20

Những công cụ hỗ trợ du lịch trong nước đáng dùng nhất thời điểm hiện tại

Ở cái thời chỉ cần một cái click, vài ba cái vuốt tay lên xuống là có trong tay một tấm vé bay, một phòng khách sạn rẻ mà đẹp, blah blah blah. Thì chắc chắn các bạn không thể không biết đến những chiếc app thần thánh cho Mobile khi đi du lịch mà Uyên sắp kể sau đây.

Và hơn nữa, nếu ở thời điểm hiện tại, khi đi ngoài ra nước vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, thì Uyên biết các bạn đang rất mắc đi du lịch bất kể đâu trong nước mình. Và nói thẳng ra là nước mình nhiều chỗ đẹp, đẹp lắm.

Nên hãy tận dụng cơ hội này đi cho bằng hết Việt Nam, và nhờ những công cụ hỗ trợ du lịch đắc lực sau đây để tối đa sự thuận tiện và giá cả cho những chuyến đi sắp tới nghen!

Đặt vé máy bay

1. Traveloka

Nếu đi nước ngoài, chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ tới một chiếc app săn giá vé bay tổng hợp nổi tiếng thế giới đó là Skyscanner.

Thế nhưng, nếu thu hẹp phạm vi du lịch lại ở Đông Nam Á nói chung và đặc biệt là Việt Nam nói riêng. Thì so sánh giá giữa các hãng bay tốt nhất, nhiều deal hời nhất, giao diện thân thiện dễ dùng nhất thì Uyên xin ưu ái cho Traveloka!

Uyên có nghe ngóng được nhiều phốt từ các bạn đã xài Traveloka, mà hầu hết là về vấn đề chuyến bay hủy hoãn và không claim được tiền. Thì hỡi ơi, việc hủy hoãn và chính sách refund tiền là của hãng hàng không, Traveloka là đại lý phân phối vé ở giữa, phải tùy thuộc hoàn toàn vào hãng bay. Nên các bạn hãy tỉnh táo, suy ngẫm và lựa chọn cách giải quyết phù hợp, đừng có vội bô bô lên, nghen.

Ưu điểm lớn nhất khi đặt vé trên Traveloka là các bạn không phải lăn tăn cộng thuế phí xem nó như nào, mà giá bạn thấy khi ra kết quả đã là giá cuối cùng bạn phải trả, và thậm chí đôi khi còn rẻ hơn nhiều so với đặt thẳng trên website của hãng.

image
Giá vé trên website của Bamboo Airlines
image 1
Giá vé cùng một chuyến bay đặt trên Traveloka

Tuy nhiên để chắc ăn, thì các bạn nên sử dụng Traveloka như một công cụ so sánh giá trước với giá trên website chính thức của hãng bay, xem bên nào rẻ hơn thì hẵng book. Tùy nhiên trên website chính thức các bạn phải thao tác đến cuối cùng mới biết được giá thật của nó nghen!

Đặt phòng khách sạn

Nhanh – gọn – lẹ – tiện – nhiều deal hời thì đặt cái nào?

2. Agoda

Sau tám chục năm thử hết tất cả các platform đặt phòng lớn nhỏ, thì với Uyên, Agoda vẫn xứng đáng nằm trong top 1 về chuyện phòng ốc khách sạn dành cho cả trong và ngoài nước.

Điều làm Agoda nổi bật hơn hẳn so với các app đặt phòng khác, đó là giá SIÊU TỐT.

Uyên thường so sánh giá phòng trên tất cả các Platform từ Booking.com, đến Traveloka, Airbnb thì vẫn chưa có em nào vượt qua được Agoda về giá, chính sách thanh toán cũng như độ phong phú về số lượng phòng, loại khách sạn.

Và thường để có thể săn được giá rẻ hơn, các bạn hãy chịu khó làm thêm một số thao tác như đăng ký thành viên, đăng ký nhận newsletter, cũng như một số thủ thuật nho nhỏ khác mà các bạn có thể tham khảo chi tiết hơn ở bài Tips đặt phòng khách sạn giá r của Uyên trước đó.

Vậy còn nếu không muốn ở những khách sạn bình thường, mà muốn ở homestay lung linh giá ngon nghẻ thì đặt cái gì?

3. Luxstay

Nếu để nói đặt các loại chỗ ở như homestay, bungalow đẹp đẽ, giá tốt cho du lịch trong nước thì chắc chắn không thể bỏ qua Luxstay.

Mình đặt ở Luxstay không nhiều, vì đa số đi du lịch mình toàn ở Dorm hay dạng Hostel. Nhưng những lần mình đặt trên Luxstay thì đều hài lòng, giao diện thân thiện, thanh toán gọn lẹ nhiều option, và đặc biệt là chuyên biệt dành riêng cho những điểm đến hot trong nước, nên những điểm trên này rất được chọn lọc.

Và một điểm nữa mình rất thích ở Luxstay đó là các gợi ý vị trí phổ biến của một điểm đến khi bạn chọn đặt phòng.

Ví dụ như nếu bạn đi Đà Lạt, nó sẽ suggest các homestay ở vị trí đắc địa như: Nhà Thờ con gà, Vườn hoa Đà Lạt, Vườn hoa Cẩm Tú Cầu,…ngay trên thanh công cụ search cực kỳ rõ ràng, để các bạn không phải mất công ngồi lựa homestay có địa điểm mà bạn muốn nữa. Best!

image 3

Đặt dịch vụ tham quan, vui chơi

Khỏi cần nói, có trong hay ngoài nước thì trong lòng Uyên vẫn chỉ có một tình yêu với em này:

4. Klook

Tin vui cho các thánh du hí là Klook từ nay đẩy cực mạnh các dịch vụ cho các địa điểm du lịch trong nước với cực kỳ nhiều mức giá tốt.

Ai xài Klook rồi sẽ biết tính ổn định, tiện dụng, nhanh chóng trong dịch vụ của nền tảng du lịch online này như thế nào. Uyên đã là một fan trung thành của Klook trong suốt hơn 2 năm vừa qua, và chưa bao giờ có một trải nghiệm tồi nào về em ý.

So với các app đặt dịch vụ tham quan du lịch khác tương tự như: KKday hoặc Traveloka, thì Klook có ưu thế vượt trội về giá cũng như độ phong phú về dịch vụ tại các địa điểm, cộng thêm các deal, mã giảm giá khác dành cho thành viên cũng cực kỳ nhiều.

Và yêu nhất, là các bạn giờ đã không cần thẻ visa này nọ để thanh toán nữa, mà đã có Momo tích hợp luôn rồi. Quá tiện luôn!

Mách nhỏ: sau Klook thì thực sự KKday cũng là một nền tảng đặt dịch vụ tham quan vui chơi rất tốt và tiện, có một số deal thỉnh thoảng giá tốt hơn Klook, nên các bạn tùy vào đó chuyển qua lại nghen!

Phía trên là 3 nền tảng hỗ trợ du lịch online ở 3 mục đích chuyên biệt mà Uyên đã dùng, test giữa hàng chục cái nền tảng khác và lọc ra đây cho các bạn.

Thay vì ngồi liệt kê ra một đống làm hoang mang và bối rối, thì Uyên quyết định là chỉ list ra cái nào best nhất để giới thiệu mà thôi.

Chúc các bạn du hí mùa dịch vui vẻ! xD

DSCF1088 scaled

1001 cách để trở thành một kẻ-biết-đi-du-lịch thực thụ. Có hay không?

Phải, các bạn không đọc nhầm tiêu đề đâu.

Nhưng mình chắc chắn các bạn đang hiểu sai tiêu đề. Và bằng một cách nào đó, mình biết các bạn đang tự hỏi “Con điên này định nghĩa như thế nào là một kẻ biết đi du lịch chính hiệu?”

Well, điều này dựa trên rất nhiều yếu tố, và tùy theo mục đích đi du lịch của các bạn là gì.

Mình là một đứa không đi nhiều, so với rất nhiều người khác. Nhưng trong suốt khoảng thời gian mình bắt đầu biết “đi du lịch” là gì, thì ít nhất, mình khá tự tin, rằng mình biết nhận diện một kẻ thực sự đang đi du lịch, chứ không phải một kẻ đi du lịch chỉ để cho người khác biết mình đang…đi du lịch.

Vậy thực sự, thì (trong mắt mình), một kẻ biết đi du lịch là như nào? Và làm sao để trở thành một kẻ như vậy?

1.Không bao giờ hỏi câu “Bạn đã đi được bao nhiêu nước rồi?”

Thật, thề, và đảm bảo, rằng đây là câu hỏi kinh khủng khiếp và ngu ngốc nhất trần gian.

Người từng đi đến nhiều nơi, nhiều nước KHÔNG đồng nghĩa với việc người ta biết cách đi du lịch

Và người đi ít, chắc cái quần nào là người ta chán ngắt, ít cái kể và không biết cách đi du lịch?

Đây là câu hỏi mang tính chất đo lường ngu xuẩn nhất trên hành tinh. Và thường, chỉ thường thôi, nếu bạn nhìn thấy profile social media của một kẻ nào để những dòng mô tả đại loại như:

[icon tất cả các nước đã đi qua] + [máy bay emoji] + traveler + adventurous blah blah blah

insta LI
Ví dụ như này

Thì tụi đó đến 80% đi du lịch chỉ để show thành tích. Chấm hết.

Thường những kẻ biết đi du lịch, thay vì hỏi câu “Bạn đi được bao nhiêu nước rồi?”, nó sẽ hỏi “Mày thích chỗ nào nhất trong những nơi mày từng đi qua?”.

Hoặc “Cái gì làm mày thấy vui nhất mỗi lần đến một nơi nào đó?”. Đại loại như vậy.

Còn lại, vứt dùm mình cái tư tưởng “Độ ngầu và biết đi du lịch của một ai đó được đo lường bằng số nước người đó đi qua”.

Bởi, nó ngu xuẩn lắm. Thiệt.

2. Không bao giờ quên những nơi mình đã đi qua (ít nhất là tên tỉnh :D)

Hmm. Mình cho rằng việc không nhớ nổi nơi mình đã đi qua, đã đặt chân tới thực sự thì chả có gì là…không ổn.

Nhưng nếu bạn là một đứa “biết-đi-du-lịch-chính-hiệu”, thì việc quên là gần như không thể chấp nhận được.

Nếu bạn là người làm chủ toàn bộ chuyến đi của mình, từ việc lên lịch trình, gặp ai, ăn gì, đi đâu, và hơn hết, có đủ thứ kỉ niệm để nhớ trên đời ở nơi chốn đó. Thì quên tên nó là một việc cực kỳ tội đồ (đối với Uyên).

3. Luôn có thêm ít nhất một bạn mới ở nơi mình từng du lịch tới

Ngoài những người thích đi du lịch solo, thích có không gian riêng, không ưa bù khú hay giao tiếp với xã hội mà mình sẽ không bàn tới, thì nếu đã là một kẻ-du-hành, thì hãy có cho mình một người bạn đồng hành, dù là người quen từ trước hay một kẻ lạ.

Bạn sẽ bất ngờ với những sợi dây kết nối mà mình có sau khi kết thúc hành trình mệt mỏi của mình, sau những lần add friend Facebook mà không biết chừng nào gặp lại, hay đơn giản là sau một cuộc trò chuyện vẩn vơ trong một quán cà phê lạ lẫm nào đó chẳng hạn.

Nhờ sự xã giao trong sự bắt đầu với một tâm thế không mấy hào hứng, mà mình sau một chuyến đi định mệnh, đã có thêm cho mình những người chú, người em, người chị với những mối tình thân không thể nào kể lại bằng lời.

Hơn bất kỳ điều gì, đối với mình, một hành trình ý nghĩa luôn được đo đếm bằng những con người mà mình đã gặp, và cách mình giữ gìn những mối quan hệ đó như thế nào qua thời gian.

4. Luôn biết được thêm một điều hay ho về nơi mình tới

Nếu không phải là một thứ gì đó “to tát ghê gớm” như việc “Quảng Bình là nơi có động tự nhiên lớn nhất thế giới cho tới thời điểm hiện tại”. Thì ít nhất, hãy biết Hàn Quốc cũng ăn thịt chó nhiều như Việt Nam, hay cái be ở miền trung có nghĩa là cái lọ hay cái chai. Hay Phật Giáo dù ra đời ở Ấn Độ nhưng 80% dân ở đây không ai theo Phật Giáo mà là Hindu Giáo, hay không phải ai cứ tới từ Israel là người Do Thái, hay, ít nhất,…Ottawa chứ không phải Toronto là thủ đô của Canada =))))) (nói đến đây là ứa máu).

Nói túm cái quần lại, là hãy đừng chăm chăm vào cái điện thoại, bơi ra ngoài mà chơi với người ta, xem xứ người ta có gì hay mà tìm hiểu, để đừng hở miệng ra là thấy một bồ những kiến thức của một con ếch ngồi dưới đáy giếng. Mệt lắm à.

