Gia Lai

[Crazy Stupid Journeys] Sec 7: Ninh Bình – Những cái ôm và lời tạm biệt ngắn ngủi.

Ninh Bình là điểm đến hiện lên cuối cùng trong suy nghĩ của Uyên trong suốt thời gian trước đó cho những điểm đến tiếp theo, bởi Ninh Bình là nơi Uyên hầu như không có nhiều ý niệm đặt chân đến, chắc cũng bởi vì nó phổ biến quá so với những điểm khác trong khu vực, giống như việc người ta nghĩ đến Nghệ An là  đi thăm quê Bác, nên Uyên cũng chả hứng thú và kỳ vọng quá nhiều.

Uyên thất bại trong việc tìm host ở Ninh Bình cách đó một tuần, nói đúng hơn là không may mắn với Couchsurfing ở Ninh Bình, bởi thực sự đã rất nhiều người reply tin nhắn của Uyên, nhưng hầu hết các bạn ấy đều đang ở xa thành phố nên không thể host dù người ta rất muốn được host mình, thôi thì nhiêu việc reply thôi cũng đã đủ làm Uyên thấy ấm lòng, vậy nên Uyên mỗi khi nhận được tin nhắn của các bạn Couchsurfer, dù bận hay không host được Uyên đều reply các bạn với tất cả tấm lòng, Uyên hiểu được cái cảm giác được người ta tôn trọng trên thế giới mạng rộng lớn nó ý nghĩa to lớn chừng nào.  

Uyên nhận được tin từ chối host ngay phút cuối khi chuẩn bị có ý định lên đường, thế là cuối cùng đành phải cầu cứu booking.com last minute, lướt lên lướt xuống chỉ chừng 5′, Uyên tặc lưỡi book cái rụp một cái hostel mang tên Go Ninh Binh ngay sau khi nghỉ hiệp ném bóng với tên Nick vài phút trước đó. “Tao nghĩ tao sẽ lên đường trưa nay” – Uyên vừa thở hổn hển sau một màn chạy đuổi vật vã vừa thông báo lời tạm biệt tạm bợ trước khi chính thức nói câu “Chào mày tao đi hẹn gặp lại”. May mắn thay màn chào tạm biệt không đến mức đầy mùi mồ hôi và cộc lốc như thế, hai đứa cuối cùng cũng lết mông ra khỏi khu vực đầy chị em bạn dì phù hộ sau lưng để ra trung tâm thành phố đánh chén một lần nữa món gà trộn măng ăn kèm bánh phở ngon nhức nách, nhưng cuối cùng màn chào tạm biệt không kết thúc bằng một câu chào bình thường hay một cái ôm nồng thắm mà bằng một màn trình diễn thay trang phục ngay giữa phố của Uyên, lúc chuẩn bị đi trên người đang bận quần short áo ba lỗ, chợt nhận ra trời đang nắng gần 40 độ và 12h trưa sắp điểm, Uyên đứng giữa lề đường lôi chiếc quần Miên yêu quý và áo chui đầu ra lồng lộn thay vào thay ra trước sự chứng kiến của thiên hạ, tên Nick chỉ biết đứng lắc đầu chậc lưỡi, ý vẻ “con gái con gớm”, mình nguýt mắt nhếch môi, ý vẻ “tôi có để lộ miếng da thịt nào đâu mà ông thái độ lồi lõm”. An toàn sạch đẹp, Uyên cười cái cuối với tên Nick rồi tiến về quốc lộ 1A yêu thương, tiến thẳng tới với Ninh Bình.  

Vừa đặt chân tới được hostel, Uyên như muốn rũ hết da thịt ra vì cái nắng kinh khủng khiếp giữa hè dù quãng đường chạy xe chả mấy là dài, nhưng Uyên cứ cảm thấy như đã cả thế kỷ trôi qua trên suốt đoạn đường quốc lộ tới đây. Uyên mang bộ mặt thảm hại cùng diện mạo chả mấy tươm tất, tay ôm mũ bảo hiểm khư khư vì sợ bị chôm, lưng đeo ba lô dắt thêm con lều bên cạnh lết vào sảnh hostel. Uyên đoán đây là bộ dạng của hầu hết các bạn ở hostel khi mới đến đây bởi khi mới lái vào sảnh ngoài hostel Uyên đã thấy cả chục con honda winn, bạn biết nó là một hostel cho backpackers đúng điệu khi bạn thấy hằng ha sa số các em honda winn xếp hàng ngoài cửa, và em xe của Uyên nổi nhất đám, lùn nhất, đỏ nhất.

