Trang 2 trên 5

IMG 0005

Cách vượt qua rào cản ngôn ngữ khi đi du lịch (giỏi tiếng anh không phải là cách tốt nhất!)

Nhiều bạn nghĩ rằng đi du lịch nước ngoài thì ít nhất phải biết tiếng anh, hoặc phải “giỏi tiếng anh” thì mới sống sót được ở nước người ta. Vậy hỏi ngược lại, không biết tiếng anh thì không đi du lịch nước ngoài được?

Dĩ nhiên đa phần các bạn trẻ sẽ nói rằng ngôn ngữ bây giờ không phải là rào cản lớn nhất khi đi du lịch nước ngoài nữa. Thời nay đầy rẫy các app hỗ trợ dịch, tìm đường, chỉ đường,…chả bao giờ sợ lạc hay phải vác mặt đi hỏi người địa phương.

Nhưng nếu đối với những người không rành công nghệ, hoặc có những lúc bí tắc phải giao tiếp với người địa phương, mà tiếng nước người ta, hay tiếng anh bập bẹ làm người ta không hiểu thì phải làm thế nào?

1. Tìm hiểu cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ cơ bản ở nước bạn sắp tới

Trước khi các bạn có ý định du lịch tới một nơi nào đó, hãy (xin các bạn) dành một ít thời gian quý báu của mình tìm hiểu những nét văn hóa cơ bản nhất ở đó. Chưa nói đến nước ngoài, mà kể cả ở những vùng khác nhau ở Việt Nam, 63 tỉnh đã có đến 63 nét văn hóa khác nhau rồi!

Đặc biệt ngôn ngữ luôn luôn gắn liền với văn hóa, nên nếu không biết về văn hóa, thì việc sử dụng ngôn ngữ của bạn cũng sẽ bị sai, hoặc bị hiểu lầm một cách rất ngồ tàu và ngây ngô trước mặt người ta, chưa kể là làm người khác khó chịu.

Ví dụ như bạn không thể chào hỏi một người Mỹ (kể cả mới quen cũng như đã quá quen) như chào hỏi một người Việt Nam kiểu:

“Ê, khỏe không? Dạo này nhìn mập ra nhờ! Dạo này kiếm được nhiều không mậy?”. Nó không block bạn thì cũng chẳng bao giờ muốn nói chuyện với bạn lần thứ 2.

Tương tự khi đi du lịch, hãy chú ý đến văn hóa chào hỏi của người nước đó để sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp. Đừng để mình là một khách du lịch “vô duyên” vô bờ bến, đừng nói “xin chào!” mà chắp hai tay trước ngực cúi đầu như chào người Thái là được rồi ha!

dani alaez BwEXo ld234 unsplash

2. Bỏ túi một vài câu chào hỏi cơ bản

Việc học trước một số câu chào hỏi đơn giản mục đích không phải để các bạn biến thành người địa phương một cách thần tốc, mà là để mở đầu cho những cuộc hội thoại sau đó được suôn sẻ hơn.

Không ai bắt các bạn phải thành thạo tiếng nước bạn khi qua đó chơi vài ngày cả, nhưng việc các bạn biết nói những câu chào cơ bản sẽ khiến người địa phương cảm thấy được tôn trọng, vui vẻ và cởi mở hơn khi nói chuyện với các bạn.

Người địa phương khi đó sẽ thoải mái hơn khi dùng mọi biện pháp để làm cho các bạn hiểu (kể cả khi người ta không nói được tiếng anh) nếu các bạn tỏ thành ý và gây ấn tượng với họ bằng một vài câu dùng ngôn ngữ nước họ. 

Tin Uyên đi, các bạn sẽ thấy sự niềm nở thay vì khó chịu đuổi mình đi chỗ khác chỉ vì không hiểu được nhau khi các bạn đang lạc lối ở trời tây cho mà coi!

languages edited

3. Dùng từ đơn giản thôi!

Tip này dành cho các bạn giỏi tiếng anh, và đặc biệt các bạn giỏi tiếng anh viết nhưng không giỏi diễn đạt khi nói khi đi du lịch.

Tại sao Uyên nói các bạn nên dùng từ đơn giản thôi? Vì đừng mong nước nào hay nơi nào bạn đi qua người ta cũng nói tiếng anh giống nhau, hoặc giống như bạn!

Có những nước phát triển, giàu có nhưng rất ít người dùng tiếng anh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Một là bạn phải biết nói tiếng của họ, hai là bạn sang đó chơi chỉ đi chơi với người Việt không cần nói tiếng nước đó, ba là các bạn phải nói tiếng anh theo cách cơ bản, đơn giản nhất, và tốt nhất, là theo cách của họ.

Hãy cố gắng nói chậm, rõ ràng, và dùng những từ vựng, cách nói đơn giản nhất có thể để người đối diện có thể hiểu được dễ nhất. Cách tốt nhất là nhấn mạnh những từ chính cần truyền tải.

Nếu không đang ở nước nói tiếng anh, ví dụ như thay vì nói:

“Can you show me where is the restroom?”.

Hãy nói: “Where is the toilet?”, 90% người ta sẽ biết chữ Toilet, 10% còn lại (may ra) hiểu được chữ restroom là gì! Uyên biết đó không phải cách lịch sự để hỏi, nhưng nếu đang ở nước không nói tiếng anh, hoặc trong trường hợp bạn không giỏi tiếng anh nhưng lại đang ở nước nói tiếng anh, thì đó là cách cực kỳ hiệu quả.

KHOAN! VẬY CÒN TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NƯỚC ĐÓ CŨNG NÓI THẠO TIẾNG ANH THÌ LÀM SAO?

Thưa, nếu bạn giỏi tiếng anh, người đối diện cũng rất thành thạo tiếng anh, nhưng lại không hiểu ý nhau, thì lý do là gì? 

Đó là vì cả hai chưa áp dụng phương pháp “Nhập gia tùy tục”, hay tiếng anh hay có câu “When in Rome, do what Romans do”.

Có lần bạn Uyên qua Singapore chơi lần đầu, hắn ta cực kỳ tự tin về trình tiếng anh của hắn ta, và cũng nghe bảo người Sing nói tiếng anh như gió, nên hắn vỗ ngực bước qua Sing như một vị thần.

Sau chỉ khoảng 2 ngày, hắn ta méo mặt bảo hắn ta lạc nhầm vô động “Singlish” – một loại tiếng anh của người Sing từ lâu đã trở thành đặc sản, đặc trưng văn hóa ngôn ngữ của người Sing, pha trộn giữa 3 nền ngôn ngữ lớn là Trung Hoa, Ấn Độ và Mã Lai.

“Eh why you all go for recess never jio me? Bo jio leh

nghĩa là “Ê tại sao chúng mày đi mà không rủ tao?”

“Meeting today, can? Can lah?”

nghĩa là “Gặp hôm nay được không? Vậy được nha?”

“You’re so like that, buy a drink lah!”

nghĩa là “Mày cứ vậy hoài, mua bia uống đê!”

No come all no come, one come three four come”

nghĩa là “Lúc thì không ai đến, lúc thì đến 3,4 người cùng lúc”

“I die die must sleep”

nghĩa là “Có chết tao cũng phải đi ngủ đây!”

Ở TRÊN LÀ TIẾNG ANH ĐÓ HẢ MẬY?

KHÔNG, SINGLISH, NOT ENGLISH NHA MẬY!

Đố các bạn nếu không tìm hiểu trước, hoặc không lắng nghe đủ kỹ, các bạn có biết là người Sing họ đang nói tiếng anh không? 

Bởi vậy mới nói, nhập gia tùy tục, tìm hiểu kỹ trước khi đi du lịch, đừng quá phụ thuộc vào trình tiếng anh siêu đẳng của bạn nha, có nói giống người Mỹ đến đâu thì qua Sing qua Đài cũng…hết xài được nha.

1 UfjNVe qUssD 191OViEfw

4. Cập nhật các app hỗ trợ về ngôn ngữ và dịch thuật

Điều này thì chắc không còn xa lạ với nhiều bạn nữa rồi. Ngoài cái mà mình thấy bạn nào cũng “chỉ biết mỗi nó” đó là anh Google Dịch, mà google dịch thì phải có mạng ra, thì có khá nhiều app hữu dụng các bạn có thể tải về xài offline như Itranslate, app này có nhiều chức năng dịch rất hay như dịch từ ảnh chụp, dịch tù giọng nói,…

Top Rated Language Learning Resources 2020

 

Nguồn: Itranslate

5. Thử dùng ngôn ngữ liên quan

Bạn có biết rằng nhiều ngôn ngữ có chung nguồn gốc và có nhiều từ ngữ giống nhau nhiều đến bất ngờ không?

Áp dụng điều trên để có thể sống sót trong những trường hợp bí bách nếu bạn là người nói được nhiều hơn hai ngôn ngữ.

Nếu nói được Tây Ban Nha, là bạn có thể tự do đi du lịch hầu hết các nước Nam Mỹ, và…Châu Âu như Bồ Đào Nha nữa cơ. Tiếng Bồ và tiếng Tây Ban Nha có khá nhiều điểm chung (nghe nói, Uyên không xài không biết).

Tiếng Ý cũng có thể dùng trong một số trường hợp để giao tiếp với người ở các nước Nam Mỹ.

Tiếng Hoa có thể dùng được ở các nước có cộng đồng người Hoa chiếm phần lớn như Singapore, Malaysia,, hoặc thậm chí ở các nước khách du lịch Trung Quốc cực đông như Hàn Quốc, Châu Âu,…

post2 2 01

 

Nguồn: Google

6. Bớt e thẹn ngại ngùng, bước ra và bắt chuyện nào!

Một điều bất di bất dịch khi bạn đi du lịch, là kể cả bạn có bao nhiêu cái App, bao nhiêu dụng cụ hỗ trợ, bao nhiêu kiến thức ngôn ngữ trong đầu, nhưng lại nhút nhát và không dám bước ra giao tiếp với những người xung quanh, thì cuối cùng bạn cũng chẳng bao giờ phá được cái rào cản ngôn ngữ của chính mình cả.

Đừng bao giờ sợ sai, hay sợ nói chưa hay. Hãy kiên trì, hãy mạnh dạn mà nói. Chẳng bố con thằng nào chém giết bạn chỉ vì nói sai ngữ pháp hết. Cứ lẩm bẩm thần chú “Ngắn gọn dễ hiểu” là có ở đâu cũng sống sót hết các bạn ạ.

Chỉ cần nhớ rằng, trước khi đi đâu, trước khi nói một ngôn ngữ nào đó, hãy bỏ một chút thời gian hiểu về văn hóa trước. 

Hãy là một công dân toàn cầu thông thái, not a “công dân toàn cầu ta đây” nha!

IMG 0026

Chúc các bạn đi du hí không còn khó khăn! xD

Bài viết khác

Mù Cang Chải

Mù Cang Chải mùa lúa bị gặt và hành trình mài dùi mông sử

Mù Cang Chải

“Travel isn’t always pretty. It isn’t always comfortable. Sometimes it hurts, it even breaks your heart. But that’s okay. The journey changes you; it should change you. It leaves marks on your memory, on your consciousness, on your heart, and on your body. You take something with you. Hopefully, you leave something good behind.” – Anthony Bourdain

mù cang chải header

Đó là câu hỏi chọc nhau đầu tiên khi bọn mình vừa đặt (mông) chân tới Mù Cang Chải, sau hơn 7 tiếng cày mông trên 2 con wave cà tàng thuê hết 150k/ngày ở hàng Bạc. 

Theo như tìm hiểu (vãi) kỹ lưỡng, mình đã nhắm đi ngắm lúa Mù Cang Chải rực rỡ nhất vào đầu tháng 10. Thế nhưng, số phận 2 đôi chúng mình và những cánh đồng lúa bậc thang vàng ươm đã bị xé nát và chỉ cách nhau đúng hơn một ngày định mệnh.

Lúa đã được gặt gần hết. Mâm xôi to huyền thoại của bản La Pán Tẩn thời điểm bọn mình tới đã chỉ còn trơ trọi những chiếc chóp vàng vàng, chỉ vừa đủ cho tụi mình nửa trầm trồ nửa luyến tiếc. 

Nhưng may mắn thay, trong tâm trí của bốn đứa điên mang tâm hồn lạc quan (hơi yêu đời), thì khi đã tới được đây, sau chặng đường đầu tiên hơn 250km, với bụi dính nhớp nháp mặt mũi, với đôi mông mỏi mệt chờ được nằm, với cái nóng toát mồ hôi đến lạnh thun hết vòi, thì Mù Cang Chải, hay là Mu Bàn Chải (ý chỉ ruộng bậc thang nhìn lôm côm như cái “mu” của bàn chải đánh răng), vẫn đẹp, vẫn tươi, vẫn làm bốn đứa hân hoan hưng phấn tột cùng. Vì như Uyên và người ta vẫn thường nói: “Quan trọng không phải đi đâu, mà là đi với ai!”.

header 2

NGÀY 1: SÀI GÒN – HÀ NỘI

Chúng mình đáp chuyến bay 12h trưa đến sân bay Nội Bài. Bốn con chiên thèm khát cái lạnh bỏ lại Sài thành chán ngán phía sau, đến với Hà Nội trong cơn háo hức được đón những cơn lạnh ít ỏi đầu thu. 

Ngờ đâu cái nắng 29 độ tát thẳng vào mặt tụi mình, cộng thêm những màn sương mờ ảo như trong the Hill che ngập lối thành phố. Và thế là tụi mình tự bảo nhau: “Hà Nội mùa thu “của chúng ta” là như này đây!”

*Tips: Tụi mình có sử dụng thử một dịch vụ đặt xe đưa đón sân bay của Rẻ quá trời – một start up khá mới mẻ ở Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ book xe online tương tự như các app phổ biến hiện nay như Busonlineticket, vexere.

Tuy nhiên hiện tại theo Uyên thấy vẫn chưa có một app nào hỗ trợ riêng về xe đưa đón chuyên nghiệp ở khu vực miền Bắc, và vì tình trạng xe đưa đón ở sân bay Nội Bài khá…hỗn loạn, nên Uyên recommend các bạn có thể book thử bên này ở đây để được yên tâm về chất lượng và giá cả nghen!

8659753bd560333e6a71
fad4858025dbc3859aca

Ngày đầu ở Hà Nội của chúng mình chỉ đơn giản có vài ly trà chanh cạnh Nhà Thờ, dạo quanh hồ Gươm ăn kem chanh bạc hà mát lạnh, lang thang hết ngách này ngõ kia ở Phố cổ.

Và tất nhiên không thể thiếu, đó là đón những tia nắng đầu thu phủ quanh mặt hồ – cảnh tượng mà không có nhiều lần trong một chuyến đi Hà Nội có thể thấy được.

NGÀY 2: HÀ NỘI - TÚ LỆ - LA PÁN TẨN

Chúng mình dong 2 con xe wave xuất phát đi Yên Bái vào 9h sáng. Sau 7 tiếng mài dùi mông sử, cuối cùng 4 con ngựa trời cũng phi tới được xã Tú Lệ – điểm dừng chân đầu tiên ngắm ruộng bậc thang trước khi đến với bản La Pán Tẩn, một trong những bản của người Mông có điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất ở đây.