5. Ít nhất thưởng thức được một trong những món ăn đặc trưng nhất ở nơi đã tới

Tình yêu đi qua đường dạ dày quả không sai. Ngon hay dở, đủ đởn hay không đú đởn, thì đối với mình, ẩm thực là một phần không bao giờ bỏ lỡ khi đi du lịch.

Mình vốn là một đứa đi du lịch không-ham-ăn, những chắc chắn đến cái xứ đó, mình phải biết nó nổi tiếng món gì, của lạ nào mà chỉ có ở đây mới nếm được mùi vị trọn vẹn nhất. Giống như đi Nghệ An mà chưa ăn cháo lươn bao giờ, thì thôi, mình không nên nói gì nữa…

Không phải tự nhiên người ta sinh ra những cuốn city pass guide, lonely planet được đầu tư một bồ chất xám và công sức thử nghiệm trong đó mà thiếu đi được chuyên mục What to eat. Ẩm thực là linh hồn của một nơi chốn, vì dù lỡ các bạn có không đi ngắm nghía được đâu, mà chén được một món ăn nức danh ở chỗ đó, thì cũng coi như thường thức được một phần nào của nơi đó rồi.

6. Tiêu tiền vượt quá mức quy định cho một trải nghiệm và không bô bô lên rằng “như này mới là trải nghiệm!”

Những “Traveler”, “Budget adventurer” ngoài kia hỡi, hãy thôi bô bô việc “Travel the world with no cost”, “Đi Châu Âu chỉ với 20 triệu đồng!” “5 triệu bỏ túi phá đảo Thái Lan 5 ngày 4 đêm!”. Chúng ngươi đi quét hết chợ rồi về phỏng?

Thế kỷ 21 giờ đánh giá quá cao cho việc đi du lịch trải nghiệm tiết kiệm và “khổ sở” rồi hay sao. Đã vậy đi xong về còn bô bô “Đi thế mới là đi du lịch trải nghiệm!”. QQ.

Trải nghiệm không phải là phượt xe máy trải bạt ngủ ngoài đường. Trải nghiệm không phải là đi xin ăn người ra rồi ra vẻ sinh tồn. Trải nghiệm không phải là cứ vật vã vượt đèo lội suối. Trải nghiệm là phải được kinh qua đủ thứ trên đời, và nó mang lại niềm vui cho chuyến đi của mình!

Chẳng sao nếu bạn bỏ ra 500 – 1000 đô để ở một cái Lodge hay Resort lọt thỏm trong rừng nhưng cực đáng đồng tiền bát gạo cả. Đó cũng là trải nghiệm.

Cũng chẳng sao nếu bỏ ra cả ngàn đô để đi một cái tour cưỡi lạc đà ngắm bình minh cả. Tất cả đều là trải nghiệm. Và làm ơn đừng bô bô lên, trải nghiệm xong có kể thì kể từ tốn, hoặc cứ giữ cho riêng mình. Hãy đi và đẹp trong mắt mình, và trong mắt người khác.

7. Không nhìn người đối diện bằng ánh mắt phán xét bởi vẻ bề ngoài

Cái này thì mình biết nhiều người không làm được. Vì bản chất con người mà, ai cũng sẽ có tâm lý “phản biện” – cách nói nhẹ hơn của tâm lý “phán xét”.

Nhưng nếu đi đủ nhiều, quan sát đủ kỹ, thì chắc các bạn cũng chả còn quan tâm đến bề ngoài của người khác nhiều như trước đó nữa. Bởi vì khi đó, tất cả những gì các bạn muốn làm là biến những người mình gặp thành những người bạn trên đường. Mà bạn bè, thì không có chỗ cho sự phân biệt, dò xét, nhất là ở trên những chặng đường khám phá.

8. Không so sánh nơi nào tốt hơn nơi nào

Đúng. Chẳng có nơi nào tốt hơn nơi nào hết. Tôn trọng sự khác biệt, hiểu được văn hóa, lối sống, là chẳng bao giờ bạn có tâm lý so sánh giữa những nơi chốn bạn từng đi qua.

Chẳng đâu xa, lấy gần nhất là Hà Nội với Sài Gòn, một người SG ra HN chơi kiểu gì cũng không khỏi đem hai nơi này ra so sánh tốt xấu. nếu người đó đi ra HN (và những vùng lân cận) chưa đủ nhiều, đụng chạm tiếp xúc chưa đủ sâu, và mang theo một đầu óc hẹp hòi, chắc chắn sẽ so sánh một cách vớ vẩn và thiển cận.

Ngược lại nếu bạn gặp một người đã từng đi nhiều và gần như chui xuống từng hơi thở lớp da của vùng văn hóa gần đó, người ta sẽ hiểu, rằng chưa bao giờ có một tiêu chuẩn để gọi hay so sánh bất cứ một thứ gì là xấu xa và không phù hợp đối với một vùng đất, và nhất là văn hóa ở đó.

9. Tất thảy những điều ở trên + kỹ năng “sinh tồn” và biến hóa khôn lường

Nếu bạn là một con Tắc Kè (không phải ám chỉ phải giống như mình :))), và cảm thấy mình có thể thích ứng ở bất kỳ nơi đâu, tâm thế rộng mở, trái tim rộng mở, và nói như chị Nguyễn Phương Mai từng nói trong Tôi là một con lừa:

“Như một hòn đá lăn. Để không bị bám rêu. Để thấy mình sảng khoái như một cánh chim bay trên thung lũng thăm thẳm. Để đi đến tận cùng sợ hãi khi bước ra khoảng không từ độ cao vời vợi”

Sẵn sàng lao vào những điều đang chờ mình trước mắt, gạt bỏ định kiến, luôn luôn thu nạp kiến thức, kỹ năng, thì lúc đó, bạn đã sẵn sàng trên con đường trở thành một kẻ biết đi du lịch thực thụ.

Chúc các bạn thành công với cái mác cao cả này! xD

Đọc thêm

yêu Quảng Bình

Tại sao mình yêu Quảng Bình đến chết?

Để rõ ràng hơn, thì mình yêu tất thảy những nơi chốn ở Việt Nam. Đi đâu thì đi, không nơi nào bằng quê nhà, và nếu so sánh về cái đẹp và yên bình, thì những quốc gia du lịch hàng đầu khu vực như Thái Lan, Singapore,…còn ở đâu đó xa lắm. Mình nói thật lòng, và mình biết rất nhiều người đồng ý với mình ở điểm này (chỉ không phải về mảng dịch vụ mà thôi).

Nhưng để nói về sự chết mê chết mệt, sự rần rần chảy trong cơ thể mỗi lần nhắc đến, thì chắc chắn, và không thể thay thế, là mảnh đất Quảng Bình nắng gió kia.

Quảng Bình không phải quê hương rứt ruột của mình, nhưng kể từ thời điểm xa nhà để đi học, thì số lần mình về nhà (Nghệ An) tỉ lệ thuận, và thậm chí nhỏ hơn với số lần mình vào Quảng Bình.

Vậy ở đó có cái qq gì để tim mình gục ngã và lui đi lui lại nhiều đến thế?

Thiên nhiên và cảnh vật khiến các mẹ phải thốt lên một chữ “WOW”

yêu Quảng Bình

Đếm đi đếm lại trên đầu ngón tay, hiếm có nơi nào trên mảnh đất Việt Nam hội tụ được tất thảy những tinh túy mà thiên nhiên trao tặng như Quảng Bình: núi hùng vĩ, biển trong xanh, cồn cát trắng xóa, sông hồ xanh mướt, hang động bạt ngàn, thung lũng nên thơ, thực vật đa dạng,…

Và chưa kể đến, tất cả chúng đều đẹp một cách ngoạn mục, chứ không phải đẹp một cách bình bình tầm thường.

Không tự nhiên mà du lịch Quảng Bình 5 năm trở lại đây lại có một bước chuyển mình ngoạn mục như thế. Kể từ giây phút hình ảnh của hệ thống hang Sơn Đoòng được phát trực tiếp trên đài BBC của Anh, Quảng Bình như được phá vỡ cái bọc kén bí bách lâu năm của mình, vươn đôi cánh ra tầm thế giới.

Và để kể cho các bạn nghe, Quảng Bình không chỉ có mỗi Sơn Đoòng đâu, Quảng Bình có cả tá nơi sẽ khiến các bạn không muốn cũng phải đem lòng yêu nơi này, bằng một cách không hề ép buộc.

Ngoại trừ những điểm rất nổi tiếng và được biết đến phổ biến như:

  • Động Phong Nha Kẻ Bàng, Động Thiên Đường, Hang Tiên Sơn, Biển Đá Nhảy, Biển Nhật Lệ, Cồn Cát Quang Phú, Vũng Chùa – Đảo Yến,…

Thì Quảng Bình còn nhiều “viên ngọc thô” và hoang sơ khác không nhắc đến thì phí cả đời như:

  • Sông Chày Hang Tối, Hệ thống các hang động khu vực Sơn Đoòng: Hang Én, Hang Tú Làn, Hang Tiên, Hang Va, Hang Nước Nứt, Suối Nước Moọc, Làng – Thung lũng Bồng Lai,…
yêu Quảng Bình
Thung lũng Bồng Lai: Ảnh minh hoa thôi nhưng bên ngoài cũng đẹp thật các mẹ ạ
yêu Quảng Bình
Hang Tối sông Chày
yêu Quảng Bình
Động Tiên Sơn
yêu Quảng Bình

Mách nhỏ: Oxalis – nhà tổ chức tour mạo hiểm lớn nhất Quảng Bình cũng như chuyên nghiệp nhất Việt Nam đang giảm giá siêu bự cho những bạn thích khám phá mạo hiểm các hệ thống hang Sơn Đoòng cũng như các hệ thống hang khác. Tranh thủ bọn Tây lông không qua, giá vé bay và tour đang rẻ hốt lẹ đi mọi ngửi ơi sắp hết hè rồi 🙁 Vào đây tham khảo chi tiết giá tour nè!

Đồ ăn ngon tới nỗi ăn xong phải thầm cám ơn trời đất

…Vì đã sinh ra mảnh đất Quảng Bình này. Và có đếm tới tết Công Gô cũng chưa hết :((

  • Cháo canh
  • Ốc xào
  • Gà Bóp
  • Xôi chiên
  • Chả Ram
  • Bánh bột lọc, bánh bèo, bánh khoái
  • Cháo hàu
  • Tất cả các thể loại hải sản…

Ngoài chuyện ăn ngon ngập họng thì Quảng Bình cũng không phải chốn khỉ ho cò gáy như nhiều bạn (của Uyên) vẫn nghĩ đâu. Nhiều chỗ bay nhảy hay ho để khám phá lắm.

Uyên có thể recommend cho các bạn một nơi mà Uyên đảm bảo là cool nhất đất Quảng Bình/Đồng Hới về mặt chill, đẹp, sống ảo được già dặn được, quẩy được salsa cũng được, và hơn hết là còn được phục vụ và chào đón bởi bà chủ cute lạc lối nhất hành tinh. Nó tên là Buffalo Beach Bar.

*Này là quán của Mami aka mẹ nuôi của Uyên, nhưng không vì lẽ đó mà PR bậy bạ đâu à nghen, bởi vì thiệt tình không chê được, bởi vì sao?

View sát biển, nguy cơ méo mồm vì gió lồng lộn

Buffalo Beach Bar

Decor nghiện mắt hơn bồ của Uyên

Buffalo Beach Bar

Nhiều góc chill tưởng chết

Buffalo Beach Bar

Đồ ăn ngon tưởng ngất, giá ok tưởng xỉu

Buffalo Beach Bar

Bà chủ cưng tưởng fake 😀

Buffalo Beach Bar
Mami tui đó, cưng xỉu chưa?

Dịch vụ đi kèm tiện tưởng đùa

Buffalo Beach Bar

Từ nay việc di chuyển từ Đồng Hới đến Phong Nha đã dễ như ăn bánh, vì điểm xuất phát (và cũng là văn phòng đại diện của Oxalis) sẽ nằm tại Buffalo Beach Bar luôn. Một chuyến Shuttle Bus đi thẳng từ Đồng Hới đến Phong Nha chỉ với 60k/người/chuyến mà thôi các bạn ới.

Trong lúc đợi xe thì các mẹ có thể thoải mái ngắm biển uống bia ở Buffalo, lôi mami Uyên ra giết thời gian cũng được nghen =)))

Đặt vé xe shuttle bus ở đây nha các bạn!

Nhiều trai xinh gái đẹp tưởng…cái động :3

Buffalo Beach Bar
Như này đã đủ chảy nước…miếng chưa?

Bonus thêm cho các bạn trẻ lông bông không thích ngủ khách sạn, mami Uyên còn có thêm 1 em hostel cùng tên Buffalo.

