Hồi mới 12 tuổi, bất cứ khi nào bố tôi muốn tôi làm điều gì đó cho ông, như gửi séc, viết thư hoặc gọi điện cho khách hàng, ông sẽ dừng lại giữa chừng, ném qua tôi một cái nhìn nghiêm khắc và hỏi “Con có viết xuống những điều bố vừa nói không đấy?” Và bạn có thể tưởng tượng ra ánh mắt ngao ngán của một đứa con trai 12 tuổi như tôi sẽ như thế nào rồi.
Theo suy nghĩ của tôi, tôi vốn đã có sẵn một hệ thống ghi nhớ chắc nịch trong đầu, chỉ đơn giản lặp đi lặp lại các bước: kiểm tra, gửi thư, đặt nhắc nhở; kiểm tra, gửi thư, đặt nhắc nhở. Nếu bạn nghĩ phương pháp ghi nhớ này chán vãi, thì bạn đúng rồi, nó chẳng bao giờ hiệu quả hết!
Bản năng của cha tôi không hề sai chút nào. Ngày nay chúng ta biết rằng bộ não thực sự không thể lưu trữ và nhớ được nhiều thứ cùng một lúc. Đó là lý do vì sao tôi quyết định bắt đầu với Bullet Journal – một hệ thống được sáng tạo bởi Ryder Carroll giúp sắp xếp danh sách việc cần làm, lịch trình công việc và nhật ký của bạn chỉ trong một cuốn sổ tay, và bạn có thể tùy ý sáng tạo với nó để phù hợp với phong cách sống của mình.
Bullet Journal đã trở thành một cơn sốt trên mạng xã hội trong vài năm qua, với hơn ba triệu bài đăng liên quan trên Instagram và một cộng đồng những người theo dõi được truyền cảm hứng để tạo nên những trang blog và sự sáng tạo cho hệ thống ghi chép ban đầu.
Tôi bị thu hút bởi sự đa dạng và những trang Bullet Journal đẹp mắt của cộng đồng những người làm Bullet Journal. Nhưng trong thực tế, tôi không thể theo kịp được xu hướng mới mẻ đó.
Trong cuốn sách mới của mình “The Bullet Journal Method: Track the Past, Order the Present, Design the Future”, Carroll quay trở lại vấn đề cơ bản, giải thích sự thực tế và những lý luận của mình đằng sau mỗi yếu tố trong Bullet Journal mà anh tạo ra, bao gồm một chỉ mục/mục lục, mục Future Log dành cho các sự kiện hoặc nhiệm vụ sắp tới, mục Daily Log và Monthly Log dùng để lập kế hoạch chi tiết cho từng ngày.
Người dùng có thể tạo những hạng mục tùy ý, các trang viết có thể ở bất kỳ dạng nào, thậm chí chỉ là một trang danh sách đơn giản. “Không quan trọng Bullet Journal của bạn trông như thế nào, mà quan trọng nó có hiệu quả hay không”, Carroll viết trong cuốn sách của mình.
Carroll cũng làm rõ các cách sử dụng Bullet Journal cho mỗi bước quản lý công việc như: Brainstorming, xác định hiệu quả mong muốn (thậm chí còn khuyên bạn nên viết một “tuyên bố sứ mệnh” ở đầu mỗi trang Bujo), xác định các mục việc phụ và thực hiện những nghiên cứu cần thiết.
Đối với các dự án công việc dài hạn hoặc những dự án có nhiều việc nhỏ cần làm, Carroll khuyên bạn nên chia nhỏ chúng ra thành các mục độc lập, độc lập có thể hoàn thành trong vòng hai tuần hoặc một tháng – và tạo các trang khác dùng để theo dõi tiến trình của bạn.
Hãy tự hỏi: “Việc này có làm liền được không?”
“Phần lớn mọi người sắp xếp công việc của mình bằng cách viết xuống những thứ không rõ ràng”, Alen viết trong cuốn “Getting Things Done” của mình.