 

IMG_9552
e2dead76082dee73b73c

 

Tú Lệ viewpoint sẽ là điểm các bạn thường tìm thấy trên bản đồ. Ở đây người ta xây lên một cái trạm bằng bê tông để khách ngắm nhìn ruộng bậc thang từ trên cao. Lời khuyên duy nhất của Uyên là đừng dại gì tấp xe vào đó, người ta charge 10 ngàn tiền gửi xe và tiền ngắm kể cả…không leo lên ngắm. Ở Mù Cang Chải có đến 2, 3 điểm tương tự mọc tự phát như thế – một điều mà Uyên không lấy làm quá bất ngờ ở những điểm du lịch chưa quá phát triển như  thế này. 

Bỏ qua những “góc khuất đẹp đẽ” mà Uyên đã quá quen thuộc, bè lũ chúng Uyên lại tiếp tục di chuyển về bản La Pán Tẩn để nghỉ đêm trước khi trời quá tối. Dò Gừ Homestay là nơi chào đón bọn mình đêm đầu tiên tại Mù Cang Chải. Bữa tối êm đềm  của tụi Uyên kết thúc bằng một nồi cháo gỏi gà ấm nóng, giữ lữa tiếp sức cho những trải nghiệm của ngày hôm sau.  

NGÀY 3: LA PÁN TẨN - THÁC HÁU ĐỀ - ĐỒI MÂM XÔI - THỊ TRẤN MÙ CANG CHẢI

La Pán Tẩn vào buổi sáng hanh khô, ánh vàng rực rỡ và có phần sương đục. Với một tâm thế không-phải-đi-chạy-giặc, mà là một tâm thế thảnh thơi, với một bản kế hoạch khá không dài mà Uyên đã vạch ra cho cả đám, thì cuối cùng tụi Uyên cũng chẳng bao giờ làm theo kế hoạch. 

Thác Háu Đề là cái tên chỉ chực xuất hiện sau khi thanh toán xong xuôi tiền phòng và sau cuộc trò chuyện nho nhỏ giữa Uyên và anh host của Dò Gừ. Uyên bảo Uyên muốn đi Thác Pú Nhu chơi, nhưng anh host bảo đường vào đó bây giờ đang xấu lắm, còn xa nữa. Đi Thác Háu Đề cách đây chỉ 8km thôi, đẹp và dễ đi hơn nữa.

Uyên chẳng do dự OK liền tắp lự, quay qua bảo đồng bọn đi ngay và liền. Đồng bọn vẫn câu trả lời quen thuộc: Đi! 

Đường đến Háu Đề chỉ dài 8km theo như bản đồ chỉ đường dẫn lối. Nhưng vẫn câu chuyện trường tồn rằng bản đồ chỉ ở những nơi khỉ ho cò gáy này thì chẳng bao giờ tìm ra nổi, và chỉ còn cách là hỏi người dân địa phương ở đây. 

Sau bảy lần tám lượt hỏi đường hết người Mông cho đến người Kinh, lúc gần như bỏ cuộc vì suy nghĩ có vẻ như cái thác Háu Đề này dường như không tồn tại và chắc cũng chẳng có gì đâu, thì một vị bụt người Mông xuất hiện, chỉ đường dẫn lối tụi Uyên. Và cuối cùng, thì cảnh tượng của một con thác không phải là đẹp nhất Uyên từng chứng kiến, nhưng là một con thác thỏa mãn nhất Uyên từng nhìn thấy bằng mắt, xuất hiện từ xa, như một điều kỳ diệu giữa một cánh đồng cỏ bạt ngàn.

10ad794f862e6070393f

Mãn nhãn với cảnh tượng được đánh đổi bằng 1 tiếng dằn xe nhọc nhằn, một cú chấn thương chân phải và một chiếc xe được tắm cơ man nào là bùn, chúng mình lại tiếp tục dong xe tiến tới đồi Mâm Xôi – nơi ai cũng phải ghé qua khi đến Mù Cang Chải.

Lạc lên lạc xuống mất 3,4 lần, mấy đứa mới lăn được tới đồi Mâm Xôi lớn. Ở đây có hai điểm ngắm ruộng bậc thang chính: Mâm xôi lớnMâm xôi bé. Sau khi cân nhắc qua lại, chúng mình quyết định đi tới Mâm Xôi lớn, cùng một tâm thế chuẩn bị cho một đồi Mâm Xôi bị gặt gần hết lúa, kiểu đi cho biết mà thôi.

Thế nhưng những gì chúng mình được trải nghiệm dường như lấp đi hoàn toàn được viễn cảnh không như trong tưởng tượng mà mọi người vẫn thường mong được nhìn thấy. 

Không phải là một màu vàng óng tuyệt vời như trong những bức ảnh đẹp như mơ về ruộng bậc thang Mù Cang Chải, cũng phải những góc ảnh sống ảo đẹp đến rụng tim mọi người vẫn thường trầm trồ ghen tỵ. 

Ở đó chúng mình chỉ tìm thấy những cuộc trò chuyện giản đơn, thậm chí xàm xí nhưng vui nổ trời, cùng vài chai bia điếu thuốc khi ngồi từ trong một chiếc chòi nhỏ phóng tầm mắt ra ruộng bậc thang. 

Rồi sau cũng chỉ tìm thấy những cánh tay thoăn thoắt hì hục đập lúa của các cô và mấy em nhỏ, bịt kín mít từ đầu đến chân dưới cái nắng gắt của vùng cao, miệng cười nhoen nhoẻn khi thấy chúng mình lân la lại đập từng bó lúa mới gặt cùng. Ngoảnh mặt sang trái, là từng bậc thang nửa vàng nửa xanh nâu trải dài song song từng dãy núi cao. 

IMG_9841
IMG_9833
IMG_9857
IMG_9995

NGÀY 4: MÙ CANG CHẢI - SAPA

849585f9968570db2994

 

Rời La Pán Tẩn, chúng mình quyết định dừng chân tại thị trấn Mù Cang Chải một đêm, lấy sức để ngày hôm sau chiến tiếp thêm 150km về Sapa. 

Thị trấn Mù Cang Chải nhỏ xíu, nhỏ tới mức cả thị trấn chỉ có thể tranh nhau mua cho bằng được mấy cuốn chả giò của một cô ngay giữa chợ, nhỏ tới mức tụi Uyên cũng không mua được cuốn chả giò nào trong khi ngồi đợi mốc mỏ 30 phút.

Thị trấn này đối với Uyên không phải quá đặc biệt. Nhưng nó lại mang trong mình một vẻ đẹp của vùng cao khác hẳn so với tất cả những thị trấn vùng núi Uyên đã từng đặt chân tới. Và chắc chắn, Uyên sẽ đánh một cái hẹn quay lại đây lần thứ hai. Chắc chỉ để được ngắm một cảnh đẹp dung di như thế này mà thôi.

IMG 9974

Tụi Uyên rời thị trấn Mù Cang Chải vào một sáng muộn đủng đỉnh bằng một tô phở bò (chắc là ngon nhất từ ngày đầu đặt chân tới Yên Bái). Tâm trạng hí hửng, đồ đạc sẵn sàng, 150km cỏn con chắc chắn không thể làm khó tụi Uyên cho đến giờ phút này nữa…

Ngoại trừ con đèo chết tiệt Ô Quy Hồ cùng thứ thời tiết đâm bang ẩm ương khó chiều của Lai Châu.

Giây phút tụi Uyên nhận ra mình chuẩn bị vượt con đèo dài nhất Tây Bắc từ Lai Châu đến Lào Cai, thì cũng nhận ra là xe gần hết xăng. 

Cắm răng khoác áo vượt đèo gần 30km trong cái lạnh buốt và mưa âm ỉ ở cái độ cao gần 3000m cùng con xe sắp chết, mà lòng Uyên chưa bao giờ cảm thấy vui và phấn chấn hơn như thế. Và cuối cùng thì cũng hạ đèo đến thị trấn Sapa an toàn và ướt nhẹp.

La Beaute Homestay là nơi Uyên chọn cho đồng bọn nghỉ ngơi ở Sapa. Uyên chẳng thể ngờ Sapa nó đang nát dần hơn so với Uyên tưởng tượng. Đường đến La Beaute không thể xấu hơn, trong khi chỉ cách trung tâm thị trấn có mỗi 10km!

Đồng bọn trên đường rủa Uyên sao mày đặt chỗ gì ở đâu khỉ ho cò gáy thế. Vẫn như thường lệ Uyên khuất tay mặc kệ “Cứ đi đi gần tới rồi!”. Chữ gần tới rồi của Uyên tự Uyên cũng cảm thấy sai sai, vì 10km mà cứ như 100km…

Rốt cuộc sau 10km gần như muốn gãy mông, tụi Uyên cũng đã thấy bóng dáng của La Beaute, nhưng tới nơi nhưng vẫn chưa hẳn là tới. Sau khi vượt cái dốc cao 5m nữa, tụi Uyên mới thực sự tới được La Beaute.

IMG 3188
Một góc của La Beaute

Đừng hỏi tụi mình ở Sapa có gì chơi không, vì tới Sapa, ngoài việc trốn vào bản, sáng chiều ngắm núi rừng, tối leo lên đá ngóc cổ nhìn lên trời ngồi tán dóc, ăn uống no nê, vuốt ve mấy con chó lười, thì đối với tụi mình, Sapa chỉ có vậy mà thôi. 

IMG 0073
Bãi Đá Cổ trong bản Lao San Chay

Lần này Sapa với mình đặc biệt hơn thế. Hào hứng hơn thế. Dù vẫn cảnh vật đó, vẫn địa điểm đó, nhưng những con người đi bên cạnh mình lần này, thì đáng giá hơn tất cả những gì mình có thể nói được bằng lời.

Nguyên một ngày ngắn ngủi còn lại ở Sapa, tụi Uyên quyết định đi trek cho bằng hết cái bản Lao San Chay và bản Tả Van. Tụi Uyên đi theo cung đường trek khá phổ biến ở đây, và cũng chẳng mang trong mình kế hoạch hay mong chờ gì.

Như một điều quen thuộc ở thị trấn phát triển du lịch như Sapa, mấy lũ trẻ người Mông loắt choắt lại bắt đầu trò đi đủng đỉnh theo khách du lịch (cụ thể là bọn mình) nhằm chèo kéo mua đồ.

Mình không lạ lẫm gì với điều này. Tụi nó rất khéo, rất khôn. Không bán trước, mà hỏi thăm, hết đời tư đến tuổi tác, rồi mới khéo léo lồng sale vào (hì hì). Uyên và đồng bọn theo tự nhiên cũng chỉ phớt lờ, đi thẳng.

Lớ ngớ thế nào, sau một cuộc hội thoại giữa Tiên khùng và 4 đứa nhóc, thì tụi nó đã thành công trong bước đầu dẫn tới giai đoạn chốt sale với Tiên khùng (và sau đó là 3 đứa mình) bằng một đề nghị dẫn đường đi về homestay (khá thông minh).

Quãng đường từ đầu bản Tả Van về tới homestay không gần. Nhưng tụi nhóc cam đoan là gần (đối với tụi nó), và hứa hẹn dẫn tụi Uyên đi tới ngắm một con thác khá đẹp. 

Chỉ bằng một đôi tổ ong lấm lem bùn và nhìn như sắp mòn đế tới nơi, bốn đứa nhóc đi băng băng cắm đầu cắm cổ như chẳng hề gì, trong khi bốn đứa tụi Uyên trượt lên té xuống không dám rượt theo tụi nó. 

Băng hết qua thác, lội suối, vượt ruộng, chui vào rừng tre, chân ngập vào bùn đỏ, trải qua gần tám chục cuộc hội thoại ngây ngô phớ lớ với 4 đứa nhóc, và qua hết gần 10km cắt ngang rừng (mà cảm tưởng như 100km), tụi Uyên cũng mò được về tới Homestay. 

Tụi nhóc về đến được tụi Uyên cho mỗi đứa một lon nước ngọt, tíu tít mỗi đứa cầm một lon ngồi thưởng thức trên mỏm đá cheo leo trước cổng của homestay. 

Nhìn kỹ đứa nào cũng có một nét đẹp sắc sảo, cặp mắt đứa nào cũng sâu và long lanh, và nụ cười dung dị trên môi không hề tỏ vẻ mệt mỏi dù mới băng cả đoạn đường dài về tới đây, và dù hôm nay chưa hề bán được cái túi nào.

Mỗi đứa tụi Uyên hùn vào mua cho mỗi đứa một cái túi, và được tặng mỗi đứa thêm một cái vòng tay. Tính ra, đây có lẽ là thương vụ chốt sale tốn thể lực và dễ thương nhất Uyên từng thấy. Ai cũng mệt và mồ hôi nhễ nhại. Nhưng ai cũng vui, cũng hưng phấn hơn bao giờ hết.

250a5518f543131d4a52
DSCF0359
DSCF0356
DSCF0354

Chia tay Mù Cang Chải, Sapa, tụi Uyên về lại với Hà Nội khói bụi thân yêu.

Hà Nội có thể gây ác cảm với nhiều người. Nhưng với Uyên, Hà Nội có một cá tính riêng mà ít nơi nào có. 

Cả, người Hà Nội cũng dễ thương lắm. Nếu chịu khó hiểu được người Hà Nội, hiểu được văn hóa, tôn trọng sự khác biệt trong đó, thì người Hà Nội dễ thương hơn mọi người vẫn nghĩ.

Ngày cuối ở Hà Nội lang thang ở làng gốm Bát Tràng, tạt qua hàng Chén ăn bán bút riêu cua man mát, uống ly sữa đậu nành, ăn ô mai hàng Đường. Tối về ngồi tám với chị host ở homestay cơ man nào là chuyện. Rồi xách ba lô về lại Sài Gòn mà bịn rịn, nhớ nhung. 

Tạm biệt Hà Nội, tạm biệt Tây Bắc, hẹn gặp lại vào một mùa đúng thu hơn…

header 3
new boutiqe

New Boutique Homestay - Hà Nội

New Boutique là nơi trú ngụ gần như yêu thích nhất của mình trong những lần ở Hà Nội. New Boutique là một deal khá “ngon” khi mình chỉ phải trả 350k/đêm cho một phòng đôi với vị trí ngay khu phố cổ. Nhà tắm riêng, một tầng chỉ có một phòng, cực kỳ sạch sẽ, phòng thì luôn thơm ngào ngạt mùi tinh dầu xả. 

Chị chủ lại siêu dễ thương, phía tầng dưới có bán thêm đồ tự thiết kế tự may xinh xinh. Thêm ba của chỉ cũng siêu nhiệt tình. Nói chung là cực ưng cái bụng!

dò gừ

Dò Gừ Homestay - Mù Cang Chải

Dò Gừ được mình tìm thấy đầu tiên khi đang mò mẫm đặt phòng ở Mù Cang Chải. Đây là cái homestay bự nhất, phổ biến nhất khi các bạn đặt chân tới đây. 

Nằm lọt thỏm trong bản La Pán Tẩn – nơi dừng chân ngắm 2 cái “mâm xôi” ruộng bậc thang nổi tiếng nhất ở Mù Cang Chải. Từ Dò Gừ di chuyển ra các địa điểm ngắm nghía nổi tiếng khác cũng khá gần. Giá phòng ở Dò Gừ hợp lý, ăn uống khá ok, được cái sáng mở mắt dậy là thấy ngay vô vàn ruộng bậc thang giăng lối. 

Highly recommended!

IMG 0005

La Beaute - Sapa

 

La Beaute là cái tên khá mới ở Sapa. Uyên vô tình lụm được cái tên em ý trong khi săn phòng ẩn deal hời trên Booking.com. 