Ở đây đủ chuẩn ngủ lang, có bàn bi.a tha hồ chọc đỡ chán, bia ngon uống đỡ sầu, nhân viên cũng cưng không kém bà chủ, đủ hào phóng để cho các bạn nợ tiền phòng lần sau đến trả (nhưng lấy lại gấp đôi + thêm nụ hôn lồng cháy:D)

7DA7AC2032AA489C93F7 33639053
Hông phải đẹp nhứt nhưng là vui nhứt Đồng Hới, hứa, đảm bảo luôn!

Nghía qua thử ở đây nghen!

Nói dông nói dài nãy giờ, mục đích cuối cùng vẫn không phải để PR lộ liễu như các bạn thấy, mà để khẳng định thêm lần nữa rằng, Uyên yêu Quảng Bình đến chết thiệt. Không có đùa được.

Nên là, ai chưa đi thì đi cho lẹ, để dăm năm nữa Quảng Bình “hạ giá phòng” hạ luôn chất lượng, là hận đời.

Còn ai đi rồi thì đi lần nữa, coi có yêu được Quảng Bình như Uyên không, còn không thì để về phỉ vào mặt con Uyên rằng “mày lầm to!” chẳng hạn, tốn có cái vé máy bay là cùng. Hầy!?

Book chiếc vé đi Quảng Bình chơi thử ở đây coi nè!

Chúc các bạn cũng sẽ sớm yêu Quảng Bình đến chết như Uyên xD

IMG 1524 scaled e1612114023815

Nghề hướng dẫn viên du lịch, khách Việt Nam và những điều ai cũng biết

Được mùa nghỉ dịch nghỉ làm (sắp tới là nghỉ luôn), ngồi xuống nốc ít cà phê sữa đá, ngẫm về sự đời kiêm tâm sự tỉ tê cho các bạn về cái nghề được lầm tưởng nhiều nhất trái đất, và cũng là cái nghề mình mắc nợ với nó nhiều nhất: Hướng dẫn viên du lịch.

Và cũng nhân dịp ngành Du Lịch bị đánh phá tan tành, anh em HDV du lịch lâm cảnh đứng đường vá xe, bán thực phẩm chức năng, và mình thì chuyển qua gõ chữ kiếm tiền, mình tức cảnh sinh nghiệp nhớ nhung, xin tâm sự chút xíu về chuyện nghề nhạt nhẽo.

Một đứa tự coi mình là không mấy thân thiện với xã hội, từng nhốt mình trong phòng coi liền tù tì 4 quả phim hack não tâm lý nặng nguyên một ngày, cày Boom Online cho lên bằng được siêu cấp 5 trong suốt 3 tháng hè (đã qua thời trẻ trâu), nghe Death Metal, Nu Metal thay vì V-pop K-pop C-pop nguyên quãng 4 năm cấp 2, im lặng làm việc của mình trong mọi cuộc bù khú giữa những người xa lạ, thì việc giờ đây là một HDV du lịch đối với mình, là cả một sự chuyển biến mạnh mẽ đến khó tin.

Tất nhiên mình không nói tất cả những hành vi, suy nghĩ, và môi trường mà mình lớn lên từ bé sẽ quyết định tương lai của mình sau này, nhưng chắc chắn, con người mà mình biết ở bản thân cách 5 năm, sẽ khó nghĩ đến việc sau này mình làm một cái nghề liên quan quá nhiều đến con người và xã hội, là hai thứ mình từng né tránh một cách mãnh liệt.

Trở lại về thực tại

Bảy năm sau, mình theo ngành Du Lịch, cụ thể hơn là ngành Việt Nam Học, và có thể thay thế cho tên ngành học quái đản này là “Hướng dẫn viên du lịch”. Chắc có lẽ trường nghĩ để thành HDV thì phải nghiên cứu được nát đất Việt Nam cái đã.

Trường đúng, không sai, và từ đó, mình lâm vào một cái nghiệp không phải mỗi nghiên cứu về Việt Nam, mà còn nghiên cứu cả nhân văn thiên địa triết lý vật lý y học phong thủy lịch sử tôn giáo học. Và đó là một cái nghiệp không bao giờ có hồi kết, cũng như chẳng ai hiểu hết được nó là cái quái gì. 

Mình không biết các bạn đã từng bao giờ đi du lịch theo tour bài bản, có HDV đi theo từng li từng tí cho các bạn chưa. Nhưng hầu hết, khái niệm về ngành nghề này ở tất cả những nơi mà mình đi qua, ở tất cả những người mà mình đã từng tiếp xúc và gặp gỡ, thì nói thiệt, sai bét bè nhè, sai đến độ mệt mỏi, sai đến buồn rầu và rẻ rúng.

Chuyện sai và đúng ở đây mình chỉ đề cập đến một yếu tố duy nhất thôi, chính là tư tưởng về nghề. Tất nhiên mình không thể bắt các bạn hiểu được hết một nghề mà bạn không làm, nhưng ít nhất, hãy rộng mở đầu óc về một cái nghề, và đừng bao giờ gắn cho nó một ý nghĩ nhất định. Mình đang đề cập đến không chỉ mỗi những người ngoài cuộc, mà còn cả những người trong nghề, khi họ vẫn có những thành phần lệch lạc về nghề nhan nhản ngoài kia.

Khi một người hỏi bạn “làm cái gì?”, và bạn mở mồm ra nói rằng bạn làm du lịch, hay cụ thể hơn là HDV du lịch, bạn sẽ auto được nghe những câu đại loại (gần như ngay lập tức) như thế này: “Chắc đi nhiều lắm nhỉ”, “nghề này sướng thế suốt ngày được đi”, “làm HDV du lịch chắc kiếm được khá nhỉ?”, chứ ít khi bạn nghe được những câu như “làm HDV du lịch có gì vui không?”, “làm HDV du lịch chắc mệt lắm nhỉ?”.

Mình chờ hoài, ròng rã 3 năm chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay 2 – 3 người hỏi mình hai câu tương tự như thế. Và mình chỉ chờ có thế để có thể hét lên thật lòng là “Mệt bỏ m.!”

IMG 1527 1
Không sung sướng gì cho cam

Đối với dân trong nghề HDV, dù là HDV trong nước hay quốc tế, thì điều mà họ sợ nhất, khiếp đảm nhất không phải là không được tips nhiều, không có tour nhiều để đi, mà là sự không tôn trọng và lệch lạc tư tưởng về nghề HDV của những người mà họ đang phục vụ.

Mình đã từng làm qua cả ba đối tượng khách chính trong lĩnh vực du lịch là du lịch Inbound (du lịch cho khách nước ngoài đến VN), du lịch Outbound (du lịch cho khách VN ở nước ngoài), du lịch nội địa (du lịch cho khách Việt đi trong VN). Cả ba mảng này đều có những cái khó, cái thú vị của nó, nhưng phân khúc khách làm mình trày da tróc vảy nhiều nhất là khách du lịch nội địa, cụ thể hơn, là khách Việt mình.

Nghe quen quá đúng không? Nghe muốn nhàm tai luôn ấy chứ. Nhưng đó là sự thật. Luôn là thật, thật đến độ nói đến nhiều tới mức người ta nghi ngờ đó không phải là sự thật nữa.Khách Việt mình không khó để phục vụ. Mà là rất khó. Các bạn biết vì sao không? Vì khách Việt thường không quan tâm đến giá trị bên trong, mà chỉ quan tâm đến giá trị bên ngoài.

Đến đây, các bạn đừng nhảy bổ vào mau mắn ném cho mình những câu như “đừng vơ đũa cả nắm như thế”, “khách Việt có người này người nọ, tây mũi lọ nó cũng đầy người như thế”. DẸP! Mình chỉ đưa ra kết luận sau nhiều năm quan sát, làm việc, phân tích, và cuối cùng rút ra cho mình một cái XU HƯỚNG CHUNG, chứ không phải một PHÁN XÉT PHIẾN DIỆN.

Khách Việt mình có một ưu điểm là rất tình cảm, rất quan tâm lẫn nhau. Quan tâm đến độ phiền hà luôn :D, bởi cái văn hóa cộng đồng, văn hóa làng xóm nó đã ăn sâu vào máu dân tộc Việt mình rồi. Mình thích điểm này ở khách Việt khi mình đi dẫn tour.

Chỉ có đi với khách Việt mình mới có những khoảnh khắc xưng hô Con với Cô, Con với Chú nhờ tính chất ngôn ngữ tiếng Việt, mới có những lúc đùa vui hay chơi game vui muốn nổ cái xe (khách Tây ít có khái niệm chơi teambuilding như mình). Thế nên, mình yêu cái gần gũi làng xóm này lắm. Yêu đến chết mà thôi.

singapore 1
Một trong những đoàn vui nhất mình từng dẫn

Còn lại ư? Mình sợ khách Việt mình cũng đến chết. Cụ thể là mình sợ cái gì?

Mình sợ mỗi lần khách so sánh giá tour công ty này công ty kia, bảo sao bạn tao mua được rẻ hơn tao, cũng đi Thái Lan mà sao bên mày bán mắc thế.Mình sợ mỗi lần khách sai HDV như sai con đẻ một cách quá đáng, ngoài tour rồi hết BVS cũng gọi điện nhờ mua bằng được.

Mình sợ mỗi lần khách không thèm nghe thuyết minh dặn dò, đi lạc xong làm toáng lên bảo không thấy HDV dặn dò gì cả biết đường nào mà đi.

Mình sợ mỗi lần khách công nhân lên xe không quan tâm gì ngoài việc đi nhậu và đem bia lên xe uống.

Mình sợ mỗi lần ra nước ngoài là tay xách nách mang một đống vali dù chỉ đi 3 ngày.

Mình sợ mỗi lần check in đoàn ai cũng nhốn nhào đòi ngồi đầu, trong khi không chịu bỏ tiền ra mua ghế đầu (đang nói đến airlines giá rẻ).

Mình sợ nhiều lắm, mình sợ không phải vì mình không control được khách của mình, mà mình sợ khách của mình vẫn cứ giữ khư khư cái tư tưởng hẹp hòi nghèo nàn mãi ấy trong đầu. Cái đó, thì ngành nào cũng sợ.

Nếu nói sợ là dấu hiệu của việc mình không giỏi thì cũng không hề sai. Nhưng sự tôn trọng mình nhận được từ những đối tượng khách hàng khác (mà không phải khách Việt) là cực kỳ rõ ràng, và là điều không phải dễ tả bằng lời.

Mình còn nhớ như in chuyến tour đi cùng một gia đình Việt Kiều, bà vợ và 2 đứa con là người Việt, ông chồng người Hongkong. Bà vợ là một người cực kỳ xét nét, và nói thẳng luôn, là cực kỳ không biết điều. Trong khi đó, ông chồng là luật sư và cũng rất khó tính và xét nét, nhưng lại là một người cực kỳ biết điều, và suy nghĩ chín chắn trước khi phát biểu một điều gì đó.

Thời điểm đó mình đưa đoàn tới phố cổ Melaka ở Malaysia – một trong những di tích văn hóa cực kỳ quan trọng ở đây. Vừa bước chân xuống phố cổ mấy bước, bà vợ bật ngay một câu: “Không hiểu chỗ này có cái gì mà người ta đến chơi vậy trời, vừa đông đúc vừa dơ” (trong khi trước đó mọi người ai cũng tấm tắc được nghe về lịch sử uy hùng của phố cổ Melaka). Rồi bà ta quay qua ông chồng tức tưởi “You have to talk to her, why she brings us here, it’s so ugly!”.

Nghe đến đây chắc hẳn các bạn đang nghĩ trong đầu rằng chắc tại mày nói chán quá, làm bả không thấy hào hứng nên mới nói vậy. Nhưng sự thật thì cả đoàn chỉ có mỗi mình bả chê lên chê xuống, nguyên cái tour 6 ngày ở Sing và Mã chỉ muốn đi ăn nhà hàng sang, dắt con đi ăn Burger King, McDonald hết 5/6 ngày, đòi vào shopping mall chứ không đi tham quan, kêu nóng chịu không nổi đòi ngồi trên xe chứ không xuống đi cùng mọi người,…

Ở trên chỉ là một trong vô vàn câu chuyện mình được trải qua cùng nghề, chưa kể đến những trải nghiệm “thú vị” hơn khi bị gạ gẫm, bị coi thường, bị bắt bẻ, và bị đối xử không khác gì một đứa “cu li cao cấp”.

Khách Việt Nam là một trải nghiệm nghề khó khăn, thử thách gấp đôi bởi đó là người của mình, người dân tộc mình, nói ngôn ngữ của mình và mang chung một dòng máu văn hóa chảy trong người với mình, và để làm hài lòng người trong nhà, đối với mình, còn khó hơn cả với người lạ.

Nhưng không phải thế mà khách nước ngoài là một level cao hơn. KHÔNG CÓ CHUYỆN ĐÓ XẢY RA ĐÂU! Mình có thể khẳng định là không có khách nào ồn hơn Trung Quốc, nháo nhào hơn Ấn Độ, thảo mai hơn Mỹ và nghiêm túc hơn Đức (tất nhiên có rất nhiều ngoại lệ).

