạn phải bắt đầu từ đâu?

Xác định và phân chia các hạng mục công việc bạn đang làm

Như các bạn cũng đã biết, Bullet Journal có một hệ thống layout cơ bản bao gồm: Lịch năm (Future Log), lịch tháng (Monthly Log), lịch ngày (Daily Log).

Vậy khi xây dựng một hệ thống riêng cho công việc, các bạn chỉ việc áp dụng đúng công thức đó theo phân cấp.

Ví dụ: Mình đang hoạt động trong mảng Marketing, mình xác định sẽ có những đầu/nhóm công việc như sau:

  • Phân bổ nội dung chi tiết cho các kênh cần Marketing của công ty
  • Lên lịch trình chi tiết cho các nội dung Marketing
  • Theo dõi các dự án Marketing nội dung với các đối tác
  • Quản lý nội dung trên các ấn phẩm truyền thông, chất liệu truyền thông
  • Đánh giá và báo cáo các chiến dịch Marketing đã, đang và sẽ diễn ra,…

Vậy mình đã xác định được 5 đầu công việc mình cần sắp xếp. Vậy làm sao để không bị lỡ, quên bất kỳ công việc nhỏ hơn trong đó? Cách tốt nhất là bạn lên thêm một cái lịch cho riêng 5 đầu việc trên!

Tiếp theo, gắn cho mỗi đầu công việc một cái tên ngắn gọn, và gán cho mỗi việc 1 màu khác nhau để dễ quản lý hơn.

VD:

  • Phân bổ nội dung – màu xám
  • Lên lịch trình – màu cam
  • Theo dõi dự án – màu xanh
  • Quản lý POSM – màu vàng
  • Review & báo cáo – màu nâu

Tiếp theo, áp dụng theo layout cơ bản của Bullet Journal như các bạn vẫn thường làm. Xếp tất cả những đầu việc theo từng tháng mà các bạn đã vạch sẵn, và phân bổ từ rộng đến hẹp.

Future Log sẽ là nơi tập hợp tất cả các đầu việc trong một năm/quý tùy theo bạn phân chia

3 3

Monthly Log sẽ là nơi tập hợp các đầu việc trong tháng hiện tại

1

Weekly Log là nơi tập hợp các đầu việc trong tuần. Tùy nhu cầu/tính chất công việc bạn có thể thêm Weekly Log vào, thường nên áp dụng cho những công việc thực hiện theo tuần như Review và báo cáo.

Daily Log sẽ là nơi bạn liệt kê ra chi tiết những gì phải làm từ đầu công việc được liệt kê bên trên. Ở đây các bạn nên viết càng chi tiết càng tốt. Tuy nhiên không nên nhồi quá nhiều việc cho một ngày, vì như vậy khi nhìn vào rất dễ…nản lòng, và nhiều khi lại có tác dụng ngược là bị rối, không nhớ task nào ra task nào.

2 1

Sau khi sắp xếp và phân chia được tương đối cơ bản các đầu mục công việc cần làm rồi, còn lại sẽ cần thêm gì nữa?

Tinh thần sắt thép để theo dõi và ghi chép hằng ngày

Vâng. Kể cả ban đầu các bạn có kẻ, viết, vẽ đẹp đến bao nhiêu, nhưng rồi để mặc nó ở đó nằm trên cuốn sổ muốn mốc meo lên, thì cuối cùng các bạn cũng thất bại.

Đừng để việc dở sổ ra hằng ngày và viết là một việc mệt mỏi và cực hình. Hãy để mỗi ngày mở cuốn sổ ra là một lần hào hứng.

Cầm chiếc bút lên, mở từng trang sổ xinh đẹp gọn gàng ra, uống miếng cà phê hít một hơi thật sâu, và tự nhủ rằng một ngày mới và một ngày đầy những điều tươi đẹp, rồi hẵng đặt bút xuống viết to-do list cho bản thân mỗi ngày.

Còn nữa, muốn để không mất hứng viết, muốn để việc ghi chép công việc là một điều gì đó mệt mỏi, hãy biết biến cuốn sổ của các bạn thành những layout stress-free. Tức là điền vào đó những điều khiến các bạn cảm thấy hứng thú trước, rồi hẵng ghi xuống công việc sau.

Điều có thể làm bạn vui và hứng thú là gì? Một danh sách bài hát làm bạn hứng khởi, một câu quote truyền cảm hứng mỗi ngày, một chấm màu highlight trong Mood Tracker bảo rằng hôm nay bạn đang vui,…Hãy làm bản thân vui trước khi bước chân vào công việc, heng!

logo
Thú vui điền phim và nhạc của mình trong Bujo

Còn không được nữa, thử đọc qua Làm thế nào để duy trì Bullet Journal của Uyên để tìm thêm động lực nghen!

Ngoài ra, để có thể quản lý tốt công việc của một Marketer hay một Content Marketer, đừng quên đọc, đọc và đọc thêm thiệt nhiều, và tham khảo thêm những công cụ hỗ trợ bên ngoài, vì mình biết mỗi Bullet Journal là chưa bao giờ đủ!

Chúc các bạn làm việc vui và hiệu quả! xD

2 4

7 Blog Bullet Journal truyền cảm hứng nhất

Nếu các bạn đã ở đây, thì mình biết chắc rằng các bạn đang trên đường đi đến việc tìm hiểu về Bullet Journal một cách chuyên sâu, hơn là việc chỉ cầm một cuốn sổ và một cây bút lên và viết nguệch ngoạc trong đó.