Để đến được La Beaute, 4 con giời chúng mình đã phải trải qua cảm giác được massage mông liên tọi trong suốt đoạn đường xấu-kinh-khủng-khiếp dài có mỗi…10km, hêm con dốc dài 5m vặn-ga-lên-không-nổi của homestay. 

Ba con giời kia không nói nhưng Uyên nghĩ chúng nó đều đồng ý rằng chừng đó nỗ lực công sức đã không hề uổng phí khi cảnh vật xung quanh La Beauty hiện ra không thể đẹp hơn trước mắt. Đáng lắm các bạn ạ!

Những chuyến đi không hoàn hảo là những chuyến đi đáng nhớ nhất. 

Cám ơn Tiên, Nguyễn, và Bonnie! 

poinh

Hàn Quốc có gì vui? Hướng dẫn di chuyển và lịch trình gợi ý 5 ngày


*Bài viết có sự hợp tác với Traveloka Việt Nam*


Hàn Quốc từ trước tới giờ chưa bao giờ là điểm đến Uyên nghĩ tới việc bỏ vào Bucket List của mình. Nhưng một ngày đẹp trời nhờ cơ duyên trời định, Uyên đã đặt chân được tới mảnh đất nơi ý niệm mạnh mẽ nhất mà Uyên có trong đầu đó là những tháng ngày mở ITV lên ôm chổi hát theo Sorry Sorry của Super Junior, và hàng tá những bài hit Kpop mà Uyên cho là xàm xí đú thời còn cắp đít đi học cấp 2.

Giờ đây khi đã trở thành một người không chỉ đã đi, mà còn là người lên lịch trình và điều hành tour cho người khác đi đến mảnh đất này, thì Uyên mới thực sự yêu đất nước này và muốn cho mọi người đều có cơ hội khám phá nó một cách dễ dàng.

Well, shall we?




1. Di chuyển

Di chuyển từ Việt Nam qua Hàn Quốc

Hiện có rất nhiều hãng bay giá rẻ khai thác bay thẳng từ Việt Nam qua Hàn Quốc. Tiêu biểu có thể kể đến các hãng thường xuyên có khuyến mãi, nhiều deal ngon nghẻ hấp dẫn như: Vietjet Air, Jeju Air và T’way. Đây là 3 hãng bay thẳng đi Hàn Quốc có giá tốt nhất thời điểm hiện tại (~1tr7 – 2tr1/chiều)

Để book được vé giá tốt nhất, các bạn nên chọn bay vào khung giờ từ 00h – 2h30 sáng, với thời gian bay là 5 tiếng, các bạn sẽ đến Hàn Quốc vào khoảng 9h30′.

Theo Uyên chuyến bay giờ này vừa rẻ vừa hợp lý, các bạn sẽ tiết kiệm được 1 đêm trên máy bay, và chơi ngày đầu ở Hàn được trọn vẹn.

DEAL HOT: Epic Sale từ Traveloka từ ngày 25/09 – 29/09: Giảm tới 49% khi đặt vé máy bay với mức giảm tối đa lên tới 2 triệu VND (một chiều/ khứ hồi áp dụng cho các hãng bay, chuyến bay trong nước và quốc tế). Các deal khủng nhất sẽ rơi vào khung giờ từ 14h – 14h59.

Di chuyển tại Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc thì phương tiện công cộng là nhiều nhất và phổ biến nhất. Hai loại phương tiện mà các bạn đi du lịch tự túc ở Hàn Quốc nên chọn đó là:

Xe bus

Tại Hàn Quốc có 4 loại xe buýt chính:

  • Xe buýt màu vàng: Hoạt động khép kín trong phạm vị 1 quận của thủ đô Seoul
  • Xe buýt màu xanh dương: Hoạt động trên những trục đường chính ở trung tâm thủ đô Seoul
  • Xe buýt màu xanh lá cây: Hoạt động ở những điểm di chuyển có khoảng cách ngắn, thường dừng ở các điểm trung chuyển
  • Xe buýt màu đỏ: Hoạt động ở những trục/cung đường ngoại thành Seoul
images
4 loại xe buýt chính ở Seoul
Source: Wikipedia

Để di chuyển bằng xe buýt ở Seoul các bạn nên sắm một chiếc thẻ Tmoney, đây là loại thẻ sủ dụng cho phương tiện công cộng ở Seoul, chỉ cần top up tiền vào, và quẹt thẻ ở mỗi điểm xe buýt/tàu điện ngầm các bạn đi.

Các bạn có thể dễ dàng mua thẻ Tmoney tại các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc như:
GS 25, CU, 7-Eleven, Mini Stop, With Me, Buy The Way, Story Way. Thẻ có giá là 2,500 won, và các bạn sẽ cần phải nạp tiền (kiểu trả trước) để sử dụng thẻ tại các trạm phương tiện công cộng. Tmoney còn sử dụng thanh toán được taxi và mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi nữa nha.

Còn đối với bạn nào có ý định sử dụng luôn phương tiện công cộng từ khi mới tới sân bay Incheon luôn, thì nên chuẩn bị sẵn trước thẻ Tmoney luôn.

Các bạn có thể đặt trước thẻ Tmoney qua Klook, khi đến sân bay chỉ cần đưa code và lấy thẻ là xong, khỏi phải đi kiếm chỗ mua mất công, còn có sẵn 5000won trong thẻ luôn.

du lịch tự túc Hàn Quốc
Chiếc thẻ T-money xinh xắn của Hàn Quốc
Tàu điện ngầm

Phương tiện phổ biến thứ 2 để di chuyển đến các tuyến đường xa hơn ở Hàn Quốc là tàu điện ngầm.

Mới đầu nhìn em bản đồ tàu điện ngần ở Seoul thôi là Uyên cũng đã muốn ngất xỉu, nhưng hãy cứ hít thở sâu, bình tĩnh nhìn vào Google Maps, các bạn sẽ tìm thấy ánh sáng của tàu điện ngầm mà thôi…

Đùa thôi, bản đồ tàu điện ngầm Hàn Quốc nó sẽ như thế này:

tau-dien-ngam-seoul
Source: Klook

Các bước các bạn nên làm khi đi tàu điện ngầm:

  • Xác định trạm đang đứng và trạm đang hướng tới (thường sẽ có từng line từng màu riêng cho các bạn theo dõi). Cách xác định nhanh nhất là các bạn tra Google Map.
  • Theo dõi bảng điện tử được gắn phía trong tàu, mỗi trạm dừng lại sẽ có đèn led nháy lên.
  • Lưu ý: Nếu những trạm dừng lại không còn nằm trong tuyến màu có điểm đến của bạn, thì có nghĩa là bạn sẽ phải xuống và chuyển trạm tại đó.

Ngoài tàu điện ngầm và xe buýt ra thì các bạn cũng có thể sử dụng Taxi, nhưng chỉ nên dùng trong trường hợp bất khả kháng, vì taxi ở Hàn đắt lòi con mắt các bạn ạ 😐

Còn lại nếu di chuyển ngoại thành, các thành phố khác ngoài Seoul, ví dụ như từ Seoul đến Busan/Daegu, các bạn có thể bắt tàu cao tốc KTX – đây là tàu cao tốc nhanh nhất ở Hàn Quốc.

Và ở Hàn Quốc có một loại tàu cao tốc nữa đó là ITX, chậm hơn KTX một chút xíu nhưng giá tàu rẻ hơn rất nhiều.

Klook.com

Di chuyển từ sân bay về trung tâm Seoul

Từ sân bay các bạn có thể di chuyển về ga Seoul bằng tàu AREX, đây là phương tiện nhanh nhất để về tới Seoul, hết khoảng tầm 40′. Vé tàu có bán ở sân bay với giá khoảng 8000won/chiều (~150,000VNĐ).

Điểm dừng cuối cùng của tàu Arex là Seoul Station, từ đây để về khách sạn các bạn sẽ phải bắt thêm subway hoặc taxi nữa. Lúc này thì thẻ T- money mà mình có nhắc ở trên sẽ có hiệu lực hehe.

Và một thứ không thể thiếu nữa là một chiếc Sim thần thánh cứu rỗi các con chiên mù đường. Sim 4G Hàn Quốc các bạn có thể đặt trước ở Việt Nam, và có thể tùy chọn gói ngày phù hợp với nhu cầu sử dụng của các bạn.


2. Lịch trình gợi ý chi tiết cho 5 ngày 4 đêm (Chỉ ở Seoul và đảo Nami)


Ngày 1: Seoul – Hanok Bukchon – Myeongdong

Nếu các bạn đi chuyến bay đêm từ Việt Nam qua Hàn Quốc thì sáng khoảng tầm 9h các bạn sẽ tới nơi. Lúc này thêm thời gian làm thủ tục nhập cảnh và lấy hành lý nữa thì khoảng 10h các bạn mới mò ra được khỏi sân bay.

Về tới khách sạn, check in, nghỉ ngơi, ăn trưa bằng mì Udon, sau đó di chuyển đi làng Hanok Bukchon – đây là làng nghề truyền thống với tuổi đời hơn 600 tuổi, bao đẹp, bao thú vị.

du lịch tự túc Hàn Quốc
Một góc yên bình của làng cổ Hanok

Buổi tối, đi ăn uống, mua sắm ở chợ Myeongdong. Đây là chợ đêm chắc chắn là nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc rồi. Ở đây có hai khu vực chính, 1 là bán đồ ăn, 2 là mỹ phẩm từ bình dân, nội địa cho tới cao cấp. Đồ ăn sẽ bắt đầu mở từ khoảng tầm 4h chiều, nhưng phải đến tối thì chợ mới bắt đầu vui và nhộn nhịp.

du lịch Hàn Quốc tự túc
Myeongdong cực nhiều cửa hàng mỹ phẩm nội địa và nhộn nhịp vào cuối tuần
Uyên làm trò tại chợ Myeongdong

Ngày 2: Đảo Nami – Tháp Namsan – Chợ Namdaemun

Sáng ngày thứ 2 sẽ là một ngày khá dài. Uyên bắt đầu bằng việc tham quan đảo Nami, vì quãng đường từ Seoul tới Nami sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, và tới đây bạn sẽ phải mua vé đi phà qua tới đảo mất thêm 15′.

Để di chuyển từ Seoul tới Nami các bạn có thể bắt tài điện ngầm, nhưng sẽ khá là rắc rối và mất thời gian, tổng thời gian di chuyển bằng tàu điện ngầm sẽ là gần 3 tiếng đồng hồ.

Để tiết kiệm thời gian và được tiện hơn, Uyên đặt vé xe buýt khứ hồi trên Klook, khoảng tầm 315k/người/2 chiều. Xe sẽ đón lúc 9h30 sáng và có 3 điểm đón cho các bạn, tùy vị trí khách sạn các bạn có thể chọn trạm thuận lợi nhất để di chuyển.

Trên đảo Nami chủ yếu là các bạn tản bộ/thuê xe đạp ngắm cảnh. Cảnh sắc trên đây thay đổi rõ rệt bốn mùa, đợt Uyên đi là mùa hè nhưng vẫn đã rất đẹp rồi, đang tự hỏi nếu đi vào mùa Thu chắc còn xao xuyến hơn nữa 8->

Đảo Nami
Hàng cây ngân hạnh nổi tiếng ở Nami
Cận cảnh hai hàng ngân hạnh đẹp nhức nhối ở Nami

Ngoài ngắm cảnh ra thì các bạn có thể thử một số món ăn đặc trưng trên đây. Điển hình nhất chắc phải kể tới đó là món bánh bao nhân đậu đỏ nướng lò. Bánh cực thơm, cực bùi, mà lại không bị ngán quá. Kem trên này cũng ngon bá cháy bọ chét, chỉ có điều hơi mắc thôi hehe.

Chơi chán chê xong ở Nami, Uyên tranh thủ đi ăn gà nướng đảo Nami nổi tiếng trước khi quay về trung tâm thành phố Seoul để di chuyển đi tháp Namsan.

Từ đỉnh Namsan ngắm xuống toàn trung tâm thành phố Seoul vào tầm 6h chiều khá là phê pha. Nghe bảo lên tháp buổi tối còn lung linh hơn, nhưng Uyên vẫn quyết đi Namsan giờ đó vì nó tiện với cung đường di chuyển của Uyên hơn.

Tháp Namsan

Khu vực ổ khóa tình yêu trứ danh của tháp Namsan

du lịch tự túc Hàn Quốc

Tháp Namsan nhìn từ phía chân tháp

Sau khi tham quan Namsan xong, Uyên ghé chợ Namdaemun, cách tháp Namsan khoảng tầm 20′ đi tàu điện ngầm, lại tiếp tục ăn uống mua sắm phủ phê.

du lịch tự túc Hàn Quốc
Một góc Namdaemun buổi chiều

Ngày 3: Dinh tổng thống – Cảnh Phúc Cung (Geyongbukung) – Quảng trường Gwanghwamun – Suối Cheyongyecheon – Chợ đêm Itaewon

Sáng 9h30 xuất phát đi thăm Dinh tổng thống và Cảnh Phúc Cung, hai điểm này liền kề nhau nên các bạn có thể kết hợp tham quan cùng một lúc.

Vào phía trong Cảnh Phúc Cung, người ta sẽ có dịch vụ cho thuê Hanbok để chụp ảnh. Trong này rất rộng nên các bạn nên đem theo giày thoải mái để đi.

Ngoài khu vực cung điện của vua chúa ra, các bạn có thể tạt qua các khu vực khác như bảo tàng dân gian Hàn Quốc để tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống cho tới hiện đại như thế nào, cũng rất thú vị.

Cảnh Phúc Cung
Bên ngoài Cảnh Phúc Cung
Hanbok Hàn Quốc
Nỗ lực xí xọn chụp ảnh với Hanbok

Để kết thúc chuyến city tour thú vị (và mệt mỏi), Uyên fresh up bản thân bằng cách tạt qua con suối nhân tạo Cheyonggyecheon.

Ở đây điểm chụp ảnh không có gì quá đặc biệt, nhưng cảm giác ngồi cạnh con suối để thư giãn, ngâm chân xuống suối thiệt sự rất rất sảng khoái, đặc biệt sau một ngày dài đi bộ.

Ở đây có một điều nữa mọi người cũng hay tới để làm cũng rất thú vị đó là ném xu xuống suối. Ngoài việc cầu nguyện mong ước, thì số tiền xu này sẽ được chính quyền Seoul vớt lên để quyên gop vào các quỹ từ thiện giúp đỡ những cá nhân có hoàn cảnh khó khăn.

du lịch Hàn Quốc tự túc
Khúc đuôi của suối nhân tạo Cheonggyecheon

City tour chán chê, tụi Uyên kết thúc ngày thứ ở ở chợ Itaewon. Đây là phố chơi đêm của các thanh thiếu niên chẩu che ở Hàn Quốc, tựa như Bùi Viện ở Sài Gòn. Ra đây bar, pub, hàng ăn, quà lưu niệm không thiếu, chỉ sợ thiếu tiền 😀

walking down an alley in itaewon at night
Phố Tây Itaewon

Ngày 4: Công viên Everland

Tụi Uyên quyết định dành trọn một ngày cuối cùng ở Hàn Quốc để tung hoành ngang dọc hết cái Everland.

Uyên đặt vé xe buýt khứ hồi thay vì bắt tàu điện ngầm đi để tiết kiệm thời gian, vì thời gian di chuyển từ trung tâm Seoul đến Everland cũng mất hơn 2h đồng hồ.