Và kể cả có nói gì đi chăng nữa, thì một đứa làm HDV, phải là sự hội tụ của sự “cái gì cũng biết và cái gì cũng không biết”.

Để chi? Để nói để chỉ cho người ta xem thế giới thú vị đến chừng nào, và để luôn luôn khao khát tìm tòi, học, lục lọi, đào bới, cày cuốc để lấp vào “cái gì cũng không biết đó”.

Và quan trọng nhất, phải có một cái đầu lạnh và một trái tim nóng bỏng.

Để chi? Để chửi khách bằng một nụ cười tươi rói trên môi. 😀

Crying Wojak / Feels Guy Smile Mask Meme Template
2 5

[Crazy Stupid Journeys] Chương cuối cùng: Nhà Uyên về, Hà Giang Uyên chờ.

Hôm nay mở một loạt entry nháp trong blog của mình ra, thì chợt thấy có một bản đã được ủ đến mức gần lên men từ 2019. 

Đó là một bản nháp nằm trong chuỗi bài tâm sự tỉ tê những câu chuyện ngu ngốc trong hành trình Xuyên Việt suốt 2 tháng bằng xe máy của mình vào hè 2016. 

Bản nháp kể về điểm cuối cùng trong hành trình của mình, cũng là nơi mình luôn dành cho nó một tình cảm rất đặc biệt – Hà Giang. Mình muốn viết tiếp câu chuyện cuối cùng cho hành trình đẹp đẽ này, và đặt một dấu chấm lửng cho series sẽ tiếp tục còn có những điều mới mẻ hơn trong tương lai. Yeah.

f7a1a8a086b911eaadffd943f65c0afd

Một góc nhìn từ cột cờ Lũng Cú

Trở về từ Bắc Giang lạ mà quen, mình vẫn chưa qua nổi cơn nhớ nhung tha thiết núi rừng. Với mình, tình yêu đối với núi non chưa bao giờ là đủ. Sinh ra ở nơi rừng bạt ngàn biển mênh mông, sông suối có, ao hồ cũng không thiếu, thế nhưng cứ thế mà đâm đầu vào trót yêu mấy tảng đá dựng đứng một màu gọi là núi.

Không gì sánh được cái cảm giác như được nhấc bổng lên hoàn toàn, bé nhỏ đến bao nhiêu khi trước mặt là bạt ngàn rừng núi, phía dưới chân là thung lũng, xung quanh là mây mù, mùi cây cỏ ẩm cứ vương bên cánh mũi. Mình có kiêu căng ngạo mạn đến mấy, cái tôi lớn đến mấy, mạnh mẽ đến mấy, đứng trước núi rừng vẫn cứ cảm thấy yếu đuối, tí hon như một hạt cát, cảm thấy mình chưa biết một tí ti gì về thế giới này.

“Đi Hà Giang với em!” – mình quăng một câu lạnh tanh cụt ngủn về phía Linh, người anh đến từ Hải Dương mà mình quen được ở Sài Gòn. Kể ra mình cũng ít có lạnh lùng vô duyên, khi ra tới Hà Nội mà chỉ chăm chăm gạ gẫm người ta để thỏa mãn mục đích của mình. Mình đã luôn nghĩ về Hà Giang suốt chuyến đi, đã tưởng tượng trong đầu sẽ một mình một ngựa oanh tạc hết cái Đông Bắc cho bằng được, kiểu ta đây cóc cần đứa nào đi cùng. 

Thế nhưng bây giờ trong một trưa nắng gắt bên tách cà phê ở Cộng, mình lại thốt ra câu đấy với anh Linh. Anh có vẻ cũng bất ngờ với ý định đó của mình, liền ngắc ngứ hỏi han đi bao lâu, chừng nào về, rồi plan như nào blah blah. Mình trả lời: “cứ đi thôi, em chả biết”.

Đúng 2 ngày sau, mình và anh Linh đã đầy đủ đầu mình tay chân cùng một em lều yên vị trên xe tiến về phía đông Hà Nội. Đây là ngày mình vừa háo hức, vừa buồn đến thối cả ruột. Háo hức vì suốt 2 tháng vừa qua, đây sẽ là lần mình được người ta chở đi gần như nguyên một quãng đường xa xôi, không còn cảnh tự xế trong cô đơn nữa. Cả háo hức vì sắp chạm tới cực Bắc, sắp đặt được dấu chấm đẹp đẽ cho hành trình của mình rồi. 

Nhưng buồn thối ruột vì sao? Vì mình sẽ sắp phải tạm kết thúc hành trình của mình, sắp hết được lăn lê bò trườn ưỡn ngực ra chầm chậm hít hà cuộc sống bụi đường, sắp phải quay lại bốn bức tường ở nhà, sắp được đi tiếp đi hết cái miền Tây Nam Bộ, nhưng sẽ không còn tự do nữa. 

Đi một mình rất vui, nhưng một mình quá nhiều đâm ra chai sạn, riết không còn phản ứng với những người đi chung nữa, thế nên lần này có được bạn đồng hành trên một quãng đường dài, mình cảm thấy như được trải nghiệm một điều gì mới mẻ tươi tắn hơn.

Mình liến thoắng suốt đoạn đường từ Ngã Tư Sở – nơi mình ở cùng nàng thơ của mình cho đến khúc cua băng qua Vĩnh Phúc, tạt qua Tuyên Quang cho đến trung tâm thành phố Hà Giang với anh Linh. Mình nói về đủ thứ trên đời, nào địa lý lịch sử triết lý văn học, cho đến những thứ vu vơ vớ vẩn nhất là tại sao vạch ở giữa đường có chỗ thì thẳng liền chỗ thì đứt đoạn (Đố các bạn biết tại sao). 

Sau chuyến đi này, mình mới biết có người không biết AH1 là viết tắt cho cái gì, TL là cái quần gì vẫn thường xuất hiện trên bản đồ dọc đường đi, và Nghệ An là tỉnh lớn nhất Việt Nam!? 🙂 Theo kế hoạch tạm thời được bàn bạc ngay trên đường đi, bọn mình sẽ ở lại TP. Hà Giang 1 đêm, sau đó tiếp tục dừng ở thị trấn Yên Minh 1 đêm, băng lên Lũng Cú, vượt đèo Mã Pí Lèng qua thị trấn Mèo Vạc, sau đó thì sống chết tính sau. 

0feed1d086ba11eaa5d2176b12d54111

Đèo lên đến Lũng Cú

Thế nhưng cuộc đời với mình không bao giờ là bình thường. “Đi luôn đi anh!” – mình nhẹ nhàng bật ra một câu khi đặt chân được tới trung tâm thành phố Hà Giang, ngồi chễm chệ ăn trưa lúc 1h chiều. mình và anh Linh đến được TP Hà Giang trong vòng hơn 5 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 8 rưỡi sáng. “Còn sớm quá, ở lại đây một đêm chết già mất!” – mình chắc nịch một câu.

Mình nói ra câu đấy mà không biết sự tình ra như thế này là đều nhờ vào sự bay theo chiều gió của mình, không plan, không một lịch trình cụ thể. Nói thật ra, mình thích để mọi sự tự nhiên, nếu cứ đi theo một đường thẳng, sẽ chẳng có gì thú vị, chẳng còn gì để kể. Và giờ đây theo như ước nguyện, mình có thứ để kể, về sự “lên kế hoạch” tuyệt vời của mình, một sự có thể gọi là vừa cố tỏ ra cool ngầu vừa ngu ngốc.

2031409086b611eab13cb3f3ee96f100

Một góc trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống sông Nho Quế

Còn tiếp…

 

the nets flash pay

Đi Singapore là phải có thẻ NETS Flash Pay

Bài viết không có sponsor đâu nên là khỏi lăn tăn nha mí bợn 😀

Anws, các bạn ạ. Nếu các bạn là một con chiên đi du lịch tự túc, và kể cả có ý định chuẩn bị đi tự túc Singapore lần đầu tiên, thì hãy nghe Uyên, sắm cho mình một cái thẻ NETS Flash Pay ngay và liền cái đã!

Nếu các bạn đã đọc chán chê, tìm hiểu phê pha các bí kíp ăn chơi ở Singapore xong rồi, thì hãy qua đọc tiếp tục về cách xài tiền ở Singapore sao cho đúng chuẩn hiện đại và tiện lợi của Uyên nha.

Và cái tiện và hiện đại ở đây Uyên muốn nói tới đó là chiếc thẻ thanh toán thần thánh NETS Flash Pay

Nếu các bạn đã từng nghe qua hoặc dùng qua thẻ EZ Link bên Sing rồi, thì chiếc thẻ NETS Flash Pay này còn lợi hại hơn thế nữa.

thẻ NETS Flash Pay
Thẻ EZ Link cũ chỉ có chức năng thanh toán phương tiện công cộng

Nếu thẻ EZ Link chỉ dùng để thanh toán được cho các phương tiện di chuyển như MRT, LRT, xe bus mà thôi, thì thẻ NETS Flash Pay thanh toán cho được hầu hết tất cả mọi thứ từ ăn uống, mua sắm, cửa hàng tiện lợi và cả tất cả các phương tiện công cộng luôn.

thẻ NETS Flash Pay
Còn chiếc thẻ NETS Flash Pay thần thánh này có thể thanh toán cho hầu hết mọi dịch vụ nè

Điểm mua thẻ NETS Flash Pay ở Singapore:

  • NETS Customer Service Centre
  • NETS FlashPay Online Store
  • TransitLink Ticket Offices
  • 7-Eleven stores
  • Buzz Pods
  • Changi Recommends
  • Cheers
  • FairPrice Xpress
  • Vicom
  • Star Mart at all Caltex Petrol Stations
  • Travelex Moneychangers at Changi Airport

*Mua thẻ trước từ Việt Nam bạn có thể đặt mua online tại Klook ở đây nha

Thẻ này có trị giá là 5SGD, có sẵn 7SGD trong thẻ (5SGD không có giá trị hoàn lại được)

Ngoài ra bạn có thể đặt thẻ có sẵn các mệnh giá khác nhau để đỡ mất công top up. Hiện trên Klook có 3 loại: Loại có sẵn 7SGD, 15SGD30SGD. Tùy vào nhu cầu các bạn có thể chọn cho mình một mệnh giá phù hợp nha.

Các điểm top up thẻ NETS Flash Pay

  • Các cửa hàng 7-Eleven (trừ các trạm xăng Shell)
  • Buzz Pods
  • Cheers
  • FairPrice Xpress
  • Văn phòng vé TransitLink
  • Các trạm tự phục vụ NETS
  • Các máy nạp tiền NETS
  • Ứng dụng NETS FlashPay Reader (chỉ dành cho HĐH Android)
  • Add Value Machine Plus (AVM+)
  • General Ticketing Machines (GTMs)
  • Các cây ATM ngân hàng địa phương (DBS/POSB, OCBC và UOB)
  • Trung tâm dịch vụ khách hàng NETS

Mang theo vừa tiền mặt thôi, tận hưởng sự tiện lợi và hiện đại của công nghệ nha các bạn. Chúc các bạn đi du lịch dễ dàng! xD

[mc4wp_form id=”2333″]
13

Lịch trình Singapore – Malaysia 6 ngày 5 đêm và từng bước lên kế hoạch

Trước khi đi vào chi tiết cho lịch trình Singapore – Malaysia, hãy khoan vội vàng gạch đầu dòng ngày 1 ngày 2 làm gì.

Điều đầu tiên để có một lịch trình suôn sẻ là phải nghiên cứu tổng thể trước về chuyến bay, giờ bay, và khoảng thời gian bạn muốn đi.

Lịch trình mình lên là cho 6 ngày 5 đêm. Xác định đi vào thứ 6 (để tiết kiệm hai ngày cuối tuần là t7 và chủ nhật để không phải xin nghỉ phép). Vậy đặt vé bay như nào cho tiện?

Khung giờ bay từ Việt Nam đi Singapore/Malaysia

Bất kể là đi từ Sài Gòn hay Hà Nội, qua Singapore trước hay Malaysia trước, thì các bạn vẫn nên chọn bay khung giờ Sáng – trưa, để tận dụng được nguyên một ngày đi chơi và 1 đêm khách sạn trọn vẹn.

Nếu bay từ SG/HN qua Singapore trước: Nên bay Vietjet/ Jetstar; Bay chuyến từ 9h30 sáng – 12h30 trưa

lịch trình Singapore - Malaysia

Nếu bay từ SG/HN qua Malaysia trước: Nên bay Airasia; Bay chuyến từ 9h30 sáng – 12h30 trưa

lịch trình Singapore - Malaysia

Tương tự chiều về: Hãy chọn chuyến từ trưa trở đi (rẻ hơn) vào khung giờ từ 13h – 17h để tránh việc ra sân bay lập cập ngày về, và cũng vừa thời gian để checkout khách sạn, bắt taxi và ra thẳng sân bay luôn.

lịch trình Singapore - Malaysia

Rồi, xác định được giờ bay, hãng bay, ngày bay rồi thì làm gì tiếp theo?