Ngoài những nơi truyền cảm hứng về Bujo liên quan đến hình ảnh như Pinterest hay Instagram, thì Blog Bullet Journal chuyên sâu của các blogger chuyên viết về Bujo trên thế giới là một nguồn cực kỳ đáng tham khảo, nếu bạn thực sự nghiêm túc về phương pháp ghi chép này.

Vậy để Uyên mách cho các bạn một ít nguồn như vậy heng. Well, shall we?

1. Boho Berry

You don't have to be an expert to blog. - Kristie Hill
Source: Kristie Hill

Boho Berry là Blog được lập bởi một chị người Mỹ tên là Kara Benz mà Uyên biết đến đầu tiên khi mới tìm hiểu về Bullet Journal.

Blog này dành riêng cho những bạn quan tâm về lifestyle hiện đại, cải thiện bản thân, cách sắp xếp, lên kế hoạch và Bullet Journal.

Blog của chị Kara có đầy đủ những bài viết về những chủ đề liên quan, những mẫu Bullet Journal do chị tự thiết kế, các layout mới lạ, những dụng cụ cần thiết để bắt đầu làm Bujo, những cách ghi chép sáng tạo áp dụng cho Bujo, và shop sản phẩm liên quan đến Bujo do chị tự phát triển

Những bạn nào cần một nguồn cảm hứng phóng khoáng, Boho Style, và những thông tin chuyên sâu về cách phát triển bản thân, thì đừng bỏ qua Boho Berry.

2. Tiny Ray Of Sunshine

Tiny Ray of Sunshine - Trang chủ | Facebook
Source: Facebook

Cùng một mạng lưới những nhân vật hoạt động trong lĩnh vực Lifestyle và Bullet Journal nổi bật, chắc chắn phải kể đến blog Tiny Ray Of Sunshine của chị Kim, đến từ Mỹ.

Khá giống với chị Kara, chị Kim đã sử dụng Bullet Journal hơn 5 năm, và có rất nhiều chia sẻ bổ ích về hệ thống ghi chép này.

Uyên khá thích các tips luyện chữ Calligraphy của chị Kim chia sẻ, cực kỳ chi tiết, bài bản và đẹp mắt.

Chị Kim và chị Kara đều có một hội Book Club của riêng mình, bàn về các đầu sách bổ ích nên đọc, cũng như một hội fandom rất lớn về Bujo để các bạn có thể học hỏi thêm rất nhiều điều thú vị.

3. Little Coffee Fox

Shelby Abrahamsen on Twitter: "Make sure to check out my latest ...
Source: Twitter

Nếu các bạn đã từng tìm kiếm những mẫu layout digital in sẵn cho Bullet Journal thì chắc hẳn sẽ “vô tình” vào blog Little Coffee Fox mà không hay.

Đây là chiếc blog Bullet Journal nhỏ xinh được thai nghén bởi một bạn nữ tên Shelby. Khác với hai blog trên, thì blog của bạn Shelby chỉ tập trung vào riêng Bullet Journal.

Các bạn có thể tìm thấy tất tần tật những điều về Calligraphy, dụng cụ Bujo từ cơ bản đến nâng cao, các nguồn cảm hứng để bắt đầu Bujo, các mẫu Bujo tham khảo được tổng hợp với số lượng lớn,…tại blog này.

Kể cả bạn là một Beginner hay một Expert trong Bullet Journal rồi, thì blog này đều rất phù hợp để các bạn có thể học hỏi sâu hơn trong hành trình đến với phương pháp ghi chép này.

4. The Petite Planner

Blog Bullet Journal
Source: Facebook

Đây sẽ là một chiếc blog hoàn hảo cho những bạn thích nghiên cứu về các cách ghi chép khác nhau ngoài Bullet Journal

The Petite Planner đúng với tên gọi của nó, là một blog Bullet Journal giới thiệu từ A – Z về rất nhiều cách ghi chép khác nhau, những phương thức quản lý bản thân, quản lý chi tiêu, cảm hứng làm việc, cách tạo và sử dụng những layout mới trong Bujo, hướng dẫn Doodle (vẽ tay),…

Ngoài ra blog còn có những khóa học dành cho các bạn thành viên của blog khá chi tiết, và một thư viện mẫu layout Bujo khá đồ sộ từ Free đến trả phí được thiết kế bởi chính chủ blog.

5. Diary of a Journal Planner

Blog Bullet Journal
Source: Website

Diary Of A Journal Planner là một chiếc blog về Bullet Journal hoàn hảo dành cho những bạn nào mới tìm hiểu, thích những bài hướng dẫn chia sẻ ngắn gọn, dễ hiểu, những mẫu layout nhỏ xinh dễ thương.

Được tạo ra bởi hai bạn tên Thass và Kirsty, với niềm đam mê yêu thích Bujo, Washi Tape và vẽ vời, blog y chang một cuốn nhật ký nhỏ xinh ghi lại hành trình chia sẻ những cảm hứng và kinh nghiệm của hai bạn về Bujo.