Vé vào cổng ở Everland nếu mua trực tiếp sẽ có giá xấp xỉ tiền Việt khoảng hơn 1 triệu (vé 1 ngày), và phải xếp hàng rất lâu.

Tụi Uyên đặt trước qua Klook với giá chỉ hơn 600k, cùng loại 1 ngày và đến chỉ cần trình mã QR code ra, không cần phải xếp hàng, nhanh, gọn, lẹ. Thiệt Uyên yêu Klook vô cùng tận T_T (NO sponsor nha).

Vào tới Everland thì nói thiệt chắc cả 3 ngày chơi cũng không hết, nên tụi Uyên chỉ đi những điểm phổ biến và muốn đi, hầu hết ở khu American Adventure để chơi các trò mạo hiểm. Và trò nổi tiếng cũng như “kinh khủng” nhất ở đây đó là Tàu lượn siêu tốc T-express (ôi bao pheeeeee), chơi xong mặt cắt không còn một giọt máu.

69665995 381978552704943 7906614409127002112 n
Kem siêu ngon siêu mắc ở Everland…
70538722 1004085586589240 9200913811777781760 n
Làm một vòng đua ngựa trước khi đi chơi trò siêu bựa như trong Running Man
T-express
Khuôn mặt rất tỉnh và tươi trước khi bước lên T-express…

Để kết thúc một ngày đầy mồ hôi và nước mắt (vì cười), tụi Uyên book vé đi xem Nanta Show. Đây là một show biểu diễn nấu ăn cực kỳ nổi tiếng và thú vị ở Hàn Quốc.

Có hai điểm để các bạn xem được show này đó là: Nhà hát Meyongdong và nhà hát Hongdae. Vé show tùy vào loại ghế mà bạn chọn. Loại ghế thông thường là 320,000won (~630k), tuy nhiên nếu các bạn đặt sớm hoặc đặt qua app online như Klook chỉ còn có 520k mà thôi.

Nanta Show Dongaemun
Một phân cảnh trong show Nanta

Ngày 5: Shilla Duty Free – Chợ Sâm – Sài Gòn

Ngày cuối cùng ở Hàn Quốc luôn là ngày thích hợp để đi lượn lờ các điểm nho nhỏ để mua sắm. Tụi Uyên ghé qua Shilla duty free shop – đây là một trong những điểm mua sắm mỹ phẩm miễn thuế nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc.

Hầu như trong này bán tất tần tật các loại mỹ phẩm nội địa và cả các hãng cao cấp trên thế giới.

*Lưu ý rằng trong này sẽ có hai tầng, tầng hầm sẽ là tầng bán mỹ phẩm nội địa nhãn Hàn như: Tony Moly, Etude House, Innisfree,…

Tầng trên còn lại là các hãng lớn như Chanel, Gucci,…và các hãng mỹ phẩm ngoại các bạn sẽ phải lấy hàng ở sân bay tại cổng số 11, chứ không lấy hàng trực tiếp tại store nha.

Shilla Duty Free Hàn Quốc
Cổng phía ngoài của Shilla Duty Free

Điểm tiếp theo của Uyên sẽ là chợ Sâm ở khu vực Dongdaemun, cách Shilla Duty free shop khoảng 30′ đi tàu điện ngầm.

Ở đây có rất rất nhiều loại sâm khác nhau, các bạn nhớ nhìn giá kỹ, sau đó cố gắng trả giá bằng body language hoặc cầm máy tính lên bấm bấm số nha, chứ mấy cô mấy bác ở đây không biết nói tiếng anh đâu nha.

chợ sâm Hàn Quốc
Chợ Sâm vô vàn mặt hàng về Sâm đa dạng

Mua sắm xong xuôi phủ phê, tụi Uyên lết về khách sạn để chuẩn bị xếp đồ đạc và di chuyển ra sân bay, tạm biệt Seoul, tạm biệt Hàn Quốc bay về Sài Gòn, và đánh một cái hẹn không xa quay trở lại, và đi được nhiều điểm ở Hàn Quốc hơn nữa.

Uyên gửi tặng bạn đọc của Uyên mã code giảm 100k bên dưới khi đặt vé bay trên Traveloka. Code áp dụng cho mọi chuyến bay từ/đến Việt Nam (1 chiều hoặc khứ hồi) và KHÔNG yêu cầu giá vé tối thiểu. 

Chúc các bạn du lịch tự túc Hàn Quốc vui vẻ! xD

*Trong bài có chứa một số link tiếp thị liên kết, khi bạn click vào và mua hàng qua link đó, đồng nghĩa với việc bạn đang ủng hộ Uyên một xí chi phí để duy trì blog (yên tâm là giá bạn mua vẫn sẽ là giá bình thường nha). Cheers!



9 1

Cách lên kế hoạch đi du lịch để hết hoang mang & ngáo đá

Dù bản thân vốn là một đứa thích đi du lịch kiểu phong trần bụi bặm, thích lúc nào đi lúc đó, không thích gò bó tìm cách lên kế hoạch du lịch các kiểu con đà điểu, nhưng cho đến một năm trở lại đây, khi đã thực sự “lớn khôn”, Uyên mới thực sự tỉnh ra, rằng bất kể đi đâu, với mục đích gì, đi với ai, thì việc lên plan là một thứ không bao giờ được bỏ qua.

Nếu bạn là người không muốn mất tiền ngu ngốc, tay xách nách mang hành lý, vật vã tìm kiếm xe cộ, vé tàu xe, hay hớt ha hớt hải chạy đến một nơi không có gì để chụp choẹt ngó nghiêng chỉ vì đến không đúng thời điểm, thì bạn có thể kéo xuống đọc tiếp bài của Uyên nha.

Well, shall we?

#1: Xác định khu vực muốn đi

Tại sao là “khu vực” muốn đi mà không phải là một địa điểm cụ thể nào đó? Bởi nếu bạn chưa có ý tưởng cụ thể là muốn đi đâu, nhưng lại cần chuẩn bị trước chi phí và kế hoạch thì việc đầu tiên cứ xác định khu vực mà bạn muốn đi trước đã.

Ví dụ như bạn đang băn khoăn không biết nên đi đâu ở khu vực Đông Nam Á, ví dụ như bạn đang băn khoăn không biết nên đi Thái, Sing, Mã Lai, hay Campuchia, cứ lấy đại diện ở giữa với mức chi phí bạn cho là cao nhất là Singapore, và bắt đầu lên kế hoạch chi phí, thời gian đi cho địa điểm đó, từ đó bạn có thể linh hoạt thay đổi các địa điểm còn lại khi đã có phần kế hoạch thô cơ bản, sẽ tiết kiệm thời gian cho bạn rất rất nhiều.

Còn nếu chưa biết đi đâu và chưa có cảm hứng để đi đâu thì sao? Tìm cảm hứng ở phim, truyện, sách, và các câu chuyện nhảm nhí trong blog của Uyên liền!

cách lên kế hoạch đi du lịch

 

Đừng trông lạc lối như Uyên…

#2: Xác định khoảng thời gian đi và thời gian cần thiết để lên kế hoạch

Việc lên kế hoạch sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu các bạn xác định được mình sẽ đi trong bao lâu. Việc tính toán chi phí và điểm đến cho chuyến đi sẽ chẳng bao giờ có nghĩa nếu các bạn không biết mình đi trong bao lâu.

Đi 5 ngày sẽ khác với đi 1 tháng, cho nên trước khi hỏi bản thân cần chuẩn bị những gì cho chuyến đi, thì hãy hỏi bản thân mày sẽ đi trong bao lâu.

  • Đối với chuyến đi kéo dài từ 3-5 ngày: Nên có một khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần để chuẩn bị, nhất là phần phương tiện di chuyển như máy bay và xe giường nằm

  • Đối với chuyến đi kéo dài từ 1 tuần – 2 tuần: Cần ít nhất 1 tháng để chuẩn bị

  • Đối với chuyến đi từ 1 tháng trở lên: Nên cần có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phân theo giai đoạn trong vòng từ 3 tháng – 6 tháng. Nên chia nhỏ thời gian ra, ví dụ tháng đầu tiên chuẩn bị kế hoạch thô, tháng tiếp theo tiến hành đặt vé và dịch vụ, tháng tiếp theo sẽ lên kế hoạch tiết kiệm, và dành 1 tuần cuối cùng để review lại bản kế hoạch và sẵn sàng để vi vu.

cách lên kế hoạch đi du lịch

 

Cũng đừng hoang mang bộp chộp rụp cái là đi như này…

#3: Xác định mục đích đi

Chuyến đi này các bạn sẽ đi kiểu tiết kiệm trải nghiệm hay sang chảnh? Muốn trải nghiệm kiểu địa phương hay nghỉ dưỡng thư giãn? Đi để tìm hiểu văn hóa hay shopping? Tất cả những điều trên là những câu hỏi nên được đặt ra trước khi lên một lịch trình du lịch chi tiết.

Ví dụ đi Thái Lan để shopping các bạn hầu như chỉ cần 4 ngày 3 đêm, chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều, điểm đến sẽ tập trung ở thủ đô Bangkok, các điểm đến cụ thể sẽ là những điểm chợ đêm/shopping mall nổi tiếng,… Nhưng nếu bạn muốn đi hành hương, trải nghiệm tìm hiểu văn hóa, điểm đến sẽ trải dài từ Nam chí Bắc, thời gian sẽ cần nhiều hơn 5 ngày, chi phí sẽ tăng lên vì di chuyển nhiều hơn.

cách lên kế hoạch đi du lịch

 

Và cũng đừng bay từ Việt Nam qua Campuchia trong vòng 1 nốt nhạc với mục đích mông lung như Uyên…

#4: Lên bảng kế hoạch chi phí chuyến đi

Đây có lẽ là phần đau đầu và mệt mỏi nhất mỗi lần lên kế hoạch du lịch. Hãy phân phần chi phí của bạn ra hai phần: Chi phí cố định & chí phí biến đổi (linh hoạt)

Chi phí cố định gồm những chi phí bạn đã chắc chắn nhờ nghiên cứu trước cho thời điểm và địa điểm bạn muốn đi, thường bao gồm những chi phí như: Vé máy bay/oto, phòng khách sạn, vé tham quan, phương tiện di chuyển trong chuyến đi.

Chi phí biến đổi linh hoạt gồm những chi phí bạn không chắc chắn trước được và thường nằm trong các loại chi phí dự phòng, ví dụ: chi phí ăn uống, chi phí cầu đường, chi phí xăng xe, chi phí hải quan/xuất nhập cảnh (nếu đi nước ngoài), chi phí thuế dịch vụ, chi phí dự phòng,…

Sau khi xác định được tất cả 4 yếu tố trên, bạn sẽ tính được trung bình khoản chi phí mà bạn phải chi trả (trên đầu người) cho cả chuyến đi, từ đó dễ dàng lên kế hoạch tiết kiệm hơn.

travel budget printables

 

Cách Uyên lên kế hoạch chi phí cho mỗi chuyến đi trong Bullet Journal

#5: Lên kế hoạch tiết kiệm dựa trên kế hoạch du lịch đã lên

Tiết kiệm không phải là điều dễ dàng tí nào. Hãy tập viết tất cả những chi phí bạn đang tiêu xuống, xác định rõ ràng đầu tiên là những khoản chi phí bắt buộc cơ bản bạn phải tiêu hằng ngày như ăn uống, xăng xe. Thứ hai là những khoản có thể cần thiết sẽ tiêu (chi phí tiêu vặt) như quần áo, mỹ phẩm,…Thứ ba là những khoản “nguy hiểm” có thể trỗi dậy như đám tang, thôi nôi, đám cưới,…

Khi đã xác định được ba loại khoản chi tiêu đó, làm ơn tự vấn và nghiêm túc hỏi bản thân cho từng khoản rằng “Cái này có thực sự cần thiết không?”, nếu khoản này không quá cần thiết, thì có cách nào cắt giảm xuống được không?

Tiếp theo là việc xác định số tiền sẽ phải tiết kiệm cho chuyến đi của bạn. Ví dụ như bạn cần 10 triệu cho một chuyến đi, và 2 tháng nữa là bạn sẽ đi, vậy bạn sẽ phải tiết kiệm được 150k mỗi ngày. Cứ thế, bạn sẽ biết phải quản lý chi tiêu của mình hằng ngày như thế nào để “lòi” ra số tiền đó (hoặc đơn giản hơn là kiếm thêm ngoài lương cứng 10 triệu nữa :D)

cách lên kế hoạch đi du lịch

 

Source: Getty Image

#6: Làm Credit/visa Card, hoặc ít nhất là thẻ ATM có Internet Banking

Để chi? Để tất cả mọi sự trên đời được dễ dàng và nhanh chóng các bạn ạ!

Trong việc lên kế hoạch đi du lịch, thì thẻ ngân hàng thanh toán online là không thể thiếu. Đừng trách một ngày bạn săn được vé bay/vé xe rẻ mà không nhanh chân đặt chỗ được chỉ vì thanh toán chậm trễ!

Book vé bay hay book phòng khách sạn đều vậy, có thẻ thanh toán giữ chân nhanh chóng là tự nhiên có động lực đi chơi liền (đã đặt đã mất tiền thì phải đi!), hơn nữa lại an tâm là không bị mất chỗ, lại có giá tốt hơn người ta.

timo mastercard

 

Timo đang là ngân hàng Uyên đang ưa dùng nhất cho cả thẻ tín dụng lẫn debit (No sponsor)
Source: Vcmedia

#7: Săn vé bay và book trước phòng khách sạn

Chắc chắn ai cũng biết hai khoản này là hai khoản chiếm nhiều chi phí nhất cho một chuyến đi, đó là lý do đây là hai việc bạn nên làm ngay lập tức sau khi đã có cho mình một kế hoạch du hí chắc chắn.

Luôn luôn sẵn sàng cho mình những App đặt vé bay và phòng chất lượng như: Traveloka, Skyscanner, Momondo, Booking.com, Airbnb, Agoda,…Các bạn có thể nghía qua bài viết về cách đặt vé bay và phòng khách sạn tiết kiệm của Uyên để có những tip chi tiết hơn nha.

#8: Lên kế hoạch chi tiết cho điểm đến/hoạt động vui chơi

Đây là phần có thể nói tốn nhiều thời gian nhất trong việc lên kế hoạch. Để giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi, hãy nhờ đến những công cụ hỗ trợ việc planning như Inspirock, Tripadvisor,…để có thể thay bạn đỡ mất công nghĩ tới việc đi đâu, mấy ngày, chơi gì, ăn gì.

Nếu không, thì có những mục cơ bản sau đây các bạn nên nghiên cứu:

  • Thông tin cần biết về điểm đến: Dùng đến các trang thông tin như blog cá nhân, Tripadvisor, Trang thông tin chính thức của địa điểm đó (thường đươc quản lý bởi tổng cục du lịch của chính phủ).

  • Những hoạt động có thể tham gia ở điểm đến: Chi tiết nhất các bạn có thể xem qua blog du lịch, Lonely Planet,…
  • Địa điểm ăn uống: Tham khảo các app về ẩm thực của đất nước/địa điểm đó, Tripadvisor, Lonely Planet, Yelp, Foody,…

  • Book trước những hoạt động phải trả phí: Giờ các bạn đã không còn phải xếp hàng mua vé đợi chờ mệt mỏi nữa. Hàng loạt các app du lịch ra đời giúp các bạn sở hữu một tấm vé trò chơi hay show ca nhạc hay một tour tham quan ngắn ngày một cách dễ dàng chỉ với vài cú chạm như: Klook, KKday, Traveloka,…Việc của bạn chỉ còn là xách mông lên, cầm điện thoại và đi mà thôi.

