Xin lỗi các bạn vì dạo này (và sẽ còn nhiều dạo nữa nếu con Vy nó chưa chịu đi) toàn spam bài về Phim ảnh rồi kỹ năng các kiểu. Nhưng biết sao được, niềm đam mê phim ảnh mãnh liệt đã kéo mình trở lại chuyên mục mà mình luôn muốn viết rất nhiều.
Và hôm nay mình lại bày trò mồi chài các bạn giết thời gian bằng list phim thuộc một trong những thể loại mình thường hứng thú nhất: LGBT+Vậy xem phim gì cho cảm thấy sung sướng dù bạn ít khi đụng tới thể loại này nào?
1. Blue is the warmest color (2013)
Cảnh báo trước, là phim CỰC KỲ NHIỀU cảnh nóng mệt mắt, mỏi miệng. BITWC là phim về đề tài đồng tính nữ của Pháp, từng làm mưa làm gió vào thời điểm ra mắt cách đây 7 năm – cũng là thời điểm mình vừa đủ tuổi để xem thể loại này lol.
Vì là một bộ phim mang đầy phong cách và văn hóa hơi lạ từ nước Pháp, nên cách mà mạch phim dẫn các bạn đi cũng không…dễ tiếp cận cho lắm. Cho đến khi bạn xem đi xem lại bộ phim nhiều lần, thì bạn mới thấy được cái chất “thật” của thông điệp mà phim mang lại.
Highly recommend đối với các bạn đã từng xem nhiều phim đồng tính, không rec cho bạn nào vẫn lạ lẫm với đề tài này.
2. Room in Rome (2010)
Đây là bộ phim đồng tính nữ đầu tiên mình được xem. Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim có những cảnh quay về thể xác đẹp một cách đầy nghệ thuật, nội dung có chiều sâu, câu thoại đơn giản nhẹ nhàng và một chút len lỏi của phong cách làm phim Châu Âu, thì Room in Rome hoàn toàn là bộ phim hoàn hảo.
Ban đầu nếu chưa quen với đề tài cùng những cảnh nóng bỏng cả tay rất chân thực của Châu Âu, bạn có thể sẽ dễ dàng cho rằng nó là một bộ phim rẻ tiền, chỉ có sex mà thôi. Nhưng Room in Rome đọng lại trong lòng người xem (ít nhất là đối với mình) nhiều hơn điều đó rất nhiều.
3. Brokeback Mountain (2005)
Nếu là một con mọt phim biết đến nhiều phim đề tài LGBT, chắc chắn bạn không thể không biết đến Brokeback Mountain (nếu bạn không biết thì mình hơi thất vọng!). Vào đầu những năm 2000, để có thể có được một bộ phim về đề tài đồng tính nam có sức hút về cả hình ảnh, diễn xuất lẫn cốt truyện, và đặc biệt được chuyển thể từ tiểu thuyết thành công như Brokeback Mountain là không hề nhiều.
Tất cả những điều đó đem lại cho Brokeback Mountain chiến thắng Oscar 2006, và tin mình đi, không tự nhiên bộ phim lại được đề cao đến như vậy. Bộ phim phá vỡ hoàn toàn hình ảnh cao bồi menly vốn đã được in sâu trong tâm trí tất cả mọi người thường thấy, và chứng minh cho chúng ta thấy được rằng tình yêu có thể đến từ những điều tưởng chừng như không thể nhất.Xem đi các bạn ơi, đừng chần chừ!
4. Moonlight (2017)
Lại một bom tấn được mình xếp sau Brokeback Mountain – Best Picture cho Oscar 2017: Moonlight.Thời điểm Moonlight được đề cử cho Oscar 2017, mình đã dự tính bộ phim sẽ có khả năng rất cao dành được chiến thắng. Bởi thời điểm đó, hàng loạt phim về người da màu đang cực kỳ nổi cộm, và Moonlight đánh một đòn tâm lý cực gắt với người xem: sự cảm thông với người da màu kết hợp cả việc là người đồng tính.
Mặc cho đánh giá về phim của mình là không cao, nhưng mình hoàn toàn đồng ý rằng Moonlight là một bộ phim được đầu tư khéo léo về kịch bản và mạch truyện. Highly recommend cho các bạn vào một ngày cuối tuần (thực ra là bất kỳ ngày nào!)
5. The way he looks (2014)
Đây là một trong những bộ phim đồng tính tuổi mới lớn đầu tiên mình biết tới. The way he looks đem lại một cảm giác khá lạ lùng so với những thước phim cùng đề tài khác. Phim mang hơi hướng nhẹ nhàng, tập trung vào những góc tâm lý đời thường và đơn giản nhất của 3 người bạn thân thuở trung học ở Brazil.
Phim được phát triển dựa trên bộ phim ngắn I don’t want to go back alone của đạo diễn Daniel Ribeiro, và đem lại hiệu ứng, đón nhận tích cực hơn rất nhiều lần bản gốc này.Bạn sẽ bắt gặp bản thân cười tủm tỉm xuyên suốt bộ phim thay vì nhức nhối buồn bã trước những câu chuyện tình cảm đồng giới khác. The way he looks tinh tế, ý nhị, đẹp và dễ cưng đến nỗi khiến bạn nhìn bầu trời u tối một sang một bầu trời trong xanh đẹp đẽ. Tin mình đi, a must-watch!
6. The Danish Girl (2015)
The Danish Girl chắc không cần quá nhiều lời giới thiệu và mô tả ở đây từ mình nữa rồi. Từng tạo nên một hiệu ứng sôi nổi trong làng điện ảnh năm 2015, The Danish Girl khó lôi kéo được những sự chú ý mạnh mẽ từ mọi đối tượng khán giả bởi nội dung thu hút và diễn xuất tuyệt vời của dàn cast “nặng đô”, đặc biệt có thể kể đến diễn viên trẻ đầy tiềm năng Eddie Redmayne.
Với mình, câu chuyện có thật của Lili Elbe và Gerda Wegener bản thân nó đã có dư sức hút nhất định trước khi được đưa vào cuốn tiểu thuyết và lên màn ảnh. Ca chuyển giới (gần như là) đầu tiên của thế giới vào những năm 1920 – bước ngoặt khiến cả thế giới phải chú ý ở thời điểm đó, và một lần nữa được lật lại, được thổi hồn trong thế giới điện ảnh và nghệ thuật một cách khéo léo và chỉn chu, rõ ràng là nếu bạn chưa xem The Danish Girl, hãy bắt đầu xem ngay và liền. Nha.
7. 120 BPM (Beats Per Minute) (2017)
Đây là một trong những bộ phim khiến mình cảm thấy yêu đời nhất trong 1 năm trở lại đây. Khi một bộ phim khiến bạn cười, xúc động, tỉ tê, yêu đời, suy ngẫm, khát khao khám phá một thế giới mới, thì bạn biết đó là bộ phim dành cho bạn, và sẽ được xem đi xem lại rất nhiều lần nữa. 120 BPM là một bộ phim có sức mạnh làm được điều đó đối với mình.
120 BPM kể về những chiến dịch, phong trào đấu tranh vì cộng đồng LGBT, nhưng bằng một cách không quá ồn ào phô trương, mà bằng một cách cực kỳ giản đơn đời thường, từ tốn khơi gợi những suy nghĩ trong bản thân mỗi người về một thế giới của những người được cho là “khác biệt”. Ở đó, bạn sẽ tìm thấy niềm vui, trăn trở, lo âu, nỗi sợ hãi và cả sự khát khao được sống của những con người đó. A must-see!
8. Weekend (2011)
Mình không biết tại sao, nhưng hầu hết những bộ phim về đề tài đồng tính mình đã xem qua đều đưa lại cho mình những cảm giác buồn man mác, và tiếc nuối.Weekend không phải là một bộ phim ngoại lệ. Chuyện tình của những con người đang mắc kẹt trong một thế giới có những quy chuẩn của riêng nó, ngăn cản con người ta được yêu và được sống, có lẽ, là những kiểu chuyện tình vừa buồn bã, vừa có sức mạnh thôi thúc hơn bao giờ hết.
Russell và Glen trong Weekend đến với nhau bằng tình dục, và mục đích ban đầu của cả hai cũng bắt đầu từ tình dục. Nhưng cả hai vô tình bước vào thế giới của nhau, và tìm kiếm được một điều rất khác: tình yêu.Kịch bản này không hề mới, nhưng cách mà Andrew Haigh xây dựng hai nhân vật này rất đặc biệt.
Quá trình hai nhân vật tìm hiểu, dẫn đến những cảm xúc khó nói, rồi tiến tới một cảm xúc lớn lao hơn là cảm giác muốn được yêu không hề khiến khán giả bị mệt mỏi bởi những dằn vặt, đau buồn thường thấy. Weekend đủ mặn, đủ sâu để chúng ta có thể có được những suy ngẫm thấu đáo, cũng đủ nhẹ nhàng, thư thái để chúng ta có thể xem hết bộ phim từ đầu đến cuối và kết thúc bằng một nụ cười tươi mới. Như vậy đã đủ sức hút chưa?
9. Call me by your name (2017)
CMBYN có lẽ là bộ phim đẹp nhất mình từng xem. Từ cảnh quay, nhân vật, đến lời thoại, đến nhạc phim,…tất cả đều hài hòa, nghệ thuật và khơi gợi nhung nhớ đến nhức nhối lòng. Mình đã bị ám ảnh bởi cái buồn man mác mà phim mang lại trong suốt 2 tháng.
Hai tháng trời mình cố gắng không nhớ lại những câu thoại nhói lòng giữa Elio và Oliver. Nếu phim chỉ dừng lại ở mối tình vụng trộm của Elio và Oliver ở thời điểm mà Đồng tính vẫn là một điều gì đó đáng bị khinh miệt thì bộ phim chắc đã không thành công tới mức đó.
Lượng kiến thức không nhỏ về nghệ thuật, văn học, điêu khắc, âm nhạc được lồng ghép vào phim một cách không thể “Ý” hơn, dẫn dắt câu chuyện của hai chàng trai theo một cách rất riêng, không thể lẫn vào bất kỳ kịch bản nào. Có thể bạn bị xiêu lòng bởi vẻ đẹp của Elio hay Oliver, bởi câu chuyện tình trái ngang giữa hai người.
Nhưng riêng mình, mình bị xiêu lòng bởi những thước phim tuyệt đẹp ở miền Bắc nước Ý, và những câu thoại không thể sâu sắc và thông minh hơn của phim. Đừng để bản thân hối tiếc vì chưa được thưởng thức tuyệt tác này nha!
10. Carol (2015)
“Tình yêu ở mọi nơi” – đó là điều đầu tiên xuất hiện trong đầu mình khi nghĩ đến bộ phim Carol.Carol là một bản dạ khúc vừa buồn vừa đa cảm giữa Theres và Carol. Theres – một nữ nhiếp ảnh gia trẻ đầy khát khao. Carol – một người phụ nữ từng trải và độc lập. Hai cá thể này tưởng chừng như đối lập hoàn toàn với nhau, nhưng lại có một sức hút mãnh liệt chực chờ bùng nổ khi nhìn vào ánh mắt nhau.
Nếu yêu những thước phim tinh tế, không ồn ào kịch tính, chỉ tập trung đặc tả tâm lý của nhân vật và những chuyện tình vừa đẹp vừa đa cảm, Carol sẽ là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
11. A Fantastic Woman (2017)
A Fantastic Woman là một bộ phim cực.kỳ.đã! Lâu lắm rồi mình mới được xem một bộ phim về đề tài chuyển giới lay động và đầy cảm xúc như thế.Có thể bạn sẽ thấy hơi…lạ khi bắt đầu xem những phút đầu của bộ phim, bởi phong cách và văn hóa làm phim của Tây Ban Nha nói riêng và châu Âu nói chung có khuynh hướng cá nhân khá nhiều, và đôi khi khiến chúng ta – những con người Á Đông cảm thấy hơi khó hiểu.
Nhưng một khi đã nắm được mạch của bộ phim, tất cả những điều đó sẽ lu mờ, và chỉ để lại hình ảnh một người phụ nữ “đích thực” tên Marina, mạnh mẽ kiên cường đấu tranh cho hạnh phúc trong thế giới mà cô chấp nhận đánh đổi mọi thứ để được bước vào, và tồn tại. Bất chấp những định kiến, dằn vặt từ những người xung quanh, Marina ngẩng cao đầu sống với lý tưởng của chính mình, để được sống như một phụ nữ bình thường, được xã hội công nhận, được đối xử như bao người phụ nữ khác.
Phim có vị đắng, chua, ngọt dịu hòa trộn xuyên suốt cuộc đời của nhân vật Marina. Nên mình khuyến cáo, đừng nên ăn gì trước khi xem phim, để có thể cảm nhận được hết những dư vị mà bộ phim đem lại một cách chân thực và rõ ràng nhất.
Nếu bạn đang cảm thấy mình quá rảnh, muốn xem gì đó vừa giải trí, vừa “gặt” được một bài học hay thông điệp hay ho, các bạn có thể làm việc đầu tiên đó là đi pha ngay một ly trà, hoặc một ly cà phê, hoặc bất cứ thứ gì làm các bạn vui và sung sướng, rồi ngâm cứu kỹ 6 gợi ý cho TV Show hay nhất mà bạn nên “cày” vào mùa rảnh rỗi này nha.
Well, shall we?
1. Orange is the new black
Cảnh báo trước, đây là một trong những bộ phim truyền hình của Mỹ nhiều cảnh bạo lực và tư tưởng quái đản nhất bạn có thể tưởng tượng.
Nếu muốn biết thực trạng nhà từ ở Mỹ khốc liệt thế nào, con người có thể thay đổi ra sao, cuộc sống cô độc có thể kinh khủng tới mức nào nếu bạn là kẻ yếu đuối,…thì bạn tìm đúng phim rồi.
TV Shows này đã từng làm mưa làm gió trên Netflix, nhưng chắc vì hardcore quá nên càng về sau rating càng giảm. Nhưng với mình thì đây vẫn là một trong những TV show hay nhất năm 2018 các bạn nên theo dõi.
2. Money Heist
Gương mặt tiêu biểu của điện ảnh Tây Ban Nha năm 2020 là đây các bạn ạ! Money Heist hội tụ tất tần tật mà phim truyền hình bây giờ có: gay cấn, thú vị, cốt truyện thông minh, diễn viên đẹp, yếu tố văn hóa đậm đà, xây dựng nút thắt siêu tinh tế.
Money Heist thuộc phim hành động, giật gân, nhiều cảnh bắn chém được làm khá tốt, không bị cường điệu hóa như mấy phim Mỹ. Đặc biệt là cốt truyện khá mới mẻ, có nhiều plot twist khiến khán giả tưởng như quen thuộc mà…đếch phải, cuối cùng là bị…lừa hết.
Dù là phim truyền hình hành động điển hình, nhưng Money Heist nhẹ nhàng đem đến cả tá thông điệp sâu sắc đến người xem, khiến cho việc xem phim truyền hình bây giờ đã trở nên bớt “nhạt nhẽo” như ngày xưa.
Money Heist xứng đáng là một trong những TV Show hay nhất trên Netflix thời điểm hiện tại!
3. Sex Education
Series này hiện tại đã quá đình đám rồi. Đình đám tới nỗi đến cả những đứa bạn mình biết chả bao giờ xem phim bộ, nay kết hợp cả Cô Vy vào để bàn tán, bình luận sôi nổi về bộ này. Thiệt đời thay đổi chẳng lường trước được.
Series này cực phù hợp đầu tiên là cho các phụ huynh, đặc biệt phụ huynh Việt Nam có khuynh hướng cổ hủ, chẳng bao giờ dám đề cập đến vấn đề tình dục sớm với con cái.
Thứ hai là các đối tượng tuổi teen mới nhú, nhú mới có cái thân chứ nhận thức chưa nhú lên nổi. Các em cần phải xem, phải nghiền ngẫm, để thấy rằng tuổi các em đã phát triển nhanh tới mức nào, và nếu không có những kiến thức cơ bản về vấn đề tình dục ngay từ đầu, thì các em sẽ phải dở khóc dở cười như thế nào.