Trong blog bạn có thể tìm thấy những bài hướng dẫn chi tiết để bắt đầu Bujo cơ bản đến bujo nâng cao. Và đặc biệt là rất nhiều hướng dẫn bổ ích về cách Doodle ở nhiều chủ đề khác nhau để trang trí cho Bujo của bạn

6. Bullet Journal 101

Blog Bullet Journal

Bullet Journal 101 là một blog Bullet Journal phù hợp cho những bạn thích phong cách đứng tuổi hơn, thích đọc thông tin chuyên sâu và đọc review về những sản phẩm nâng cao dành cho Bullet Journal

Blog tổng hợp nhiều mẫu Bujo từ nhiều nguồn khác nhau làm nguồn cảm hứng, review rất nhiều và chi tiết các sản phẩm tốt cho Bujo

Nếu các bạn đang có ý định mua những sản phẩm chuyên dụng cho Bujo từ nước ngoài, thì blog này là một nơi tốt để các bạn có thể tham khảo, so sánh trước khi quyết định mua.

7. Bullet Journal Official Site

Blog Bullet Journal
Source: Youtube

Chắc chắn bạn sẽ phải vào xem website chính thức của người sáng lập ra Bullet Journal là anh Ryder Carroll trong khi tìm hiểu về Bullet Journal rồi

Khác với nhiều người khác, anh Ryder luôn “stick” với hệ thống ghi chép cơ bản của mình, dù ở trên Instagram, Facebook, Pinterest hay Website, anh đều post lên những hình ảnh cực kỳ cơ bản và đơn giản trong Bujo của anh.

Nếu bạn là một người yêu thích và theo đuổi khái niệm thuần túy và chuyên sâu của Bullet Journal, đây là blog Bullet Journal mà các bạn nên bookmark vào ngay và liền

Ở đây bạn có thể tìm mua cuốn sách “The Bullet Journal Method” của chính Ryder viết, những tips hữu ích về cách ghi chép, những sản phẩm gốc được thiết kế bởi team của Ryder như sổ, các ebook chuyên sâu và thậm chí là App mobile hỗ trợ việc take note được phát triển bởi chính team và cộng đồng Bujo.

Còn blog Bullet Journal nào khác mà các bạn muốn recommend cho Uyên không nè? Comment bên dưới cho Uyên biết nha!

Happy Bullet Journaling!

4 4

4 kiểu Font chữ Bullet Journal nên luyện ngay và liền!

Uyên biết ngoài việc quản lý công việc trong Bullet Journal, rất nhiều bạn hứng thú, thậm chí bỏ qua bước quản lý công việc luôn và chỉ thích trang trí Bujo mà thôi.

Và đặc biệt là các bạn thích…luyện chữ thiệt đẹp cho Bullet Journal của mình. (Dễ hiểu thôi vì ai mà chẳng thích nhìn một cuốn sổ với những đường chữ đẹp đẽ ;)))

Dưới đây là những font chữ Bullet Journal mà Uyên thường xuyên dùng nhất để trang trí, từ những nét chữ cơ bản đến những nét chữ nâng cao – thứ ngốn kha khá thời gian (và tiền bạc) của Uyên.

Well, vậy cụ thể thì có những kiểu chữ nào cần biết tới nè?

*Note: Những hình ảnh dưới đây đều là bản scan chữ viết thật của Uyên trong sổ nên hem được đẹp lắm, tuy nhiên là hình thiệt 100% nghen :3

1. Font chữ nét brush

4

Đây là kiểu chữ được nhiều người quan tâm tập luyện nhất khi bước vào thế giới của Bullet Journal.

Để có thể “master” kỹ năng đi nét đậm nhạt của chữ, bạn nhất định phải tập luyện, kể cả với những người chữ đã đẹp sẵn, thì để viết được mượt mà kiểu chữ này vẫn phải đòi hỏi một sự tập luyện nhất định.

Hãy bắt đầu với những nét cơ bản lên xuống đầu tiên để quen tay. Các bạn có thể đăng ký và nhận ngay mẫu luyện chữ Calligraphy của Uyên để tập dần, sau đó nâng cao lên viết thành từng từ có nghĩa, và sau đó là một câu dài.


Bộ file luyện chữ Calligraphy miễn phí

    We respect your privacy. Unsubscribe at anytime.

    Để luyện chữ nét brush, bạn cần có đầu tiên (đương nhiên) là một cây bút brush. Phù hợp nhất cho người mới bắt đầu và cả người dùng lâu năm các bạn có thể tham khảo cây Tombow Fudenoseko hoặc cây Pentel Touch. Hai loại này cực dễ viết, mực đi êm và rất bền. Highly recommend nha!

    2. Font chữ thường (viết hằng ngày)

    font chữ bullet journal

    Kiểu chữ thường thì sẽ là nét riêng của mỗi người. Nhưng để có được một kiểu chữ đơn giản, dễ nhìn, sạch sẽ và gọn gàng thì không phải dễ.

    Bạn có thể bắt đầu bằng việc ghi một câu bằng chữ bình thường của bạn xuống, sau đó từ từ điều chỉnh những nét móc, nét thừa đi, rồi cuối cùng lược bỏ hẳn những kiểu đá chữ không cần thiết.

    Các bạn sẽ bất ngờ khi nhìn vào cuốn Bujo của mình sau khi chữ viết được tối giản tối đa sẽ gọn gàng đến mức nào đâu hehe.

    Những cây bút hỗ trợ cho việc ghi chép hằng ngày mượt mà trơn tru và bền có thể kể đến như Muji Pen (siêu thích), hoặc gần đây mình đang xài em Kaco Pure khá thích, giá thành mềm dẻo mà outlook bên ngoài nhìn cũng rất ưng luôn.

    3. Font chữ nét free-hand

    font chữ bullet journal

    Tại sao lại nên luyện nét chữ Freehand?

    Kiểu chữ Freehand là kiểu chữ mình thích nhất khi làm Bullet Journal, bởi tính tối giản, tinh tế, và tiện lợi của nó.