#9: Pack đồ!

Kế hoạch sẵn sàng, kinh tế sẵn sàng, đơn xin phỉ phép sẵn sàng? Xếp đồ vô vali để mà đi thôi! Đây là bước mệt mỏi không kém đâu các bạn. Vậy làm sao cho dễ?

Lập danh sách theo mục dùm Uyên. Không cần quan tâm đi bao nhiêu ngày, chỉ cần quan tâm đến thời tiết và tính chất của chuyến đi là ok hết. Đi đâu thì đi, làm một cái checklist là không thể thiếu được. Đại loại nó sẽ bao gồm 3 mục cơ bản:

  • Vật dụng cá nhân: Mỹ phẩm, bộ vệ sinh cá nhân
  • Quần áo nói chung
  • Giấy tờ quan trọng: Passport, ID card, booking vé bay, phòng khách sạn, tiền bạc,…

Các bạn có thể ngó qua bài chi tiết về Tip xếp đồ khi đi du lịch của Uyên ở đây nha!

received 833915620096790

 

Tư trang cho hành trình xuyên Việt của bạn Uyên (gần giống của Uyên cách đây 1 năm)

#10: Phắn thôi!

Còn các bạn lên kế hoạch du hí cho mình như nào? Kể Uyên nghe bên dưới nha!

Chúc các bạn du hí êm đẹp! xD

Combo tiết kiệm của Traveloka có đáng dùng

Trải nghiệm Combo tiết kiệm Traveloka: Ngủ khách sạn 3 sao chỉ tốn 300k!

Ngoài thế mạnh là đặt phòng khách sạn và vé bay, thì gần đây Traveloka có giới thiệu đến người dùng một mảng khá thú vị, đó là Combo tiết kiệm đặt vé bay và phòng khách sạn cùng một lúc.

Lúc đầu thì kha khá hoài nghi về việc Combo này có thực sự tiết kiệm hay không, nhưng sau khi thử tách ra đặt riêng và so sánh với giá sau khi đặt combo, thì Uyên chính thức “fall in love” với em combo này. Cùng Uyên ngó xem em Combo này có thực sự đáng thử nghiệm không nha. Well, shall we?

Trước khi đi vào chi tiết, thì các bạn nên trải nghiệm chức năng book phòng và vé bay mới này trên nền tảng ứng dụng điện thoại, vì hầu hết Traveloka sẽ tung các khuyến mãi, hot deal và giá thường sẽ rẻ hơn so với đặt trên website máy tính.

Uyên đã lên plan rất kỹ cho chuyến đi săn lúa vàng Tây Bắc ở Mù Cang Chải tháng 10 này, và như các bạn biết thì chi phí chiếm lớn nhất trong mỗi chuyến đi sẽ là phương tiện di chuyển và chỗ ở. Bởi vậy nên quả combo này khá lý tưởng cho những bạn muốn tiết kiệm được tối đa các khoản chi phí lớn khi lên plan.

Đặt thử vé bay riêng và phòng riêng không dùng Combo tiết kiệm Traveloka

Đầu tiên, các bạn vào App Traveloka, đăng nhập thành viên, nếu chưa là thành viên thì các bạn nên đăng ký trước, vì thường với tư cách thành viên, các bạn sẽ được hưởng ưu đãi nhiều và nhanh hơn.

Sau đó tiến hành đặt vé bay trước để so sánh (vì giá vé bay thay đổi nhanh và bất thường nhất). Uyên đặt 2 cặp vé khứ hồi từ Sài Gòn – Hà Nội, đi 05.10 về 11.10 của Vietjet Air, không bao gồm hành lý ký gửi và dịch vụ đi kèm, và giá vé tổng là như bên dưới: 3,375,860 VNĐ

Combo tiết kiệm 15%

Tiếp theo đến phần khách sạn, Uyên đặt nghỉ 1 đêm ở Millennium Hanoi Hotel (khách sạn 3 sao) ngày mùng 05, giá lúc đó là 531,055 VNĐ

Combo tiết kiệm Traveloka

Vậy gộp tổng bill Uyên đặt cho cả khách sạn và vé bay khứ hồi sẽ là: 3,906,905 VNĐ.

Đặt với Combo tiết kiệm

Nếu đặt với Combo tiết kiệm, các bạn chỉ cần vào mục “Combo tiết kiệm” của Traveloka, chọn hành trình bay và hệ thống sẽ tự động suggest thêm chức năng đặt phòng khách sạn đi kèm cho bạn như bên dưới.

Combo tiết kiệm traveloka

Uyên tiếp tục thao tác đặt combo phòng và vé bay cho hành trình như cũ, và tổng bill cho combo khi đặt với nhau là: 3,711,568 VNĐ, đồng nghĩa với việc bạn tiết kiệm được thực tế đến hơn 195k bằng việc đặt gộp phòng.

Dù không nhiều đến mức 250k như Traveloka hiện lên số tiền bạn tiết kiệm được, nhưng số tiền thực bạn trả cũng tiết kiệm lên gần 200k, tự nhiên ngủ khách sạn 3 sao phòng đôi lại chỉ mất có 300k/đêm, quá hời cho 1 cuộc book vé! Hơn nữa, chỉ cần 1 thao tác là xong, tiện, gọn, không phải xé nhỏ ra book chi cho mệt.

combo tiết kiệm Traveloka

*Các bạn lưu ý là nếu đã dùng Combo tiết kiệm, thì các voucher/mã giảm giá từ Traveloka sẽ không áp dụng được đâu nhé!

Vậy cuối cùng thì có đáng để trải nghiệm và sử dụng gói Combo tiết kiệm của Traveloka hay không? Với Uyên thì hoàn toàn là có và nên. Với những bạn đã từng dùng qua Traveloka thì rất nên thử combo này trong những lần tiếp theo, vừa tiện, gọn, vừa tiết kiệm được kha khá credit.

Còn với những bạn đang cân nhắc đến việc thử chuyển qua dùng Traveloka thay vì các trang đặt phòng khác thì hoàn toàn có thể yên tâm để sử dụng. Và hơn hết, bạn sẽ không phải mất công mở hết app này đến app khác để vừa đặt vé bay vừa đặt khách sạn nữa. Bỏ qua phiền toái chọn thoải mái thôi nào các bạn.

Chúc các bạn đi du hí vui vẻ và tiết kiệm!

Tips săn khách sạn giá hời

Tips đặt phòng khách sạn giá rẻ & tiết kiệm chi phí ở khi đi du lịch

Đối với các thánh nhân thường đi du lịch tự túc, thì đặt phòng khách sạn giá rẻ là một việc tối quan trọng. Vừa phải đảm bảo kinh tế, thoải mái, vị trí hợp lý, phù hợp lịch trình, vừa phải nhanh gọn lẹ, thuận tiện, bởi Uyên biết việc ngồi lướt lên lướt xuống, qua trang này qua trang kia theo dõi giá phòng như theo dõi giá vàng rớt lên rớt xuống không hề vui tí nào.

Về cơ bản, đặt phòng cũng mệt mỏi như đặt vé máy bay, cũng rầu rĩ như đăng kí tín chỉ (9x hiểu rất rõ), thế nên Uyên viết post này cùng một sự đồng cảm và mong muốn giúp các bạn đỡ vất vả hơn và giúp chuyến đi của mình được trọn vẹn. Vậy đặt phòng thì nên làm như thế nào?

1. Luôn luôn đăng nhập/đăng kí tài khoản trước khi vào đặt phòng

Đây là điều đầu tiên các bạn nên nhớ. Bởi vì sao? Bởi khi có tài khoản với một thông tin đầy đủ, các bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức khi tiến tới việc thanh toán, điền thông tin và thậm chí cho những lần book phòng sau này. Và nhớ ấn lưu thông tin tài khoản cho trang book phòng đó nếu bạn dùng laptop, việc này sẽ cứu bạn khỏi những lần book phòng không ưng ý, thoát ra  thoát lại để rồi phải ngồi gõ lại từng thông tin một.

Thứ hai, việc có một tài khoản sẽ giúp bạn nhận được tất cả các deal ngon nhất, tốt nhất từ web đặt phòng đó. Thường những web đặt phòng lớn sẽ luôn có giá tốt hơn cho những thành viên đăng kí như:

2. Dùng những trang web đặt phòng uy tín nhất

Hiện tại có rất rất nhiều website đặt phòng ngoài kia, nhưng không phải web nào cũng tốt và có chất lượng như nhau. Nghĩ đến đặt phòng chắc chắn không thể bỏ qua các ông lớn thường offer giá rất tốt và số lượng phòng cũng rất phong phú:

3. Đặt những phòng có chính sách “miễn phí hủy phòng”

Tác dụng lớn nhất của thao tác này: Giữ chỗ cho những phòng có giá tốt, hủy không mất phí. Nhưng lưu ý đọc kỹ chính sách hủy phòng, một số nơi chỉ cho hủy phòng miễn phí trước 48h trước ngày check in, lớ ngớ quên hủy phòng trước 1h là mất trắng tiền :))

Tuy nhiên có nhiều trang đặt phòng offer giá tốt hơn khi bạn đặt loại phòng “không hoàn tiền khi hủy phòng” dưới bất kì hình thức nào. Well, cái gì cũng có giá của nó các bạn ạ.

4. Đào bới coupons

Khi tìm được giá tốt cho phòng trên website đặt phòng của bạn rồi, muốn giảm giá thêm nữa? Điền mã coupon bằng cách tìm những coupon sẵn có qua những trang chuyên tổng hợp mã coupon như Coupons.comTìm coupon tương thích bằng cách điền tên website đặt phòng bạn đang đặt kèm thời gian bạn muốn ở. Vd: “booking.com september 2018” (nhớ điền bằng tiếng anh).

5. Chọn website book phòng theo khu vực cụ thể và book phòng theo chuỗi khách sạn phổ biến

Những website book phòng lớn thường mang tính tổng hợp và đại trà, trong khi đó nếu bạn xác định trước mình sẽ đi đâu, tới châu lục nào, khu vực nào, hãy tìm tới những website đặt phòng tập trung chính vào một khu vực hoặc quốc gia, ở đó, bạn sẽ tìm thấy nhiều lựa chọn với nhiều giá tốt hơn.

Ngoài ra, việc đặt phòng dựa trên việc tìm kiếm thẳng vào tên các chuỗi khách sạn giá rẻ phổ biến của từng khu vực cũng rất có lợi, bởi bạn sẽ tìm thấy được hầu hết những nơi có chuỗi khách sạn đó hiện diện với giá tốt hơn so với việc bạn tìm kiếm một cách chung chung, sẽ rất khó tìm và so sánh giá

  • VD: Khu vực châu Á: Agoda, Ctrip (tập trung lớn ở Trung Quốc)

Chuỗi khách sạn giá rẻ khu vực châu á: 7 days inn, Super 8 Hotel

6. Hốt phòng cú chót của người khác

Nôm na nó giống như một cái chợ trời/chợ đồ cũ du lịch, người ta đăng những phòng mà họ đã đặt nhưng vì lý do nào đó không sử dụng và bán lại với giá tốt hơn so với giá web. Uyên đã từng thử Roomer vài lần và có nhiều deal cực tốt nhờ hốt phòng trên này.

7. Đặt phòng với khoảng thời gian dài hơn

Đây là tips dành cho những bạn có ý định ở một nơi trong khoảng thời gian dài từ 1 tuần trở lên. Còn chi tuyệt vời hơn khi càng ở lâu giá càng rẻ? Deal này chỉ có duy nhất trên Airbnb mà thôi.

Airbnb (không phải là một dạng khách sạn mà là nhà cho thuê) offer giảm giá trên 20% cho những người đặt phòng/nhà từ một tuần trở lên. Có nghĩa là giá các bạn đặt 7 đêm sẽ thấp hơn 20% giá các bạn đặt 6 đêm. Nghe hấp dẫn hem?

AirBnB thường phù hợp hơn với các bạn đi theo nhóm, các bạn thích không gian riêng tư, ở trong một thời gian dài. Thậm chí những bạn muốn thuê ngắn hạn để ở, giá phòng trên airbnb còn rẻ hơn giá thuê một căn hộ hay một phòng ngủ bình thường rất nhiều.

Các bạn mới biết đến Airbnb? Đặt qua link của Uyên ở đây cho lần đầu tiên trên Airbnb, được giảm 34$ cho tổng hóa đơn trên hoặc bằng 73$, deal quá yêu luôn phải hemm.

8. So sánh giá lấy deal hời

Có nghĩa là sao? Bạn sẽ làm thao tác so sánh giá giữa các trang đặt phòng lớn. Những trang như Booking.com, Agoda, Hotels.com đều có chính sách hoàn lại một khoản tiền cho bạn khi bạn tình cờ/thấy được giá phòng mà bạn đã đặt rẻ hơn ở một trang khác.

Ví dụ, bạn đặt một phòng trên booking.com, sau đó bạn thấy trên agoda cũng loại phòng đó, cùng một địa điểm, cùng một khách sạn, cùng một thời gian check-in check-out nhưng lại rẻ hơn, bạn có thể “kiện” qua email support của booking.com duyệt để lấy lại tiền chênh lệch giá giữa 2 website. Đây là tips chỉ nên tận dụng khi phòng đó thuộc dạng nhiều tiền, và thường dành cho những bạn đam mê việc bới lông tìm vết để tiết kiệm tối đa chi phí du lịch mà thôi.

9. Nhận email thông báo thay đổi giá cho phòng bạn đang tìm kiếm

Việc này là việc cực kì khôn ngoan nên làm kể cả trong việc đặt phòng khách sạn hay vé máy bay. Bạn nghĩ đăng kí mail sẽ bị phiền, nhưng tin mình đi, đăng kí mail cho hàng không và khách sạn không thừa tí nào đâu, bạn sẽ luôn được cập nhật giá tốt nhất qua mail mà không cần phải đặt nhắc nhở.

10. Chán ở khách sạn rồi? Tìm nhà ở miễn phí thôi!

Nhiều tips nhiều bước đặt phòng khách sạn quá? Ở khách sạn không vui? Tốn tiền? Mình chỉ các bạn tìm chỗ ở miễn phí (hoặc hầu như chỉ mất rất ít phí) nhưng đổi lại, các bạn phải đánh đổi kiến thức văn hóa, chút ít sức lực tay chân, và trên hết, các bạn cần một cái đầu và con tim rộng mở, khát trải nghiệm. Vậy tìm những thứ đó ở đâu?

  •  WWOOF (worldwide opportunities on organic farms): Đây là một cộng đồng tình nguyện, trao đổi văn hóa, bạn tình nguyện làm việc để đổi lại chỗ ở, đồ ăn, thường tập trung vào các công việc liên quan đến nông nghiệp như trồng trọt, bảo vệ môi trường, chăn nuôi,…Cộng đồng này là một trong những cộng đồng tình nguyện lớn nhất thế giới, cũng rất nổi tiếng trong giới du hành có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới.
  • WorkAway: Cộng đồng này cũng tương tự như WWOOF nhưng đa dạng về công việc cũng như loại hình hơn. 
  • HelpX: Thêm một cộng đồng tình nguyện nữa với đủ loại hình công việc từ nông nghiệp đến dịch vụ khách sạn,…cho các bạn có thể tham gia trao đổi trí tuệ thể chất để đổi lấy chỗ ở trong hành trình du lịch của mình. So với Work away và WWOOF thì helpx không nổi bằng, nhưng độ tin cậy thì vẫn rất được đảm bảo.
  • Couchsurfing: Cộng đồng này thì mình không nói nhiều nữa, quá nổi tiếng trong giới đi bụi rồi. Bạn nào vẫn chưa rõ Couchsurfing hoạt động như thế nào có thể xem qua bài viết trải nghiệm về Couchsurfing của mình ở đây để biết rõ hơn.