Xác định thời gian cho từng nước

  • Ở Singapore: 3 ngày 2 đêm là đủ!
  • Ở Malaysia: 3 ngày 3 đêm là…vừa đủ

Xác định các điểm chính muốn đi

Singapore

  • Công viên sư tử biển Merlion
  • Đảo Sentosa: Bảo tàng sáp, SEA Aquarium,…
  • Bảo tàng khoa học nghệ thuật (Art Science Museum)
  • Garden By The Bays
  • Jewel Changi
  • Chùa Răng Phật (China Town)

Malaysia

  • Kuala Lumpur: Chùa bà Thiên Hậu, Động Batu, Tháp đôi Petronas, Cung điện Hoàng Gia, Cao nguyên Genting, Thành phố mới Putra Jaya
  • Melaka: Chùa Cheng Hoon Teng, Phố đi bộ Jonker, Pháo đài Formosa, Quảng trường Hà Lan, Đồi Saint Paul,…

*Đối với những bạn chỉ có khung thời gian là 6 ngày, thì ở Malaysia điểm tiện nhất vẫn là phố cổ Melaka. Điểm này không quá xa, di chuyển tiện lợi chỉ mất gần 4 tiếng đi xe bus, có nhiều điểm hay ho để tham quan, đồ ăn ngon, phong phú.

Còn lại những thành phố khác ở Malaysia như Penang, Langkawi, Georgetown,...các bạn nên sắp xếp riêng một chuyến đi mỗi Malaysia thôi hoặc phải có nhiều thời gian hơn.

Chi tiết cẩm nang về các điểm khác ở Malaysia các bạn có thể tham khảo ở đây nha.


Lịch trình gợi ý chi tiết

Ngày 1: Sài Gòn/ Hà Nội – Kuala Lumpur

  • Bay chuyến sáng 9h30 – 11h30 tới sân bay Kuala Lumpur
  • 13h: Check – in khách sạn, ăn uống, nghỉ ngơi
  • 14h30: Đi Chùa bà Thiên Hậu
  • 17h: Ghé Shopping Mall Suria KLCC shopping
  • 18h30: Chụp ảnh, thăm quan quảng trường và Tháp đôi Petronas
  • 19h: Ghé China Town ăn tối
  • Sau 20h: Đi quẩy tự do

Ngày 2: Cung điện hoàng gia Mã Lai – Động Batu – Cao Nguyên Genting

  • 8h30: Ăn sáng, chuẩn bị
  • 9h30: Ghé Cung điện Hoàng Gia Mã Lai
  • 10h30: Động Batu
  • 12h: Ăn trưa
  • 14h: Cao nguyên Genting, đi cáp treo, thăm casino, khu vui chơi tổng hợp, shopping
  • 17h30: Quay về trung tâm KL
  • 19h: Về khu ẩm thực Jalan Alor ăn tối, massage chưn,…
  • Sau 20h: Quẩy

Ngày 3: Kuala Lumpur – Melaka

  • 9h: Đi tham quan thành phố mới Putra Jaya, check in nhà thờ Hồi Giáo màu Hồng, nhà quốc hội,…
  • 12h: Xuất phát đi Melaka
  • 14h30: Check in khách sạn Melaka, ăn nhẹ
  • 15h: Tham quan Quảng trường Hà Lan, Đồi Saint Paul, chùa Cheng Hoon Teng
  • 18h: Ăn tối ở nhà hàng Satay Celup/ Chicken Rice Ball Formosa
  • 20h: Đi chơi ở phố đi bộ Jonker, quẩy tiếp

Ngày 4: Melaka – Singapore

  • 9h: Xuất phát đi Singapore đến bến xe Golden Mile Tower
  • 13h: Check – in khách sạn Singapore
  • 14h: Qua khu vực Bugis shopping và ăn uống
  • 16h: Bảo tàng ArtScience
  • 18h: Qua khu Chinatown ăn uống, shopping
  • Sau 20h: Quẩy

Ngày 5: Đảo Sentosa – City tour

  • 9h30: Đi Đảo Sentosa: Thăm quan SEA Aquarium, Bảo tàng sáp + đi thuyền
  • 15h: Trở về trung tâm, đi công viên sư tử biển Merlion, tòa nhà sầu riêng Esplanade
  • 16h30: Garden By The Bay
  • 19h: Thăm thú Marina Bay Sand, shopping,…
  • 20h30: Xem Show nhạc nước cạnh bến ngay bên ngoài Marina Bay Sand
  • 21h: Quẩy ở Clarke Quay

Ngày 6: Singapore – Jewel Changi – Nhà (Bay về chuyến chiều trong khung giờ tầm 14h – 18h)

  • 9h: Ăn sáng, check out khách sạn
  • 9h30: Ghé Jewel Changi chơi, chụp ảnh, thăm thú
  • 12h: Chuẩn bị làm thủ tục check – in sớm => Shopping duty Free trong sân bay
  • Và cuối cùng là về nhà thoaiiii

Một số lưu ý để chuẩn bị cho chuyến đi

  • Liên lạc: Tốt nhất là mua Sim 4G để nghe gọi, các bạn nên mua sim có thể vừa dùng data, vừa gọi được, loại dành cho khách du lịch. Các bạn có thể đặt và lấy sim luôn tại Việt Nam của Gohub, nhanh và dễ dàng, có 100GB dùng trong 5 ngày.
  • Di chuyển giữa 2 nước: Hầu hết các chặng di chuyển từ Singapore qua Malaysia, Malaysia qua Melaka, Melaka qua Singapore mình đều book xe bus online trên 12go.asia, các bạn có thể search hầu hết tất cả các chặng xe bus trên đây, đầy đủ thông tin, rất tiện.
  • Di chuyển trong Singapore: Các bạn có thể đi taxi (rất mắc nha), hoặc tốt nhất là đi MRT. Nếu đi MRT các bạn nên mua thẻ EZ Link/Netflash Pay, đây là cách tiết kiệm nhất để đi MRT, chi tiết các bạn có thể xem qua bài viết khác của mình ở đây
  • Di chuyển trong Malaysia: Hầu hết ở Malaysia mình đều đi bus/Grab. Grab ở Malaysia cũng không quá mắc nên nếu đi nhóm đông các bạn có thể bắt Grab đi nha. Ở Melaka cũng đã có grab nhé, khỏi suy nghĩ lăn tăn nè.
  • Tất cả các dịch vụ vé tham quan vào cổng ở Singapore như: SEA Aquarium, Universal Studio, Madam Tussaud (Bảo tàng sáp), hoặc tất cả các dịch vụ khác trên đảo Sentosa, các bạn nên đặt vé online trước (mình hay đặt trên Klook), khỏi mất công xếp hàng, giá lại còn rẻ hơn nhiều so với mua trực tiếp nha.
  • Giá vé bay chiều đi Mã Lai, chiều về Singapore thường sẽ rẻ hơn là ngược lại. Với lại, điểm kết thúc là Singapore sẽ làm cho các bạn đỡ mệt mỏi hơn vì độ xa xôi và đi bộ nhiều không bằng Mã Lai, về đi làm lại sẽ đỡ bị hụt hẫng hơn =))
  • Đặt phòng khách sạn ở Singapore: Nên đặt phòng cạnh các khu vực như China Town hoặc Orchard Road. China Town nhiều phòng giá ok, khu ăn uống sầm uất, dễ di chuyển. Orchard Road giá phòng sẽ mắc hơn, dành cho ai thích đi shopping hàng hiệu và săn quần áo nhiều hơn.
  • Đặt phòng khách sạn ở Kuala Lumpur: Nên đặt ở khu vực China Town/Little India, hai khu vực này cũng có nhiều phòng hơn, giá tốt hơn, gần các điểm ăn chơi mua sắm hơn
  • Đặt phòng khách sạn ở Melaka: Nên đặt ở khu vực gần phố đi bộ Jonker Walk, đây là điểm chính tập trung chỗ ăn chơi tham quan ở Melaka.

Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ! xD

DỊCH VỤ ƯU ĐÃI TỪ KLOOK

Klook.com

ĐỌC THÊM

du lịch singapore

Du lịch Singapore có chán như nhiều người (như Uyên) vẫn nghĩ?

Câu trả lời hoàn toàn là không, 100% không, 200% vẫn là: KHÔNG!! 

Nếu một đứa từng loại bỏ tất tần tật những địa điểm thuộc hàng “đẹp xa hoa”, “đẹp tráng lệ” vào sọt rác trong “travel wish list” như Uyên dám khẳng định một câu chắc nịch là KHÔNG thì mọi người hãy cứ chắc chắn tin rằng nó là sự thật. Đi du lịch Singapore có nhiều thứ đủ khiến Uyên chết mê chết mệt để có thể đặt tay viết hẳn một cái post blog về nó như thế này.

Chuyến đi du lịch Singapore đầu tiên của Uyên bắt đầu không mấy hấp dẫn cho lắm, book vé chỉ trước ngày đi 1 tuần, công việc ngập đầu, tài chính cũng chả ổn định.

May sao đúng ngày đặt chuột click check vé thì Jetstar có deal tốt đến bất ngờ (Đội ơn Skyscanner), và chiếc vé rẻ này là thứ đem Uyên tới với Singapore lần đầu một cách vội vã cũng như vô số lần tiếp theo sau đó, bắt đầu cho những ngày tháng khám phá từng ngóc ngách thú vị của đất nước nhỏ nhưng có võ này.

>Đọc thêm: Cách di chuyển từ Singapore qua Malaysia và Cẩm nang du hí Malaysia (mở trong tab mới)”>>>Đọc thêm: Cách di chuyển từ Singapore qua Malaysia và Cẩm nang du hí Malaysia

Di chuyển từ sân bay vào trung tâm thành phố như thế nào?

Ở đây có tới 4 cái phi trường (Terminal) hay còn gọi nôm na là nhà ga, để đi từ sân bay Changi vào trung tâm thành phố thì cách tiết kiệm nhất là đi MRT (tàu điện ngầm). Đây là cách bắt MRT từ sân bay mà mình đã chiêm nghiệm được sau ti tỉ lần đi lạc.

mrt featured
Bản đồ tàu điện ngầm Singapore

* Xác định Terminal bạn đáp là Terminal nào:

  •       Jetstar: Terminal 1
  •       Tiger Airways, Cebu Pacific: Terminal 2
  •       VietJetair: Terminal 3
  •       Vietnamairlines: Terminal 4 + Terminal 3

      AirAsia: Terminal 1 + 4

Nên check thông tin chuyến bay kĩ là Terminal nào đối với 2 hãng Vietnamairlines và Airasia, thông tin Terminal đáp sẽ đi kèm khi bạn đặt vé online.

Dù ở Terminal nào thì muốn bắt MRT bạn phải đi qua Terminal 2, để di chuyển qua lại giữa các Terminal thì phải bắt skytrain, không biết skytrain ở đâu thì cách nhanh nhất là lại quầy thông tin (Information center) để hỏi, đi skytrain rất dễ và nhanh, chỉ mất có 5′ thôi và hoàn toàn free. Đến được Terminal 2 sẽ có bảng chỉ dẫn bạn đi tới chỗ bến MRT và chỗ mua vé có ghi “Train to city”. 

Tại trạm đầu tiên này, bạn sẽ thấy quầy bán vé (Passenger Service). Nếu bạn mua vé EZ Link thì mua tại quầy nhé. Giá 12 SGD một thẻ, có sẵn 7 đô Sing trong đó. Hoặc bạn có thể mua thẻ Tourist Pass với giá 20 SGD đi không giới hạn trong 2 ngày.

Nhưng mình khuyên tốt nhất nên mua thẻ EZ Link/Netflashpay, có thể dùng trong thời hạn 5 năm, tiết kiệm, dễ dàng, lại có thẻ lưu niệm mang về, hết tiền trong thẻ cứ tấp vào 7eleven nạp thêm như thẻ điện thoại thôi.

Nếu bạn không muốn mua các loại thẻ trên, bạn có thể tự mua vé bằng tiền giấy Singapore dollar với các máy bán vé tự động. Hướng dẫn trên máy bằng tiếng Anh rất dễ hiểu. Tuy nhiên, giá vé mua máy sẽ đắt hơn.

* Đổi tàu ở trạm Tanah Merah:

Khi tàu chạy từ sân bay Changi vào thành phố thì nó phải dừng ở trạm Tanah Merah để hành khách đổi tàu.

Tanah Merah là trạm thứ ba tính từ sân bay Changi nhé. Cụ thể, khi bạn bước lên tàu ở Changi (trạm thứ nhất), thì tàu chạy đến trạm Expo (trạm thứ hai) sau đó chạy tiếp đến Tanah Merah (trạm thứ ba, là trạm đổi tàu).