    Với chữ Freehand, các bạn có thể bỏ qua bước viết Heading lung linh bằng bút brush, có thể tạo cho cuốn Bujo của bạn một vẻ ngoài minimalism, hơn nữa lại chẳng tốn thời gian một tí tẹo nào, lại dễ viết, dễ luyện và dễ…đẹp.

    Đủ lý do để thuyết phục các bạn với em chữ này chưa?

    4. Font chữ nghiêng cách điệu

    font chữ bullet journal

    Bạn chắc không muốn cuốn Bujo của các bạn trông nhàm chán đơn điệu bởi những font chữ quá quen rồi đúng không?

    Vậy thì chắc chắn các bạn phải “trang bị” thêm font chữ nâng cao mà mọi dân thích luyện chữ đều mong muốn viết được đẹp này: Chữ Calligraphy.

    Calligraphy thực ra chỉ chung những kiểu chữ cách điệu bao gồm cả chữ nét brush, nhưng ở đây mình sẽ phân nó ra riêng biệt như thế này cho các bạn dễ hình dung.

    Để luyện được nét chữ không hè dễ này, các bạn sẽ phải có cho mình những kiểu bút chuyên dụng, mà ở đây thường sẽ là bút mực, bút lông, bút chuyên dụng cho Calligraphy.

    Với những bạn mới tập, các bạn có thể sắm một cây đơn giản và “đỡ xót túi” như Artline Calligraphy hoặc advanced hơn là cây bút máy Lamy Safari. Đây là hai cây bút ở hai phân khúc cực kỳ khác nhau, nên bạn có thể cân nhắc nâng lên một khi các bạn quyết tâm tập viết Calligraphy một cách nghiêm túc nha.

    Hy vọng các bạn đã có thêm một số insight hữu ích về những font chữ Bullet Journal cơ bản để “trang bị” cho Bujo của các bạn thêm lung linh hơn.

    Chúc các bạn luyện chữ vui! xD

    5

    Viết gì vào Bullet Journal giữa mùa đại dịch?

    Mình biết có nhiều, thậm chí là rất nhiều người sẽ bỏ trống huơ trống hoác cuốn Bujo vào thời điểm đại dịch này. Học sinh sinh viên, người đi làm, người kinh doanh,…ai chắc bây giờ cũng sẽ chỉ chăm chăm vào việc “chừng nào con virus này nó mới đi cho mình nhờ!”, và suốt ngày bị nhồi nhét bao nhiêu là thông tin liên quan đến con đại thị dịch này mà thôi.

    Vậy nếu là học sinh sinh viên mất học, giáo viên “mất dạy”, đi làm mất việc (như mình), kinh doanh mất khách, thì cuốn Bullet Journal của bạn sẽ tồn tại với mục đích gì nếu không được ghi xuống những kế hoạch công việc hằng ngày đây?

    Tin vui là cuộc đời của bạn không buồn chán đến mức nếu không có những điều đó thì bạn sẽ chết, và cuốn bujo của bạn vẫn có thể hoạt động năng suất không kém vào cái mùa mắc dịch này. Rồi, giờ ghi cái gì được?

    1. Công thức nấu ăn/đồ uống

    bullet journal mùa dịch
    Source: Savor & Savvy

    Mình không biết các bạn có thích nấu ăn hay không, hay nấu ăn có giỏi hay không, nhưng biết chắc rằng, nấu ăn là một sở thích các bạn nên có (ít nhất trong mùa dịch này). Để làm chi?

    • Xả stress
    • Tập trung làm một việc thú vị, đòi hỏi cả sự nghiên cứu, tính kiên nhẫn
    • Tiết kiệm tiền thay cho việc ăn ngoài và tập luyện thói quen quản lý một bữa ăn lành mạnh cho riêng mình.

    Bạn có thể bắt đầu bằng những layout đơn giản như một công thức món ăn mà bạn muốn nấu/yêu thích

    Sau đó có thể “up level” lên bằng việc sắp xếp những món ăn đó rồi tạo nên một menu bữa ăn hàng ngày theo lịch trình mỗi tháng

    Hoặc pro hơn, chỉn chu hơn, có thể tạo một layout ghi xuống những nguyên liệu cho một bữa ăn bạn phải có cho một chế độ luyện tập nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

    Yên tâm là với chủ đề ăn uống, mỗi ngày bạn mở Bujo của mình ra sẽ là một ngày hào hứng và vui vẻ, vì biết là mình chuẩn bị nấu được một món ăn nào đó mới, hay được tự mình lên idea cho những thứ sẽ “đi vào dạ dày” của mình. “You are what you eat!”, nhớ lấy nha!

    2. Lịch tập luyện thể thao

    bullet journal mua dich 02 sweetdemeter 1
    Source: Sweet Demeter

    Mấy con sâu lười, cả đời không vận động, suốt ngày ôm máy hãy thức tỉnh dần đi, vì kể cả không có đại dịch, thì khi nằm xuống rồi, ốm yếu bệnh tật, thì việc kiếm tiền hay mơ mộng về một chuyến du lịch xa xôi nào đó chỉ mãi là một khái niệm mơ hồ mà thôi.

    Hôm nay là một ngày đẹp trời, hãy mở toang cửa sổ ra, cho nắng vào, uống một ly nước đầy, ngồi xuống hí hoáy kế hoạch tập luyện và mục tiêu rèn luyện thân thể cho cả tháng, rồi xách mông lên, tập ngay và liền thôi các bạn.