Túm cái quần lại, tất cả những gì bạn nên nhớ trong việc tiết kiệm chi phí ở khi đi du lịch:

  • XÁC ĐỊNH NGÂN SÁCH/ NHU CẦU CỦA BẢN THÂN
  • CHỌN HÌNH THỨC Ở PHÙ HỢP (HOSTEL, MOTEL, HOTEL, HOMESTAY,…)
  • BÒN RÚT ĐÀO BỚI TẤT CẢ CÁC COUPONS, DEAL HỜI
  • ĐẶT PHÒNG MỘT CÁCH THÔNG MINH: DÙNG ĐÚNG TRANG WEB BOOK PHÒNG UY TÍN ĐỂ ĐẶT
  • LÀM VIỆC VÀ TRAO ĐỔI VĂN HÓA MỘT CÁCH CẬT LỰC ĐỂ ĐỔI LẤY CHỖ Ở KHI CÓ THỂ 

HAPPY BOOKING!

Lịch trình du lịch Luang Prabang

Lịch trình du lịch Luang Prabang: 3 ngày quẩy banh nóc thành phố cổ của Lào.

Luang Prabang là một trong những nơi yêu thích nhất mà mình từng đặt chân đến ở Đông Nam Á. Dù thời gian ở đây không có nhiều, chỉ vỏn vẹn 3 ngày 2 đêm, nhưng dấu ấn mà thành phố này mang lại thì không hề mờ nhạt một chút nào. Nghía qua (và tham khảo) xem mình đi đâu và làm những gì trong lịch trình du lịch Luang Prabang 3 ngày ở đây nha!

Old Town in Luang Prabang Laos feature 1

Luang Prabang vừa mang nét cổ kính, vừa xen lẫn hiện đại

1. Đến Luang Prabang bằng cách nào?

Từ Hà Nội:

Cách đi gần nhất là đến Vinh sau đó bắt xe đi Hà Tĩnh rồi đi Lào qua cửa khẩu Cầu Treo. Hoặc đi bus thẳng Hà Nội – Luang Prabang (~870km), giá vé dao động khoảng 900,000VNĐ – 950,000VNĐ/chiều. Hầu hết các bạn có thể dễ dàng đặt xe đi Luang Prabang từ Hà Nội ở đây.

Từ TP.HCM: Hiện tại vẫn chưa có đường bay thẳng từ HCM đến Luang Prabang, mà hầu như vẫn phải transit ở Bangkok, Thái Lan. Và thường giá vé bay cũng rất mắc, giao động từ 5 – 6 triệu khứ hồi.

Lời khuyên của mình là nên bay từ TP.HCM tới 1 trong những tỉnh/ thành phố sau ở Việt Nam: Hà Nội/ Quảng Bình/ Nghệ An/ Thanh Hóa (những nơi có đường biên giới gần với Lào) để từ những điểm này, bắt xe khách đi thẳng đến Luang Prabang, hoặc nếu bạn có lịch trình chơi ở Viêng Chăn trước, có thể bắt di chuyển từ Viêng Chăn – Luang Prabang bằng buýt/ xe con. Cách này sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vé bay, lại có được nhiều trải nghiệm hơn.

2. Lịch trình du lịch Luang Prabang chi tiết


Ngày 1

Sáng: Bắt đầu một ngày mới bằng một bữa sáng đầy bánh ngọt và cà phê ở Le Banneton. Đây là một tiệm bánh kiểu Pháp nằm đối diện ngôi chùa Wat Sop Sickharam. Bạn nên chọn chỗ ngồi phía bên ngoài để có thể có được view tốt nhất, ngắm nhìn cuộc sống trên phố.

Lịch trình du lịch Luang Prabang

Một góc thư giãn ở Le Banneton

Khi đã thưởng thức bữa sáng xong xuôi, hãy bắt đầu tản bộ quanh những con phố nhỏ của Luang Prabang. Đầu tiên hãy đến với Wat Xieng Thong – ngôi chùa nổi tiếng nhất ở đây. Phí vào cổng ở đây là 20,000 kip (khoảng 50,000 đồng). Ngôi chùa có nét chạm khắc rất tinh tế và ẩn chứa bên trong chùa là những chiếc kiệu được trang trí hoa văn Naga (thần rắn trong Phật giáo)

Wat Xieng Thong

Chùa Xieng Thong mang phong cách phật giáo Nam Tông

Quay trở lại trục đường chính của thành phố, tản bộ từ tiệm bánh Le Banneton và đi đến Cung điện Hoàng Gia. Đầu tiên bạn sẽ đi ngang qua những dãy chùa được sơn son thiếp vàng tuyệt đẹp, tiếp sau đó là hàng tá những tiệm cà phê, nhà hàng, shop quần áo nhỏ nhắn xinh xắn.

Hãy dừng lại ở Ock Pop Tock, một tiệm bán đồ thủ công được làm ra bởi những nghệ nhân tại đây. Ở đây cũng có rất nhiều những tiệm spa, bạn có thể tạt vào và trải nghiệm massage sau một ngày đi bộ mệt mỏi. Và cuối cùng bạn sẽ tới được với Cung điện Hoàng Gia, được xây dựng thành một bảo tàng, chính giữa khu bảo tàng được đặt một tượng Phật rất lớn.

Lịch trình du lịch Luang Prabang

Đồ handmade xinh xinh ở Ock Pop Tok
Hoàng cung Luang Prabang

Phía bên ngoài cung điện vua ở Luang Prabang

Chiều: Với bữa trưa, hãy đến khu vực sông Mekong, có rất nhiều nhà hàng dọc bờ sông với view rất đẹp, giá cả phù hợp. Nhìn chung Luang Prabang có phần đắt đỏ hơn so với những khu vực các nước khác ở Đông Nam Á. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể chọn ăn ở những khu vực ẩm thực địa phương thay vì ăn ở những nhà hàng phương Tây.

Gần với khu vực này bạn sẽ tìm thấy Saffron Coffee, tại đây cà phê rất ngon, cộng thêm món bánh Cheesecake tuyệt vời và rất nhiều những lựa chọn khác. Bên cạnh tiệm là quán Big Tree, mình không thử trực tiếp nhưng nghe bảo rất ổn và được gợi ý bởi rất nhiều những travel blogger khác. Quán phục vụ ẩm thực Hàn Quốc và bên ngoài nhìn rất thú vị, nhưng mình vẫn muốn thử đồ ăn của Lào hơn nên đã không chọn đến đó.

Lịch trình du lịch Luang Prabang

Safron Cafe vừa mang hơi hướng cổ điển vừa rất chill

Sau khi ăn trưa, bạn sẽ muốn nhảy ngay lên chiếc thuyền dọc sông Mekong tìm đến với động Pak Ou. Đây là khu vực hai động nằm ngay phía ngoài bờ vực sông Mekong cách Luang Prabang khoảng 25km, bên trong động có rất nhiều tượng Phật.

Bạn nên đi vào buổi chiều nếu không muốn chen chúc với những nhóm người đi tour vào buổi sáng, tuyệt hơn nữa là nếu đi buổi chiều và trở về sau đó bạn sẽ có thể ngắm được thời điểm mặt trời lặn, đây là khoảng thời gian lý tưởng để bạn có thể ngắm cảnh trên sông.

Pak Ou Caves

Khu vực thờ cúng phía trong động Pak Ou

Tối: Với bữa tối, mình đi thẳng ra chợ đêm chỉ cách không xa Cung điện Hoàng Gia. Ở đây bán rất nhiều món ăn địa phương và cả đồ lưu niệm. Có rất nhiều hàng quán bán các loại bánh mỳ, nhưng đã đến Lào là phải ăn đồ Lào, món mà bạn đến Lào chắc chắn không thể bỏ qua đó là xôi Lào (Khao Niaw).

Người Lào ăn xôi nhiều nhất trong tất cả các nước Đông Nam Á, xôi luôn là bữa ăn phổ biến trong đời sống của người dân ở đây. Bên cạnh xôi Lào nổi tiếng trong phần thực của Lào, thì phần ẩm của Lào mang quốc hồn quốc túy đó là Bia Lào. Bia Lào khá nặng và nổi tiếng là một trong những loại bia ngon nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Xôi Lào

Món xôi nếp trứ danh của Lào: Thơm, dẻo, bùi

Nếu còn thời gian buổi tối, bạn nên tìm đến hai đại lộ ở Luang Prabang có lịch chiếu bộ phim tài liệu câm trắng đen nổi tiếng sản xuất năm 1925: Chang, kể về cuộc sống trong những khu rừng của người Lào cách không xa trung tâm Luang Prabang thời bấy giờ.

Lịch chiếu hằng ngày của phim vào lúc 6h30 tối tại khách sạn Sanctuary, 7h tối tại cung điện Victoria Xiengthong, vào xem miễn phí nhưng bù lại bạn được yêu cầu phải mua nước khi vào.

Lịch trình du lịch Luang Prabang

Khu chiếu phim ngoài trời trong cung điện Victoria

Ngày 2

Sáng: Đi thăm thác Kuangsi – thác nước nổi tiếng và đẹp bậc nhất Luang Prabang cách trung tâm thành phố khoảng 1 giờ đi xe. Xe buýt nhóm hai chiều có giá khoảng tầm 50,000 kip (~130,000 đồng), bao gồm đưa đón tại khách sạn.

Bạn sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian ở thác Kuang Si, bạn có thể dành thời gian khám phá thác, đắm mình trong làn nước mát lạnh hoặc trèo lên đỉnh thác chụp ảnh. Phí vào thác là 20,000 kip (~60,000 đồng) Bạn có thể dùng bữa trưa ngay bên ngoài khu thác Kuangsi, ở đây có một khu chợ địa phương, bạn có thể tìm thấy những món ăn với giá cả bình dân. Hoặc bạn cũng có thể đem theo đồ ăn vào trong khu vực thác, hay thú vị hơn là tới khu ăn trưa nằm sâu phía bên trong khu hồ bơi bên ngoài khu cổng công viên.

Thác Kuang Si

Thác Kuangsi đẹp mê hồn trận

Chiều: Khi bạn rời khỏi thác Kuangsi cũng là lúc mặt trời sắp lặn, đây là khoảng thời gian hoàn hảo để leo núi Phousi. Núi Phousi tọa lạc giữa trung tâm thành phố, tại đây bạn có thể thấy được toàn cảnh thành phố 360 độ và tất nhiên hoàng hôn trên đỉnh núi là cảnh đẹp nhất mà bạn có thể bắt gặp được.

Đừng mong rằng chỉ có bạn ở đây, mình lên đây vào đúng mùa cao điểm du lịch, mình đã phải chen chúc với hàng ngàn con người ở phía view mặt trời lặn trên đỉnh núi, nhưng dù sao cảnh bạn nhìn thấy được cũng rất đáng công. Đường lên đỉnh được xây dựng những bậc thang nên bạn thực sự không phải “leo núi” mà là “trèo thang núi”, nhưng vẫn phải cảnh báo là bậc thang khá dốc và bạn sẽ phải tốn kha khá sức đấy.

Núi Phousi

Hoàng hôn trên đỉnh Phousi

Tối: Đã đến lúc cho thời khắc tuyệt vời, bạn sẽ được băng qua cây cầu này. Đây là một cây cầu tư nhân được xây dựng từ tre nứa và được gắn những chiếc đèn vàng nhỏ phát sáng vào ban đêm. Băng qua nó cảm giác khá run bởi cây cầu rất nhỏ nhưng cực kỳ thú vị, cảm giác như bàn chân bạn đang làm cho cây cầu phát sáng.

Lịch trình du lịch Luang Prabang
Cây cầu phát sáng nổi tiếng ở Luang Prabang

Bạn phải trả phí khi đi qua cây cầu này với giá là 5,000 kip (~12,000 đồng) Phía bên kia cây cầu là Duyen Sabai, một nhà hàng yêu thích của mình tại đây. Quán mang phong cách khá bụi bặm, người ta đặt những chiếc bàn rất thấp nhìn ra view sông Nam Khan, chiếc cầu phát sáng và phía xa là núi Phousi.

Quán chuyên về ẩm thực Lào, có rất nhiều lựa chọn trong menu. Mình đã chọn thử một món khá giống với những món nướng lẩu ở Việt Nam, mình chọn món thịt trâu ướp chấm sốt tương ớt cho món nướng, còn lại món lẩu có trứng gà và các loại rau sống xung quanh nồi, ăn rất vừa miệng.

Nhà hàng Duyen Sabai

Món lẩu ngon nhức nách của Duyen Sabai

Ngày 3

Sáng/ Chiều: Ngày cuối cùng ở Luang Prabang bạn có thể thoải mái tự lên hành trình khám phá cho bản thân đối với một lịch trình du lịch Luang Prabang trong 3 ngày như thế này. Mình gợi ý 2 lựa chọn cho bạn như sau:

  • Tham gia một lớp nấu ăn. Mình thường tham gia những lớp dạy nấu ăn khi mình đi du lịch một mình, ở Luang Prabang mình không tham gia vì trước đó mình đã tham gia một lớp ở Vang Vien, nhưng xem qua các gợi ý từ Lonely Planet và Travelfish thì mình thấy Tamarind Bamboo Tree là hai tour cooking class được yêu thích nhất, đây là cách bạn có thể tiếp cận và khám phá về nền ẩm thực của địa phương rất thú vị
  • Băng sông khám phá Chompetmột khu làng nông thôn nhỏ phía bên kia sông thành phố Luang Prabang.
  • Dù không có quá nhiều thứ để xem bởi địa điểm này không quá phổ biến với khách du lịch, nhưng đây cũng là một điểm khá thú vị. Bạn có thể thuê một chiếc thuyền nhỏ riêng cho mình hoặc đơn giản hơn là đi phà để tới được đây. Tại đây bạn có thể tản bộ xung quanh làng, tìm hiểu ngắm nhìn đời sống của người dân ở đây, trèo lên đỉnh đồi tìm đến với chùa Chompet (Wat Chompet), đây là một chùa Phật giáo rất đơn sơ mộc mạc nhưng có view khá đẹp nhìn ra sông Mekong và toàn cảnh Luang Prabang
Chompet Village

Một góc bình yên của làng Chompet

Tối: Trở lại trung tâm thành phố Luang Prabang, đi bộ xuống con phố nằm giữa khu phố chính và khu vực bờ sông Mekong để xem kể chuyện Garavek, đây là một khu trình diễn chỉ có đủ chỗ cho 30 người, bạn sẽ được xem một ông cụ chơi một loại nhạc cụ dân tộc gọi là Khene hay còn gọi là Khèn khá đỗi quen thuộc với người Việt, bên cạnh sẽ có một người con trai kể những câu chuyện dân gian của Lào. Vé mở bán vào lúc 6 giờ tối và được bán hết rất nhanh, vé này không book được online nên bạn phải đến rất sớm nếu không muốn hết vé.