Duy chỉ có một điều khi tới hostel này làm Uyên không cảm thấy như mình bị lạc loài, đó là được chào “Hello” ngay khi người ta chạm mặt, nước da bê thui của Uyên lại phát huy tác dụng lần thứ hai. Ngay sau khi mở mồm nói “Anh ơi cho em check in phòng”, Uyên đã được host thông báo Uyên là người Việt đầu tiên của hostel tuần này, cảm giác “không cảm thấy bị lạc loại” vài phút trước lập tức biến mất tan tành. Nói đúng ra, trong suốt hơn một tháng vừa rồi Uyên cũng chẳng lạ lẫm gì với những tình huống buồn cười nhỏ nhặt này, Uyên đâm ra cảm thấy nó hiển nhiên và quen thuộc tới nỗi nếu không bị coi là dân tộc nước nào khác Uyên sẽ lấy làm ngạc nhiên và lạ lẫm vô cùng.

Uyên mệt tới nỗi không thèm hỏi thêm thông tin gì thêm về tiện nghi cơ bản cần biết của hostel, cứ thế đâm một mạch đi lên tầng nhận phòng. Phòng Uyên là một phòng dorm 6 buồng toàn nữ, hết 5 buồng đã được đặt ngoài Uyên ra thì 4 đứa còn lại đều là tóc vàng mắt xanh đến từ Đức, một điều Uyên nhận thấy rất rõ qua chuyến này, là bọn Đức du lịch tập trung hầu hết trải từ bộ phận Trung Trung Bộ cho đến phía Bắc phần lớn, hostel nào Uyên ở hay chỗ nào Uyên đi khu vực này cũng đều gặp 80% là Đức, đặc biệt là các điểm ít khách du lịch tới, bởi vậy mới nói, đi rồi mới thấy tính cách sở thích của một bộ phận người có thể dễ dàng được đúc kết qua du lịch như thế nào, đây cũng là điều giúp Uyên học được cách chăm sóc và nói chuyện với khách Đức trong nghề sau này, bởi một lần nữa, chẳng ai dạy được mấy thứ như này trong trường, một khi đã dính đũng quần một chỗ, thì TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG, TÂM LÝ DU KHÁCH, NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH blah blah blah cũng chỉ vứt vào một xó ngắm chơi cho vui.

Uyên quyết định bắt đầu nửa ngày đầu tiên ở Ninh Bình bằng cách là không làm gì khác ngoài ăn và lượn lờ thành phố lấy chút không khí làm quen, tối đến vắt vẻo trò chuyện rôm rả lai rai vài chai bia cùng các dormates, lấy sức để mai chinh chiến Ninh Bình. Trước khi lết được mông lên giường yên vị, Uyên nhận được một tin không biết nên vui háo hức hay buồn chán ngán ngẩm: tên Nick sẽ ghé qua Ninh Bình chơi cùng Uyên một ngày. Well, sở dĩ có một sự mông lung trong cảm xúc này là bởi đầu Uyên nghĩ gặp gì gặp lắm rồi chán bà nó nhau, cơ mà tim Uyên lại tự vẽ ra bao nhiêu viễn cảnh vui vẻ tươi đẹp cho ngày mai, Uyên vẫn là con gái, vâng, Uyên vẫn là con gái trời ạ.

Mặc cho bao nhiêu ý nghĩ bủa vây lúc đó, Uyên lại trở lại với công việc chán ngắt và mệt mỏi: plan đi đâu tiếp theo vào ngày mai. Đây là điều tất cả những cái đứa đi du lịch chẳng bao giờ dám khoe và chẳng bao giờ dám mở mồm than vãn với những đứa phải ở nhà để che lấp cái mặt trái của việc đi du lịch. Những con người ở nhà đang cầm điện thoại lướt lên lướt xuống like đông like tây ảnh này ảnh kia của những đứa đang đi du lịch nên biết rằng: Đi du lịch là cả một nghệ thuật, đi du lịch cũng cần lao động, đi du lịch cũng tốn mồ hôi nước mắt, đi du lịch hình thức nào cũng tốn cả trời chất xám lẫn vật chất (chắc chắn ai cũng biết điều này nhưng không ai chịu hiểu). Loáy hoáy cả tiếng đồng hồ, Uyên cho ra một cái “lịch trình” vỏn vẹn hai chữ “Tràng An!”.