Hỡi các bậc phụ huynh và con em mới lớn, dịch tới, đang rảnh, nhớ thêm vào list bổ túc xem dần nha!
4. Black Mirror
Trời quơi, thiệt chưa có phim nào thông minh như Black Mirror, khai thác một cách quá sáng tạo và khác lạ trong khía cạnh công nghệ và đời sống.
Black Mirror là một series nhưng gồm các câu chuyện tách rời không liên quan đến nhau, nhưng có cùng một chủ đề liên quan tới việc công nghệ đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào.
Đây là một series khá phù hợp ở thời điểm này, khi internet/công nghệ là thứ điều khiển nhận thức và thế giới quan của chúng ta quá nhiều, nhất là khi có một biến cố lớn xảy ra với toàn thế giới như Cô Vy.
Black Mirror có thể được xếp vào list Phim Hack Não mà mình đã từng viết trước đây, bởi những thông điệp của phim không phải là dễ thẩm thấu với hầu hết nhiều người. Nên các bạn có thể cân nhắc trước khi xem.
5. Hannibal
Hiện tại với mình thì chưa có series nào dễ dàng vượt qua được Hannibal hết.
Nếu ai đã từng xem các thước phim lẻ liên quan đến nhân vật Hannibal Lecter lừng danh – nhân vật phản diện hư cấu tiêu biểu nhất mọi thời đại, thì chắc chắn sẽ không thể không thích series Hannibal
Một bác sĩ thông thái, lịch lãm, (vãi) hiểu biết, nấu ăn ngon, cực kỳ thông minh, tâm lý và thích…ăn thịt người, thì nghe đến đây mình biết khó mà cưỡng lại việc lao vào ngay và liên cày ngay bộ này trong mùa dịch này. Xem thôi!
6. Westworld
Đây là series ban đầu mình không có mấy hứng thú cho lắm, vì thường mình không thích thể loại khoa học viễn tưởng.
Nhưng phim đưa đẩy thế nào lại cày hết 2 season và ngóng chờ như một con cún tới season 3.
Westworld được chuyển thể từ tác phẩm điện ảnh cùng tên năm 1973, và hiện là một trong những tác phẩm TV Show được chuyển thể thành công nhất tới thời điểm hiện tại
Phim đem lại khá nhiều cung bậc cảm xúc và nhiều cú ngoặt khá bất ngờ, nhiều suy ngẫm về thế giới công nghệ trí tuệ nhân tạo, cũng như mối liên hệ với xã hội chìm đắm trong thế giới ảo ngày nay.
Mình nghĩ từng đó sơ lược cũng đủ để các bạn thêm Westworld vào danh sách chờ xem ngay và liền được rồi.
Nếu nói về cảm hứng du lịch đối với Uyên, thì ngoàiphim ảnh và sách, một điều bất di bất dịch mà Uyên không thể sống thiếu được, là âm nhạc.
Các bạn đã bao giờ gắn tai nghe vào, bật một bản nhạc mà chỉ 5 giây đầu tiên của nó thôi, đã đủ khiến bạn muốn lập tức chạy đi đâu đó thật xa, thật đẹp. Hay đơn giản là bị rạo rực từ đầu đến chân, tim đập loạn nhịp, và chỉ chực trào nước mắt không nói nên lời khi vừa được nghe bài hát yêu thích của mình, vừa được chứng kiến trước mắt một màu xanh lục bạt ngàn của núi rừng chưa?
Nếu đã, và gần như có được những cảm giác đó như Uyên, thì bingo! bạn sẽ không phải bỏ phí một giây nào để đọc một list nhạc Uyên sắp liệt ra dưới đây đâu. Và hãy chắc rằng, là các bạn lưu thiệt kỹ list nhạc sau đây vô máy nha, vì nó không đơn thuần là một list nhạc, mà là một list nhạc phim. Đồng nghĩa với việc, các bạn có thêm một list phim CẦN PHẢI XEM (trước khi chết, seriously!). Well, shall we?
1. Soundtrack “Secret Life Of Walter Mitty”
Soundtrack Secret Life Of Walter Mitty
Tin Uyên đi các bạn, Uyên để nhạc phim (và phim này) ở đầu tiên là có lý do của nó. “Secret Life Of Walter Mitty” là một trong những phim về phiêu lưu, khám phá đầu tiên Uyên xem, cũng như sẽ xem lại (thêm hàng trăm lần nữa). Thề, hứa, đảm bảo, là nếu sau khi nghe xong soundtrack của phim mà bạn không cảm thấy thôi thúc để đi đâu đó, thì các bạn nên xem lại rằng mình có xu hướng bị lãnh cảm với cuộc đời hay không. Nha.
2. Soundtrack “One Week”
Soundtrack của “One Week” đã chễm chệ nằm trong playlist điện thoại của Uyên được hơn 2 năm, đặc biệt là bản nhạc nền không lời “Ben“. Đoạn nhạc nền này được vang lên trong phim ở cảnh anh chàng Ben dừng xe đứng trước một cảnh tượng thiên nhiên đẹp đến khó tả nên lời ở Canada, và Ben ngay lúc đó, chỉ biết đứng bất động, lặng im, và chiêm ngưỡng khung cảnh trước mắt. Thử hỏi ai mà không như thế khi ở trong hoàn cảnh như ông Ben được?
3. Soundtrack “Into The Wild”
Chắc Uyên không phải nói nhiều về “Into the wild” nữa. Bộ phim đã quá nổi tiếng rồi, nhưng chắc ít ai để ý tới bộ soundtrack đầy ám ảnh và cảm hứng trong phim này. Đặc biệt bản “Society” của Eddie Vedder đã làm Uyên cuốn vào nó, và nghe đi nghe lại trong suốt 1 năm trời không biết chán, và nó luôn có một sức thôi thúc lạ kỳ mỗi lần chất giọng thô ráp của Eddie vang lên. A must-listen!
4. Soundtrack “Tracks”
“Tracks” có một tổ hợp soundtrack sẽ làm bạn cảm thấy hơi ma mị và khó nghe ban đầu, nhưng khi kết hợp với phim, cảnh quay, lời thoại và tâm lý của nhân vật, nó sẽ là một sự đồng điệu đến hoàn hảo.
Nhạc trong Tracks có thể phù hợp với nhiều trạng thái khác nhau. Lỡ có buồn rầu, mệt mỏi, hay kể cả đang vui và cần động lực, soundtrack trong Tracks đều có thể cứu chữa tất tần tật.
5. Soundtrack “Wild”
Đây, chính nó. Đây là bộ phim, và bộ nhạc phim có sức mạnh làm cho Uyên có thể dễ dàng lay động (đến mức khóc được mỗi lần đến Period) và có được động lực để làm một điều gì đó (ví như việc nhấc mông lên đi chạy bộ).
Đến bây giờ, mỗi lần xem lại phim, nghe lại từng giai điệu trong phim, Uyên vẫn luôn giữ trong mình tinh thần phải làm một điều gì đó liều lĩnh, một cuộc phiêu lưu của chính mình trước năm 30 tuổi, để khi nhìn lại, hoặc như Cheryl Strayed nói trong phim “có thể sẽ không còn một xu dính túi sau chuyến đi này, thì ít nhất, mình đã hiểu được bản thân nhiều hơn…”
6. Soundtrack “The Motorcycle Diaries”
Nếu các bạn là fan của nhạc Mỹ La Tinh, của những giai điệu Bosa Nova kinh điển, thì soundtrack của The Motorcycle Diaries là một lựa chọn không thể hoàn hảo hơn.
Còn nữa, còn chi tuyệt vời hơn việc vừa được nghe nhạc mình thích, vừa được nghe trên những nẻo đường đậy bụi và gió trong một ngày đẹp trời? Hự
7. Soundtrack “Lost in translation”
Phải cảnh báo trước là nhạc phim “Lost in Translation” vãi cà buồn. Nhưng với Uyên (hoặc với một số bạn), Uyên sẽ không quan tâm rằng nó buồn, mà Uyên chỉ quan tâm rằng giai điệu của nó đẹp đến nỗi ngồi nhìn mưa giông cuối chiều ảm đạm vẫn thấy cảnh đó đẹp mà thôi.
Nếu có được y hệt cái cảm giác đó mỗi lần nghe một bài hát nào đó, thì các bạn nên biết trân trọng nó, lưu nó lại thiệt kỹ, vì được ở cạnh những điều làm bản thân cảm thấy tích cực, và những điều xung quanh mình cũng đẹp và tích cực lên, đó là một điều không có gì đánh đổi được.
8. Soundtrack “The Darjeeling Limited”
Đúng như tinh thần của bộ phim, cứ hễ nghe được nhạc phim của “The Darjeeling Limited”, Uyên lại tưởng tượng được mình đang chạy chân trần đuổi theo nguyên đàn cừu ở Jaipur, hòa mình vào dòng người đông đúc thả hoa tiễn người chết trên sông Hằng, nhảy múa trong bộ váy sặc sỡ trên nền nhạc Hindi đặc trưng của người Ấn.
Và tất nhiên không thể thiếu, là sự thôi thúc được sống trong văn hóa, cảnh vật, con người, cuộc sống ở Ấn Độ. Uyên hy vọng các bạn cũng sẽ có được sự thôi thúc mạnh mẽ đó sau khi được thưởng thức một trong những tuyệt phẩm điện ảnh về đề tài phiêu lưu, tâm lý nổi bật nhất năm 2007.
9. Soundtrack “Eternal sunshine of the spotless mind”
Một tuyệt tác liên quan đến điện ảnh và âm nhạc nữa các bạn không nên bỏ qua: “Eternal sunshine of the spotless mind”. Dù phim nghiêng về đề tài tâm lý tình cảm nhiều hơn là phiêu lưu, nhưng đối với Uyên, nó đáng được xếp vào danh sách những bộ phim có sức mạnh thôi thúc tinh thần “wanderlust”.
Chưa kể dàn soundtrack của phim thì khỏi bàn vào chỗ nào hết. Nghe phát chỉ muốn nhắn tin cho con bạn thân quần què “Ê, đi cắm trại đi!”. Rồi chỉ chực chờ tinh thần a lê hấp của nó trỗi dậy là vui hết ngày mà thôi. “Đi!”.
10. Soundtrack “Forest Gump”
Forest Gump là một bộ phim lạ lùng. Soundtrack của nó cũng lạ lùng nốt. Bởi chắc chẳng có soundtrack phim nào có đủ khả năng làm con người ta vừa cười tỏa nắng vừa khóc lóc như một đứa con nít, vừa quay qua trách móc bản thân vì sự kém cỏi của mình, vừa cảm thấy ổn với cái vòng an toàn mình đang có như vậy. Các bạn thử nghe xem thấy Uyên nói có đúng không, kiểm chứng rồi kể Uyên nghe phát…
Chúc các bạn có thêm nhiều cảm hứng đi du hí (hoặc làm bất cứ thứ gì)! xD
Cứ mỗi độ đều đặn một lần một tháng, dâu tây dâu ta dâu trăm bề tứ phía thay nhau xuất hiện, đâm chồi nảy lộc tại khu vực tam giác quỷ Béc Mu Đa, khiến các chị em phụ nữ ăn như điên, ngủ liên miên, tâm lý bất ổn, và thường có xu hướng làm nhiễu loạn thế giới xung quanh của mọi người.
Uyên không phải là một ngoại lệ, và Uyên biết các bạn đang lần mò đọc từng chữ Uyên viết bây giờ cũng sẽ nằm trong số đó. Hơn ai hết, Uyên hiểu được nhu cầu được trấn an và ổn định tâm sinh lý của các chị, các em.
Và tin Uyên đi, sẽ không có điều gì tuyệt vời hơn việc xem một bộ phim vào ngày đèn đỏ, một chiều mưa bay bay, hay một tối ảm đạm cô đơn có khả năng nâng cấp tinh thần hiệu quả vào mùa dâu rụng đâu.
Shall we?
*Bài viết có chèn nhạc nền tự động play, các bạn nên tắt hết tab để thưởng thức bản nhạc relax nhức nách này. Còn không, với tay lên trên tắt dùm Uyên nha!
Nếu để nói về một bộ phim kinh điển nhất dành cho thế hệ mới lớn về chủ đề tình yêu của những năm 90 thì chắc chắn, cực kỳ chắc chắn là các bạn không thể không thể đến 10 things I hate about you.
Uyên cá với các bạn, ngay từ giây phút Heath Ledger xuất hiện, tất cả các dây thần kinh của các bạn sẽ co thắt lại. Rồi tiếp đến giây phút hắn ta cất cái chất giọng trầm ấm ngọt ngào ca bản “Can’t take my eyes off you” cho Julia Stiles, thì lúc đó “dòng chảy trái dâu” mạnh mẽ trong bạn lúc đó sẽ chỉ có nước khô cạn mà thôi 🙂
Devils Wear Prada sẽ không thể hoàn hảo hơn cho các chị em bạn dì trong những cái ngày chết dẫm này. Xuýt xoa, trầm trồ, tức tưởi, ganh ghét, xúc động, thương cảm, đặc biệt là máu liều shopping và mong ước được ăn vận đẹp đẽ của các chị sẽ gộp lại chung thành một cục cảm xúc ứ đọng từ bộ phim (y như trái dâu bé xinh của các chị vậy).
Nếu các chị các em vẫn còn chần chừ, trong lòng bực tức không rõ lý do, thì Devil Wear Prada sẽ là liều thuốc giải stress vô cùng hiệu quả. Chỉ cần chuẩn bị dùm Uyên một tấm thân mệt mỏi và đau nhức thật sự, để xem xong bộ phim các bạn có thể thấy rõ được hiệu quả 🙂
Trời ạ, nếu để có thể nói về bộ phim tuyệt vời này, sẽ chẳng bao giờ có đủ mỹ từ nào trên thế gian này để tôn vinh cái đẹp đẽ của nó hết.
Mama Mia đã từng cứu rỗi hàng triệu trái tim khô héo, buồn chán và tuyệt vọng ngoài kia. Dù đàn ông hay phụ nữ, Mama Mia đều có thể làm sáng bừng lên những điều đẹp đẽ nhỏ nhoi nhất trong từng tâm hồn.
Nếu các bạn không phá lên cười sảng khoái, chỉ mỉm cười nhẹ nhàng , hay thậm chí nhún nhảy lắc lư từ đầu đến cuối bộ phim, thì cứ gọi Uyên, mình lại đi cà phê bơm cho nhau ít cảm hứng vậy. Bởi nếu Mama Mia không thể làm các bạn như thế, thì chắc chắn bạn đã thiếu mất đi một điều gì đó trong cuộc sống này rồi. Nha.
Hiếm có bộ phim tâm lý hài nào có thể khiến Uyên xem đi xem lại muốn thuộc luôn cả cách con bé nhân vật chính “thở gấp” đầu phim lúc thằng chồng đang oral sex cho nó như Away We Go cả. Thiệt.
Away We Go là cái thứ phim lạ lùng lắm các bạn. Nó cũng ẩm ương chẳng kém gì con thú cưng dâu tây của chị em chúng mình hàng tháng cả.
Lúc bình thường thì dễ thương, chẳng có gì đáng nói. Lúc giông tố kéo đến thì ầm cả lên, kêu réo dữ dội. Rồi thì đang yên đang lành thì xúc động khóc lóc ngon lành dù chỉ là đối với những thứ bé cỏn con. Lúc tưởng như tràn đầy hy vọng, cảm thấy bản thân có thể chinh phục cả thế giới. Rồi vài giây sau đó tắt mẹ nó hào khí Đông A. Dẹp hết.
Away We Go cũng là bộ phim chứa nhiều thông điệp đẹp đẽ về giá trị cuộc sống. Nhẹ nhàng, dễ thương, sâu sắc chẳng kém. Xem đi, không bao giờ phí. Thật. Thề.
Chà. Her. Đây là cái tên được Uyên khắc ghi trong bộ nhớ cực kỳ nhiều và sâu đậm mỗi lần nhắc đến. Bởi những cảm xúc cực kỳ khó tả mà bộ phim mang lại cho Uyên khó lòng mà quên đi được.
Một điều khó tin như việc một phần mềm máy tính và một chàng trai có thể yêu nhau và gắn kết tâm hồn một cách sâu đậm ở một thì tương lai của thế kỉ 22, lại làm Uyên tin và xúc động hơn bao giờ hết.