Caravek show

Một phân cảnh của show Garavek

Sau khi xem xong, hãy đến Utopia ăn tối, đây là nhà hàng kiêm khu luyện tập Yoga nổi tiếng ở Luang Prabang. Ở đây được trang trí rất nhiều đèn lồng rực rỡ, cocktail ngon và view nhìn thẳng ra sông Mekong thơ mộng.

Lịch trình du lịch Luang Prabang - Utopia Cafe

Khu vực ngoài trời của nhà hàng Utopia

Lịch trình du lịch Luang Prabang của mình tuy không dài, chỉ vỏn vẹn 3 ngày, nhưng đều đã hầu hết cover được hầu hết các điểm du lịch nổi bật, và địa điểm ăn chơi “sương sương” ở đây. Các bạn có thêm lịch trình nào hay ho hơn, share với mình ở bên dưới với nha!

Chúc các bạn du hí Luang Prabang vui vẻ! xD


Booking.com
21

Andante, “chậm lại một chút”

“There’s a sunrise and sunset every day
You can choose to be there for it
You can put yourself in the way of beauty”

Đó là ba dòng Uyên để lại cho Andante trong cuốn sổ da được thêu tay cẩn mỉ, nhân một chuyến đi mà ở đó Uyên chọn có mặt ở một nơi ngập nắng và tình yêu, thay vì bốn bức tường trắng chán ngắt vào một đêm tiết trời se lạnh tháng 8.

Trở lại Andante sau một năm có lẻ. Cảm xúc vẫn vậy. Vẫn háo hức, vẫn hân hoan, vẫn bối rối cùng cực, bởi cái đẹp chân sơ chừng như dễ kiếm giữa mảnh đất Lâm Đồng núi non.

Uyên ít khi dám đặt tay xuống viết về một vùng đất mà, ở đó, Uyên chỉ muốn ích kỷ giữ nó cho riêng mình, không muốn ai thị phạm, để chỉ mỗi cảm xúc của mình được trọn vẹn.

Nhưng Andante thì khác. Andante cho Uyên cảm giác khát khao được dùng ngôn từ để ôm trọn cái vẻ đẹp của nó. Dù khó, rất khó để có thể gói gọn vẻ đẹp này chỉ trong những cụm từ ngắn ngủi.

15
Những hình ảnh đầu tiên trên đường vào “trại”

“Trại”, là cái tên thân thương mà các anh chị ở và các bạn mộc mạc dành đặt cho Andante. Trại nằm lọt thỏm giữa một cánh rừng không tên ở phía Bắc trung tâm thành phố Đà Lạt, nơi phải mất đến hơn năm dòng chỉ dẫn dài dằng dặc từ Trại mới có dấu hiệu của việc không lạc lối, nơi mà chỉ cần thấy sóng điện thoại không còn xuất hiện nổi một vạch nữa mới biết đã thực sự đến đúng chỗ.

10
Căn Chalet gỗ nhỏ xinh giữa Trại

Uyên nhớ lần đầu đặt chân đến Andante, Uyên gần như mất hết khả năng giao tiếp bằng ngôn từ. Ngay từ những đoạn đường đầu tiên trên đường vào trại, Uyên đã bắt đầu có dấu hiệu của căn bệnh nan y: Lịm từ trước thiên nhiên. Nhưng lạ rằng, chưa bao giờ Uyên cảm thấy kết nối với bản năng của mình một cách mạnh mẽ như khi giữ bản thân mình im lặng đến như vậy.

Có những thứ cảm xúc ngôn từ không thể làm được. Dù bản thân có cố gắng tìm cách diễn tả đến thế nào, thì cảm xúc đó vẫn nên ở lại nguyên vị trí mà nó bắt đầu, chỉ ở bên trong mà thôi, càng cố giải đáp lại càng bối rối.

Lần đầu tiên Uyên cảm thấy được điều này một cách rõ rệt và chân thực nhất là cách đây hơn 2 năm. Trong chuyến đi điên rồ của tuổi trẻ kéo dài gần 3 tháng, đơn độc, đầy những kỉ niệm hưng phấn, cho đến cuối chặng đường, khi đặt chân được tới miền đất bản thân vẫn hằng ao ước được tới, đứng trước cảnh tượng núi non hùng vĩ, một nơi đẹp đến nghẹt thở, Uyên đã không thể thốt lên được một lời nào, ngoài những giọt nước mắt lạ kỳ chảy xuống gò má nhuốm đầy bụi và rin rít mồ hôi. Đó là khoảnh khắc Uyên như được sống nhất, và là chính mình nhất.

Cảm xúc đó bây giờ lại quay lại và nằm gọn gàng ở Andante, điều mà Uyên không ngờ bản thân sẽ lại có được trong cái vòng quay cuộc sống hiện tại của mình. Và cho đến khi đã thực sự ngồi ở đây, hít hà cái không khí trong veo, mùi khói của củi thông cháy sém, rót vào tai tiếng suối chảy ngang những căn cabin, vuốt ve bộ lông mềm mại của mấy con cún lười, Uyên mới nhận ra rằng, những cảm xúc đó chẳng đi đâu xa khó tìm, chúng cứ luôn nằm âm ỉ đâu đó trong bản thân, và chỉ chờ chực xuất hiện vào đúng thời điểm bản thân cần mà thôi.

6
“I’d finally come to understand what it had been
16
a yearning for a way out
3
When actually what I had wanted to find
24
was a way in”

21
Một phút “yên” ở Trại.
22
Lũ ngỗng xí xọn ở Trại
11
Những luống rau bé xinh mơn mởn ở Trại
20
Một mảnh rừng sau lưng Trại
andante
Căn bếp thân thương lúc nào cũng chẳng muốn rời
8
Ở Trại, bữa cơm nào cũng đơn giản và chỉn chu
12
Anh Bình – người đứng sau mọi món sơn hào hải vị ở Trại, và tất cả những gì làm bằng gỗ có mặt ở đây

Đến với Trại lần thứ 2, lý do to lớn nhất vẫn là những con người tại mảnh rừng này. Chị Lê, anh Bình, các bạn trại Viên, những linh hồn của Trại, những người biến một mảnh đất khô khan thành một nơi có sức mạnh nói dùm tiếng lòng của những con người xa lạ vãng lai tới đây, không quen biết trở thành tri kỉ.

Uyên mạn phép được trích lại một bài viết mà Uyên rất thích từ chị Lê, giọng văn yêu thích của Uyên với tư cách là một người không phải là nhà văn cho tới thời điểm hiện tại. Đây là những dòng mà Uyên cảm thấy, đúng với những gì mà Trại và chị đang hướng tới, cũng là những gì mà Uyên đoán, hầu hết những ai đã đặt chân tới đây, đều tìm thấy bản thân trong đó.

To live our authentic self
(Cho những bạn thân hay bạn mới quen của Andante, những người đã bỏ thời gian để mình cùng trò chuyện với nhau, tâm tình và chia sẻ…
Với nhiều yêu mến & lòng biết ơn).

Như là một ‘tập tục’, các bạn gửi tin nhắn đến Andante, trước khi được mời đến trại, đều được hỏi han vài điều… Trò chuyện kiểu này, có nhiều bạn vui, không ít bạn cởi mở mở lòng, cũng có bạn khó chịu, bực bõ… Và cũng không ít những tin nhắn dài qua lại với nhau, dẫn đến một tình thân, rồi khiến Andante trở thành như ‘nhà’ của các bạn… Nhưng thôi, đây là một câu chuyện khác.
Những cuộc đối thoại cho mình biết thêm về phần đời của người mình cùng trò chuyện, về những thứ thuộc về họ mà ta không bao giờ có thể biết được, hoặc chỉ biết một cách rất thản nhiên, nông cạn… Họ vị tha, rộng lượng, tế nhị hay hẹp hòi, cố chấp; họ cũng có khi là sự giản dị mà lịch duyệt; họ là đời sống cô đọng, là những trang đời sống động, không chính thống nhưng lôi cuốn, dễ cảm, gần gụi…
Cũng có khi mình gặp vô số những nỗi buồn. Ở mỗi gương mặt non trẻ đã tiềm tàng những nếp nhăn, ở mỗi nụ cười đều ẩn giấu sẵn sự mệt mỏi và ở mỗi ước mơ đều chứa đựng sẵn sự thất vọng…
Mình luôn bị lôi cuốn bởi những cuộc đối thoại sâu sắc – ngoài đời hay trên trang sách, luôn luôn muốn biết con người đã sống, yêu thương, đau khổ… như thế nào qua những biến cố của đời sống, của thời cuộc…

Nhớ ngày xưa, đọc Françoise Sagan, thấy bà từng nói rằng: ‘The questions I would have liked to ask people when we met first were: Are you in love?, What are you reading?’… Mình bây giờ cũng thế. Gặp một người, trò chuyện với nhau, mình cũng muốn hỏi như vậy, nhưng chỉ (dám) dùng câu thứ hai, và thường thì (kềm lại được) không hỏi câu thứ nhất!
Hỏi về sách, trong thời đại bây giờ, rất nhiều khi dường như đã là một sự lạc loài. Mình nói sách, mà nhiều bạn cứ nghĩ, sách chỉ là sách giáo khoa, sách nữ công gia chánh hay loại ‘chicken soup’…
Đối thoại về sự đọc, đã chuệch choạc thế; hỏi nhau về tình yêu, thì có lẽ lại càng điên hơn!

Mình có đọc ở đâu đấy, rằng cuộc cách mạng công nghệ ngày nay khiến cho con người được giao tiếp với nhau qua nhiều kênh, đa phương tiện. Mặt trái của nó, như mình thấy, là những khuôn mẫu giống hệt nhau, trong những xã hội chỉ khuyến khích tiêu thụ, cũng giống hệt nhau!
Có lẽ đấy là lý do vì sao, chúng ta vẫn cảm giác bất an giữa thành phố quen thuộc. Sau những hào nhoáng của đời sống, ta phòng ngự và cô đơn…

– By Andante
69540187 1176937372489988 8142463639014604800 n
Source: Andante

Cám ơn Trại vì những điều thật yên.

Và cám ơn người “Yên”, đã cho Uyên cảm hứng để viết nốt những dòng này về Andante.

mổ

Traveloka “bốc” tới cỡ nào?

U là một đứa khá chung thủy trong việc lựa chọn dịch vụ hay thói quen chọn mặt gửi vàng khi đi du lịch. Nhất là vấn đề đặt vé máy bay, trước giờ U luôn thích phang thẳng vào website của hãng U hay đi, book vé trực tiếp trên đó và thanh toán.

Nhưng một ngày đẹp trời có quý nhân bật đèn cho một nơi trước giờ chỉ nổi tiếng về việc đặt phòng khách sạn là Traveloka, cộng với việc hơi bị ám ảnh quả mỗi lần lên youtube nghe nhạc cứ 5 phút một lần “Traveloka, đặt vé máy bay giá cực sốc, vui hè cực bốc!”, thì U quyết tâm luôn vào ngó nghiêng xem nó “bốc” tới cỡ nào.

Thì đây thưa các bạn, U đã cho ra lò một bài quá sức tưởng tượng vì nói thiệt, ít có web đặt vé bay nào của Châu Á hỗ trợ tiếng Việt ưng cái bụng như này. Xong bài này, các bạn có thể quay lại đọc thêm bài “Tips đặt phòng & tiết kiệm chi phí ở khi đi du lịch” của U để lấy thêm động lực kiếm tiền đi du hí nha!

Well, shall we?

Epic Sale 2

Traveloka có gì “bốc” hơn những nền tảng website đặt vé bay khác?

Giao diện đơn giản, đẹp, tương thích tốt, gọn gàng, và sạch, rất sạch!

Để nói về giao diện, thì tới thời điểm hiện tại, Traveloka là nền tảng có giao diện sạch đẹp và dễ nhìn nhất Uyên từng thấy. Ngoài việc màu xanh trắng bắt mắt (mà Uyên thích) ra, thì cách thiết kế các layout cũng rất chỉn chu, tạo cho người dùng cảm giác không bị rối.

So với phiên bản App trên điên thoại, thì phiên bản trên website theo U là được tối ưu và nổi bật hơn rất nhiều. Điển hình là việc hiển thị chuyến bay khứ hồi thành hai cột trên một màn hình, cực kỳ dễ theo dõi và so sánh giá vé.

traveloka
Giao diện đặt vé trên PC
đặt vé máy bay traveloka
Giao diện đặt vé trên App

Hình thức thanh toán (vãi) đa dạng

Đây là điều mà U cực kỳ ưng cái bụng ở Traveloka. Khi những nền tảng khác 1 là phải có thẻ ATM nội địa có internet banking, không thì thẻ quốc tế visa mastercard, không cũng phải xoắn mông lên đi ra ATM/ngân hàng để thanh toán tiền vé bay, thì Traveloka hiểu rõ thói quen chi tiền của người Việt mình đến từng ngóc ngách.

Giờ thanh toán được bằng đủ kiểu: Thẻ tín dụng, thẻ ATM nội địa, chuyển khoản, ra cửa hàng tiện lợi, thâm chí ra bưu điện để thanh toán luôn cũng được. Dễ dàng, nhanh gọn, hợp với thị hiếu tiêu dùng của Việt Nam. Trịu like!

traveloka

Các hình thức thanh toán đặc biệt dành riêng cho thị trường Việt Nam

Chức năng cập nhật giá vé bay không chỉ đơn thuần là cập nhật!

Cập nhật thay đổi giá vé bay muốn theo dõi thì hầu như nền tảng đặt vé nào cũng có. Nhưng về độ kỹ và tâm lý thì Traveloka hơn hẳn.

Cụ thể ở lựa chọn Thời gian baySố điểm dừng, chức năng này sẽ dành sự ưu tiên thông báo cho những chuyến bay cụ thể mà bạn chọn.

Bình thường nếu chỉ có thông tin về điểm đi, điểm đến, ngày bay thôi thì hệ thống sẽ thông báo rất chung chung, y chang đi Spam mail vậy. Còn khi có thêm 2 lựa chọn trên, hệ thống sẽ tự động lọc và ưu tiên thông báo nhờ thông tin chi tiết mà bạn cung cấp. Thông minh!

traveloka
Chức năng thông báo cập nhật thay đổi giá vé bay đã chọn

Tính năng tích hợp khác trong tài khoản tâm lý & thông minh

Về các chức năng tích hợp trong tài khoản cá nhân, thì Traveloka lại một lần nữa nắm gọn tâm lý người tiêu dùng Châu Á khi đi du lịch.

Một là chức năng thêm danh sách hành khách, mà không chỉ thêm 1 người như các nền tảng thông thường, mà thêm CẢ ĐOÀN. Điều này làm mình thấy cực kỳ thích thú, bởi Traveloka hiểu được tâm lý “làng xóm” của các nước khu vực Đông Nam Á rất rõ.

Thứ hai là các thẻ Khuyến mãiĐiểm thưởng cũng được tích hợp vào luôn, không có cảnh mỗi lần đi spam email hàng loạt khi đến mua khuyến mãi của các hãng bay nữa. Ưng!

đặt vé máy bay giá rẻ
Các chức năng đi kèm thông minh khác dành cho tài khoản đăng ký trên Traveloka

Giá vé hiển thị là giá cuối cùng & không charge phí dịch vụ

Việc hiển thị giá cuối cùng ngay sau khi người dùng tìm kiếm vé bay thì Traveloka không phải duy nhất, nhưng sau giá vé cuối cùng chi có việc thanh toán và không thông qua bất kỳ đại lý nào nữa, và cộng thêm việc KHÔNG HỀ CHARGE PHÍ DỊCH VỤ (phí xuất vé) VÀ phí thanh toán thẻ thì chắc chỉ có Traveloka làm được.