fd057 img 20170607 000830 013
6c98b img 0274
a0f6c img 0258
4c225 img 0279
3d81f img 0360
72bda img 0281

Tràng An thời điểm Uyên đi bình yên yên ả đến lạ lùng. Một năm sau khi lần đầu tiên đặt chân tới Tràng An, Uyên quay lại nơi này với một tâm thế bớt háo hức hơn, bởi Tràng An lúc này Uyên biết rằng đã bắt đầu mất dần đi những nét hoang sơ thanh bình, không còn tiếng chim kêu văng vẳng giữa một trưa tĩnh mịch oi ả, không còn những nụ cười chân thành của người dân địa phương mỗi lần thấy lác đác khách du lịch chạy trên con đường tìm đến hang Múa – nơi bây giờ nồng nặc mùi mồ hôi của hàng trăm con người chen lấn xô đẩy nhau chỉ để có được một shot hình hoàn hảo. Uyên một lần nữa lại dặn lòng: đây là điều tất yếu của du lịch, không được buồn bã, thay vì buồn bã, hãy đi du lịch một cách đẹp và khôn ngoan, để một phần nào đó cứu vớt cái thực trạng chán ngán này.

Mãn nhãn và say nắng say xẩm mặt mày, Uyên quên béng mất cái hẹn với tên dở người kia, lục lọi điện thoại check tin nhắn mới thấy một đống các cuộc gọi nhỡ. Hắn ta đang trên đường tới Ninh Bình từ Thanh Hóa, giục dã gọi cho mình để hỏi địa chỉ hostel. Một tiếng đồng hồ sau khi trở về từ Tràng An, Uyên mò về hostel và thấy hắn đã chệm chệ ngồi bên ngoài hiên cùng bộ comple sơ mi cà vạt đóng thùng vắt vẻo dạng hai chân, mắt đeo kính mát thở ra thở vào như mấy con cún chờ chủ về (xin lỗi vì sự thô tkhiển nhưng sự thật là rất giống), Uyên nhìn thấy cảnh đó nhịn không được cười, chạy đến vỗ cái bốp vào đùi hắn ta, lôi cái giọng khinh bỉ ra khỏi mày làm gì mà nay ăn mặc tươm tất thế, tính cầu hôn tao hay gì mà lội từ Thanh Hóa đi rồi còn mặc comple này nọ nữa. Hắn ta ném cho Uyên một cái trễ môi rõ ghét, bảo tao mới đi đám cưới về, mệt bỏ mạ ra, còn ném một câu rõ liên quan: Giờ đi đâu? Ơ hay sao trên đời này lại tồn tại giống người vô duyên như hắn ta, rõ ràng hắn ta tự nhiên trên trời hay đất nẻ lội xuống chui lên, đến tận đây rủ mình đi chơi bây giờ lại quay qua hỏi cái con đang mắt chữ O mồm chữ A không biết chuyện gì đang xảy ra là “Giờ đi đâu?”, đến muốn tát cho một cái! Sau một hồi kì kèo đôi co, Uyên quyết định bỏ lên phòng đi tắm, mặc kệ để hắn ngồi đó vắt cho ra được điểm muốn đi. Ba mươi phút bước xuống sẵn sàng bước xuống lầu sau khi tắm táp sạch sẽ, hắn chỉ nhăn nhó thốt ra 3 từ: đi xem chim! Mình trố mắt ra “hở, xem chim gì??”, hắn chỉ cười khẩy “Chim gì rồi biết!”.