Spike Jones – đạo diễn của bộ phim đã biến những điều tưởng chừng khô khan trở thành mềm mại, nhẹ nhàng và tinh tế hơn sức tưởng tượng.
Các bạn ơi, nếu một ngày nào đó, tình thương vấn vương, cảm xúc chồng chéo, ngày dài mệt mỏi, dâu cứ rụng rơi dần đều. Hãy ngồi xuống, pha một tách trà nóng, thiệt nóng. Bật điều hòa hết cỡ lên dùm Uyên, mở Her lên, rồi khóc, hay rưng rưng, hay cười như một con điên là việc của bạn. Để Dâu Tây đưa lối. Nha.
“Sometimes I think I’ve felt everything I’m ever gonna feel and from here on out I’m not going to feel anything new – just lesser versions of what I’ve already felt.”
― Spike Jonze
Không cần nói quá nhiều về One Day. Ngắn gọi thôi: Buồn như chó chết con.
Nhưng cũng ngắn gọn thêm: Đẹp đến muốn rụng hết dâu.
Có một câu mà Emma nói với Dexter vào giây phút hai người gặp lại nhau sau hàng năm trời, luôn luôn bóp nát trái tim nhỏ bé của Uyên mỗi lần xem lại. Và nếu có một ai nói với Uyên câu nói đó, nhất là vào ngày dâu rụng của Uyên, Uyên nghĩ chắc Uyên sống không nổi.
“ I love you, Dex, so much. I just don’t like you anymore“
The Hundred-foot Journey đúng chuẩn là phim dành cho các nàng. Và nếu lỡ may các nàng có đang trong tình trạng tâm sinh lý không ổn định đi chăng nữa, thì bộ phim này vẫn sẽ là một lựa chọn không thể nào hoàn hảo hơn.
Tại sao? Có trai đẹp. Có nấu ăn. Có thức ăn đẹp. Có drama. Có yêu đương chảy nước. Có thông điệp cuộc đời sâu sắc. Có âm dương tá lả hội tụ. Vậy nên thay vì hỏi tại sao, hãy hỏi “Tại sao không?” nha.
Uyên phải đắn đo mãi không biết nên chọn giữa Paris, I love you hay Midnight In Paris vào list này. Cuối cùng Uyên chọn Paris, I love you cho các bạn. Bởi nó hội tụ đủ hơn những yếu tố về sự ngớ ngẩn, lạ lùng, vui vui buồn buồn, đáng yêu đáng ghét, dễ thích dễ cáu, y như cô Dâu Tây nhà mình vậy.
Ngoài những nhân tố sáng láng sẽ làm sáng bừng những chuỗi ngày đỏ rực đen sẫm của các bạn, thì Paris, I love you còn đem lại quá nhiều cảnh vintage max đẹp về Paris – thành phố của những cái đẹp lạ chẳng nói nên lời.
About Time là cái tên Uyên thực sự không muốn đưa vào dành sách này cho lắm. Dễ dàng bởi vì một: Uyên ghét những phim nào quá phổ biến (ý là hỏi ai cũng biết, ít nhất ở Việt Nam, giống như phim 3 Idiots). Hai: Uyên không thích phim chiếu rạp rộng rãi. Ba: là show cho mọi người biết “Con này thích phim này bỏ m. mà cứ làm màu”.
Sau mấy giây đấu tranh với em Dâu Tây đáng yêu. Uyên quyết định kệ m. nó, cứ cho vào. Bởi đúng là nó hay. Hay ở góc độ giải trí và xả stress hiệu quả, mang lại nụ cười trên môi liên tục cho một đứa khó tính như mình.
Và Uyên đoán rằng, các bạn và Dâu Tây sẽ chẳng quan tâm quá nhiều đến điều này đâu. Bởi chỉ cần chạm đến trái tim và kết nối tâm hồn, thì chúng mình coi thôi. Phải không? 🙂
Các bạn ạ. Nếu các bạn biết Uyên, đọc đủ nhiều bài của Uyên để biết rằng, Uyên luôn giữ những thứ đẹp và hay nhất ở cuối cùng (đối với Uyên).
Garden State có một vị trí bất bại và vô cùng đặc biệt trong lòng Uyên. Garden State không dễ xem, nói thiệt. Không dễ cảm động. Không dễ thích. Đối với nhiều người (đã từng xem cùng Uyên), Garden State còn là một phim chán nhất mọi thời đại.
Uyên thật chẳng biết miêu tả cái sự yêu mến và tình cảm của Uyên dành cho Garden State như thế nào cho các bạn. Chỉ có khi các bạn xem, và có được một sợi dây kết nối vô hình giữa bộ phim và tâm hồn của các bạn, thì các bạn sẽ hiểu. Garden State là Uyên phiên bản điện ảnh hóa. 100%.
Tặng các bạn bài hát yêu thích nhất của Uyên trong Garden State để kết thúc việc đọc hơn 2000 chữ nhàm chán vừa rồi của Uyên. Chúc các bạn và Dâu Tây vui. Chúc các bạn sống sót một mình sau một tháng đại hồng thủy. Và BỎ CON DÂU TÂY ĐI!
“Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc.”
Uyên đã vẫn từng ngây ngô nghĩ rằng, tư tưởng và thế giới quan của một con người là thứ cực kỳ khó thay đổi, và chỉ có những thứ to tát lớn lao mới có được sức mạnh vô biên đó.
Nhưng càng lớn, mới nhận thức được rằng, bộ não, trí óc và thế giới quan của con người không bao giờ có giới hạn, nó được nuôi dưỡng, phát triển từng ngày bởi những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống, theo thời gian lớn lên, phong phú lên, và thay đổi theo từng mốc thời gian của cuộc đời.
Sách có lẽ là một trong những điều “nhỏ bé” đó, có sức mạnh vô hình làm con người ta thay đổi góc nhìn về thế giới một cách cực kỳ mạnh mẽ, để từ đó hiểu bản thân hơn, biết cảm thông hơn, biết chia sẻ nhiều hơn. Để Uyên cho các bạn xem một phần “thế giới” nhỏ bé của Uyên qua sách lần này, để xem Uyên có những gì hay ho trong đầu nha.
Thú nhận luôn là Uyên tìm đến cuốn sách này sau khi xem phim (ngại quá). Thường thì người ta đọc sách rồi mới xem phim, nhưng Uyên đã phá luật làm điều ngược lại. Truyện là một bức tranh giản dị nhưng không mấy màu hồng về hai nhân vật Hazel và Augustus – 2 con người cùng chung số phận mang trong mình hai căn bệnh quái ác, đếm từng ngày cuối cùng của cuộc đời.
Nếu ai đã từng xem bộ phim cùng tên được đạo diễn bởi Josh Boone, sẽ cảm thấy như đây là một câu chuyện tình bi đát ướt át như trong một bộ phim Hàn. Đó là lý do chính khiến Uyên yêu thích cuốn sách hơn sau khi được chiêm nghiệm nó.
Đơn giản bởi lẽ John Green không pha vào cuốn tiểu thuyết của mình những tình tiết hoa mỹ, ướt át, đau khổ, mà ông tập trung vào những chi tiết đời thường nhất, những tâm lý thật nhất của những con người đang cận kề với cái chết và mong cầu tình yêu cho bản thân mình.
Có một ý niệm mà Uyên rất thích trong một câu thoại của nhân vật Augustus khi nói với Hazel khi ngậm điếu thuốc trên môi: “Ta có thể đặt cái thứ giết người này giữa hai hàm răng mà không cho nó sức mạnh để giết ta”.
Điều mà Augustus nghĩ, cũng chính là sức mạnh kéo anh ở bên cạnh Hazel. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở tình yêu, mà còn là những bài học về cuộc sống đầy sự chân thật của những người trẻ, khi sống trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, thứ còn lại vẫn trường tồn là niềm sống hết mình, sự yêu thương vô điều kiện, bất chấp những trở ngại của tạo hóa và số phận. Như Shakespeare vẫn nói: “The fault is not in our stars, but in ourselves”.
Nếu một sáng thức dậy các bạn vẫn chày cối đấu tranh tư tưởng rằng hôm nay nên cúp học hay ở nhà trùm chăn nằm ngủ, thì chắc chắn buổi chiều sau đó các bạn nên vớ ngay và liền Chiến Binh Cầu Vồng để đọc (nếu sáng hôm đó bạn quyết định cúp học).
Ở đâu đó trên một hòn đảo xinh đẹp mang tên Belitong ở phía Tây Indonesia, có 10 đứa trẻ vẫn hằng ngày háo hức chực chờ sáng dậy để đạp xe đến trường, ôm một hy vọng to lớn rằng trường sẽ không đóng cửa để có thể tiếp tục đi học.
Những “chiến binh” trong truyện không phải là những người làm nên những chuyện lớn lao. Mà là những “chiến binh” thầm lặng hằng ngày đạp xe hàng chục cây số, vượt qua bao nhiêu đoạn đường gian khó để đến trường, là những “chiến binh” nhẫn nại tâm huyết với 10 đứa học sinh bé xíu trong một lớp học xập xệ hơn trăm tuổi, đến khi chết gục trên bàn vẫn không một ai biết.
“Chiến binh cầu vồng” là một câu chuyện dễ dàng lấy đi nước mắt, nhưng cũng đem lại cho người đọc nhiều nụ cười mãn nguyện và hạnh phúc nhờ những sự nỗ lực và tinh thần vượt khó không ngừng nghỉ của những con người nơi đây.
Dù cầu vồng đã không xuất hiện vào phút cuối như mong đợi, nhưng tất cả những ước mơ và quá trình đấu tranh đẹp đẽ của những đứa trẻ và 2 người thầy tận tâm ở Belitong đã là một cầu vồng hoàn hảo nhất cho bản thân câu chuyện.
Nếu có thể gói gọn con người, tâm hồn, tính cách và bản chất của Uyên trong một cuốn sách, thì đó sẽ là cuốn Bắt trẻ đồng xanh.
Holden Caufield, nhân vật chính cũng như là người nắm vai trò kể lại toàn bộ câu chuyện cuộc đời mình, là một kẻ quá mức kỳ lạ ở một độ tuổi vị thành niên. Kỳ lạ Uyên nói ở đây là kỳ lạ ở sự mâu thuẫn và đối lập trong tính cách của Holden.
Bản thân Holden là một người rất được lòng mọi người, dễ mến, dễ được người khác chia sẻ cùng. Nhưng sâu thẳm, Holden là một thanh niên đầy mang đầy sự gai góc và chua chát ở cách nhìn nhận những vấn đề và con người xung quanh cậu ta.
Holden nhìn thấy mọi mặt trái và góc khuất ở tất cả những gì trước mắt cậu ta, và thường ném cho chúng một sự suy ngẫm và kết luận phũ phàng trần trụi.
Tôi luôn nói rằng “rất vui khi gặp bạn” với ai đó dù khi gặp họ tôi không cảm thấy vui. Nếu bạn muốn tồn tại, bạn phải nói, tuy là nó ngớ ngẩn.
“Tôi thông cảm cho một người đi xem phim vì anh ta không còn gì để làm, nhưng nếu anh ta đi để tiêu khiển thì tôi sẽ thất vọng lắm.”
Bắt trẻ đồng xanh không phải là một cuốn sách khó đọc, nhưng để có thể chấp nhận, nuốt trôi và thẩm thấu từng dòng tư tưởng của một cậu thanh niên kỳ lạ như Holden, thì không phải ai cũng làm được đối với cuốn sách này.
Không phải tự nhiên mà Bắt trẻ đồng xanh từng là cuốn tiểu thuyết bị cấm truyền bá và giảng dạy ở hầu hết các trường trung học ở Mỹ vào những năm 1960 bởi ngôn từ không mấy nhẹ nhàng và tư tưởng tâm lý phản xã hội trong tác phẩm. Cho đến tận bây giờ, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về vấn đề đạo đức và tâm lý ở cuốn tiểu thuyết đã quá nổi tiếng và đi vào lịch sử văn học này.
Dù đúng hay sai, hay hay dở, đối với Uyên khi đọc Bắt trẻ đồng xanh, Uyên thấy một phần bản thân mình ở Holden, và điều Uyên quan tâm hơn hết trên tất thảy những định nghĩa và kết luận gay gắt của Holden về cuộc sống, điều làm Uyên cảm thấy được chạm vào trái tim, là kể cả khi mang trong mình bột bộ óc lạnh lùng như vậy, Holden vẫn còn có cả một trái tim và tình yêu thương đặc biệt cho cô em gái của mình – Phoebe.
Cách mà Holden thể hiện nó, không cần phô trương, chỉ giản dị và mộc mạc thôi, nhưng nó cũng đủ để làm bật lên phần mềm yếu nhất trong phần người của bất cứ ai. Uyên có thể tự tin nói rằng Uyên có thể bật khóc ngon lành khi đọc Bắt trẻ đồng xanh, chỉ đơn giản bởi vì Uyên tìm thấy Uyên ở trong cuốn sách, thật và rung động một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Để nói về tác phẩm này, Uyên thật sự không biết bắt đầu từ đâu. Bởi có quá nhiều thứ Uyên muốn nói về tuyệt tác này, cả tác phẩm điện ảnh và văn học của nó.
Sự im lặng của bầy cừu là cuốn tiểu thuyết (và bộ phim) kinh dị tâm lý đầu tiên Uyên đọc và xem. Cho đến tận bây giờ, Uyên vẫn không khỏi ám ảnh về nhân vật Hannibal Lecter – nhân vật chính trong tác phẩm. Hannibal có lẽ là nhân vật kỳ lạ nhất trong lịch sử điện ảnh và văn học ở thể loại kinh dị.
Vì sao Uyên nói kỳ lạ nhất? Bởi vì chẳng có một tên điên cuồng ăn thịt người nào lại đạt được độ uyên bác, lịch lãm, bình thản và đàn ông như Hannibal. Có thể một số người cảm thấy kinh tởm và chỉ chăm chú vào chi tiết rằng một bác sĩ tâm lý lại trở thành một tên giết người và ăn thịt đồng loại quy mô kinh khủng như Hannibal, nhưng với Uyên, từ đầu đến cuối trong suốt quá trình thưởng thức bộ phim cũng như cuốn tiểu thuyết, Uyên không hề tỏ ra một thái độ kinh tởm với nó, mà thay vào đó lại bị cuốn hút và hứng thú một cách lạ lùng bởi cách khai thác tâm lý nhân vật quá khéo léo của Thomas Harris – tác giả của cuốn tiểu thuyết.
Không có một sự ngẫu nhiên hay thiên vị nào khi mà Sự im lặng của bầy cừu là tác phẩm được chuyển thể thành phim ở mục kinh dị tâm lý duy nhất ẵm trọn 5 giải Oscar cho bộ phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, nam diễn viên chính xuất sắc nhất, đạo diễn xuất sắc nhất và kịch bản hay nhất vào năm 1991.
Đây cũng là tác phẩm đầu tiên thay đổi hoàn toàn suy nghĩ và tư tưởng của Uyên về hạng mục phim kinh dị. Và kể từ sau Sự im lặng của bầy cừu, Uyên đã hoàn toàn bị thôi miên vào thế giới bí ẩn sâu sắc của thể loại kinh dị tâm lý. Đây sẽ luôn luôn là tác phẩm yêu thích nhất mọi thời đại của Uyên, chắc chắn là như vậy.
Có bốn tính từ Uyên muốn dùng để gói gọn toàn bộ cảm xúc của Uyên về Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất: Trào phúng, hài hước, lạ lùng và đầy cảm hứng.
Nếu các bạn đang tìm một cuốn sách nào đáp ứng được hết tất cả được những yếu tố liên quan đến: khám phá, lịch sử, tình cảm, triết lý sống, hư cấu, phi hư cấu, tiểu thuyết, phi tiểu thuyết, vừa thực vừa ảo, vừa cười được vừa khóc được,…Thì để Uyên khẳng định với các bạn luôn, là không có cuốn nào phù hợp hơn cuốn Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất.