Để rõ hơn sự khác biệt này thì mình có để hình ảnh so sánh cho các bạn xem giá vé cuối cùng khi mình book giữa Traveloka và Vietjetair phía dưới.

vietjetair
Phí tiện ích phải trả thêm trên Vietjetair
traveloka
Giá cuối cùng không có phí dịch vụ

Đọc vị được cả những hành khách am hiểu về máy bay!

Chốt luôn đây là điểm Uyên thích nhất ở Traveloka luôn! Ở đâu ra cái kiểu hiển thị thông tin chuyến bay còn có thêm hàng loạt thông tin về: Loại máy bay, Sơ đồ ghế ngồi, và còn cả khoảng cách ghế trên máy bay nữa.

Đây là yếu tố khiến Uyên hoàn toàn đổ gục bởi Uyên là dân du lịch và làm tour, lúc nào cũng thích (và bắt buộc) tìm hiểu về những thông tin này trước khi bay. 10 điểm cho Traveloka!

đặt vé máy bay online
Các thông tin về máy bay siêu chi tiết

Traveloka chưa “bốc” hơn ở những điểm nào?

Chức năng hiển thị giá còn hạn chế

Chức năng hiển thị giá vé giữa các thời điểm khác nhau là điểm duy nhất ở Traveloka mà U chưa ưng cái bụng lắm.

Thường người dùng quan tâm phần lớn về giá vé thay đổi giữa các thời điểm trong tháng, muốn so sánh và chọn được ngày bay với giá tốt nhất.

Và ở chức năng này thì Traveloka làm chưa được tốt về việc thiết kế giao diện hiển thị, khiến người dùng chưa nắm bắt được ngay và liền sự thay đổi giá vé và các lựa chọn tốt nhất.

Ví dụ như để xem được các giá vé với các ngày khác nhau, người dùng phải click vào lựa chọn “Xem các ngày khác” chứ không hiển thị lên ngay sau khi người dùng tìm kiếm vé.

Thêm nữa, khi hiển thị các giá vé khác nhau, không có biểu tượng/ gợi ý cho giá vé rẻ nhất, chuyến bay giờ đẹp với giá tốt nhất hay chặng bay tốt nhất. Đây cũng là điểm Traveloka nên bổ sung thêm.

giá vé máy bay
Trình hiển thị giá vé các ngày khác nhau trên TRVLK

Giao diện chưa được tối ưu về việc tích hợp các dịch vụ khác

Có nghĩa là sao? Bình thường khi các bạn search một chuyến bay từ Sài Gòn đi Hà Nội, sẽ thường thấy các gợi ý bên tay phải/tay trái các dịch vụ khác như khách sạn/đưa đón v.v…và đi kèm hình ảnh xuyên suốt cho đến trang thanh toán.

Nhưng ở Traveloka thì các dịch vụ đi kèm chỉ hiển thị khi đi đến trang thanh toán, và cũng không có hình ảnh sống động đi kèm, khiến người dùng không để ý, thậm chí quên luôn đến hai dịch vụ này.

traveloka
Các dịch vụ khách sạn và xe đưa đón không được làm nổi bật trên giao diện đặt vé

Túm cái váy lại, thì Uyên khá mãn nguyện và ưng ý nền tảng đặt vé bay và khách sạn của Traveloka. Ưng nhất là nó được thiết kế và đánh trúng thói quen tiêu dùng của người Việt mình. Cứ cái chi ưu tiên cho người Việt là Uyên ưng rồi.

Bạn nào đã từng trải nghiệm đặt phòng trên Traveloka nhớ để lại comment cho Uyên biết ý kiến của các bạn nha. Chúc các bạn đi du lịch vui vẻ và dễ dàng! 🙂

>>Đọc thêm: Trải nghiệm Combo tiết kiệm Traveloka: Ngủ khách sạn 3 sao chỉ tốn 300k!

sách du lịch

Du lịch tiết kiệm & trải nghiệm hết ga như thế nào?

Lại một tiêu đề nhạy cảm và nhức nhối nữa ra mắt bà con bạn dì. Du lịch thông thái là như thế nào? Du lịch tiết kiệm và trải nghiệm như thế nào gọi là hết ga? Uyên sẽ liệt kê ra hết tất cả những gì trong tầm với kinh nghiệm của Uyên trong đây.

Bạn có thể đọc, có thể phán xét, ngẫm nghĩ hoặc thậm chí là tham khảo và học hỏi. Hơn 6 năm kinh nghiệm đúc rút kể từ những ngày chập chững biết xách túi đi du lịch, bị đời tát cho mấy cái giờ mới đủ can đảm viết những dòng này ra cho mọi người đây. Shall we? 🙂

Vấn đề #Tiết kiệm

Khái niệm tiết kiệm khi du lịch ở đây hoàn toàn không phải là: ăn uống cằn kiệm, bóp túi không dám chơi dám xài, không dám móc túi ra đi shopping,…Tiệt kiệm khi đi du lịch ở đây là tiết kiệm những đồng tiền khôn ngoan vào những cái không đáng phải bị mất tiền.

Đối với những người nhiều tiền tiêu không cần nhìn trước nhìn sau Uyên không nói làm gì. Nhưng đối với các cháu Bác Hồ luôn phải dè chừng hầu bao mỗi lần đi du lịch và thực sự quan tâm tới việc “không bị mất tiền ngu”, thì tiết kiệm kể cả 1 xu cũng rất quan trọng (Như Uyên). Vậy phải làm sao để xài tiền cho khôn ngoan bây giờ?

1. Tận dụng tối đa khuyến mãi/voucher/ưu đãi/tích điểm

Cuộc đời cho ta nhiều thứ tuyệt vời lắm mà nhiều người thường bỏ qua không thèm ngó ngàng tới. Đừng chề môi dè bỉu mấy cái ưu đãi, voucher, hay mấy vụ tích điểm thành viên nhé. Những thứ này sinh ra dành cho những người tiêu dùng thông thái đấy! Đi du lịch có thể tận dụng những điều này qua các hình thức nào?

  • Đặt vé máy bay dưới tư cách thành viên đăng ký
  • Đặt phòng khách sạn dưới tư cách thành viên đăng ký
  • Đặt phương tiện di chuyển qua app có nhiều ưu đãi như Grab, Busonlineticket,…
  • Đặt dịch vụ thông qua reference của các blogger/vlogger: Đây là cách mà cả hai bên đều có lợi.

Các blogger thường nhận được rất nhiều ưu đãi từ các bên sponsor, nên việc tham khảo blog du lịch và đặt dịch vụ qua các bạn blogger thường có 2 cái lợi đó là sự tin cậy (vì đã qua thử nghiệm), và sự tiết kiệm (về cả thời gian và tiền bạc). Các bạn không phải mò vào từng trang để tìm khuyến mãi ở nơi mình đang đi nữa, vì thông tin ưu đãi thường sẽ được các blogger giới thiệu ngay tại nội dung mà bạn đang tham khảo.

Một số blogger Việt mà Uyên thường tham khảo cũng như có sự tin cậy nhát định các bạn có thể ngó qua:

  • phuotvivu.com: Đây là trang trước kia là blog thuần tùy của một chị gái tên Nhung, và hiện tại đã phát triển thành một trang website dịch vụ du lịch ở quy mô lớn hơn. Hầu hết các thông tin và dịch vụ ở các điểm du lịch phổ biến ở Châu Á các bạn có thể tìm thấy ở đây.
  • misagjone.com: Blog chuyên về kinh nghiệm du lịch Châu Âu của chị gái tên Quyên, Blog của chị cực kỳ chi tiết và mang tính khách quan. Các bạn có thể ngó qua nếu đang có kế hoạch đi châu Âu tự túc nha.
  • Bemytravelmuse.com: Blog của một chị tên Kristin, chuyên về các điểm du lịch một mình cho phái nữ. Blog của chị ý cực kỳ chi tiết, hữu ích và truyền cảm hứng. Bạn nữ nào đang có kế hoạch đi du lịch dài hơi một mình có thể ghé qua blog chị ý tìm động lực và kinh nghiệm nha.

2. Lựa chọn những khung thời gian vàng để săn vé/đặt phòng

Đây là yếu tố tiên quyết cho những bạn chuyên đi săn vé rẻ, ưu đãi tốt. Đối với hàng không, luôn có những khung thời gian trong ngày giá vé luôn rẻ hơn bình thường vì đó là những khung thời gian “nhạy cảm”.

Những chuyến bay giữa tuần, khung giờ nửa đêm hoặc sáng sớm tinh mơ thường là những chuyến bay có giá mềm hơn rất nhiều so với những chuyến cuối tuần, giờ bay đẹp giữa trưa hoặc đầu chiều. Tương tự đặt phòng khách sạn cũng vậy. Nhè đặt vào cuối tuần hoặc dịp đặc biệt thì chỉ có ăn giá chát.

Thứ hai, đặt phòng và đặt vé cũng giống như một trận chiến khốc liệt. Hãy F5 liên tục, dán mắt tập trung vào nó nếu như bạn đang săn một chỗ mà bạn đang rất cần. Có thể 5 phút trước giá nó đang là 1 triệu, nhưng 5 phút sau khi bạn F5 nó đã nhảy xuống 700k. Có những trận chiến ai nhanh người đó thắng, nhưng cũng có những trận chiến ai khôn và kiên trì hơn thì kẻ đó thắng 😀

3. Lên lịch trình du lịch một cách hợp lý

Không có cái gì mà tự nhiên mà đạt được. Muốn tiết kiệm khôn ngoan thì phải có tìm hiểu, phải nghiên cứu, phải quan sát, phải học hỏi. Nếu không muốn mất tiền vô ích và tốn thời gian, bạn cần một lịch trình hợp lý, được tính toán kỹ càng.

Ví dụ như với quỹ thời gian 3 ngày, bạn sẽ không muốn đi tàu hỏa từ Sài Gòn ra tới Đà Nẵng trong vòng gần 1 ngày với cái giá chát hơn là đi máy bay chỉ tốn hơn 1 giờ đồng hồ, đúng không?

Có rất nhiều cách để các bạn có thể plan lịch trình du lịch nhanh chóng và dễ dàng hơn. Với những chuyến đi mang tính tham ngắn ngày hoặc không quá dài, Uyên thường nhờ đến sự trợ giúp của các ứng dụng thiết kế lịch trình online như Inspirock.

Inspirock là trang trợ giúp lên lịch trình lớn nhất hiện tại, hoàn toàn free và giao diện của bạn này cực kỳ dễ dùng, tất tần tật thông tin từ khách sạn, quãng đường di chuyển, dịch vụ đi kèm và thông tin điểm đến chi tiết đều được tích hợp trong này.

Các bạn chỉ cần gõ tên địa điểm các bạn cần đến, số ngày dự kiến đi và số lượng người, app này sẽ tự động gợi ý lịch trình cho các bạn.

Itinerary Planner
Phần điền thông tin của chuyến đi của bạn: Địa điểm cần tới, khoảng thời gian, số lượng, các yếu tố cần lọc khác.
Inspirock.com
Sau khi điền thông tin nó sẽ hiện ra lịch trình gợi ý cho các bạn, bao gồm 4 tab: Lộ trình tổng quát, lịch trình chi tiết từng ngày, Chỗ ở và các nhu cầu khác.
du lịch tiết kiệm
Trong lịch trình tổng quát sẽ hiện ra các điểm gợi ý hợp lý trong khoảng thời gian các bạn đã chọn, và khoảng cách + thời gian di chuyển giữa các điểm. Các bạn có thể thêm địa điểm muốn đi vào lộ trình này.
Thiết kế lịch trình du lịch online
Lịch trình gợi ý chi tiết từng ngày.
du lịch tiết kiệm
Gợi ý chỗ ở cho từng địa điểm. Các bạn có thể tra chỗ ở các trang lớn như Airbnb, booking.com ngay từ đây luôn cũng rất tiện.
Inspirock
Các gợi ý đi kèm bên ngoài khác như tour, spa,…

Những trang trợ giúp lên lịch trình như trên cực kỳ hữu ích cho những bạn không có nhiều thời gian cũng như gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin ở nhiều nguồn khác nhau.

Một điều hay ho nữa là dựa trên lịch trình gợi ý đó, các bạn có thể ứng biến chèn thêm những địa điểm khác vào và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của các bạn, không hề bị gò bó một chút nào hết.

Vấn đề #Trải nghiệm

4. Say yes với mọi hoạt động, thử thách, lời mời, và những cuộc vui lành mạnh.

Có nghĩa là như nào?

  • Lạc quan với mọi sự lạc đường ngu xuẩn, cầm google map lên và tự tin đi lạc đi các bạn ạ, moi điều thú vị đều đến từ một phút đi lạc ngớ ngẩn. Các bạn sẽ không biết điều gì đang chờ mình phía sau những con hẻm nho nhỏ, những cánh rừng bạt ngàn, hay những đoạn đường lởm chởm đá xấu xí đâu. Tin Uyên đi 🙂 (Nhưng tuyệt đối đừng lao đầu vào sự hiểm nguy như một con thiêu thân không biết suy nghĩ nhé, đó gọi là trẻ trâu chứ không cool ngầu gì đâu!).
  • Làm bạn, kết nối với tất cả mọi người xung quanh. Sẵn sàng say yes với những bữa cơm thân mật, những chén rượu từ người không quen. Sẵn sàng ăn những thứ chưa dám ăn bao giờ: rắn, bọ cạp, đuông dừa, cá sấu,…
  • Đừng chần chừ mà tham gia vào những hoạt động địa phương: Lễ hội, hát hò, nhảy múa, tình nguyện, lao động chân tay, trồng rau, cuốc đất, làm bánh,…Đừng say no với bất cứ trải nghiệm nào sất!
  • Tạm gác qua resort chanh sả, hotel ấm cúng trong một số chuyến đi. Thử trải nghiệm ngủ cùng các bạn local, như Uyên đã giới thiệu rất nhiều lần hoặc qua bài Chuyện ngủ nhờ xuyên lục địa và Couchsurfing của Uyên trước đó. Đây sẽ là những trải nghiệm để đời mà các bạn không bao giờ có thể quên được đâu, tin Uyên được không? 🙂
  • Đừng ngần ngại chi ra một số tiền hơi lớn để trải nghiệm những gì chỉ có thể phải chi tiền mới trải nghiệm hết nấc được. Lặn biển ngắm san hô, đu zipline, nhảy bungee, scuba diving, đi cáp treo,…

Nếu các bạn cho rằng những thứ đó chỉ dành cho những người du lịch xa xỉ và không đáng để mình bỏ tiền ra, thì các bạn đang tiết kiệm một cách vô bổ cho chuyến đi của mình rồi. Hãy tiết kiệm một cách đúng đắn nha.

5. Du lịch thời Hi-Tech like a pro!

Đã qua cái thời khan hiếm thông tin trên mạng, đặt gì cũng khó khăn, đi đâu cũng phải gọi điện inbox người đi trước để hỏi han này nọ lọ chai rồi. Để cuộc sống được dễ dàng hơn, đặc biệt khi đi du lịch, hãy luôn có sẵn trong điện thoại của mình những app cần thiết sau đây, xếp gọn gàng và đặt tên cho từng folder một, để khi cần chỉ cần ấn một cái là có:

Travel makes a wise man better, and a fool worse.

Chúc các bạn đi du lịch dễ dàng và vui vẻ, Peace! xD