Khi tàu đến Tanah Merah, loa sẽ thông báo để hành khách ra khỏi tàu. Bạn có muốn ngồi lại cũng không được, phải bước ra ngoài và sẽ có làn tàu mới ở đường ray bên cạnh chở bạn vào thành phố. Bạn không phải mua vé mới nhé.

Đây là trạm tàu Tanah Merah. Tàu chạy đến là khách trong tàu chạy ào ra hết ngoài (vì thế bạn nhìn thấy trong ảnh tàu vắng teo). Khách ùa sang ngồi phía bên kia để đợi tàu mới (góc trái ảnh). Bạn không phải mua vé mới, chỉ đơn giản là đổi tàu mà thôi.

Tóm lại: hãy nhớ trong đầu, khi tàu đến Tanah Merah thì ta bước ra, đi sang làn ray bên cạnh (cách nhau có 5 mét) để chờ tàu mới chở vào city.
 
* Cuối cùng: dừng ở ga muốn đến
Sau khi đổi tàu ở Tanah Merah là bạn thong dong vào trung tâm Singapore. Lúc này, muốn dừng ở khu vực nào thì bạn chú ý xuống đúng trạm đó thôi.

  • Giá vé từ Changi về đến Aljunied (phố Geylang) là 1,49 SGD/người, trừ luôn trong thẻ EZ link 

*Bạn nào ở khu Bugis thì tàu sẽ chạy tiếp tới trạm EW11 Bugis và bạn xuống ở đây. Đặc biệt, bạn nào ở khu China Town thì cũng xuống ở EW11 Bugis, sau đó đổi tàu khác đi tiếp đến NE4 China Town.

  • Giá vé từ Changi về đến Bugis là 1,65 SGD/người, trừ luôn trong thẻ EZ link
  • Giá vé từ Changi về đến China Town là 1,83 SGD/người, trừ luôn trong thẻ EZ link

*Bạn nào muốn từ sân bay đi thẳng ra vịnh Marina ngắm tượng sư tử phun nước, nhà hát sầu riêng… thì bạn dừng ở trạm EW13 City Hall hoặc EW14 Raffles Place, rồi đi bộ 500 mét là ra bờ vịnh.

  • Giá vé từ Changi về đến vịnh Marina (trạm City Hall) là 1,69 SGD/người, trừ luôn trong thẻ EZ link 

*Bạn nào muốn từ sân bay đi thẳng ra đảo Sentosa (khu USS) thì bạn dừng ở trạm EW16 Outram Park, sau đó đổi tàu đi tiếp tới trạm Habour Front.

  • Giá vé từ Changi về đến trạm Habour Front (đảo Sentosa) là 1,98 SGD/người, trừ luôn trong thẻ EZ link

Đến đây lại phát sinh một vấn đề nữa, làm sao để biết trạm nào là gần chỗ mình cần đến nếu tên trạm không rõ tên nơi cần đến như Bugis hay China Town? Đấy là bạn phải có internet! Phải có google map! Đây là thứ cứu mình khỏi kiếp lạc ở Sing, mặc dù trước khi đi tự tin kinh khủng rằng Sing nhỏ như lỗ mũi lạc sao được, thế mà vẫn lạc!

Khẳng định luôn là không nơi nào wifi khó khăn và phức tạp như bên Sing, quý hơn vàng, thế nên tiết kiệm và ngon nghẻ nhất là nên mua một cái sim 4G thời hạn 7 ngày cho khách du lịch nhà mạng Singtel, M1 hoặc Starhub.

Loại sim này khi mới tới sân bay Changi bạn sẽ thấy người ta bán rất nhiều, cứ thấy để bảng tourist simcard giá 12$ Sing là nhào vô mua liền cho mình, mạng bao nhanh dùng bao sướng, chỉ có điều dùng sim ở Sing thì bạn phải đăng kí, khi mua chỉ cần đưa passport cho người ta đăng kí là được.

Link cho bạn nào muốn book online sim hoặc những dịch vụ khác trên Klook ở Singapore, trên này lúc nào cũng có deal rất rất tốt và còn được discount nếu bạn book nhiều lần: Sim 4G Singapore Klook .

Ở khách sạn nào khi đi du lịch Singapore?

New Society Backpacker Hostel: Đây là nơi đâu tiên Uyên ở khi Uyên đặt chân sang Singapore trong kiếp “túi rỗng”, dù là hostel nhưng giá của nó bằng giá một hotel dạng bình dân của Việt Nam, ở Sing thì không có gì rẻ, và một trong những thứ mắc nhất là đất đai, cho nên khách sạn nhà nghỉ cũng mắc theo nốt, và phòng thì cực kì nhỏ. Ở đây Uyên ở Dorm nên khá thoải mái, Uyên thì ngủ bờ ngủ bụi quen rồi nên việc ở chung với 9 con người khác là chuyện khá bình thường.

Miramar Hotel: Khách sạn 3 sao hiếm hoi có hồ bơi và buffet ngon bá cháy ở Singapore, lại còn rất gần China Town, chỉ cách khoảng 5′ đi bộ, vị trí siêu tiện lợi

The Seacare Hotel: Khá gần với khách sạn Miramar và cũng tất nhiên gần cả khu Chinatown. Phòng ở đây khá đẹp, trang trí ổn, duy chỉ có một điểm trừ là buffet sáng không được ngon cho lắm, và chỗ ăn sáng thì tìm cả tiếng đồng hồ mới ra.

Chancellow @ Orchard Hotel: Khách sạn này thì đã quá nổi tiếng trong giới 1 là đi tour, 2 là khách du lịch tự túc có tâm hồn mua sắm vô bờ bến, Uyên thì thuộc hàng thứ nhất. Khách sạn nằm ngay khu đại lộ mua sắm sầm uất và nổi tiếng nhất của Singapore: Orchard, vị trí siêu đẹp, tìm gì cũng có, hồ bơi rộng thênh thang, sảnh chờ như sân banh, trang trí siêu đẹp và nhân viên siêu dễ thương và chuyên nghiệp.

Đi đâu chơi ở Singapore?

Garden By The Bays (Khu vườn bên vịnh)

Đây là một trong những công trình đầu tiên của Singapore thể hiện tham vọng vươn tới tầm cỡ quốc tế với vốn đầu tư hơn 700 triệu USD. Những ai chưa đến thì có thể tưởng tượng đây là một khu công viên khổng lồ với 3 khu vực chính: Bay South (Vịnh Nam), Bay East (Vịnh Bắc) Bay Central (Vịnh Trung tâm).

Vào tham quan ở đây hoàn toàn free riêng khu vực Bay South nơi có 2 khu bảo tồn thực vật mái vòm đối xứng là Flower Dome và Cloud Fores là bạn phải trả phí. Hai tòa nhà mái vòm có hình dạng như chiếc vỏ ốc và được bao phủ bởi loại kính đặc biệt hấp thụ ít nhiệt, nhưng tiếp nhận ánh sáng tối đa.

Khu vườn mở cửa hàng ngày từ 9h sáng đến 9h tối. Vé vào cửa là 20S$ (khoảng 340.000 đồng) cho người lớn và 12S$(khoảng 200.000 đồng) cho trẻ em. Mình khuyên các bạn hãy bỏ tiền ra để vào hai khu này vì thực sự nó cực-kỳ-đáng-đồng-tiền! Hoặc again, nếu không muốn xếp hàng chờ, cứ book online qua Klook là tiện nhất luôn.

FullSizeRender

Marina Bay Sands

Đại diện của tất cả những gì sang trọng nhất, đẳng cấp nhất, phồn hoa nhất của Singapore. Ở Singapore bạn có thể nhìn thấy MBS ở hầu hết mọi góc cạnh, nhưng nếu đủ “điều kiện”, mình khuyên nên bỏ tiền ra uống một chai nước suối giá gần 200 nghìn trên nóc MBS thôi cũng đủ đáng để ngất xỉu rồi.

Nóc tòa nhà MBS ở đây được gọi là Skypark, nơi có bể bơi vô cực thuộc hàng rộng nhất và cao nhất thế giới, nhìn ra toàn bộ view choáng ngợp của Singapore ở độ cao 200m, hồi trước người ta có cho người ngoài vào bơi trả phí, tuy nhiên bây giờ chỉ có người cư trú tại khách sạn MBS hoặc công dân ở đó mới được bơi nữa thôi, hơi tiếc 🙁

du-lịch-singapore

Marina Barrage (Đập nước Marina)

Một trong những điểm tham quan yêu thích nhất của mình và cũng là điểm ít du khách lui tới trừ những khách đi theo tour du lịch.

Thường khi mình nói với khách mình hay nhiều người khác về điểm này thì hầu hết không ai hình dung được nó cụ thể là cái gì mà lại đem vào đi tham quan, chỉ đến khi đặt chân đến nơi thì mới biết và trầm trồ thán phục đầu óc tận dụng các công trình công cộng để đưa vào du lịch và giải trí của người Singapore thông minh đến mức nào.

Marina Barrage không đơn thuần như tên gọi của nó là đập nước. Ngoài việc phục vụ cấp thoát nước, kiểm soát lũ lụt, nơi đây còn là một điểm đến lý tưởng để bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp vịnh Marina trong ánh hoàng hôn phản chiếu trên mặt nước.

Thời gian lý tưởng nhất để lên đây chụp hình check in sống ảo chắc chắn là vào tầm 4 giờ chiều đến 6 giờ chiều.

du-lich-singapore

Merlion Park

Điểm mà chắc chắn ai chưa tới chưa gọi là đến Singapore, giống như đến Nghệ An mà chưa ăn cháo lươn thì chưa gọi là đến Nghệ An vậy…Công viên Merlion có diện tích 2.500 m² nổi tiếng với bức tượng Merlion đầu sư tử mình cá tọa lạc tại trung tâm của nó.  

du-lich-singapore

Esplande Theatre

Đây là “Trái sầu riêng” duy nhất trên thế giới không dậy mùi đắt đỏ và long lanh nhất thế giới. Esplanade là nhà hát có thể chứa được tới 2.000 khán giả, mô phỏng theo kiến trúc nhà hát opera hình móng ngựa kinh điển của châu Âu, sân khấu lớn nhất Singapore. 

du-lich-singapore

Buddha Tooth Relic Temple (Chùa Răng Phật)

Đây là một trong những chùa Phật giáo đẹp nhất mà Uyên từng nhìn thấy. Chùa nằm trong khu Chinatown này chỉ mới được xây dựng vào năm 2007, nhưng nội thất được thiết kế tỉ mỉ của ngôi chùa và những triển lãm toàn diện về nghệ thuật và lịch sử Phật giáo tại đây kể lại những câu chuyện về văn hóa đã hơn hàng trăm năm tuổi.

Ngôi chùa được đặt tên theo một bảo vật mà các Phật tử tin là răng nanh bên trái của Đức Phật, được lấy từ giàn thiêu trong đám tang của ngài ở Kushinagar, Ấn Độ và được trưng bày tại ngôi chùa này.

du-lich-singapore

Đảo Sentosa

Các bạn cứ tưởng tượng ở đây nó như khu vui chơi Vinpearl Land ở Việt Nam mình nhưng là phiên bản nhỏ hơn chút xíu. Trên đây chỗ thu hút nhiều khách du lịch nhất có lẽ là Universal, đây là Universal lớn nhất và hoành tráng nhất Châu Á, người dân ở đây hay gọi là USS, và giá vé của nó cũng không hề rẻ: 76S$ cho người lớn, 56S$ cho trẻ em và 38S$ cho người già trên 60 tuổi (Loại một ngày). Các bạn có lỡ bước vào đây thì cứ xác định mất nguyên một ngày là ít nhất.

Để đặt vé USS không phải xếp hàng và rẻ hơn được tới 3 – 4 S$, các bạn cứ vào thẳng Klook ở đây mà đặt, nhận mã xác nhận điện tử, tới cổng trình vé hoặc đưa mã QR tới chỗ máy quét quét cái tít là ok. Quá tiện luôn, tất cả Uyên đều lấy được kinh nghiệm đặt vé của local guide bên Sing của Uyên chứ Uyên không chém do khi mà Uyên chưa đi USS đâu nhé, haha.

SEA AQUARIUM (Thủy Cung)

Đây cũng là một trong những điểm thăm quan yêu thích nhất của Uyên trên đảo Sentosa và theo Uyên là điểm đáng đi nhất, budget-friendly nhất ở Sentosa. Uyên chưa có cơ hội đi Sea Aquarium ở Alanta, Mỹ (S.A lớn nhất thế giới, nhưng tới được S.A cũng đã rất mãn nhãn và kinh ngạc rồi (S.A ở Sing lớn thứ 3 trong các S.A ở Châu Á sau Thượng Hải và Nhật Bản).