Để tóm gọn nội dung cho các bạn, thì truyện kể về chuyện một ông già tên Allan Karlsson vào ngày sinh nhật thứ 100 của mình, đột nhiên trèo qua cửa sổ của một viện dưỡng lão ở Thụy Điển và biến mất. Một cuộc truy lùng ông già khắp đất Thụy Điển diễn ra song song cùng một cuộc truy đuổi một tên tội phạm khét tiếng khác – người cuối cùng có một sự liên hệ ngớ ngẩn với ông già bằng việc trao nhầm chiếc vali chứa 50 triệu crown cho ông ta.
Phần lớn nội dung truyện kể về cuộc đời đầy chiến tích trong quá khứ của ông cụ từ thời đại chiến thế giới lần thứ nhất cho tới hôm nay. Truyện dù mang những chất hài hước trào phúng thú vị, nhưng lại lồng ghép và tái hiện lại lịch sử của thế giới và cả văn hóa của vùng Bắc Âu cực kỳ khéo léo. Truyện đã thực sự làm Uyên bị cuốn vào những sự kiện lịch sử khô khan mà trước kia Uyên chẳng bao giờ muốn ngó ngàng tới.
Khi hơi thở hóa tinh không là một trong những cuốn sách hiếm hoi ở thể loại tự truyện, liên quan đến triết lý sống, nghị lực sống trong tủ sách của Uyên. Thường Uyên hay né tránh các đầu sách như thế này vì bản thân Uyên không thích đọc những sách có những giọng văn mang màu sắc triết lý sống dày đặc.
Nhưng đối với cuốn sách này, Uyên thực sự đã có một cái nhìn rất khác. Paul Kalanithi – tác giả cuốn tự truyện, là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi ở tuổi 37. Phần lớn cuốn truyện kể về cuộc đời của Paul với vai trò của một bác sĩ. Những mảnh ghép và chi tiết về cuộc sống của những người bác sĩ qua lời kể của Paul hiện lên chân thực hơn bao giờ hết.
Đứng trước những tháng ngày vật lộn với căn bệnh quái ác của mình, Paul đã có thể lựa chọn cho mình một con đường là buông xuôi tất cả, chấp nhận cái chết. Nhưng không, Paul vẫn chiến đấu với nó, vật lộn với nó, và cố níu giữ một niềm sống nhỏ bé cho riêng mình, bằng văn chương và bằng tình yêu thương.
“Tôi cần chữ nghĩa để tiến lên phía trước. Văn chương đã mang tôi trở lại với cuộc đời trong suốt thời gian đó. Ngay cả khi tôi phải chết, tôi vẫn sống cho tới lúc thực sự ra đi. Bạn sẽ làm gì khi con đường phía trước không biết là còn dài bao nhiêu? Sẽ sống từng ngày đó như thế nào?”
Uyên rất yêu thích cách mà người dịch dịch tựa đề của truyện (Bản dịch thực hiện bởi Trần Thanh Hương), đặc biệt ở hai chữ “thinh không”, vừa cực sát nghĩa cũng như tinh thần của tự truyện, vừa mang đậm màu sắc Phật giáo nhẹ nhàng mà không bị hàn lâm hóa. Đây sẽ là cuốn tự truyện “best seller” trong lòng Uyên cũng như đúng chất “best seller” dành cho bạn đọc khắp thế giới.
Sách kể về cô nàng tên Nombeko, sinh ra và lớn lên ở Johannesburg, thành phố lớn nhất của Châu Phi. Nombeko là một cô gái nhỏ bé nhưng mang trong mình một tâm hồn và một nghị lực lớn lao thoát khỏi cuộc đời trong khu ổ chuột của cô để đến với đất nước Thụy Điển. Từ đó cuộc đời Nombeko rẽ sang một hướng hoàn toàn khác, khi cô gặp được cặp sinh đôi Holger, những kẻ có âm mưu lật đổ vương triều.
Nếu những ai chưa từng đọc qua tác phẩm kỳ cựu này trước đó của Jonas, thì khi đọc Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử sẽ cảm thấy cực kỳ mới lạ và thích thú cùng với những chi tiết tái hiện lịch sử vô cùng sống động và thú vị – một yếu tố mang đầy màu sắc của Jonas. Nhưng nếu đã từng đọc qua Ông trăm tuổi và đọc sang Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử thì có thể sẽ cảm thấy phong cách không có gì nhiều mới mẻ. Dù vậy, Jonas vẫn luôn rất sáng tạo trong cách dẫn dắt chi tiết truyện và khéo léo lồng ghép các yếu tố lịch sử chính trị của thế giới trong từng câu chữ.
Một điều mà Uyên luôn rất thích ở những tác phẩm của Jonas, đó là cách ông dùng giọng điệu cay độc châm biếm, hài hước để nói về chính trị, lịch sử, tôn giáo, con người của bối cảnh hiện tại nhưng vẫn làm cho người đọc không cảm thấy phản cảm hay bị đụng chạm, và luôn luôn truyền tải được những thông điệp về cuộc sống, tình yêu rất tinh tế, không hề hoa mỹ, phô trương.
Uyên thường không thích và không quan tâm nhiều đến vấn đề chính trị (thực ra là không muốn biết nhiều đến nó), nhưng qua những tác phẩm của Jonas Jonasson, chính trị chỉ còn là những trò chơi ngắn ngủi mờ nhạt,và cuối cùng sẽ chỉ còn lại những cuộc sống của những con người nhỏ bé nhưng tâm hồn lại chứa đựng bao nhiêu hoài bão và ước mong đẹp đẽ.
Người đua diều là tác phẩm văn học đến từ tác giả có nguồn gốc Trung Đông đầu tiên mà Uyên đọc. Tác phẩm là câu chuyện kể về hai nhân vật Amir và Hassan, đôi bạn thân từ thuở thơ bé sinh ra và lớn lên ở thành phố Kabul, thủ đô của Afghanistan.
Khaled Hosseini – tác giả của Người đua diều, đã đưa người đọc quay ngược thời gian bằng lời kể của Amir, trở lại hơn 20 năm về trước, khi Amir và Hassan vẫn còn là những cậu bé 12 tuổi sống trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. Tình bạn của Amir và Hassan kéo dài không được bao lâu, thì Hassan gặp phải sự cố bị hành hạ bởi những lũ trẻ xấu xa trong một cuộc thi đua diều cùng Amir. Amir đã không ra tay cứu Hassan, bởi vì sự hèn nhát và nhu nhược của cậu. Thậm chí Amir còn trở thành một kẻ dối trá, khiến cha con nhà Hassan phải rời khỏi nhà.
Chiến tranh, loạn lạc ở quê nhà đã đưa đẩy Amir và gia đình đến với đất Mỹ. Nhưng những nỗi ám ảnh và sự dằn vặt lương tâm trong Amir vẫn cứ khắc khoải suốt quãng đời của anh. Cuối cùng, định mệnh đưa đẩy Amir trở về lại Afghanistan để cứu con trai của Hassan khỏi tay quân phiến loạn Taliban, cũng như để chuộc lỗi với những gì Amir đã gây ra với người bạn thuở còn thơ của mình.
Afghnistan hiện lên thanh bình và giản dị hơn bao giờ hết dưới ngòi bút của Khaled Hosseini, một điều hoàn toàn trái ngược với tất cả những gì chúng ta vẫn thường hay nghe và mường tượng về một đất nước loạn lạc, chiến tranh, giết chóc ở xứ Trung Đông xa xôi. Hãy đọc, cảm nhận và thấu hiểu, để biết rằng những gì chúng ta vẫn thường cố gán cho nó một hình tượng, định nghĩa, luôn luôn có những góc khuất cần được chạm tới, và cần được trân trọng hơn bao giờ hết.
“Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, khẽ đập vào răng ba tiếng. Lo. Li. Ta. Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola. Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.”
Hmm, Uyên thật sự không biết phải bắt đầu như thế nào khi nói về tác phẩm đình đám này. Cảm giác này y hệt đối với Bắt trẻ đồng xanh của J.D Salinger, rất khó tả thành lời, và Uyên không biết mình nên yêu thích đến cuồng nhiệt hay ghét bỏ một cách cay đắng với cả hai tác phẩm này.
Lolita được Vladimir Vladimirovich Nabokov hoàn thành vào năm 1955 bằng tiếng Anh và được chính ông dịch ra tiếng Nga 12 năm sau đó. Đây là một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhất trong làng văn học thế giới, bởi những quy tắc đi ngược với đạo đức nhân loại của những nhân vật trong truyện – một Humbert Humbert trên 50 tuổi mang một sự ám ảnh nhục dục về những cô gái tuổi mới lớn, một Lolita phá hoại chính tâm hồn non trẻ của mình để chạy theo những dục vọng của cuộc sống.
Rất khó để nói rằng Uyên có thật sự thích Lolita hay không, nhưng Uyên dám chắc một điều rằng, Lolita là cuốn tiểu thuyết đầy chất thơ và chứa đựng những câu từ tinh tế nhất Uyên từng đọc. Nói đúng hơn, là tiểu thuyết có bản dịch tinh tế nhất Uyên từng đọc (Bản dịch của Thiên Lương). Bản thân Lolita là một tác phẩm rất khó đọc cũng như rất khó dịch. Để hiểu được sâu sắc và tường tận những câu chữ của Nabokov, người dịch phải là người có một sự đồng điệu nhất định ít nhất về tư tưởng và trải nghiệm sống như của tác giả.
Lolita chắc chắn không phải một tác phẩm thuần túy gợi dục rẻ tiền như nó đã từng được số đông nhìn nhận cách đây hơn 60 năm khi tác phẩm mới ra đời. Lolita chứa đựng nhiều hơn thế. Lolita thổn thức, trăn trở với tâm lý trong phần sâu thẳm nhất của con người. Lolita tội lỗi cam chịu, chấp nhận thứ tình yêu ngang trái giữa hai thể xác vốn không sinh ra dành cho nhau. Lolita nhắm mắt biến những nghịch lý trở thành vần thơ. Lolita thực sự có nhiều điều hơn thế.
Uyên luôn để những thứ cuối cùng như một điều Uyên trân quý nhất. Như người ta thường nói: “Save the best for last”. Uyên để dành nói về Chú bé mang Pyjama sọc như một cuốn sách có sức mạnh chạm tới trái tim, tâm hồn, thế giới quan của Uyên một cách rõ rệt và đầy cảm xúc nhất.
Tóm tắt nội dung của một cuốn sách dày hơn 200 trang đã là một điều khó, tóm tắt nội dung của một cuốn sách dày hơn 200 trang như Chú bé mang Pyjama sọc lại càng là một điều khó hơn trăm vạn lần.
Đơn giản vì những cuốn sách như thế này, cần được dành cho bản thân nó một sự bí ẩn nhẹ nhàng, một sự khơi gợi tò mò đầy hào hứng, từ đó làm con người ta bị lôi cuốn một cách lạ lùng vào nó, cộng thêm những phán đoán, chờ mong trong mông lung, để rồi tất cả vỡ òa, xúc động, thổn thức với cái kết của cuốn sách.
Uyên xin được phép không miêu tả, không giới thiệu gì nhiều về cuốn sách này. Uyên chỉ xin trích lại một phần mở đầu giới thiệu phía sau bìa sách của Nhã Nam về cuốn sách – những lời giới thiệu mà theo Uyên, mang đủ những cung bậc cảm xúc như Uyên đã nói mà các bạn nên và sẽ trải qua trước khi đọc Chú bé mang Pyjama sọc. Và nếu cuốn sách chưa đủ để các bạn cảm nhận, hãy tìm đến bộ phim được chuyển thể từ cuốn sách. You’ll thank me later!
Rất khó miêu tả về câu chuyện Chú bé mang Pyjama sọc này. Thường thì chúng tôi vẫn tiết lộ vài chi tiết về cuốn sách trên bìa, nhưng trong trường hợp này sẽ làm hỏng cảm giác đọc của bạn. Chúng tôi nghĩ điều quan trọng là bạn nên đọc mà không biết trước nó kể về điều gì.
Nếu bạn định bắt đầu đọc cuốn sách thật, bạn sẽ cùng được trải qua một hành trình với một cậu bé chín tuổi tên là Bruno (dù đây không hẳn là sách cho trẻ chín tuổi). Và chẳng sớm thì muộn bạn sẽ cùng Bruno đến một hàng rào. Những hàng rào như vậy vẫn tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi hy vọng không ai trong chúng ta phải vượt qua một hàng rào như vậy trong đời.
Còn các bạn, kể cho Uyên nghe cuốn sách nào có ma lực thay đổi hoàn toàn thế giới quan của các bạn đi, comment phía dưới nếu các bạn muốn share cho Uyên những cuốn sách yêu thích của các bạn nha 🙂
Ngay từ những năm tháng học cấp 2, Uyên đã rơi vào thế giới khác người của phim ảnh, điển hình là phim hack não.
Không giống như bạn bè trang lứa, đứa mắt long lanh chống cằm xem K-drama, đứa mồm há hốc trầm trồ kéo nhau xem Spiderman ngoài rạp, Uyên ở nhà luyện não với đủ thể loại trinh thám, hình sự, tâm lý không ai thèm dòm ngó.
Nếu bạn nào đã chịu khó nhấp vào và đọc đến đây, Uyên biết rằng bạn sẽ có thể trở thành tri kỉ của Uyên vào một ngày đẹp trời nào đó. Hoặc có thể sẽ ôm chầm lấy nhau mà hàn huyên về những thước phim hack não mà Uyên sắp chia sẻ sau đây.
Hoặc tệ hơn nữa chúng mình sẽ choảng vỡ đầu nhau vì sự bất đồng trong quan niệm “phim hack não”. Well, shall we?
A Clockwork Orange (1971)
A Clockwork Orange là bộ phim khoa học viễn tưởng thuộc mục hình sự, tội phạm tâm lý đầu tiên mà Uyên xem. Vì xem từ năm lớp 6 nên Uyên không có mấy ấn tượng và hiểu được hết những chi tiết trong phim. Cho đến khi xem lại bộ phim lần thứ 2 sau 3 năm thì Uyên mới có thể thấm thía hết ý đồ đằng sau bộ phim.
Phim sẽ dễ hiểu hơn đối với những ai từng tiếp xúc với những đối tượng có tâm lý khác với xã hội bình thường (Psychopath). Phim có rất nhiều chi tiết tương đồng với cuốn Bắt trẻ đồng xanh của J.D Salinger đình đám.
Taxi Driver (1976)
Để xem được Taxi Driver cho đến những phút cuối cùng, bạn phải là một người cực kỳ kiên nhẫn và tỉ mỉ trong từng chi tiết phim. Không phải tự nhiên mà Taxi Driver được liệt kê vào danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ và nhận được tới bốn giải đề cử Oscars.
Phim thuộc dòng tâm lý tội phạm, không nhiều cảnh bạo lực nhưng tập trung nhiều vào diễn biến tâm lý của nhân vật sau chấn thương tinh thần từ chiến tranh Việt Nam trở về. Mở to mắt ra, nghiền ngẫm và quan sát, bạn sẽ hiểu tại sao Taxi Driver lại được đánh giá cao đến như vậy!
Jacob’s Ladder (1990)
Mặc dù Uyên xếp thứ tự danh sách từ cũ nhất đến mới nhất. Nhưng nếu được xếp theo độ hack não và đau đầu, chắc chắn Uyên sẽ để Jacob’s Ladder lên đầu danh sách.
Bộ phim từng là đề tài bàn luận nảy lửa của các con mọt phim trên rất nhiều diễn đàn, bởi độ đen tối và nan giải cho nhiều tình tiết phim nằm trong đó.
Phim nói về Jacob Singer, một cựu chiến binh trở về từ chiến tranh, luôn gặp phải ác mộng và ám ảnh trước cái chết của con trai. Nội dung phim khá tương đồng với Taxi Driver, nhưng cách khai thác tâm lý nhân vật trong Jacob’s Ladder có phần kỳ quái và rối rắm hơn Taxi Driver rất nhiều.
Warning trước khi xem bạn nên chuẩn bị tâm lý để được bịt não hoàn toàn. Vì thực sự bộ phim không hề “nhẹ cân” và dễ xem một chút nào!
The Usual Suspects (1995)
Bộ phim từng đoạt 2 giải Oscars cho kịch bản gốc xuất sắc nhất và nam diễn viên phụ xuất sắc nhất này là một trong những bộ phim trinh thám hình sự yêu thích nhất mọi thời đại của Uyên.