    Hãy bắt đầu bằng những kế hoạch đơn giản nhất như list những bài tập tại nhà cơ bản, số lượng bài tập, số hiệp mỗi bài tập, trong ngày hôm đó tập trong thời gian bao nhiêu, mục tiêu cả tháng tập đó là gì? Tăng cân? giảm cân? tăng độ chắc cho tay chân ngực mông hay chỗ qq nào? Viết xuống, và hãy bắt đầu hành động đi, đừng có viết không thôi, phí lắm!

    3. Bảng theo dõi các thói quen mới

    bullet journal mùa dịch

    Habit Tracker là layout ít khi không xuất hiện trong Bullet Journal của mình. Đừng lầm tưởng là bạn phải liệt kê ra những thói quen tốt để theo dõi không thôi, hãy liệt kê ra cả những thói quen xấu mà bạn muốn sửa/loại bỏ.

    Hoặc thậm chí một tips mà các bạn có thể áp dụng vô cùng hữu ích, là chỉ liệt kê ra hết những thói quen xấu không thôi, để mỗi lần nhìn vào, các bạn đối mặt trực tiếp với thói quen xấu của mình một cách rõ ràng hơn. Dù mình biết nó rất khó ;))

    4. Những câu quote bằng ngoại ngữ bạn đang học

    bullet journal mua dich 04 diaryofajournalplanner 1
    Source: Diary of a journal planner

    Một cách cực kỳ hữu hiệu đối với mình khi học ngoại ngữ bằng Bullet Journal đó chính là ghi xuống những câu quote.

    Tại sao nó hữu hiệu? Một: nó truyền cảm hứng. Hai: nó dễ tiếp thu. Ba: Nó chứa nhiều thông điệp và các kiểu cấu trúc ngữ pháp khác nhau, vì bản chất nó là một câu trích dẫn. Và bốn: bạn có thể viết, đọc, và áp dụng nó bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào.

    Từng đó lý do đã đủ để bạn bắt đầu chưa?

    5. Hố ideas bất tận

    layout cơ bản bullet journal

    Dù các bạn có hoạt động hay làm nghề liên quan đến sáng tạo hay không, thì vẫn hãy nên có cho mình một trang riêng để viết xuống tất tần tật những ý tưởng trong đầu bạn.

    Mình luôn có một trang tên là Brain Storm/Brain Dump để…vứt xuống và sắp xếp lại tất cả những ý tưởng chợt lóe ra trong đầu mình. Có thể lúc đó ý tưởng đó không hữu dụng đâu, nhưng khi ngồi xuống đọc lại, bạn sẽ tìm thấy cho mình những idea hay ho từ những idea nguệc ngoạc trước đó mà bạn tưởng chừng như vớ vẩn.

    Và từ việc viết xuống một cách tự do, não bạn sẽ hoạt động một cách rất tự nhiên, nhạy bén hơn và suy nghĩ thông suốt hơn. Thử liền đi nha!

    6. Trang tập luyện chữ viết

    layout cơ bản bullet journal

    Luyện chữ là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập luyện không ngừng và sự kiên trì khủng khiếp. Nhất là nếu bạn đang cảm thấy tại sao chữ mình cầm bút Brush như người ta mà không họa ra được nét thanh nét đậm ảo diệu như trên mạng, thì hãy tận dụng dịp dư dả thời gian này, dành ra chỉ 15 – 20′ thôi, nắn nót viết chữ để sau này còn có dịp chụp được một bức ảnh Bullet Journal có heading siêu đẹp siêu cool để lòe chúng bạn chớ.

    Để có thể luyện chữ Calligraphy được dễ dàng, hãy đầu tư một chiếc bút nét brush cơ bản như của Tombow Brush Pen hoặc Sakura Koi Brush Pen về xài, vừa tốt vừa phù hợp để luyện chữ.

    Các bạn có thể download sheet luyện chữ bút Brush của Uyên ở đây để về luyện nha!

    7. TV Show/ Films cần xem

    layout cơ bản bullet journal

    Cái mục này thì chắc khỏi bàn ha, khi làm thì siêu háo hức, khi điền vô thì háo hức hơn, còn khi ngồi review hay tô màu vào thì oải hết sức (vì quá nhiều thứ cần xem lol)

    Hãy soạn ra cho mình một layout lung linh nhất có thể, điền vào trong đó những bộ phim hay ho mà các bạn muốn “tu luyện” trong mùa dịch này, xem xong thì note lại những câu quote hay, review đánh giá lại.

    Nếu đang bí phim thì bạn có thể tham khảo list Phim truyền cảm hứng du lịch, hoặc list Phim Hack não của Uyên để bổ sung vào list nha.

    Chúc các bạn tránh dịch cùng Bullet Journal vui! xD

    8

    5 loại Sổ Bullet Journal đáng mua nhất

    Hew hew, sau những ngày nằm vùng và research mệt mỏi, mình đã trở lại, với chiến tích chinh chiến hết store này tới review nọ, thì đã lọc ra được cho các bạn 5 cuốn sổ Bullet Journal chất lượng nhất của những thương hiệu từ quy mô lớn đến nhỏ xíu xiu ở Việt Nam mình đây.

    Trong list này mình đánh giá dựa trên những tiêu chí sau: Độ bền, độ ưa nhìn, chất lượng giấy, độ tiện lợi và giá thành. Và có một đặc điểm nữa, những cuốn sổ này hoàn toàn là hàng nội địa, locally produced (tự gia công sản xuất tại Việt Nam). Còn lại những loại sổ của nước ngoài, mình sẽ dành hẳn một bài riêng sau nha. Well, shall we?