Giá vé cho S.A ở Sing không hề đắt so với chất lượng các bạn nhận được: 39S$ người lớn và 29S$ cho cả người già và trẻ em. Các bạn có thể đặt trực tiếp online ở đây để đỡ mất thời gian xếp hàng mua vé, lại còn rẻ được hơn 150k.

du-lich-singapore

Madam Tussauds / Images Of Singapore (Bảo Tàng Sáp)

Điểm này là điểm thuộc kiểu có thời gian thì đi, còn không thì skip cũng được luôn. Không muốn spoil những thực sự nó là như vậy, cũng là một điểm thích hợp nếu đi theo kiểu gia đình có trẻ em, còn nếu đi tự túc thì có thể mua vé tạt vào thăm thú, vì bảo tàng sáp ở đâu cũng có, nhưng ở Singapore thì quy mô lớn hơn rất nhiều.

Một điểm cộng nữa là độ chuyên nghiệp về thuyết minh dẫn dắt người xem từ trong khu tượng sáp cho tới đi du thuyền nhân tạo (Boat ride bao gồm trong vé) thuộc hàng đỉnh của đỉnh. Giá vé ở đây cũng không hạt dẻ: 38S$/người, tuy nhiên nếu book online trên website chính thức của Singapore hoặc Klook thì sẽ tiết kiệm hơn được hơn rất nhiều.

IMG 8079

Thích cảm giác mạnh thì chơi gì trên Sentosa? Skyline Luge thẳng tiếnnnn

Đây, chính nó, trò mà một con giặc trời như Uyên chắc chắn là phải thích: Skyline Luge, hiểu nôm na là trượt xe đường đua F1 (Uyên tự bịa), chơi siêu đã siêu ghiền huhu, dù vẫn chưa đủ độ sợ đối với Uyên :3 Không muốn ngắm ngía động vật thì các bạn cứ theo Uyên, mua tầm 2 cái vé Skyline một lần chơi hẳn 4 vòng cho đã, 1 vé chơi được hai lần.

Sau khi trượt chán chê xong các bạn sẽ được đẩy lên ngồi cái mono rail (cáp treo) để vừa quay trở lại điểm xuất phát chơi thêm vòng nữa, vừa ngắm cảnh toàn bộ cảng Singapore, còn gì đã hơn nói nghe coi?

Buổi tối về tới trung tâm thì làm gì? Du thuyền ngắm cảnh và quẩy banh nóc ở Clarke Quay!

Du thuyền trên sông ngắm cảnh nghe qua một phát là biết không phải gu của Uyên, nhưng đây là điều mà Uyên hối hận nhất khi đã không làm vào lần đầu tiên Uyên tới với Singapore, chỉ bởi vì bị cái tôi và cái gu du lịch vớ vẩn làm ngu người.

Cho đến khi lead tour, được trải nghiệm đúng những gì một du khách tới Singapore nên trải nghiệm thì Uyên mới biết Uyên đã thiếu sót tới cỡ nào, bởi vì các bạn ơi, bỏ ra số tiền 25S$ để ngồi lên chiếc thuyền điện Bumboat để ngắm toàn bộ Singapore trên mặt sông nó đáng từng xu và đẹp đến nghẹt thở các bạn ạ. Có hai bến để các bạn có thể mua vé đi du thuyền: một là bến Clarke Quay, hai là bến ngay phía sau tòa nhà Marina Bay Sands, gọi là Vịnh Marina.

To mồm là quẩy banh nóc vậy thôi chứ mà quẩy banh nóc thật ở Clarke Quay là chỉ có nước lết đi ăn xin mà thôi. Clarke Quay là khu bến cảng nằm ngay sông Singapore, nổi tiếng là khu ăn chơi đắt đỏ và nhộn nhịp bậc nhất Singapore, khuyên bạn tới đây thì ít nhất cũng nên thử bỏ tiền ra tấp vào nhà hàng ăn thử uống bia thử cho biết ở đây giá nó rát tới mức nào 🙁

Ăn gì khi đi du lịch Singapore?

Vì Sing cái quái quỷ gì cũng đắt lòi mắt (so với người Việt, còn với người Sing thì chi phí sinh hoạt hẳng ngày của người ta đối với bản thân họ thì vẫn là bình thường), nơi mà một chai nước suối ít nhất cũng phải 2S$, nên ngon-bổ-rẻ là các bạn cứ chui vào các khu Hawker Center

Laksa

Laksa là một món ăn cực phổ biến ở Sing và bắt nguồn từ Mã Lai. Đây là món mà giống như ở Việt Nam là Phở, đã tới Sing là ăn Laksa mà đã tới Việt Nam là ăn phở. Laksa truyền thống và phổ biến nhất là Katong Laksa, chịu ảnh hưởng của người Peranakan (Người lai Mã và Hoa) sống ở khu vực Katong.

Cũng như bao con người khác, Uyên vẫn sập vào những cái bẫy du lịch trên mạng, xúng xính bắt hai chuyến xe buýt một chuyến tàu điện ngầm để đi ăn bằng được món laksa ở nơi được cho là ngon nhất Singapore địa chỉ: 328 Katong Laksa, 51 East Coast Road, Singapore 428770. Đây là một quán café nổi tiếng dễ thương ở Singapore, được điều hành bởi một cựu nữ hoàng sắc đẹp.

Gorden Ramsey cũng đã từng tới đây ăn và chụp ảnh, sau đó chủ quán in ra dán đầy tường haha. Đây là nơi mang đến những món ăn, thức uống có sự pha trộn văn hóa ẩm thực giữa Trung Quốc và Mã Lai hay còn gọi là đặc sản nyonya.

White pepper chili crab (Cua sốt tiêu trắng)

Đầu bếp, người dẫn chương trình Rich Bayless đã gọi đây là “món ăn ngon nhất tôi từng được ăn”. Món cua sốt tiêu trắng được chế biến cầu kỳ với rượu, bột tiêu trắng, bắp, thêm một ít dầu mè, nước sốt hàu cùng một ít hành phi và được đun trên chảo lớn đến khi các hương vị hòa quyện với thịt cua. 

Mattar Road Seafood được nhiều người đánh giá là có món cua sốt tiêu trắng ngon nhất. Tất cả các món về chili crab ngon nhất đều được tìm thấy ở khu Geylang, ngoài ra còn có quán No Sign Board ở số 414 Geylang là quán được cho là lâu đời nhất ở Singapore, Uyên chưa thử ở đây cơ mà các bạn có thể đến thử nghiệm.

Thịt xiên nướng Satay

Món ăn này được xem là niềm tự hào về ẩm thực của người dân Singapore. Năm 2011, món này nằm vị trí 14 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNNGo bình chọn.

Thịt được tẩm ướp gia vị, xiên vào que tre đã được vót nhọn, sau đó nướng trên lửa cho đến khi chín, thơm. Tuy nhiên điểm đặc sắc của món ăn này chính là phần nước sốt tạo nên từ nước thịt khi nướng trộn với sốt đậu phộng và hành tâ, thịt nướng thường được ăn kèm với dưa leo và đồ chua. Cho đến bây giờ vẫn cứ thòm thèm mãi hiuhiu. Nơi được cho là “thánh địa” của Satay: Chomp Chomp Food Center(Mở cửa từ 6h tối)

Cơm gà Hải Nam

Đây là món nói thật lòng là Uyên vừa ghét cay ghét đắng mà lại vừa thích đến điên cuồng. Thích là bởi món phụ đi kèm như rau, đồ chua và cơm thì ngon nhức nách. Ghét là vì ăn gà ta quen rồi tới khi qua đây ăn gà “lười chạy bộ” của Sing nó cứ mềm nhũn ra tụt cả mood. Nhưng nói đi nói lại, đây vẫn là món cực kỳ nên thử khi qua Singapore, bởi một trong những quốc hồn quốc tùy của Sing mà bỏ qua thì thiệt là có tội.

Socola

Socola nổi tiếng và bắt nguồn không phải ở Singapore mà là ở Malaysia. Malaysia từng được mệnh danh là quốc gia nghiện socola nhất Đông Nam Á và lượng tiêu thụ socola cũng thuộc vào hàng top Châu Á.

Mình đã từng thắc mắc tại sao socola lại nổi tiếng đến như thế ở cả Singapore và Malaysia, cho đến khi mình đặt chân tới Malaysia và biết rằng lý do thứ nhất khá hiển nhiên là tài nguyên về cây cacao ở Malaysia rất dồi dào, Malaysia là nước sản xuất và chế biến cacao nhiều nhất Châu Á và cả Châu Úc, theo sau đó là Indonesia và Singapore.

Lý do thứ hai đó chính là người Mã cực kỳ cực kỳ hảo ngọt, hầu hết trong thực đơn của người Mã đều có đến hơn 70% là đồ ngọt từ bánh, kem, socola, nước ngọt,…Vì ở Mã hơn 80% dân số theo đạo hồi, nên người ta cực kì bị hạn chế về mặt thực phẩm trong bữa ăn.

Thay vì các đồ uống bị cấm như rượu, các chất cồn, người ta uống rất nhiều nước quả ngọt, thay vì các bữa ăn halal người ta ăn rất nhiều đồ ngọt để đảm bảo lượng calories trong một ngày, và nhiều khi thành ra quá dư thừa nên hầu như người Mã đạo Hồi nào Uyên gặp cũng khá là “đồ sộ”.

Socola ở Mã rất phong phú về mùi vị và chủng loại, so với socola Sing thì nhỉnh hơn hẳn về độ đa dạng, nhưng điều khác biệt ở socola Sing là hầu hết socola ở đây được nhập khẩu hoặc sản xuất theo công nghệ của các nước Châu Âu như Bỉ, Đức, cho nên mùi vị rất khác và không có cảm giác “bèo nhèo” như socola ở Mã.  

Nếu các bạn muốn tìm một nơi mua socola giá vừa hạt dẻ vừa ngon và phong phú, các bạn có thể tìm đến Viskonsep Chocolate Gallery, đây là một trong những cửa hàng socola có tuổi đời lâu nhất ở Singapore, ông chủ ở đây cực kỳ dễ thương, đặc biệt cửa hàng lúc nào cũng có deal tốt, socola thì vô vàn chủng loại.

Chúc các bạn đi du lịch Singapore an toàn và vui vẻ! xD

sim du lich

SIM du lịch và cục phát wifi, nên dùng cái nào hơn? Ưu, nhược và cách đặt

Trên tình hình bây giờ trên thị trường, facebook bán nhan nhản SIM và cục phát wifi bỏ túi, rồi một đống điểm đến, thành phố, biết dùng loại nào, chỗ nào tốt, dùng sim hay cục phát wifi lợi hơn? Theo Uyên mổ xẻ trên một số kinh nghiệm xương máu của Uyên nha. Shall we?

1. Nên dùng Sim du lịch hay cục phát Wifi?

Sim du lịch và cục phát Wifi đều có những ưu và nhược điểm của nó. Uyên sẽ liệt kê ra một số ưu và nhược của mỗi loại cho các bạn thấy rõ:

Đối với Sim du lịch

Ưu điểm

  • Siêu nhỏ, siêu gọn, lắp siêu nhanh, không bị lỉnh kỉnh
  • Giá mềm hơn rất nhiều so với dùng Wifi bỏ túi, trung bình giao động từ minimum là 70k – maximum là 500k/sim tùy vào mỗi địa điểm đi đến (Số ngày sử dụng thường rơi vào ít nhất là 7 ngày cho tới 2 tháng)
  • Không bị phụ thuộc vào mạng chính. Sim máy ai người nấy sài.
  • Dễ dàng mua, lấy, và không phải trả lại sau khi dùng như wifi bỏ túi
  • Giữ được làm kỉ niệm
  • Dễ tìm mua ở Việt Nam hơn so với Wifi bỏ túi, độ phổ biến cũng cao hơn khi tìm mua ở nước ngoài (Hầu hết các nước bán SIM du lịch tại các cửa hàng tiện lợi)

Nhược điểm

  • Dễ làm mất (vì vãi cả nhỏ), phải tháo ra tháo vô mỗi lần đi về để bỏ sim cũ vào lại
  • Giới hạn số ngày dùng và dung lượng sau khi kích hoạt. Vì thường các sim quốc tế là sim dành cho khách du lịch, nên sẽ có hạn sử dụng. Ví dụ như sau khi kích hoạt, hết 7 ngày mà trong khi chưa dùng được tẹo nào, thì coi như SIM đó cũng vứt đi, không còn giá trị.
  • Đường truyền/tốc độ có một số lúc không được ổn định khi di chuyển qua nhiều vùng khác nhau.
  • Nếu dung lượng ít thì khi share mạng cho các máy khác thường bị chậm và giật.
SIM du lịch và cục phát wifi
Nguồn ảnh: Divui.com

Đối với cục phát Wifi

Ưu điểm

  • Phát được cho nhiều thiết bị cùng một lúc mà vẫn đảm bảo đường truyền tốt và êm
  • Khi phát mạng cho những máy khác không đòi hỏi quy trình nhập mật khẩu hay phải vào tùy chỉnh để mở phát mạng cá nhân như điện thoại
  • Không phải tháo sim ra vào lại điện thoại phiền hà
  • Phù hợp khi sử dụng cho các mục đích mang tính chuyên nghiệp, hay các chuyến đi kinh doanh, thương mại
  • Thường không giới hạn tốc độ khi sử dụng
  • Không bị ràng buộc hạn sử dụng (vì rõ ràng dùng ngày nào trả tiền ngày nấy mà!)