Phim xoay quanh câu chuyện của Verbal – một trong hai kẻ sống sót tại một vụ bắn nhau ở cảng Los Angeles. Verbal sau đó tình cờ gặp thêm 4 tên tội phạm nữa, và cùng nhau làm việc cho một ông chủ tên Keyser Soze.
Phim có một trong những màn kết được xem là kinh điển và gây bất ngờ nhất trong lịch sử những phim hình sự trinh thám. Chắc chắn các bạn sẽ phải mắt chữ A, miệng chữ O khi nhận ra rằng phán đoán của mình đã sai ngay từ những phút đầu của phim.
Perfect Blue (1997)
Perfect Blue là bộ phim điện ảnh Nhật thuộc thể loại kinh dị tâm lý hình sự đầu tiên mà mình coi. Ngay từ giây phút đầu tiên của bộ phim, mình biết mình đã hoàn toàn thuộc về thế giới tâm lý phức tạp của loài người.
Phim kể về Mima, một thành viên nữ của một nhóm nhạc pop tại Nhật Bản, quyết định rút lui trở về làm diễn viên.
Những ảo tưởng và nhận thức về bản thân của Mima bắt đầu mất dần đi sau những biến cố xảy ra trong sự nghiệp của cô, khiến cô không thể phân biệt đâu là bản thân thật sự, đâu là nhân cách dối lừa trong cô.
Đề tài mà Perfect Blue khai thác thực ra không quá mới mẻ so với những phim có đề tài tương tự sau này, nhưng ở thời điểm mà bộ phim ra đời (1997).
Đây là khía cạnh mà ít nhà làm phim nào, nhất là đối với phim hoạt hình, khai thác được sâu và ám ảnh về hội chứng đa nhân cách và biến cố tâm lý của con người rõ như trong Perfect Blue.
Following (1998)
Uyên biết đến Following một cách rất tình cờ qua những mục phim “ít ai động tới” ở PUBVN. Following là tác phẩm đầu tay của Christopher Nolan – đạo diễn phim có sức ảnh hưởng và được hoan nghênh nhất thế kỉ 21.
Nhân vật chính Bill do Jeremy Theobald thủ vai, là một nhà văn trung niên có thói quen đi theo dõi người khác, lý do được Bill đưa ra cho thói quen không mấy bình thường này là anh đang “thiếu hụt ý tưởng” cho các tác phẩm của mình.
Câu chuyện rẽ sang một hướng khác khi Bill phá vỡ quy tắc “không bao giờ theo dõi một người lần thứ hai” và bị phát giác bởi Cobb – một tên vô tình cũng có sở thích bám đuôi theo dõi người khác như Bill.
Với Uyên, bộ phim không để lại được nhiều dấu ấn ấn tượng. Cách Christopher xây dựng ý tưởng và hình ảnh cho phim rất có đầu tư, nhưng những cảnh quay và dàn diễn viên không mấy ấn tượng mà Christopher sử dụng không gây được hiệu ứng mạnh mẽ đối với người xem, khiến người xem có cảm giác hụt hẫng và để lại nhiều câu hỏi chất vấn trong đầu, không phải vì không hiểu thông điệp đằng sau của bộ phim, mà là chất vấn về mục đích đằng sau bộ phim của Nolan. Anws, bộ phim vẫn rất đáng được các mọt phim tham khảo.
The Sixth Sense (1999)
Nói đến phân mục phim siêu nhiên, kinh dị và tâm lý, và phim hack não, thì chắc chắn không thê không nhắc tới tác phẩm “anh chị đại” The Sixth Sense do Shyamalan đạo diễn.
Dù sau này những style phim tương tự xuất hiện khá nhiều, nhưng The Sixth Sense vẫn không hề bị mờ nhạt nhờ phong cách đạo diễn không thể lẫn vào đâu được của Shyamalan: Sâu sắc, kịch tính và đầy bất ngờ.
Không nên nói nhiều về tuyệt phẩm này nữa, các bạn chỉ cần chuẩn bị bỏng ngô và nước ngọt sẵn sàng để thưởng thức bộ phim này vào một ngày mưa gió nữa mà thôi! 🙂
Fight Club (1999)
Chắc hẳn các bạn đã không còn quá xa lạ đối với Fight Club rồi. Và Uyên cũng chắc chắn rằng các bạn đoán được Fight Club sẽ không thể thiếu được trong list phim “hack” não này của Uyên.
Uyên thực sự đã không muốn đưa Fight Club vào list này một xíu nào, đơn giản bởi vì nó đã quá quen thuộc và được nhắc đến quá nhiều khi nói đến phim “Hack não”.
Nhưng suy đi nghĩ lại, thì thật là một thiếu sót to lớn nếu không để tên ông trùm của thể loại phim Cult này vào danh sách (Phim Cult là những phim thuộc dạng ít phổ biến, không chính thống, thường được các fan mọt phim độc lập tôn sùng và yêu mến).
Fight Club là một đại diện điển hình cho phong cách đạo diễn độc nhất vô nhị của David Fincher – vị đạo diễn của hầu hết những bộ phim tâm lý hại não hay nhất mọi thời đại.
Nếu bạn chưa bao giờ nghe đến hay xem bất kì bộ phim nào của Fincher, và nếu bạn muốn bắt đầu tìm hiểu về ông, bạn chỉ cần mở Fight Club lên và thưởng thức, bạn sẽ thấy được toàn bộ phong cách làm phim của Fincher ngay trước mắt.
Memento (2000)
Lại là một đại diện “khủng long” nữa đến từ Christopher Nolan. Bản thân Uyên yêu thích Memento hơn hẳn so với những bộ phim cùng tâm lý đình đám khác.
Phim được làm theo phong cách phi thời gian và tuyến tính đặc trưng cuả Nolan, kể về hai câu chuyện song song với nhau của anh chàng Shelby – người bị mất trí nhớ ngắn hạn và phải dùng hình xăm, giấy note và ảnh chụp để lưu lại ký ức của mình.
Câu chuyện và diễn biến của phim đánh lừa sự phán đoán tưởng chừng như thông minh bằng Conan của Uyên một cách thảm bại.
Khi Uyên kịp nhận ra tất cả những gì mình thấy trước mắt không phải là lừa dối như mình nghĩ, thì phim đã giáng cho Uyên một cú đau giời đánh bằng một kết phim không thể thỏa mãn và logic hơn.
Xem đi các bạn, kể có cả bị giáng đòn như Uyên, thì cũng rất đáng, rất đáng các bạn ạ…
Donnie Darko (2001)
Donnie Darko đã từng là bộ phim hack não khiến Uyên chửi thề nhiều nhất thời đại. Cách đây 5 năm khi lần đầu tiên xem Donnie Darko, Uyên hoàn toàn không thể nắm bắt được mạch phim và ý nghĩa đằng sau nó một tí tẹo nào.
Nhưng 5 năm sau khi Uyên vô tình nhìn thấy poster phim cùng bản mặt sắc lẹm và lạnh lùng của Jake Gyllenhaal trên đó, Uyên quyết tâm xem lại một lần nữa và tìm hiểu thật kĩ về kịch bản phim.
Cho đến bây giờ, Uyên dám khẳng định đây là bộ phim khoa học viễn tưởng về thế giới và vũ trụ song song được khai thác tinh tế và thú vị nhất Uyên từng xem.
Phim nói về một thanh niên tên Donnie với những hành động và chứng hoang tưởng kì cục đối với những người xung quanh cậu.
Nếu bạn không phải là người có tính kiên nhẫn và sự quan sát tỉ mỉ đến những chi tiết nhỏ nhặt, thì kể cả bạn có đọc giải mã phim bao nhiêu lần bạn cũng sẽ không hiểu được phim đang cố gắng truyền tải điều gì.
Bởi vậy nếu có ý định coi, Uyên khuyên bạn nên dẹp hết các yếu tố ngoại cảnh có thể quấy rầy bạn, và chuẩn bị một cái đầu lạnh và tỉnh tảo khi xem Donnie Darko nha 🙂
Mulholland Drive (2001)
Sau Fight Club thì Mulholland Drive xứng đáng để bạn thêm một cái tên đầy xuất sắc nữa cho bộ sưu tập những phim hack não đáng xem nhất từ David Lynch.
Rất khó để có thể tóm tắt được nội dung của Mulholland Drive, và thực ra hầu hết phim của David Lynch đều khiến người xem lâm vào cảnh tương tự khi có ý định thuật lại nội dung phim như vậy.
Mulholland Drive là cái tên đem David Fincher đến gần hơn với khán giả và phong cách làm phim độc đáo của ông.
Những sự kiện trong phim của ông luôn xen lẫn giữa ảo và thực, không có mốc thời gian và nhân vật rõ ràng, khiến người xem luôn có cảm giác như đang lạc trong một giấc mơ không có lối thoát của nhân vật trong phim.
Dù lộn xộn và khó hiểu như thế, nhưng đằng sau mỗi bộ phim của David Fincher là một tiếng lòng riêng, đánh sâu vào tâm lý tưởng chừng như phức tạp nhưng lại vô cùng gần gũi với cuộc sống.
Hãy nhớ lấy tên vị đạo diễn tài ba này, và “keep your eyes and your heart open” đối với Mulholland Drive nếu bạn có ý định thưởng thức bộ phim này sắp tới.
Oldboy (2003)
Một tuyệt tác của điện ảnh Hàn Quốc nói riêng và thế giới nói chung là đây thưa các bạn. Siêu phẩm Oldboy lừng danh mà mỗi khi nhắc đến, tim Uyên lại nhói lên bởi những cảnh quay đau đớn đến buồn bã của bộ phim.
Oldboy không phải là phim hack não đối với Uyên, nhưng Uyên vẫn muốn đưa vào list này bởi có thể, Oldboy sẽ hack não bạn bằng một khái niệm khác, không phải hack não để làm bạn đau đầu và cảm thấy khó hiểu, mà hack não để bạn có thêm một cái nhìn khác hơn về cuộc sống đang tồn tại xung quanh mình.
Bộ phim kể về câu chuyện của Oh Dae-Su, người bị nhốt trong một căn phòng khách sạn suốt 15 năm mà không hề biết rõ mục đích của kẻ bắt cóc. Khi được giải thoát, Dae Su rơi vào những cái bẫy của âm mưu và bạo lực.
Trong cuộc hành trình tìm kiếm nhằm trả thù kẻ đã gây ra đau khổ cho mình, Dae-Su rơi vào vòng xoáy tình cảm với một đầu bếp sushi.
Uyên nhớ đã khóc như một đứa con nít mới sinh khi xem đến phân cảnh cuối cùng trong phim. Phim đưa Uyên tới bất ngờ này đến bất ngờ khác, dù từ đầu đến cuối phim chỉ có một nhịp điệp mạnh mẽ xuyên suốt, hầu như không có nốt trầm để người xem có thể cân bằng lại cảm xúc theo nhịp phim.
Đây cũng là yếu tố mà đối với nhiều người xem, có thể liệt kê Oldboy vào những phim tâm lý hình sự hack não siêu đẳng của điện ảnh thế giới.
Mystic River (2003)
Có thể một số bạn sẽ không đồng ý với Uyên rằng Mystic River không phù hợp để nằm trong list này. Nhưng với Uyên, Mystic River hoàn toàn có một chỗ đứng mạnh mẽ trong list này mà Uyên đưa ra, cũng như trong giới phim Cult nói chung.
Mystic River là câu chuyện của ba người bạn thân Jimmy, Sean và Dave.
Dave gặp sự cố bị bắt cóc và lạm dụng bởi một người đàn ông bí ẩn vào một chiều khi ba người đang chơi đùa với nhau trên đường phố. Dave thoát được và từ đó chịu đựng chấn thương tâm lý một cách nặng nề, từ đó ba Dave cô lập mình, không còn một mối liên hệ nào giữa những người xung quanh, thậm chí với cả Jimmy và Sean.
Bẵng đi nhiều năm sau, một sự cố xảy đến với con gái của Jimmy kéo ba người bạn năm xưa trở lại với nhau. Từ đó câu chuyện rẽ hướng trở về những bóng ma và nỗi ám ảnh đã từng đè nặng lên vai ba con người ấy.
Không có từ nào có thể diễn tả tình cảm mà Uyên dành cho Mystic River. Bởi cốt truyện và cách xây dựng nhân vật của Clint Eastwood hoàn hảo đến từng tí một.
Chắc chắn Mystic River không phải là bộ phim sẽ khiến khán giả phải bứt tóc suy nghĩ, nhưng một điều mà Uyên chắc chắn hơn, là bộ phim để lại một nỗi ám ảnh và suy nghĩ không dứt cho người xem mãi mãi.
Spring, Summer, Fall, Winter…and Spring (2003)
Đây là bộ phim Hàn Quốc thứ hai Uyên đưa vào trong danh sách này. Điện ảnh Hàn Quốc là một trong những nền điện ảnh văn minh và nhiều quả ngọt nhất Uyên từng được xem.
Xuân hạ thu đông rồi lại Xuân (Uyên xin được gọi tên bằng tiếng Việt) là một trong những kiệt tác phim độc lập thuộc thể loại tâm lý, tôn giáo được trau chuốt và chú trọng vào chi tiết tỉ mỉ một cách cực kỳ ấn tượng.
Xuân hạ thu đông rồi lại Xuân không khó xem, nhưng cũng không hề dễ để có thể tập trung và chăm chú xuyên suốt bộ phim vỏn vẹn chưa đầy 100 lời thoại trong hơn 1 tiếng đồng hồ.
Phim xoay quanh cuộc sống của một chú tiểu và một vị cao tăng qua bốn mùa giữa thiên nhiên yên bình, êm ả. Phim nhấn vào nhân vật chú tiểu, người phá vỡ những quy luật đạo đức trong Phật giáo, làm hại những sinh vật nhỏ bé, phạm giới luật, rơi vào bẫy tình yêu, lớn lên bỏ chùa mà đi và trở thành một tên sát nhân máu lạnh.
Trên con đường trốn chạy khỏi tội ác, chú tiểu của năm xưa lại quay về nơi mình đã được nuôi dưỡng, phụng sự vị cao tăng cho đến khi ông chết, và dành quãng thời gian cuối đời còn lại của mình ở lại chăm sóc ngôi thủy am.
Bộ phim mang đầy sự ám ảnh của kiếp luân hồi, của nghiệp chướng, báo ứng ở đời – những yếu tố rất hay xuất hiện ở những bộ phim tôn giáo mang tính đánh đố tâm lý người xem.
Đạo diễn của bộ phim – Kim Ki Duk đã từng giải thích rằng: “Phim tôi không có lời đáp, mà luôn đưa ra những câu hỏi”. Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring sẽ không cầm tay chỉ lối khán giả đến bất kỳ một con đường, một quan điểm sống nào.
Bộ phim chỉ đặt ra những vấn đề giàu tính khơi gợi, khiến khán giả muốn dừng lại ngẫm ngợi về cuộc đời để từ đó tìm ra câu trả lời của riêng mình và sống sâu sắc hơn.”
The Machinist (2004)
The Machinist là một cái tên chắc chắn sẽ không thể thiếu trong danh sách phim hack não được rồi. Với những ai là fan của phim kinh dị tâm lý, thì The Machinist chắc hẳn luôn chiếm được vị trí vững chãi trong tim.
The Machinist là câu chuyện về anh chàng thợ máy tên Trevor Reznik. Anh ta bị mắc chứng mất ngủ trầm trọng khiến anh ta bị sụt cân và trí nhớ suy giảm đi một cách tồi tệ.
Cuộc sống của anh càng tồi tệ hơn khi có sự xuất hiện của Ivan – một kẻ tự xưng là đồng nghiệp của Trevor và từ sau đó, Trevor vấp phải rất nhiều điều rắc rối khi ở cạnh Ivan. Mọi người còn cho rằng Trevor có tâm lý không bình thường.
Brad Anderson – đạo diễn của The Machinist đã quá thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Trevor một cách cực kỳ chân thực. Christian Bale, diễn viên thủ vai Trevor đã phải giảm đến 28 kg để có thể nhập vai một cách hoàn hảo nhất.