Và cứ thế bánh xe cứ lăn, Uyên cầm lái và hắn lại là đứa lười chảy thây ngồi sau chỉ đường, với một niềm tin mông lung chẳng biết mình đang đi đâu. Qua một quãng đường không quá dài, cuối cùng Uyên và hắn cũng đến được nơi chỉ-hắn-biết và Uyên-mù-tịt, chỉ cho đến khi Uyên nheo mắt đọc tấm bảng trước mặt “Chào mừng quý khách đến Vườn chim Thung Nham”, Uyên mới thực sự biết mình đang ở đâu. Uyên và hắn ta lon ton gửi xe vào mua vé, Uyên thực sự shock vì giá vé cho cái vườn chim vắng vẻ này là 100k, 100k cho cái nơi chỗ gửi xe không có còn mất phí, và nhìn tổng quát thì chẳng hề được bảo tồn chăm sóc tử tế một chút nào. Đây là một trong những khu bảo tồn các loài chim và động vật lớn nhất Ninh Bình ngoài vườn quốc gia Cúc Phương ra. Ninh Binh quả thật rất phong phú về tài nguyên thiên nhiên, trừ biển ra, thì Ninh Bình có tất cả những cảnh đẹp và di tích lịch sử đáng ngưỡng mộ, duy nhất một điều là số tiền thu từ khách du lịch cho vé tham quan không tương thích với thực trạng bảo tồn các thắng cảnh ở đây. Tất cả mọi thứ cảm giác như bị bỏ ngỏ, làm không tới, lửng thửng nửa nạc nửa mỡ. Uyên và tên kia bắt đầu hành trình khám phá khu vực rộng lớn này, lần mò tìm đường đến khu vực được xem là khu vực chính và đáng xem nhất ở đây là khu vực vườn chim. Tới nơi, Uyên và hắn đứng bất động đờ người ra, quay qua nhìn nhau rồi lại quay qua khu vực vườn chim ngơ ngác “Sao chẳng có con chim nào ở đây vậy?”, “Chắc chim đi kiếm ăn chưa về!”, hắn đáp một câu rõ ngây thơ đầy mỉa mai. Uyên thất vọng tập 2, chỉ còn biết đứng hít hà khí trời, đang thẫn thờ buồn bã thì đột nhiên từ đâu bay tới một rừng chim cò trắng xóa cả trời, hằng hà sa số kéo nhau đậu lên rừng cây nước trước mặt. Uyên sáng bừng cả bầu trời, hò hét kéo tên kia lại xem. Đó dễ dàng là cảnh tưởng tuyệt vời nhất Uyên từng chứng kiến, và còn bởi nó đến một cách bất ngờ, trong một sự thất vọng tưởng chừng chẳng thể cứu vớt. Ninh Bình kéo tim Uyên lại bằng những điều tự nhiên như thế, trước khoảnh khắc đó, Uyên và tên kia đã thốt lên “Tuyệt quá, không tệ chút nào nhỉ!”.

99f95 lungnham06

Ngày hôm đó có thể sẽ kết thúc một cách viên mãn nếu như không xuất hiện cơn mưa xối xả như một lời tiếc thương tiễn biệt tên trời đánh thánh vật kia trở lại Thanh Hóa. Đánh chén bữa tối xong xuôi, Uyên và hắn ta tìm đến một quán cà phê nhỏ xinh nằm giữa một con hẻm ngay gần hostel Uyên ở. Nick là một tên thô thiển và vô tư vô địch thiên hạ, đến quán người ta chỉ chực có chỗ ngả lưng, set up luôn thành cái giường khi quán vắng hết khách, thản nhiên đánh một giấc ngon lành, còn với giọng dặn mình sau 30′ đánh thức hắn dậy rồi hắn sẽ ngồi chơi với ta, chỉ xin ta 30′ để cho hắn có thể ngủ một tí. Uyên lắc đầu ngán ngẩm, ậm uh ok để cho hắn ta nằm phè phỡn ở quán người ta. Được 10′ trôi qua thì mưa đâu xối xuống ầm ầm, sấm chớp đánh rầm rầm. Tên kia giật mình ngóc dậy chửi thề Holy shit! Sao tối nay tao về được bây giờ? Uyên nhún vai, bảo chắc mày có số ở lại đây rồi. Hắn lại bắt đầu lèm bèm rằng phải về trong tối nay, hắn ta không muốn ở lại trong bộ dạng người ngợm bẩn thỉu và chẳng đem thứ đồ gì trong người để thay hết. Hai đứa cuối cùng loay hoay gọi taxi. Nói đến đây thì đúng là một cơn ác mộng, taxi ở Ninh Bình đúng là một cơn ác mộng. Hai lần ở Ninh Bình, không một lần nào gọi taxi được một cách êm ả và nhanh chóng, không mưa gọi taxi còn khó, huống gì bây giờ là 10h đêm và trời đang mưa không ngớt, có thánh cũng cứu không được.