Nhược điểm

  • Chi phí đắt đỏ, giao động trung bình từ 30k-130k/ngày sử dụng tùy khu vực (các bạn cứ việc nhân lên số ngày các bạn đi nha!)
  • Lỉnh kỉnh nhiều phụ kiện. Một cục phát wifi chắc chắn sẽ rườm rà hơn 1 chiếc SIM du lịch, chưa kể còn kèm theo bao đựng, dây sạc, cốc sạc, SIM lắp vào cục wifi,…
  • Phát mạng cho người khác thì mặc định người ta phải đi gần, đi chung mới hưởng được mạng, còn không có sim không có wifi thì chịu cứng
  • Phải hoàn trả thiết bị sau khi sử dụng, tất nhiên không đầy đủ hoặc hư hỏng thì bị phạt tiền, chưa kể nếu nhận ở nước ngoài, lại phải chạy ra chỗ lấy để đi trả + tốn thêm thời gian để người ta check thiết bị này nọ mới xong xuôi
  • Hơi phiền hà khi ở nước ngoài gặp trục trặc về đường mạng phải liên lạc với nhà cung cấp để hỗ trợ (mà vấn đề là thường xuyên bị trục trặc ở những vùng đặc biệt). Nếu muốn không phiền thì lại phải bỏ tiền mua SIM 4G dùng hoặc…thuê một cục phát wifi khác!?? Đã phiền còn tốn thêm tiền
  • Phải sạc mỗi lần hết pin (tất nhiên), vậy là nếu xài nhiều mà không ở trong khách sạn thì phải na thêm cục sạc dự phòng, mà nếu vừa phải sạc điện thoại vừa phải sạc cục wifi, thì sẽ nhanh hết pin sạc dự phòng, rồi phải kiếm chỗ ngồi sạc thêm.
sim du lịch và cục phát wifi

Vậy, túm cái quần lại, là bạn phải xác định về mức độ về nhu cầu sử dụng mạng của bạn trước khi quyết định mua SIM du lịch hay mua cục phát Wifi.

Theo Uyên, nếu bạn đi những khu vực gần như các nước Châu Á như Thái Lan, Campuchia, Singapore, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc,…đi kiểu tự túc, từ 7 – 15 ngày trở lên, nhu cầu chỉ dừng ở tìm đường tra map sống ảo các kiểu, thì cứ phang SIM 4G mà đặt. Vừa rẻ, vừa tiện.

Còn nếu bạn chỉ đi có 5 ngày hoặc ít hơn, có nhu cầu dùng mạng cho công việc trong một ngày cực cao, đặc biệt là mấy bạn freelancer, photographer, video editor các kiểu, hoặc có mục đích đi du lịch kết hợp business, thì nên thuê cục phát wifi, tính ra sẽ tiết kiệm hơn và cũng không phải mất công tháo sim ra lắp sim vào.

2. Mua sim du lịch và cục phát wifi ở đâu tốt và như thế nào?

Hiện tại thì có rất rất nhiều nơi bán sim và cho thuê cục phát wifi ở Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng.

Nếu các bạn không phải dân đi du lịch tự túc đúng hiệu, là kiểu người cần đến tận nơi, hoặc nhìn tận mắt, hoặc phải là chỗ cung cấp ở Việt Nam các bạn mới yên tâm thì mình cực recommend Gohub.

Bên Gohub cung cấp cả SIM và cục phát Wifi, có phân chia và tư vấn cho từng nhu cầu, mục đích chuyến đi (một cái mà mình khá thích ở Gohub).

Hơn nữa vì là nhà phân phối khá lớn ở Việt Nam, nên các bạn có nhiều lựa chọn để đến lấy thiết bị và SIM là đến tận văn phòng, giao hàng tận nơi hoặc lấy hàng ở Sân bay. Gohub hiện có SIM và thiết bị ở hầu hết các điểm du lịch lớn trên thế giới rồi, rất tiện.

sim du lịch và cục phát wifi gohub

Còn đối với những bạn thích sự linh hoạt, kiểu di chuyển nhiều và hay lên kế hoạch liên tục ở bất cứ mọi nơi, hoặc hay kiểu thích là đặt, thích là đi/ hoặc không ở các thành phố lớn có cung cấp dịch vụ đặt SIM và cục phát wifi thì chắc chắn các bạn phải dùng tới Klook.

Klook là nền tảng cung cấp các dịch vụ về du lịch online mà hầu như bây giờ bạn trẻ nào cũng biết tới rồi. Bản thân Uyên là khách hàng trung thành của Klook trong suốt 3 năm, và (chém mồm) chưa hề có bất cứ trouble nào khi sử dụng dịch vụ của Klook.

Klook có hầu hết SIM du lịch và cục phát Wifi ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vận hành theo hình thức đặt online, lấy mã và đến tận sân bay để lấy thiết bị. Chỉ cần tìm đến chỗ quầy của Klook ở điểm pick up, dơ code ra và đưa passport (nếu cần) để lấy SIM/thiết bị đã đặt online là xong.

Tuy nhiên gần đây trên Klook đã có một số dịch vụ giao hàng tận nhà ở Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội rồi, nên các bạn có thể dễ dàng đặt mua nếu muốn nhận ở Việt Nam nha.

Ưu điểm của Klook mà mình rất thích là dịch vụ hỗ trợ tại các quầy nhận thiết bị rất tốt. Nhanh, gọn, không rườm rà. Và đặc biệt, là giá cả gần như 90% rẻ hơn 15% so với mua bên ngoài. Lại còn thường xuyên khuyến mãi, mỗi lần mua xong còn được tích điểm, để dành lần sau đặt trừ tiền vô giảm giá sung hết cả sướng.

Klook.com

Mình không kể hết bao nhiêu lần mua được sim du lịch Thái Lan với giá chỉ 65k/cái (tất nhiên sau khi đã trừ ưu đãi). Và mình vừa ngó qua SIM 4G đi Châu Âu xem như nào, thì Klook cũng đang giảm từ 900k/sim còn có 500k/sim, có loại 300k cũng có nữa. Ôi trời rẻ @@

Tips: Các bạn nên download App Klook và đặt trên đó thay vì đặt trên Web, vì thường các platform online giờ đều khuyến khích và ưu tiên các khuyến mãi trên các App điện thoại.

sim du lịch và cục phát wifi
Nguồn: Klook.com

Tóm cái quần lại, mình vẫn là một đứa thích đi bụi, ưa các option tiết kiệm chi phí, nên vẫn luôn lựa chọn phương án dùng SIM 4G khi đi nước ngoài. Tuy nhiên, các bạn hãy cân nhắc và đong đếm kỹ nhu cầu và kinh phí của mình để có lựa chọn sáng suốt nhất nha!

Chúc các bạn du hí dễ dàng! xD


ĐỌC THÊM

đảo kohrong saloem

Hành trình đến đảo thiên đường Koh Rong Samloem

Du lịch Koh Rong Samloem không còn quá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Mỗi lần dịp lễ đến t đây là điểm được rất nhiều người chọn vì chỉ cần 3 ngày cuối tuần là đã có được một chuyến du lịch nước ngoài nghỉ dưỡng tuyệt vời ở hòn đảo cát trắng sát vách Việt Nam.

Mình mê Koh Rong Samloem tới mức đã đến đây hơn 16 lần vẫn chưa chán và cũng thuộc hết ngõ ngách của hòn đảo. Nên trong bài này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đi tới Koh Rong Samloem, cần lưu ý điều gì, và chơi ở bãi biển nào đẹp & vắng người. 

bai bien clear water bay ne

Cách đi tới Koh Rong Samloem tiết kiệm thời gian nhất

Nếu bạn đi kiểu con nhà nghèo thì đi xe buýt đêm là tiện nhất, từ bến xe miền Tây đi xe đêm tới Hà Tiên, từ hồi cầu Vàm Cống làm xong thì đi chỉ mất 6 tiếng là tới Hà Tiên rồi. 

Từ Hà Tiên lại đi thêm 1 chuyến xe tới Sihanoukville. Thời gian tầm 4-5 tiếng.

Sau đó đi tàu lúc 12 giờ trưa tới Koh Rong Samloem. 

Còn nếu bạn muốn đi sang chảnh thì cứ bay thôi, ráng canh vé máy bay trước, ngày thường hay có vé rẻ tầm 100$ khứ hồi còn lễ thì mắc kinh dị luôn. Bay chỉ hơn 1 tiếng từ TPHCM tới Sihanoukville sau đó bạn đi taxi, shuttle bus tới bến tàu và đi tàu ra đảo.

Nhớ mua trước vé xe vé tàu đi Koh Rong Samloem online vừa rẻ hơn lại được hỗ trợ tốt nè, mình hay mua vé ở trang Phuotvivu. Nói nghe chứ dịch vụ du lịch nhất là vụ xe tàu của Campuchia cực chán luôn, nhưng giờ có vài hãng xe hãng tàu nên phải chịu thôi. 

Ăn gì chơi gì ở đảo Koh Rong Samloem

Chuyến này mình đi với người yêu nên ở resort xịn xò 1 chút, ngay cảng Soon Noeng, thuê nguyên cái villa to đùng ngay bãi biển bao đẹp, chỗ này có mấy cái võng trên mặt nước sống ảo tốt luôn. 

Nếu bạn mà muốn có hình đẹp hãy kiếm mấy cái đầm “vin tẹc” vàng đỏ lên hình nổi nhất đảo luôn. Ngay bãi biển chính Saracen Bay của Koh Rong Samloem có rất nhiều resort, mỗi resort lại có những thứ trang trí riêng phục vụ nhu cầu sống ảo của các chị em. Do đó, bạn hãy dành nửa ngày đi bộ và tắm biển dọc theo bãi biển dài tận mấy cây số này.

Koh rong samloem

Ở cuối bãi Saracen chỗ Resort Freedom có 1 hồ bơi hứng nước từ thác tự nhiên đổ xuống tắm rất thích, thường thác chỉ có vào mùa mưa hoặc đầu mùa khô.

Vốn là người thích tìm mấy chỗ vắng vẻ ít người biết nên đợt này đi mình phát hiện ra bãi biển Clear Water Bay đẹp “dã man”, cát trắng tinh, có đúng 1 nhà nghỉ đơn giản ở nguyên 1 bãi biển dài nên rất sạch.

Chỗ này muốn đi được thì bạn phải thuê tàu riêng tới hoặc đi tàu nhanh tới làng M’Pai Bay sau đó đi bộ tầm 30-45 phút mới tới.

Giá thuê tàu ở Koh Rong Samloem đắt cực kỳ, nếu đi đông người thì còn thuê được chứ đi ít người thì bạn cứ chịu khó đi bộ vậy. Ở Koh Rong Samloem còn có bãi Lazy Beach cũng vắng người đi trekking nhẹ nhàng qua rừng vào buổi trưa rất thích chỉ mất có 30 phút thôi.

Đến Koh Rong Samloem mình cực khoái vụ chèo thuyền kayak đi lòng vòng vài bãi biển gần resort rồi mang theo đồ snorkeling thấy chỗ nào san hô đẹp nhảy xuống lặn. Bạn nào không biết bơi thì cứ mang áo phao nhảy xuống đảm bảo không bị sao cả. Nước biển ở đảo rất êm và an toàn khi bơi. 

Koh rong samloem

Ăn gì ở đảo

Thực ra mình không “hảo” đồ ăn Campuchia lắm nhưng so ra vẫn ngon hơn đồ Indo và Philippines rất nhiều. Món mình thấy ổn nhất ở đảo là BBQ hải sản, bò lok lak sốt tiêu đen, cá phi lê chiên ngoài ra thì toàn đồ Tây như pizza, hamburger…

Nhớ để dành hầu bao cho vụ ăn tối lãng mạn với nến trên bãi biển vào ban đêm, giá khoảng 9-10$.

Chi phí mình đi bao nhiêu?

Một chuyến đi 4 đêm 3 ngày đi Koh Rong Samloem mình tiêu khoảng 4 triệu kể cả vào ngày lễ tính ra cũng ngang với đi trong nước thôi. Đảo Koh Rong Samloem khiến cho mình cảm giác rất thoải mái, thư giãn, và có nhiều bungalow gần gũi thiên nhiên chứ không kiểu tòa nhà cao ốc như nhiều bãi biển ở Việt Nam, nên cần đi biển đẹp mình vẫn hay tới Koh Rong Samloem và Koh Rong. 

koh rong samloem

Bài viết được thực hiện bởi: Nhung Phung – CEO & Founder of Phuotvivu