Cái kết của The Machinist hé lộ những câu hỏi bí ẩn xuyên suốt của bộ phim không quá gây shock, nhưng đó là một cái kết đầy logic xâu chuỗi chặt chẽ với những tình tiết trong phim, và chắc chắn để lại dư âm vô cùng ám ảnh và mạnh mẽ trong lòng khán giá.
The Butterfly Effect (2004)
The Butterfly Effect có thể nói là bộ phim gần như tiên phong và nổi tiếng nhất về chủ đề du hành thời gian thay đổi quá khứ, và đề cập đến thuyết hiệu ứng cánh bướm.
Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, phim ảnh, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian.
Ashton Kutcher vào vai Evan Treborn, một sinh viên 20 tuổi, với Amy Smart đóng vai người bạn thời thơ ấu Kayleigh Miller, William Lee Scott vai người anh trai tàn bạo Tommy, và Elden Henson vai người hàng xóm của họ, Lenny.
Evan phát hiện ra mình có khả năng du hành ngược thời gian, quay về chính cơ thể mình (vẫn là trí não trưởng thành nhưng trong cơ thể lúc trẻ hơn) và thay đổi hiện tại bằng cách thay đổi những hành vi trong quá khứ.
Déjà Vu (2006)
Hẳn tựa đề phim đã nói lên phần nào lý do tại sao nó lại nằm trong danh sách này rồi. Déjà Vu không phải là một bộ phim Uyên đánh giá quá cao về nội dung cũng như diễn xuất.
Denzel Washington (vào vai Doug Carlin) là một nhân viên điều tra của ATF nhận nhiệm vụ điều tra một vụ khủng bố. Chính phủ nơi Doug làm việc sở hữu công nghệ bí mật có thể cho phép nhìn lại về quá khứ của những vụ viêc đã xảy ra trước đó vài ngày.
Doug sau đó phát hiện ra xác của một cô gái tại hiện trường vụ khủng bố khi quay trở lại quá khứ. Câu chuyện tiếp diễn và đi theo hướng romance không mong đợi.
Denzel Washington trong phim rất khó để yêu thích khi vai diễn của anh tỏ ra cực kỳ gượng gạo, thêm nữa bị ép vào một kịch bản không mấy được thuyết phục.
Đề tài về ký ức ảo giác trong giới làm phim thực ra không nhiều, điều này khiến Déjà Vu có thêm được một điểm vớt vát lại những khiếm khuyết trên. Dù sao, Déjà Vu cũng rất đáng được bạn để vào list “hack não” trung bình để giải trí vào một ngày chán nản.
The Prestige (2006)
Nếu có thể, Uyên cực kỳ muốn thay thế The Prestige cho tất cả những bộ phim bom tấn được tung hô một cách quá cường điệu ngoài kia như Now you see me – một bộ phim cùng thể loại và tâm lý với The Prestige.
Nhưng nghĩ lại, thì làm điều này giống như đem ngọc quý đi bán ở chợ quần chúng. The Prestige sẽ mãi là một viên ngọc quý nếu được giữ gìn một cách cẩn thận và được nâng niu bởi những người hiểu được giá trị đích thực của nó.
Nội dung phim xoay quanh hai ảo thuật gia Robert Angier do Hugh Jackman thủ vai và Alfred Borden thủ vai bởi Christian Bale. Những cuộc cạnh tranh khốc liệt bắt đầu nảy ra giữa hai người khi tham vọng tạo ra những tiết mục ảo thuật có một không hai trên thế giới xuất hiện.
Vẫn là phong cách quen thuộc của Christopher Nolan. Dưới con mắt của ông, những điều đơn giản nhất đều biến thành cả một thế giới độc đáo lạ kỳ.
Để có thể xem được The Prestige, hãy chuẩn bị thật kỹ đồ ăn thức uống ngay bên cạnh các bạn chu đáo, bởi các bạn sẽ chẳng muốn rời mắt dù chỉ là một giây khỏi tuyệt tác kinh điển này đâu, tin Uyên đi!
The Man From Earth (2007)
Đọc đến tên của The Man From Earth, nếu bạn nào nhảy cẫng lên hoặc đơn giản chỉ là mắt ánh lên niềm thích thú thì hãy inbox Uyên ngay, Uyên sẽ mời bạn một ly cà phê đen, bởi bạn và Uyên sẽ có thể luyên thuyên về bộ phim trong niềm hứng khởi đến hết ngày.
The Man From Earth là một bộ phim đi ngược lại toàn bộ khái niệm về một bộ phim cần có của người xem hiện đại. 99% bộ phim được quay trong vỏn vẹn một căn phòng khách với vài ba nhân vật.
Không hiệu ứng, không kỹ xảo, chất lượng góc quay cũng rất cơ bản và bình thường. Nhưng khối lượng kiến thức, tâm lý nhân vật và nhịp chảy của câu chuyện trong phim khiến Uyên phải dán mắt vào từng giây một vào màn hình.
John Oldman do David Lee Smith thủ vai, là một giảng viên đại học, phim bắt đầu bằng một buổi chia tay các đồng nghiệp của John tại căn nhà nhỏ của anh.
Đồng nghiệp của John đều là những người có kiến thức rất sâu rộng trong chuyên môn của họ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong buổi trò chuyện cùng nhau, John vô tình kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho mọi người và lý do tại sao anh phải rời bỏ nơi anh đang sinh sống và làm việc.
Câu chuyện của John đã đem mọi người đến từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, thậm chí với những gì mà bấy lâu nay họ tin tưởng và nghiên cứu, tất cả bị đặt ra một dấu chấm hỏi lớn so với những gì John tiết lộ về thế giới loài người.
Đây là bộ phim Uyên dành nhiều niềm yêu thích nhất trong những thể loại đi sâu vào tâm lý pha khoa học viễn tưởng. Không như nhiều bộ phim khác, The Man From Earth khai thác một khía cạnh và góc nhìn cực kỳ khác biệt với những bộ phim khoa học viễn tưởng ta vẫn thường thấy.
Những chi tiết nhỏ nhất, những yếu tố đơn giản nhất trong cuộc sống ở The Man From Earth được nâng lên một tầm cao nghệ thuật mới, cuốn hút người xem đến những giây cuối cùng.
Dù vậy, The Man From Earth vẫn không phải là một bộ phim dễ xem, trừ khi bạn là người thích những điều bất ngờ và không hoa mỹ trong điện ảnh, bạn có thể sẽ xem đi xem lại nhiều lần bộ phim này là đằng khác.
Martyrs (2008)
Martyrs là cái tên khá quen thuộc trong thể loại phim kinh dị của thế giới. Nhưng không như một số phim mainstream khác, câu chuyện trong Martyrs gai góc và khó “nuốt” hơn rất nhiều bởi những phân cảnh máu me, bạo lực, tâm lý rối loạn mơ hồ và niềm tuyệt vọng đến cùng cực trong phim.
Đó là lý do hầu như ai cũng biết đến cái tên Martyrs nhưng lại không phải ai cũng có thể ngồi đến phút cuối cùng để có thể thưởng thức, hiểu được và thật sự chú tâm đến câu chuyện trong đó.
Martyrs kể về câu chuyện một phụ nữ trẻ tên Lucie Jurin với quyết tâm trả thù những kẻ đã bắt cóc và tra tấn cô thời niên thiếu. Đồng hành với cô là một cô bạn thân khác là Anna Assaoui, người cũng từng có quá khứ bị bạo hành thời bé. Những hành động sau đó của Lucie và Anna đã dẫn hai người tới những bí mật kinh hoàng ẩn sau đó.
Điện ảnh Pháp không thường nổi tiếng bởi những bộ phim bạo lực kinh dị máu me, nhưng Martyrs đã hoàn toàn để lại một ấn tượng khó phai đối với điện ảnh Pháp nói riêng và thế giới nói chung.
Dù Martyrs không được nhiều người đón nhận bởi những cảnh quay kinh dị pha yếu tố tâm linh về ma quỷ và kiếp sau có phần nhạy cảm với người xem, nhưng nó cũng đáng được bạn tham khảo và làm phong phú danh sách phim của mình bằng một cái tên từ điện ảnh Châu Âu.
Triangle (2009)
Có một thời gian cứ hễ nhắc đến khái niệm phim “hại não” hay “hack não”, mọi người lập tức nhắc đến cái tên “Triangle” như một cái tên có sẵn trong tiềm thức.
Sở dĩ có điều này là bởi vì Triangle được PR khá tốt ở thời điểm phim ra mắt. Với trailer cuốn hút, thời lượng phim không quá dài và cực kỳ phù hợp cho cả hình thức chiếu rạp lẫn phân khúc phim điện ảnh, Triangle thu hút được rất nhiều khán giả cho đến tận bây giờ.
Có rất nhiều giả thuyết và suy luận được đưa ra cho những tình tiết rối rắm trong phim. Xuyên suốt bộ phim là những vòng lặp lại liên tục không dứt những chuỗi sự kiện từ đầu phim, khiến người xem không kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra trước mắt mình.
Uyên vẫn nghiêng về giải thuyết liên quan đến Deja Vu kết hợp Karma. Dù câu trả lời là gì, thì cũng là ý đồ của đạo diễn khi muốn người xem rút ra được suy nghĩ của riêng mình cho chính câu chuyện của bộ phim. Các bạn xem và Uyên biết suy luận và câu trả lời của các bạn nha 😀
Mr. Nobody (2009)
Theo đánh giá và ý kiến riêng của Uyên, thì Mr. Nobody là bộ phim dễ xem nhất trong mạng mục những phim tâm lý “hại não” trong này.
Khái niệm dễ xem nhất Uyên nhắc tới ở đây không phải vì nó dễ hiểu, mà là dễ xem nhờ những yếu tố tình cảm đan xen một cách rất tinh tế trong phim, khiến bạn không cảm thấy nặng nề một chút nào như những bộ phim đau não cùng thể loại.
Những cảnh phim đầu tiên bắt đầu ở thì tương lai, ở đó có những con người bất tử, duy nhất một người vẫn già đi đang chết dần, người đó tên là Nemo Nobody do Jared Leto thủ vai. Bộ phim tiếp diễn với những kí ức vụn vặt về thời thanh niên và thơ bé của Nemo được hồi tưởng lại.
Phim được liên tiếp lồng ghép vào những tâm lý, khung cảnh và chuyện tình khá mơ hồ và phức tạp của nhân vật. Đan xen vào đó là những giả thuyết khoa học phổ biến như Hiệu ứng cánh bướm, du hành thời gian,…và triết lý sống sâu sắc của con người.
Mặc dù vậy, Mr. Nobody vẫn có thể dễ dàng kéo giữ bạn ngồi lại thưởng thức từng giây phút trong bộ phim một cách ngấu nghiến.
Inception (2010)
Inception – Cái tên kinh điển của kinh điển mà chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm gì nữa. Đây là một trong những tuyệt tác để đời của trùm đạo diễn Christopher Nolan, với thành công vang dội mà nó đem lại, không phải con số doanh thu, mà là ở sự yêu mến đông đảo của những hardcore mọt phim chân chính lẫn những người yêu điện ảnh nói chung.
Inception kể về những con người có năng lực xâm nhập vào các tầng khác nhau của giấc mơ của người khác để điều khiển hành vi của họ. Nhân vật Cobb do tài tử Leonardo Di Caprio thủ vai là một kẻ đánh cắp giấc mơ đại tài, được giao hầu hết nhiệm vụ quan trọng trong việc đánh bại kẻ thù.
Anh ta cũng là một nhân vật có một quá khứ đen tối, với tâm lý phức tạp và không ổn định. Đây cũng là yếu tố giúp Cobb có được khả năng nhạy bén hơn những người khác trong việc thâm nhập vào những giấc mơ.
Nolan đã “quằn quại” với kịch bản cho Inception trong suốt cả thế kỷ. Ông là người đã dặt ra tất cả những quy luật, diễn biến tâm lý và cách thức hoạt động siêu nhiên của thế giới trong mơ cho nhân vật trong phim.
Để cho ra được một cốt truyện gay cấn và cái kết thú vị như các bạn đang xem bây giờ, Nolan đã phải đau đầu trong một thời gian dài, nỗ lực tìm tòi và sáng tạo không ngừng nghỉ. Inception xứng đáng là một trong những tác phẩm về đề tài siêu thực hay nhất từng được sản xuất ho đến tận bây giờ của Christopher Nolan.
Shutter Island (2010)
Anh đại Leonardo Di Caprio lại một lần nữa chiếm trọn màn ảnh bạc trong bộ phim kinh dị tâm lý hình sự lừng danh không kém cạnh Inception – Shutter Island. Diễn xuất của Leo trong Shutter Island theo như Uyên đánh giá, là đỉnh nhất trong những thể loại tương tự anh ta từng tham gia.
Bộ phim lây bối cảnh năm 1954, đặc vụ thuộc cục Cảnh sát Hoa Kỳ (USMS) là Teddy Daniels (do nam diễn viên Leonardo DiCaprio thủ vai) đang điều tra sự biến mất của một sát thủ nữ trốn thoát khỏi bệnh viện tâm thần quân sự Boston’s Shutter Island Ashecliffe và được cho là ẩn náu gần đó.
Ông đã tìm đến hòn đảo nơi bệnh viện tọa lạc vì những lý do cá nhân, nhưng chẳng bao lâu, ông tự hỏi liệu ông đã ra đảo như một phần của một âm mưu tinh vi của các bác sĩ bệnh viện có phương pháp điều trị triệt để phi đạo đức và bất hợp pháp hết sức nham hiểm.
Dennis Lehane, tác giả của cuốn tiểu thuyết cùng tên Shutter Island, cũng là tác giả của vô số những kịch bản được chuyển thể thành phim cực kỳ thành công như Mystic River, Gone Baby Gone,…Ông là người đứng sau tạo nên những tâm lý phức tạp và nội tâm sâu sắc của nhân vật Teddy mà bạn chứng kiến trên màn ảnh.
Nếu sau khi xem bạn vẫn nheo mắt, bứt tóc, đờ người ra và vẫn không biết chuyện gì vừa xảy ra trong suốt 138 phút vừa trôi qua cuộc đời mình, thì chúc mừng bạn, bạn vừa được liệt vào hội những người không nên xem một bộ phim hack não nào chỉ một lần.
Theo Uyên, Shutter Island không chỉ thú vị về yếu tố gây nhức nhối và hoang mang tâm lý, mà còn là cách mà đạo diễn khai thác phần tâm lý sâu thẳm nhất trong mỗi con người một cách rất chân thật. Đây là yếu tố khiến Uyên luôn yêu thích những thể loại phim kinh dị tâm lý hình sự như thế này.
The Lobster (2015)
Bộ phim bắt đầu với David (Colin Farrell), một người đàn ông trung niên bị vợ bỏ. Trong xã hội của David, độc thân là điều không thể chấp nhận được, vì vậy, ông bị hai cô y tá đưa đến một khách sạn nghỉ dưỡng bên bờ biển, nơi ông có 45 ngày để tìm người bạn đời mới của mình hoặc bị biến thành một con vật.
Với Uyên, The Lobster là một bộ phim hài cố gắng khó hiểu nhiều hơn là một bộ phim tâm lý nặng hack não. Tuy vậy, The Lobster có những điểm nổi bật và khác lạ hơn so với những bộ phim mind-fuck khác Uyên từng xem: cách khai thác nỗi cô đơn và tình yêu kỳ dị lạ lùng, nhạc phim lấn át lời thoại nhằm tăng độ ẩn dụ, màu sắc và hình ảnh trong phim được tập trung nhiều vào yếu tố nghệ thuật.
The Lobster cũng khá thành công trong việc khơi gợi nhiều câu hỏi ẩn dụ và khái niệm mơ hồ về tình yêu trong cuộc sống.
Các cảnh quay và tình tiết trong phim được sắp xếp lộn xộn có chủ đích, đem lại cảm giác như bản thân và nhân vật lạc trong bể suy nghĩ và tư tương của chính mình. Đây cũng là yếu tố khiến bộ phim khá khó xem ở lần đầu tiên.