Uyên gọi tổng cộng 5 chiếc taxi, 4 chiếc từ chối đến, còn duy nhất một chiếc đồng ý đến và hơn một tiếng đồng hồ sau Uyên và hắn đứng chờ mốc mặt ra vẫn không hề xuất hiện. Điên máu lên, Uyên bảo hắn lên xe ta chở, chai mặt mượn áo mưa của quán cà phê, tức tốc phóng như điên ra ga tàu để kịp bắt chuyến tàu cuối cùng. Uyên lúc đó hóc môn nam đã lên đến đỉnh điểm, ném cái áo mưa nhỏ xíu cho tên kia mặc, còn Uyên đầu trần hứng mưa. Hắn ta cũng đâu có chịu cảnh đó, bắt Uyên mặc vào cho bằng được, mà nói đến độ cứng đầu thì không ai bằng Uyên, bỏ ngoài tai, ngoắt lên xe bảo bây giờ mày có chịu mặc vào và lên xe không, không thì tao bỏ mày ở đây đấy. Hắn ta ngán ngẩm cưỡng chế leo lên, vừa lên vừa chửi “mày đúng là đồ hâm!”. Uyên cứ thế phóng vèo vèo mà chả biết đường đến ga tàu nó nằm ở đâu, đi được một đoạn thì cảm được cái gì chồm từ phía sau, hắn ta đã chẳng cam lòng mà nhìn Uyên hối hả dưới mưa, vòng hai tay phía trước lấy vạt áo mưa che lấy che để. “Để tao che cho mày”, Uyên cười cợt nhả bảo “Chẳng có tác dụng gì đâu, bỏ ra đi đồ hâm”, hắn vẫn cố chấp giữ chặt cứng vạt áo mưa che Uyên suốt dọc đường đến ga tàu, không hề chũng cánh tay xuống dù chỉ một cen, cứ thế hai đứa như cặp đôi vượt khó, vượt giông bão tìm đến ga tàu cho chuyến tàu cuối cùng.

Sáng sớm ngày cuối cùng của Uyên ở Ninh Bình bắt đầu bằng một cơn đau đầu ê ẩm di chứng từ cơn dầm mưa của đêm qua. Uyên thầm chửi rủa tên dở người kia, chửi cả cơn mưa chết tiệt hôm qua làm hỏng không khí của ngày mới. Uyên quyết định chọn một bát miến lươn giòn to đòng và nóng hổi làm bữa sáng cuối cùng ở Ninh Bình, ăn xong lon ton về hostel check out, tán gẫu với anh chủ trên trời dưới đất về chuyến đi của mình và điểm đến sắp tới. Anh chủ và mấy bạn nhân viên hostel trong suốt hai ngày ngắn ngủi quan tâm Uyên cứ như người nhà, cả cái hostel chỉ có mỗi 2 đứa con gái đi xe máy tới tận đây, 1 đứa từ Đức, và Uyên, Uyên nghĩ Uyên được ưu ái bởi Uyên là người Việt duy nhất nên mọi người cứ dồn hết chú ý vào mình. Thiệt ai cũng dễ thương hết sức, xém nữa Uyên bán tim lại Ninh Bình cho mấy anh chị ở đây luôn, cơ mà nghĩ lại tim chỉ có một quả, mà điểm sắp tới thì phải share gần nguyên con cho một người hết sức yêu thương, cho nên là thôi, để tiền ở 2 đêm và một mớ những cái ôm ấm áp là được rồi hihi.

97a58 img 0293

Tạm biệt mọi người ở hostel, đánh một cái hẹn không xa, Uyên tiếp tục chiến đường giữa cái nóng 40 độ tiến về điểm đến cuối cùng mà Uyên muốn đến ở Ninh Bình: Cố đô Hoa  Lư. Dọc theo con đường cũ về phía Tràng An, Uyên tìm đến cố đô Hoa Lư – một trong nơi đáng đi nhất Ninh Binh sau Tam Cốc Bích Động và quần thể Tràng An. Ở đây Uyên lại được yêu thương quá đáng. Vào gửi xe ở một quán nước ven đường, cô chủ thấy Uyên đi một mình lại còn đầu trần phơi giữa nắng, liền hỏi han liên tọi. Nào “Sao đi một mình thế con?”, “Nón mũ đâu không đội vào nắng nôi thế này”, “Con đi từ đâu mà đi xe máy như thế này?” blah blah. Nói chuyện một hồi cô chụp một cái mũ vành rằn ri ngay lên đầu, bảo đội vào không say nắng bây giờ. Uyên không biết làm gì ngoài ngoan ngoãn đội vào và cười tươi đi thẳng vào khu di tích hẹn lát nữa ra gặp cô.