Hầu hết những kiểu “To-do list” chứa đựng những thông tin lờ mờ, không rõ ràng, và chỉ làm bạn thêm choáng ngợp. Theo hệ thống của Allen, chúng ta nên phân loại thông tin thành ba loại: “Hành động cụ thể” – những hành động mà theo tiêu chuẩn của Alen phải là “mang đầy tính mô tả và tay chân”; “Dự án” – một cái tên bao hàm rộng rãi tất cả những gì bạn phải làm liên quan đến nó.
Và cuối cùng là mục “Tài liệu tham khảo” – liệt kê tất cả những gì bạn cần ghi nhớ và lưu ý liên quan đến dự án công việc đó, ví dụ như những bài viết được lưu trong mục Bookmark, các ý tưởng nghệ thuật làm móng trong Pinterest , một công thức nấu ăn trên Facebook,…


Tạo nhiều hơn một danh sách những việc cần làm.
Theo Allen, thì một khi bạn biết cách xử lý công cụ và xác định được những gì cần làm, lúc đó bạn thực sự chỉ cần tạo và quản lý danh sách mà thôi.
Dựa trên tinh thần đó, tôi trở lại để thiết lập một cuốn Bullet Journal mới toanh cho riêng mình.
Các phương pháp trong cuốn “Getting Things Done” và cuốn “The Bullet Journal Method” có thể kết hợp cực kì ăn ý với nhau, bởi vì tính linh hoạt của phương pháp Bullet Journal tạo ra “sân chơi” dành cho kiểu ghi chép “to-do list” mà Alen đã đưa ra.
Tôi đã tạo các danh sách công việc riêng như “Gọi điện thoại” hoặc “Những việc làm ở nhà” cho các nhiệm vụ mà tôi không thể làm ở bất kỳ nơi nào khác. Mục Daily Log của tôi thể hiện đúng tinh thần của Bullet Journal như Carroll đã mô tả trong cuốn sách của mình: “Bắt trọn tất cả, được thiết kế để lưu trữ suy nghĩ cho đến khi chúng ta sẵn sàng sắp xếp chúng lại”
OK, giờ thì sao?
Trong một thế giới lý tưởng, các ứng dụng hiện đại sẽ đưa ra cho tôi các nhiệm vụ như máy phát kẹo Pez, từng cái một và chỉ khi tôi có thời gian và sức lực để thực hiện chúng mà thôi. Nhưng cả Allen và Carroll đều khăng khăng phải Soi chiếu và Tin vào bản năng của bạn.
Hai điều trên có nghĩa là sao? Đơn giản là bạn phải “để ý” thường xuyên với các nhiệm vụ, dự án và suy nghĩ của bạn. Mục tiêu là tập thói quen tự kiểm tra, tự hỏi những câu hỏi nhỏ “tại sao?”.
Theo thời gian, bạn sẽ quen với việc trả lời những câu hỏi này. Bạn thực chất đang điều chỉnh niềm tin, giá trị, và khả năng phát hiện ra điểm yếu, điểm mạnh của bạn”, Carroll viết.
Tôi vẫn chưa quen với điều này, vì vậy tôi không thể nói rằng tôi đã đạt tới cảnh giới “Tâm trí tựa dòng nước như lời của Allen hoặc bất kỳ uyển ngữ nào khác để không cảm thấy như tâm trí đang bị “bội thực” bởi những ý tưởng và suy nghĩ.
Nhưng nếu như Allen đã viết, thì “Mục đích chính là để cảm thấy an tâm về những gì bạn không làm như những gì bạn đang làm”, tôi đoán tôi đã đạt được một phần như vậy rồi!
Dịch từ bài viết “How to Bullet Journal” trên The New York Times của Concepción de León
Dành cho những bạn nào muốn tìm đọc 2 cuốn sách này


“The Bullet Journal Method” – Only bản tiếng Anh
ĐỌC THÊM
Leave a Reply