    1. Sổ của Crabit Notebuck

    sổ bullet journal

    Dù là một beginner hay pro trong Bullet Journal, thì chắc chắn bạn đã từng biết đến dòng sổ tay của hãng Crabit đình đám ở Việt Nam.

    Đây có lẽ là một trong những thương hiệu tiên phong ở Việt Nam tự sản xuất sổ tay dành riêng cho đối tượng trẻ nói chung và cộng đồng Bujo ở Việt Nam nói riêng cực kỳ thành công.

    Mẫu mã của Crabit vừa hợp gu, hợp thời, chất lượng giấy ổn, và đặc biệt là giá thành trên cả ổn và phù hợp với nhiều đối tượng.

    Từ sổ tự trang trí, sổ planner mẫu sẵn, sổ còng hay sổ lò xo, Crabit có hết cho bạn. Đặc biệt với mục đích cho Bullet Journal, thì Crabit dường như là thiên đường cho các bạn luôn.

    Duy chỉ có một điểm mình vẫn muốn Crabit cải thiện hơn, đó là giấy nên dày hơn một xíu, vì hiện tại vẫn còn hiện tượng bị nhăn gấp nếu đè viết quá nhiều. Mong là tương lai sẽ có một phiên bản xịn xò hơn 😉

    Đánh giá chung:

    • Chất lượng giấy: 7/10
    • Mẫu mã: 9/10
    • Giá cả: 9/10
    • Độ bền: 7/10

    >Tìm mua online

    2. Sổ của Dotgrid

    sổ bullet journal

    Dotgrid là cái tên chẳng còn xa lạ với những bạn đam mê Bullet Journal rồi ha.

    Điều mình thích nhất ở sổ tay của Dotgrid, đó chính là sự tối giản tối đa. Tất tần tật từ sổ cho tới dụng cụ ở Dotgrid mình đều cảm thấy có sự tinh tế và hướng hoàn toàn tới style tối giản.

    Hiện Dotgrid có hai dòng sổ chính là sổ tay thường và sổ tay dòng planner có mẫu sẵn do Dotgrid tự thiết kế, được ra mắt mỗi năm một mẫu.

    Giá sổ tay ở đây cũng cực kỳ vừa túi tiền, và đúng với tinh thần giá tiền xứng đáng với chất lượng. Chất lượng giấy của Dotgrid khá ổn khi ít bị ghosting (hằn bóng sang trang khác), độ sáng vừa đủ, phù hợp với nhiều loại mực bút khác nhau.

    Đánh giá chung:

    • Chất lượng giấy: 8/10
    • Mẫu mã: 7/10
    • Giá cả: 9/10
    • Độ bền: 7/10

    >Tìm mua online

    3. Sổ của Amika

    sổ bullet journal

    Amika là cái tên khá mới trong làng stationery gần đây. Mình tìm được Amika trong một lần lang thang nghiên cứu thứ hạng các loại từ khóa liên quan tới sổ Bullet Journal.

    Lúc đầu chỉ tưởng Amika là tên một blog chia sẻ thôi, ai ngờ kinh doanh cả sản phẩm riêng cho Bullet Journal nữa. Thế là mày mò mua thử một cuốn sổ basic nhất của Amika.

    Chất lượng khá bất ngờ. Khi với giá là 75k cho một cuốn sổ còng 180 trang khá đơn giản và tinh tế, thì sổ của Amika xứng đáng được nhiều người biết tới hơn rất nhiều.

    Chất lượng giấy giày vừa phải, chắc chắn, viết lên khá êm. Bên này còn có thêm sổ dạng gáy đóng phổ biến, sổ đặt thiết kế riêng với typo viết tay khá bắt mắt. Những loại này mình chưa thử nhưng tương lai chắc chắn sẽ mua về xài thử thêm.

    Điều làm mình có ấn tượng nữa là owner của Amika hiểu biết khá nhiều và khá đam mê với Bujo, nên từng chi tiết được chăm chút rất cẩn thận và tỉ mỉ.

    Đánh giá chung:

    • Chất lượng giấy: 8/10
    • Mẫu mã: 7/10
    • Giá cả: 8/10
    • Độ bền: 8/10

    >Tìm mua online

    4. Sổ Collectionista Colour Attached từ Khai Trí Stationery

    sổ bullet journal

    Em sổ này mình vớ được trong một lần lang thang tìm sổ tay Moleskin trên mạng.

    Lướt lướt một lúc thấy Tiki có sổ nào nhìn sang mà bắt mắt giống mấy loại sổ ở nước ngoài quá, mà sao thấy để giá có bảy mấy tám chục ngàn, tò mò click vào xem, thì ra là hàng của Việt Nam sản xuất.

    Chưa đánh giá vội về chất lượng giấy bên trong, nhưng đối với mình, thiết kế bên ngoài của em Collectionista Colour Attached quá tinh tế và đẹp mắt. Phần bao bì cover bên ngoài cũng được thiết kế khá chăm chút, cưng hơn là một số mẫu còn có dập nổi dòng tên sổ luôn. Nhìn xịn sò không khác gì những cuốn nổi tiếng quốc tế như Leuchtturm hết. Tới đây là mình đã mê rồi.

    Tới chất lượng giấy bên trong, thì giấy của em sổ này ở mức OK, không phải là xuất sắc, nhưng là một loại giấy tốt, phù hợp với nhu cầu viết vẽ ghi chép cơ bản.