Phù! Các bạn đã lọc được cho mình bộ phim hack não phía trên nào để sẵn sàng được “thông” não chưa? Uyên welcome tất cả những gợi ý thêm cho list phim này của Uyên nha.
Cứ như một bản tình ca lạ lùng, Call me by your name nhẹ nhàng len lỏi, ám ảnh lấy Uyên suốt quãng thời gian từ lần đầu tiên xem bộ phim. Uyên đi ngược lại với nguyên tắc phim truyện, xem phim trước rồi mới vớ lấy sách đọc ngấu nghiến. Cả truyện và phim đều làm Uyên thẫn thờ thổn thức, mắc kẹt trong mớ cảm xúc khó tả thành lời của nhân vật, và cả của Uyên.
Đẹp đến nghẹt thở! Đó là tất cả những gì Uyên có thể miêu tả về tác phẩm tuyệt vời này của André Aciman – tác giả đặt bút viết nên câu chuyện của Call me by your name, và Luca Guadagnino, người phù phép đem câu chuyện lên màn ảnh bằng con mắt tinh tế và nghệ thuật của ông.
Call me by your name kể về câu chuyện tình giữa Elio – một cậu thanh niên 17 tuổi, ngây ngô, vô tư, tâm hồn mong manh dễ vỡ và Oliver – một chàng sinh viên 24 tuổi , cứng cỏi, thông minh, lý trí.
Oliver và Elio gặp nhau gói gọn trong 6 tháng hè ở miền Bắc nước Ý, và chỉ thực sự tìm thấy nhau trong 3 tháng còn lại cuối cùng của mùa hè năm ấy.
James Ivory, người thổi hồn vào kịch bản chuyển thể Call me by your name từ tiểu thuyết cùng tên của André Aciman, là một đạo diễn, nhà biên kịch nhà sản xuất của điện ảnh Hollywood những năm 80 cùng bộ hai Ismail Merchant và Ruth Prawer Jhabvala, những người tạo nên hãng phim Merchant Ivory Productions danh tiếng một thời. Những tác phẩm điện ảnh của ông luôn mang hơi hướng hoài cổ, lãng mạn, dạt dào cảm xúc. Bối cảnh của phim luôn mang nét mộc mạc giản dị của những làng quê Châu Âu, điều mà chúng ta có thể thấy rất rõ ở Call Me By Your Name.
Nếu James Ivory là người đem đến nét đẹp nghệ thuật cho bộ phim, thì Luca Guadagnino là người đem tâm hồn tô điểm cho nét đẹp hình thể đó của James. Call Me By Your Name được coi như là phần cuối cùng khép lại bộ ba phim tiếp sauI Am Love (2010) và A Bigger Splash (2015) của Luca, một kết thúc buồn, hụt hẫng nhưng đầy xúc cảm, vương vấn.
Elio, Oliver dường như là hai thế giới đối lập nhau. Hai người là hai bức tranh hoàn toàn khác. Thế nhưng bằng một cách nào đó, họ lại tìm thấy lỗi rẽ thâm nhập vào thế giới của nhau, để từ đó mắc kẹt mãi mãi trong tận sâu tâm hồn nhau.
Thứ tình cảm của Oliver và Elio dành cho nhau giống như một sự thử thách. Bởi sự khác biệt và định kiến xã hội là những gì khiến hai tâm hồn đồng điệu này phải mất quá lâu để có thể dũng cảm đối mặt với cảm xúc của chính mình.
Câu chuyện của Oliver và Elio khiến Uyên nhớ đến Ennis del Mar và Jack Twist trong Brokeback Mountain, và chắc hẳn những ai đã từng xem bộ phim này, khi xem Call Me By Your Name đều sẽ liên tưởng và kết nối sự tương đồng của hai tác phẩm. Rất khó để có thể diễn tả từng tầng lớp cảm xúc của một mối tình như thế này. Bồng bột có, hoang dại có, trần trụi có, hưng phấn có, mãnh liệt có. Cả sự mong manh, e dè len lỏi giữa những nhân vật cũng thể hiện rất rõ, đặc biệt trong những tác phẩm về đề tài đồng tính.
Những người như Oliver, Elio, Ennis, Jack, họ đều là những kẻ có tâm hồn nhạy cảm, họ luôn kiếm tìm cái đẹp, cái cảm xúc ở những điều tưởng chừng như nhỏ bé. Bất chấp tất cả những chuẩn mực được đưa ra từ xã hội, bỏ qua một bên cái tôi to lớn, họ hướng tới cái cảm xúc chân thật, cái đẹp ở một tâm hồn đồng điệu với chính họ, để tiến tới một điều duy nhất: tình yêu.
Hai tháng có thể không phải là một quãng thời gian dài và đủ để một mối tình trở thành cái gọi là tình yêu. Nhưng tình yêu thì chẳng bao giờ có định nghĩa nhất định, không giới hạn, không đóng khung, không có đúng sai, trái phải. Oliver và Elio cũng vậy. họ yêu nhau bằng một cách tự nhiên nhất, trân trọng những gì đang có ở hiện tại, và sống trọn từng khoảnh khắc của cái thời gian đẹp đẽ bên nhau.
“Này, con có một tình bạn đẹp. Có lẽ hơn cả tình bạn, Cha ghen tị với con. Ở địa vị của cha, hầu hết các bậc phụ huynh sẽ mong toàn bộ chuyện đó biến đi hoặc cầu nguyện rằng con trai họ vượt qua cho chóng. Nhưng cha không phải là một vị phụ huynh như thế. Ở địa vị con nếu có nỗi đau hãy nuôi dưỡng nó, và nếu ngọn lửa bùng lên, đừng dập tắt nó, đừng tàn bạo với nó.
Sự rút lui có thể là thứ kinh khủng khi nó khiến ta tỉnh thức vào ban đêm, và khi những kẻ khác quên ta đi nhanh hơn ý muốn của ta. Ta hy sinh bản thân quá nhiều để được chữa lành nhanh chóng, thế nên đến năm ba mươi tuổi ta đã cạn kiệt, chả còn gì để trao đi mỗi khi bắt đầu với một người mới. Nhưng chuyện không cảm nhận một điều gì hết để tránh cảm nhận một điều cụ thể, thật là lãng phí!”.
Đây là những lời mà cha của Elio (trong phim do Michael Stuhlbarg thủ vai) nói với Elio sau khi Oliver rời khỏi Ý để trở về Mỹ. Không đơn thuần chỉ là những lời nói vu vơ, an ủi, đây là tiếng lòng của của một người cha, nói thay cho những con người như Elio, Oliver.
*Bài viết có chứa một số link affiliate màu xanh, khi bạn nhấp vào và mua hàng qua link, đồng nghĩa với việc bạn sẽ ủng hộ Uyên một phần nho nhỏ để có thể duy trì blog trong thời gian tới. Nếu bạn cảm thấy thông tin hay ho và bổ ích, hãy mời Uyên một ly nước ép cam cà rốt bằng việc mua hàng qua link trong bài nhé, dear! <3
James A. Michener
Uyên quyết định James là crush kiếp trước của Uyên ngay sau khi Uyên đọc xong Sáu người đi khắp thế gian của ông. James là một tiểu thuyết gia, một nhà từ thiện, một nhà văn, là tác giả của hơn 40 đầu sách.
Tác phầm của James chất chứa sự khao khát tìm kiếm những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống tâm hồn của những con người bình thường khắp mọi miền địa lý, và đặc biệt nhất là tính sự kiện lịch sử đậm đà thể hiện trong từng ngóc ngách câu chuyện.
Văn của James thể hiện đúng tinh thần của một kẻ lữ hành luôn khao khát len lỏi vào hơi thở văn hóa của từng nơi chốn đi qua, để rồi đem lại cho người đọc sự thôi thúc và ham muốn được là một phần trong nó.
Dù chưa ai gọi James là một nhà văn du kí lữ hành, nhưng với Uyên James hoàn toàn đánh gục tâm hồn của những kẻ du hành thực thụ ngoài kia, không chỉ bằng những chuyến đi, mà còn là bằng những câu chuyện chân thật đầy chất văn hóa trong những chuyến đi đó.
Uyên chưa ngưỡng mộ ai như Nguyên Phong, bởi ông quá giỏi và quá xuất chúng, các bạn có thể đọc profile siêu khủng của ông ở đây. Nguyên Phong có một lối dịch và văn phong cực kỳ tinh tế, hiếm có ai có thể dịch được những tác phẩm về tôn giáo và văn hóa với lượng kiến thức hàn lâm và chuyên môn một cách đi vào lòng người dễ dàng như Nguyên Phong.
Một số tác phẩm dịch của ông khá khó nuốt bởi số lượng kiến thức quá ngồn ngộn, nhưng nếu kiên trì đọc sâu, người đọc sẽ thấm nhuần từng câu chữ mà Nguyên Phong biến hóa tài tình trong các tác phẩm dịch của mình.
Jack London
Để nói về Jack London thì chắc khó có ngôn từ nào có thể kể hết được mức độ ảnh hưởng và truyền cảm hứng lớn lao của Jack đối với Uyên nói chung và bạn đọc toàn thế giới nói riêng.
Jack London sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh tuổi thơ không mấy êm đềm, cả cuộc đời của Jack là một trang sử phiêu lưu, nhưng cũng chính nhờ những điều này, những tác phẩm của ông đều rất đỗi chân thực và thu hút một cách kỳ lạ.
Tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp của ông “Tiếng gọi nơi hoang dã” cũng là tác phẩm đầu tiên Uyên biết tới Jack London, cũng là tác phẩm thể hiện rõ nhất và trần trụi nhất khoảng thời gian nhiều biến động nhất trong cuộc đời của ông, khoảng thời gian lăn lội ở Alaska với mong ước đổi đời với “cơn sốt vàng“.
Điều Uyên yêu thích nhất trong các tác phẩm của Jack London là cách ông dùng thiên nhiên và vạn vật xung quanh để nói lên tiếng lòng của mình, hiếm ai có thể có một con mắt quan sát tinh tường và sự kết nối mạnh mẽ giữa thiên nhiên và con người đến thế như Jack London. Mọi người có thể tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời của Jack London qua bài báo dịch rất hay Uyên đọc được trên trang cand.com ở đây.
Allen Ginsberg
Uyên có một lời tự thú: Allen Ginsberg là spirit animal (linh thú) của Uyên. Không phải bởi vì tất cả những gì Allen Ginsberg làm đều giống như Uyên làm và nghĩ, mà bởi vì Allen Ginsberg đại diện cho những gì tận sâu bên trong bản thân Uyên muốn hướng tới.
“Sau này, nếu có nhà lịch sử hay tiểu sử nào muốn biết một thiên tài nghĩ gì lúc còn trẻ thì đây là một cứ liệu hữu ích. Tôi sẽ trở thành thiên tài, không lĩnh vực này thì lĩnh vực khác, nhưng có lẽ sẽ là văn học. Nếu không trở thành thiên tài, tôi sẽ là kẻ tự kỷ, coi mình là trung tâm hoặc một bệnh nhân tâm thần phân liệt. Nhưng hai khả năng đầu dễ xảy ra hơn”. Allen Ginsberg đã viết trong nhật kí của mình như vậy khi ông mới 14 tuổi. Uyên cũng sẽ viết như vậy ở độ tuổi đó, chỉ có điều Uyên sẽ đổi chữ “văn học” thành “âm nhạc” (hơi lố).
Uyên biết đến Allen Ginsberg qua phong trào Beat hay Beat Generation (thế hệ beat) khi vẫn còn lang thang mò mẫm tìm hiểu về nhân quyền, thế giới hippie và nghệ thuật những năm 60, 70. Allen Ginsberg là thủ lĩnh của phong trào này cùng với hai người chủ chốt nữa là Jack Kerouac và William Burroughs.
Ba nhân vật này đều là tác giả của những tác phẩm văn học thơ ca nổi tiếng được thế giới biết đến rộng rãi và có tầm ảnh hưởng rất lớn đặc biệt tới thế hệ trẻ của những năm 60 cho đến tận ngày nay như Tiếng Tru(Howl and other poems) bởi Allen Ginsberg, Trên đường (on the road) của Jack Kerouac, và Naked Lunch (Bữa trưa trần trụi) của William S. Burroughs – cuốn sách hiện tượng gây tranh cãi nhất và là tác phẩm được xem là khó đọc nhất của ông.
Stephen King
Stephen King là tác giả đầu tiên đưa Uyên tới với niềm đam mê khám phá thế giới văn học một cách nghiêm túc và là người khiến Uyên chìm đắm trong thể loại kinh dị giả tưởng ở cả văn học lẫn điện ảnh, đây cũng là một trong những niềm cảm hứng to lớn của Uyên trong nghệ thuật. Những cốt truyện kinh dị và lối viết đa dạng của King đã giúp giới phê bình chấp nhận thể loại kinh dị giả tưởng là một thành phần của nền văn học trong thế kỷ 20.
Tác phẩm đầu tiên Uyên đọc từ Stephen King là cuốn “Just after sunset” (Ngay sau hoàng hôn), rất tiếc bây giờ đã ngưng phát hành. Dấu ấn của cuốn sách để lại quá lớn khiến Uyên không thể nào cưỡng nổi mỗi lần đọc thêm một tác phẩm khác hay xem một bộ phim được chuyển thể từ truyện của Stephen.
Khá tiếc vì hiện tại ở Việt Nam các tác phẩm được dịch sang tiếng việt của Stephen King chỉ còn mỗi Tên sát nhân Mercedes và IT (bản tiếng anh) là các bạn có thể tìm mua dễ dàng, còn lại những tác phẩm nổi tiếng khác của ông vẫn chưa được xuất bản ở Việt Nam.
Agatha Christie
Chắc Uyên không phải nói quá nhiều về nữ hoàng trinh thám đình đám nhất thế giới này rồi. Uyên đã từng là một con mọt sách trinh thám chính hiệu, mà trong đó Agatha Christie là người đã đưa đường dẫn lối Uyên vào cái thế giới vừa tăm tối, đau não, đầy tính kịch trong từng câu chữ của bà.
Hai tác phẩm đầu tiên đưa Uyên đến với Agatha Christie và cũng là hai tác phẩm dường như thành công nhất của bà là Mười người da đen nhỏ và Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông. Bạn sẽ phải mê mẩn, ngấu nghiên từng trang sách mà Agatha Christie tạo ra, nếu không, Uyên xin mời bạn một ly cà phê nếu chúng mình có cơ duyên gặp nhau 🙂
Sydney Sheldon
Đã có nữ hoàng thì phải có vua, và đây, ông vua trinh thám của toàn thế giới cũng như ông vua trinh thám trong lòng Uyên: Sydney Sheldon. Sydney là người có ảnh hưởng gần như lớn nhất tới thế giới tâm hồn của Uyên trong suốt quãng thời gian từ khi Uyên đang còn là một con bé học sinh cấp hai khuyết nửa tâm hồn cho tới tận bây giờ.
Truyện của Sydney vừa dễ đọc vừa không dễ đọc, vừa mang tính giải trí vừa mang tính hàn lâm văn hóa, vừa dễ tả vừa khó thốt thành lời.
Uyên nhớ mãi cái cảm giác khi Uyên vừa đọc xong Nếu còn có ngày mai, Uyên đã khóc một cách ngon lành và tự hỏi rằng tại sao lại có một giọng văn viết về trinh thám mà cảm động chạm đến lòng người đến thế. Uyên nghĩ Uyên sẽ không phải là người duy nhất có suy nghĩ như vậy khi đọc tác phẩm này cũng như rất rất nhiều tác phẩm tuyệt vời khác của Sydney Sheldon. Yes, I feel you Sydney!
Năm 1977, Robyn Davidson – một cô gái 27 tuổi đã thực hiện cuộc hành trình của riêng mình dài 2700km, đi ngang qua miền Tây khô cằn của nước Úc, cùng với 4 con lạc đà và chú cún cưng có tên là Diggity. Davidson đi từ Alice Springs ở miền Trung Úc, băng qua sa mạc Gibson để tìm đến với bờ biển Ấn Độ Dương.
Hành trình của cô mất đến 9 tháng để hoàn thành. Davidson ghi lại hành trình của cô qua cuốn sách mang tên Tracks, và gần đây nhiếp ảnh gia Rick Smolan đã đem toàn bộ những bức ảnh ông chụp về chuyến đi của Robyn vào cuốn sách “Inside Tracks”.