    Sổ cầm trên tay có cảm giác rất chắc chắn và xịn sò, nhìn qua không ai nghĩ giá lại mềm được như vậy. Highly recommend nha các bạn!

    Đánh giá chung:

    • Chất lượng giấy: 7/10
    • Mẫu mã: 9/10
    • Giá cả: 8/10
    • Độ bền: 8/10

    >Tìm mua online

    5. Sổ của Threedots

    so lam bullet journal 04

    Đây đây đây, save the best for last. Loại sổ từ những ngày đầu cho tới tới bây giờ mình vẫn trung thành xài: Threedots – queen of my heart của mình.

    Không biết với các bạn đã từng xài như thế nào. nhưng với mình, threedots chiếm trọn tất cả những yếu tố mình cần cho Bullet Journal: xịn, đẹp, đơn giản, giấy tốt, tiện lợi.

    Threedots có lẽ là hãng sổ chảnh nhất mình từng biết ở Việt Nam vì không hề thèm bán rộng rãi. Hiện tại nơi phân phối sổ threedots rộng rãi nhất chỉ có Taipoz. Hồi đầu thấy cuốn sổ, mình đã tưởng nó là bản đúp premium của moleskin (đừng ném đá mình). Và sau khi tìm hiểu rất kỹ, mình rước em ý về với giá là 155k (không rẻ) cho một cuộc tình đầu với Bullet Journal.

    Và cho đến tận hôm nay, mình vẫn còn trung thành với em ý. Threedots chỉ ra mỗi một dòng basic cover một gam màu mà thôi. Nhưng chất lượng thì luôn khỏi bàn. Sổ cực kỳ cứng cáp, chắc chắn, da bìa sổ mượt mà dễ lau chùi. Giấy dày dặn, ít bị mờ sang trang khi đè bút. Có cả ngăn đựng phía sau gáy sổ rất yêu y như thiết kế của dòng sổ leutchtturm của Đức.

    Duy chỉ có một cái mà mình không ưng lắm đó là khoảng cách giữa các chấm trong loại sổ Dot của Threedots gần nhau quá, hãy làm cách nhau rộng hơn đi ạ…

    Đánh giá chung:

    • Chất lượng giấy: 9.5/10
    • Mẫu mã: 9/10
    • Giá cả: 8/10
    • Độ bền: 9.5/10

    Chúc các bạn tìm được cuốn sổ Bullet Journal ưng ý nha! xD

    7

    Cách ghi chép Bullet Journal hiệu quả

    Hồi mới 12 tuổi, bất cứ khi nào bố tôi muốn tôi làm điều gì đó cho ông, như gửi séc, viết thư hoặc gọi điện cho khách hàng, ông sẽ dừng lại giữa chừng, ném qua tôi một cái nhìn nghiêm khắc và hỏi “Con có viết xuống những điều bố vừa nói không đấy?” Và bạn có thể tưởng tượng ra ánh mắt ngao ngán của một đứa con trai 12 tuổi như tôi sẽ như thế nào rồi.

    Theo suy nghĩ của tôi, tôi vốn đã có sẵn một hệ thống ghi nhớ chắc nịch trong đầu, chỉ đơn giản lặp đi lặp lại các bước: kiểm tra, gửi thư, đặt nhắc nhở; kiểm tra, gửi thư, đặt nhắc nhở. Nếu bạn nghĩ phương pháp ghi nhớ này chán vãi, thì bạn đúng rồi, nó chẳng bao giờ hiệu quả hết!

    Bản năng của cha tôi không hề sai chút nào. Ngày nay chúng ta biết rằng bộ não thực sự không thể lưu trữ và nhớ được nhiều thứ cùng một lúc. Đó là lý do vì sao tôi quyết định bắt đầu với Bullet Journal – một hệ thống được sáng tạo bởi Ryder Carroll giúp sắp xếp danh sách việc cần làm, lịch trình công việc và nhật ký của bạn chỉ trong một cuốn sổ tay, và bạn có thể tùy ý sáng tạo với nó để phù hợp với phong cách sống của mình. 

    Bullet Journal đã trở thành một cơn sốt trên mạng xã hội trong vài năm qua, với hơn ba triệu bài đăng liên quan trên Instagram và một cộng đồng những người theo dõi được truyền cảm hứng để tạo nên những trang blog và sự sáng tạo cho hệ thống ghi chép ban đầu.

    Tôi bị thu hút bởi sự đa dạng và những trang Bullet Journal đẹp mắt của cộng đồng những người làm Bullet Journal. Nhưng trong thực tế, tôi không thể theo kịp được xu hướng mới mẻ đó.

    Trong cuốn sách mới của mình “The Bullet Journal Method: Track the Past, Order the Present, Design the Future”, Carroll quay trở lại vấn đề cơ bản, giải thích sự thực tế và những lý luận của mình đằng sau mỗi yếu tố trong Bullet Journal mà anh tạo ra, bao gồm một chỉ mục/mục lục, mục Future Log dành cho các sự kiện hoặc nhiệm vụ sắp tới, mục Daily Log và Monthly Log dùng để lập kế hoạch chi tiết cho từng ngày.

    Người dùng có thể tạo những hạng mục tùy ý, các trang viết có thể ở bất kỳ dạng nào, thậm chí chỉ là một trang danh sách đơn giản. “Không quan trọng Bullet Journal của bạn trông như thế nào, mà quan trọng nó có hiệu quả hay không”, Carroll viết trong cuốn sách của mình.

    Carroll cũng làm rõ các cách sử dụng Bullet Journal cho mỗi bước quản lý công việc như: Brainstorming, xác định hiệu quả mong muốn (thậm chí còn khuyên bạn nên viết một “tuyên bố sứ mệnh” ở đầu mỗi trang Bujo), xác định các mục việc phụ thực hiện những nghiên cứu cần thiết.

    Đối với các dự án công việc dài hạn hoặc những dự án có nhiều việc nhỏ cần làm, Carroll khuyên bạn nên chia nhỏ chúng ra thành các mục độc lập, độc lập có thể hoàn thành trong vòng hai tuần hoặc một tháng – và tạo các trang khác dùng để theo dõi tiến trình của bạn.

    Hãy tự hỏi: “Việc này có làm liền được không?”

    “Phần lớn mọi người sắp xếp công việc của mình bằng cách viết xuống những thứ không rõ ràng”, Alen viết trong cuốn “Getting Things Done” của mình. 

    Hầu hết những kiểu “To-do list” chứa đựng những thông tin lờ mờ, không rõ ràng, và chỉ làm bạn thêm choáng ngợp. Theo hệ thống của Allen, chúng ta nên phân loại thông tin thành ba loại: “Hành động cụ thể” – những hành động mà theo tiêu chuẩn của Alen phải là “mang đầy tính mô tả và tay chân”; “Dự án” – một cái tên bao hàm rộng rãi tất cả những gì bạn phải làm liên quan đến nó.

    Và cuối cùng là mục “Tài liệu tham khảo” – liệt kê tất cả những gì bạn cần ghi nhớ và lưu ý liên quan đến dự án công việc đó, ví dụ như những bài viết được lưu trong mục Bookmark, các ý tưởng nghệ thuật làm móng trong Pinterest , một công thức nấu ăn trên Facebook,…

    cach ghi chep bullet journal
    Ví dụ về việc ghi “to-do list” một cách chung chung
    cach ghi chep bullet journal hieu qua
    Ví dụ về việc ghi “to-do list” một cách chi tiết, rõ ràng

    Tạo nhiều hơn một danh sách những việc cần làm.

    Theo Allen, thì một khi bạn biết cách xử lý công cụ và xác định được những gì cần làm, lúc đó bạn thực sự chỉ cần tạo và quản lý danh sách mà thôi.

    Dựa trên tinh thần đó, tôi trở lại để thiết lập một cuốn Bullet Journal mới toanh cho riêng mình.

    Các phương pháp trong cuốn “Getting Things Done” và cuốn “The Bullet Journal Method” có thể kết hợp cực kì ăn ý với nhau, bởi vì tính linh hoạt của phương pháp Bullet Journal tạo ra “sân chơi” dành cho kiểu ghi chép “to-do list” mà Alen đã đưa ra.

    Tôi đã tạo các danh sách công việc riêng như “Gọi điện thoại” hoặc “Những việc làm ở nhà” cho các nhiệm vụ mà tôi không thể làm ở bất kỳ nơi nào khác. Mục Daily Log của tôi thể hiện đúng tinh thần của Bullet Journal như Carroll đã mô tả trong cuốn sách của mình: “Bắt trọn tất cả, được thiết kế để lưu trữ suy nghĩ cho đến khi chúng ta sẵn sàng sắp xếp chúng lại”

    OK, giờ thì sao?

    Trong một thế giới lý tưởng, các ứng dụng hiện đại sẽ đưa ra cho tôi các nhiệm vụ như máy phát kẹo Pez, từng cái một và chỉ khi tôi có thời gian và sức lực để thực hiện chúng mà thôi. Nhưng cả Allen và Carroll đều khăng khăng phải Soi chiếuTin vào bản năng của bạn.

    Hai điều trên có nghĩa là sao? Đơn giản là bạn phải “để ý” thường xuyên với các nhiệm vụ, dự án và suy nghĩ của bạn. Mục tiêu là tập thói quen tự kiểm tra, tự hỏi những câu hỏi nhỏ “tại sao?”.

    Theo thời gian, bạn sẽ quen với việc trả lời những câu hỏi này. Bạn thực chất đang điều chỉnh niềm tin, giá trị, và khả năng phát hiện ra điểm yếu, điểm mạnh của bạn”, Carroll viết.

    Tôi vẫn chưa quen với điều này, vì vậy tôi không thể nói rằng tôi đã đạt tới cảnh giới “Tâm trí tựa dòng nước như lời của Allen hoặc bất kỳ uyển ngữ nào khác để không cảm thấy như tâm trí đang bị “bội thực” bởi những ý tưởng và suy nghĩ. 

    Nhưng nếu như Allen đã viết, thì “Mục đích chính là để cảm thấy an tâm về những gì bạn không làm như những gì bạn đang làm”, tôi đoán tôi đã đạt được một phần như vậy rồi!

    Dịch từ bài viết “How to Bullet Journal” trên The New York Times của Concepción de León

    Dành cho những bạn nào muốn tìm đọc 2 cuốn sách này

    cách ghi chép bullet journal
    cách ghi chép bullet journal
    q? encoding=UTF8&MarketPlace=US&ASIN=0525533338&ServiceVersion=20070822&ID=AsinImage&WS=1&Format= SL250 &tag=travel0d98 20ir?t=travel0d98 20&l=am2&o=1&a=0525533338

    “The Bullet Journal Method” – Only bản tiếng Anh

    ĐỌC THÊM