Cuốn sách “Tracks” cũng đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên, và là bộ phim mà đối với mình là một thành công vang dội vượt trội hơn hẳn so với cuốn sách. Mia Wasikovska thực sự lôi cuốn mình bằng diễn xuất quá chân thực của cô, chân thực tới nỗi mình cảm tưởng như cô chính là Robyn Davidson. Mình đã liên tục nghĩ tới cảnh vác ba lô rong ruổi trên sa mạc ngay sau khi xem xong Tracks, hỏi tất cả những người bạn Úc mình biết về Alice Springs, về Tây Úc nắng gió, cảm giác thôi thúc cứ bùng cháy lên không ngừng, y như lần xem xong Wild về Cheryl Strayed và mơ được đặt chân trekking trên Pacific Crest Trail vậy.
Bản thân mình bị thu hút một cách đặc biệt về tất cả những thứ liên quan tới Feminism (nữ quyền), những câu chuyện về bản lĩnh của những người phụ nữ ngoài kia trong hành trình khẳng định bản thân với xã hôi. Riêng với chuyến đi này của Robyn thì khác, cô đi đơn thuần chỉ để được về với mẹ thiên nhiên, để tìm về bản ngã sâu thẳm trong cô, tìm về với phần con trần tục và phần người trong từng bước chân đi.
Những ngày đầu rong ruổi cùng những chú lạc đà
But all of those things I had to overcome and deal with and I strengthened myself in the process. And that was absolutely necessary if I was going to succeed in what I was doing
Nhưng tất cả những thứ đó tôi phải đương đầu và vượt qua, và tôi đã rèn luyện bản thân mình trong thời gian đó. Điều đó thực sự cần thiết nếu tôi muốn thành công với những gì tôi đang làm.
Con lạc đà đầu tiên Robyn huấn luyện
Robyn Davidson cùng người thổ dân sa mạc Trung Úc
Robyn cùng bốn chú lạc đà được cô huấn luyện
The paradox was I was as remote from the rest of humanity that it is possible to be, and yet I had never felt as connected and indeed as existentially at home”
“Một điều nghịch lý là tôi đã rời xa khỏi nhân loại nhiều nhất tôi có thể, nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy được kết nối và thực sự tồn tại như ở nhà”
Robyn và chú lạc đà Dorki ở điểm cuối cùng hành trình – biển Ấn Độ Dương
Diggity – chú chó theo Robyn Davidson xuyên suốt hành trình
Robyn Davidson trong những ngày tháng khó khăn trên sa mạc Tây Úc
“Một cuốn sách thực sự hay dạy tôi nhiều điều hơn là việc tôi đọc nó. Tôi phải nhanh chóng đặt nó xuống, bắt đầu sống theo những điều nó chỉ dẫn. Những gì tôi bắt đầu bằng cách đọc, tôi phải kết thúc bằng cách hành động.”
“A truly good book teaches me better than to read it. I must soon lay it down, and commence living on its hint. What I began by reading, I must finish by acting.” – Henry David Thoreau
Không tự nhiên mà một cuốn sách có thể thay đổi suy nghĩ và cuộc đời cùa một con người một cách dễ dàng, nó chỉ thực sự thay đổi bạn khi bạn thật sự hiểu, cảm và thẩm thấu được ý nghĩa và vẻ đẹp đằng sau nó.
Cũng giống như khi bạn cầm một cuốn sách lên đọc mà bạn có thể khóc lóc ngon lành, phá lên cười giòn dã, trầm tư suy ngẫm hay ngay lập tức viết đơn xin nghỉ phép, vét hết tiền tiết kiệm và rong ruổi suốt mấy năm trời vòng quanh thế giới, tất cả những điều đó đều cần đến sức mạnh vô hình khó tả trong những câu chữ biết nhảy múa đến từ những cây bút truyền cảm hứng nhất.
Uyên cũng là một trong số những người bị dính vào những câu chữ ma thuật ấy, và giờ đây Uyên đi truyền lại thứ cảm hứng này cho các bạn qua 10 cuốn sách về du lịch yêu thích nhất của Uyên.
1. Sáu người đi khắp thế gian (The Drifters) – James Albert Michener
Đây là cuốn sách phiêu lưu yêu thích nhất mọi thời đại của mình. Mình không thể nhớ nổi mình đã đọc nó bao nhiêu lần, thế nhưng mỗi lần đọc lại mình vẫn có cảm giác mới mẻ, thích thú, hưng phấn như lần đầu tiên cầm cuốn sách trên tay.
The Drifters được James A Michener viết và xuất bản vào năm 1971 – thời điểm mà những phong trào về tự do, nhân quyền lên đến gần như đỉnh điểm.
Cuốn sách nói về sáu con người xa lạ đồng hành cùng nhau xuyên lục địa Âu Mỹ, từ Tây Ban Nha nóng bỏng, Bồ Đào Nha sôi nổi, Maroc huyền bí đến Mozambique nồng hậu.
The Drifters không chỉ đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết, hơn thế, đây gần như là một cuốn bách khoa toàn thư về nghệ thuật, văn hóa, xã hội, tất cả những tâm lý phức tạp giằng xé của một thế hệ trẻ thời bấy giờ, bạn sẽ tìm thấy tất tần tật những gì mà một kẻ hay mơ, yêu nghệ thuật, ưa phiêu lưu, hứng thú với văn hóa cần trong The Drifters.
2. Hành trình về phương Đông (Journey To The East) – Blair T. Spalding
Trước khi vào vấn đề, mình muốn làm rõ vấn đề tại sao lại có hai cuốn Hành trình về Phương Đông, một cuốn dày được xuất bản bởi NXB Devorss & Company, do Anle Books dịch, một cuốn mỏng còn lại do Nguyên Phong dịch, xuất bản bởi NXB Thế giới.
Hai cuốn này dù cùng tựa đề, nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau, tại sao lại như vậy? Bởi hai cuốn này là hai cuốn sách hoàn toàn khác nhau! Lúc đầu mình cũng bị bối rối cùng cực, nhưng khi tìm hiểu mới biết rằng hai cuốn này chả liên quan gì đến nhau.
Cuốn của Nguyên Phong nói về Phật Giáo, còn cuốn sau lại nói về Thiên chúa giáo, khiến các độc giả không biết bèn bay vào chửi rủa, phê bình chất lượng dịch của cuốn kia rằng tại sao hành trình về phương Đông lại toàn nói về Thiên Chúa Giáo, và bây giờ thì các bạn đã biết tại sao lại có sự khác biệt đến thế giữa hai cuốn sách cùng một tựa đề.
Còn cuốn sách hôm nay mình muốn giới thiệu đó là cuốn sách được dịch bởi Nguyên Phong, nói về triết lý Phật Giáo phương Đông. Cuốn này rất mỏng, rất ngắn, nhưng vô cùng súc tích và hấp dẫn.
Đối với những ai luôn luôn có tình yêu với văn hóa phương Đông, với Phật Giáo nói riêng và tôn giáo nói chung, đừng bao giờ bỏ qua cuốn sách này.
Phương Mai là một trong số hiếm những tác giả viết về du lịch, phiêu lưu ở Việt Nam mà mình thực sự kính nể và yêu thích. Không như những travel writer/blogger khác mà mình đã từng đọc.
Phương Mai thực sự có một lượng kiến thức và hiểu biết sâu sắc về văn hóa, xã hội, bên cạnh đó là nhãn quan, tư tưởng và quan điểm của chị cực kỳ thú vị và tinh tế.
Đọc Con đường Hồi Giáo không ít lần, lần nào nó cũng để lại cho mình hàng tá những câu hỏi trong đầu về con người, tôn giáo, văn hóa, và cả chính bản thân mình nhờ thế giới quan về du lịch đồng điệu giữa mình và Phương Mai.
Mình có thể khẳng định Hồi Giáo chưa bao giờ hiện lên chân thực, sinh động và thú vị đến như thế qua những câu chuyện và khám phá từ một người Việt Nam như Phương Mai. A very must read!
4. Hoang Dã (Wild) – Cheryl Strayed
Hoang Dã là cuốn hồi ký của Cheryl Strayed về chuyến hành trình đi bộ 1.770km dọc theo đường mòn Pacific Crest Trail khi cô 26 tuổi. Sau khi trải qua những năm tháng tàn tạ, mất phương hướng, phải chịu đựng cái chết của người mẹ thân yêu và cuộc ly dị đầy đau khổ, cô đã quyết tâm “xách balo lên và đi”.
Trong suốt cuộc hành trình dài hơn 1000 dặm, cô đã gặp được rất nhiều người, vượt qua nhiều thử thách tưởng chừng như không thể, để rồi chiêm nghiệm lại cuộc đời, tìm lại được chính mình.
Bản thân mình tìm thấy mình trong từng ngóc ngách của câu chuyện, và mình chắc chắn bất kể những ai đã từng có những đổ vỡ trong tâm hồn, đã từng quyết định trốn chạy, hay tìm lại bản thân mình bằng bất cứ hình thức nào, cũng sẽ cảm nhận được những gì mà Cheryl Strayed truyền tải trong tác phẩm hồi ký của cô.
5. Vespa du ký (La Cina In Vespa) – Giorgio Beetinelli
Vespa du ký là cuốn sách khiến bản thân mình cảm thấy thực sự yếu đuối và bị thôi thúc mạnh mẽ để lên đường hơn bất kỳ cuốn sách du ký nào. 24,000km là quãng đường mà Giorgio đã đi qua trên chính chiếc xe vespa cũ kỹ nhưng đầy năng lượng của ông, rong ruổi qua hai lục địa Á Âu, để lại vô vàn những kỉ niệm, câu chuyện mà ở độ tuổi như Giorgio lúc bấy giờ không dễ nào có được.
Cuốn sách này không hề mỏng, nhưng mình chắc chắn rằng không ai có thể cưỡng lại hay ngáp ngắn ngáp dài trước những câu chữ và mẩu chuyện đầy hưng phấn và thú vị của Giorgio, trái lại, lại có thể nghiền ngẫm và đọc đi đọc lại một cách say sưa hơn bao giờ hết.
6. Trên Đường (On the road) – Jack Kerouac
Nếu bạn biết và tìm hiểu về thế hệ Beat (Beat Generation), chắc chắn bạn sẽ biết đến Jack Kerouac, một trong bộ ba đại diện tiêu biểu cho thế hệ Beat: Allen Ginsberg, William S. Burroughs và Jack Kerouac.
Cùng với đó là sự ra đời ba tác phẩm văn học gắn liền với thế hệ này: Naked Lunch (William S. Burroughs), Tiếng Hú (Howl) – Allen Ginsberg, Trên đường (On the road) – Jack Kerouac. Cuốn sách kể về chuyến hành trình xuyên Mỹ của bộ ba Dean Moriarty, Sal Paradise và Marylou. Trên đường đi, họ bị cuốn vào dòng xoáy của tình dục, rượu và ma túy.
Đây không phải là một cuốn sách dễ đọc, cũng không phải là một cuốn sách dành cho người thiếu kiên nhẫn, bạn sẽ tự tìm thấy niềm thôi thúc bản thân đặt chân ra thế giới bên ngoài không phải bằng những câu chuyện khoe khoang về chiến tích du lịch, những cảnh đẹp trên đường đi, mà bằng chính những tư tưởng, suy nghĩ và lối sống phóng khoáng của tuổi trẻ của từng nhân vật trong Trên Đường.
Cuốn sách đã được chuyển thể thành phim cùng tên cùng nỗ lực biến câu chữ thành hình ảnh của Jack sau tận 55 năm, phim không nhận được nhiều đánh giá cao nhưng đối với mình đây vẫn là một bộ phim và cuốn sách đáng đọc, đáng xem.
7. Vào trong hoang dã (Into the wild) – Jon Krakauer
Đây có lẽ là cuốn sách gần như kinh điển nhất, nổi tiếng nhất trong danh sách du ký, phiêu lưu, du lịch rồi. Cuốn sách được Jon kể lại câu chuyện của Christopher McCandless – một chàng trai trẻ hơn hai mươi tuổi với xuất thân là một người tài giỏi, gia đình giàu có, có tất cả những gì mà những người cùng trang lứa thèm muốn, nhưng chỉ duy nhất một thứ mà Chris vẫn cảm thấy mình chưa có được, đó là những trải nghiệm.
Chris đã đem tặng toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình, bỏ lại chiếc xe hơi và đốt toàn bộ tiền mà cậu có trong ví, bắt đầu một cuộc sống hoang dã đến gần với thiên nhiên, theo đuổi đích đến của tuổi trẻ ở nơi hẻo lánh lạnh lẽo Alaska.
Đây sẽ mãi là cuốn sách truyền cảm hứng bất tận cho những người trẻ, ở bất cứ đâu, hoàn cảnh nào. Tuy Uyên không quá đánh giá cao tinh thần chuyến đi của Christopher, nhưng Uyên luôn cảm nhận được luồng sức sống mãnh liệt tỏa ra mỗi lần đặt cuốn sách xuống, hay xem xong từng thước phim chuyển thể của cuốn sách.
Có thể bạn sẽ phán xét, sẽ nghi ngờ, sẽ dè bỉu, nhưng chắc chắn niềm khâm phục, sự suy ngẫm và ám ảnh sẽ theo bạn trong từng câu chữ của cuốn sách.
8. Ăn, Cầu nguyện, Yêu (Eat, Pray, Love) – Elizabeth Gilbert
Ăn, Cầu nguyện, Yêu chắc chắn đã không còn xa lạ gì với những người yêu sách, đặc biệt là sách về du lịch.
Đây dường như đã là một tuyên ngôn du lịch sống cho bản thân mình, và mình cá là với rất rất nhiều bạn nữ thích du lịch một mình ngoài kia. Khó mà không thể say sưa nghiền ngẫm từng mẩu chuyện lý thú của Elizabeth qua từng đất nước mà cô đặt chân tới.
Thực sự cuốn sách làm mình say mê với những cung bậc cảm xúc thay đổi đến chóng mặt của Elizabeth, điều mà khá dễ hiểu đối với một cô gái đơn độc trên những mảnh đất xa lạ, và chính bản thân mình cũng cảm thấy đồng điệu với tất cả những cảm xúc đó.
Đây vẫn sẽ mãi là cuốn sách gối đầu yêu thích của mình trên mỗi nẻo đường. Các bạn cũng có thể tìm xem bộ phim chuyển thể nổi tiếng không kém cùng tựa đề, theo mình đánh giá thì không quá xuất sắc, nhưng cũng rất đáng để xem qua.
9. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ (The Great Railway Bazaar: By Train Through Asia)- Paul Theroux
Mình quyết định sẽ dành sự ưu ái đặc biệt nhất cho cuốn sách cuối cùng, cũng là cuốn sách du ký, phiêu lưu mà mình yêu thích nhất, tâm đắc nhất từ Paul Theroux.
Phương Đông chưa bao giờ hiện lên một cách chân thực, sắc nét và trần trụi đến mức tưởng như nếm được, ngửi được đến thế.
Dù cuốn du ký ra đời cách đây đã 45 năm, nhưng tất cả những gì về Châu Á, về những nơi ông đi qua vẫn cảm thấy vô cùng thân thương và quen thuộc qua những câu chữ vừa dí dỏm, vừa châm biếm vừa trân trọng của Paul.
Bốn tháng rưỡi với hơn 30 chuyến tàu ngang dọc, Paul Theroux đã không đi một cách nhanh chóng và hời hợt.
Ông đã quan sát tỉ mỉ, hít hà từng hơi thở văn hóa của mỗi nơi chốn ông đi qua, đem tới cho người đọc cái nhìn về phương Đông qua nhãn quan của ông một cách không thể sống động hơn.
Uyên đã phá lên cười, nhếch mép, nhăn trán suy nghĩ, cắn tay ngờ vực, mỉm cười gật gù qua mỗi trang sách, và hơn điều gì hết, là cảm giác cháy bỏng muốn nhảy lên bất kì một con tàu nào ngoài kia, đến với một nơi không xác định, rũ bỏ hết tất thảy những mớ lộn xộn phía sau, và sống thật sự.