Lang thang một hồi trong cố đô, Uyên gặp thêm được vô số bạn trong tổ đội đi xe máy từ Hà Nội đi ngược lại hướng Uyên vào nam. Uyên cuối cùng trở thành hướng dẫn viên bất đắc dĩ cho chúng nó bởi Uyên trước khi đến đây đã đọc được kha khá về cố đô, sau còn xin xỏ contact hẹn hò chừng nào chúng mày vào tới Sài Gòn nhớ gọi tao nếu tao lúc đấy đã về. Cứ thế ngày cuối cùng ở Ninh Binh cứ vui như đi trẩy hội giao lưu văn hóa, dù ai cũng mồ hôi nhễ nhại mặt đỏ ửng vì nắng nóng, nhưng miệng ai cũng cười nói rôm rả như gặp nhau từ trước. Uyên ghét phải nói lời tạm biệt ngắn ngủi, nhưng xem ra Uyên chẳng thể trốn tránh điều này nếu Uyên cứ tiếp tục gặp gỡ được những con người dễ thương trên đường như thế này. Vô số những lời tạm biệt ngắn ngủi lại được nói ra, những cái ôm lại được nhân thêm, Uyên hí hửng sửa soạn và diễn lại khung cảnh mặc đồ giữa thanh thiên bạch nhật với thái độ mặt dày và chai lỳ không biết xấu hổ là gì nữa, cứ thế trồng quần trồng áo một cách nhanh nhẩu, hand shake cool ngầu với các bạn đường xong xuôi, nháy mắt “Chào, tớ tiến về Hà Nội đây, bảo trọng nhé!”  

Cứ thế ngày cuối cùng ở Ninh Binh cứ vui như đi trẩy hội giao lưu văn hóa, dù ai cũng mồ hôi nhễ nhại mặt đỏ ửng vì nắng nóng, nhưng miệng ai cũng cười nói rôm rả như gặp nhau từ trước. Uyên ghét phải nói lời tạm biệt ngắn ngủi, nhưng xem ra Uyên chẳng thể trốn tránh điều này nếu Uyên cứ tiếp tục gặp gỡ được những con người dễ thương trên đường như thế này. Vô số những lời tạm biệt ngắn ngủi lại được nói ra, những cái ôm lại được nhân thêm, Uyên hí hửng sửa soạn và diễn lại khung cảnh mặc đồ giữa thanh thiên bạch nhật với thái độ mặt dày và chai lỳ không biết xấu hổ là gì nữa, cứ thế trồng quần trồng áo một cách nhanh nhẩu, hand shake cool ngầu với các bạn đường xong xuôi, nháy mắt “Chào, tớ tiến về Hà Nội đây, bảo trọng nhé!”  

IMG 0247 1

[Crazy Stupid Journeys] Sec 6: Lạc lối xứ Thanh

Cái nắng chói chang đến cháy da thịt của mùa hè tháng sáu ở cái xứ bắc trung bộ bắt đầu phát huy hết công lực vào đỉnh điểm trưa 12h, cũng là giờ Uyên đây chọn làm giờ xuất phát nướng thịt trên đường. Đoạn đường quốc lộ nối từ địa phận Vinh đi Thanh Hóa có lẽ sẽ rất đẹp trong mắt Uyên nếu như những đợt gió Lào và cái bỏng rát của mùa hè xứ này không ùa đến hành hạ Uyên như thế, và thế là Uyên cứ thế cắm mặt lao xe một mạch với tốc độ bàn thờ mà không thèm đếm xỉa đến việc có cái quái gì ở trên đường, cứ đi như thể cả con đường này là của bố, bố cứ phóng thôi.

Trong đầu Uyên từ trước chuyến đi chẳng bao giờ nghĩ đến việc sẽ tới Thanh Hóa – nơi Uyên sống 20 năm cuộc đời ở gần sát nách (well cũng tới tận 200km chứ không phải sát nách) mà cực ít kiến thức và hình ảnh về nó, thế mà duyên phận đưa đẩy làm sao nơi đây lại chính là nơi mà sau chuyến đi này Uyên có dịp quay lại nhiều nhất. Sau gần 3 tiếng đồng hồ, Uyên chính thức cập xe đến địa phận thành phố Thanh Hóa, tâm trạng háo hức trước một thành phố khá đỗi bình thường mà không hiểu mình đang chờ đợi cái gì ở nó, có lẽ vì nó là địa điểm ít ai nghĩ tới việc dừng lại để khám phá, hơn nữa nó là điểm Uyên vô tình đụng phải không kế hoạch, hai điều đó đem lại cho Uyên sự phấn khích lạ lùng.

Nick trở thành local guide của Uyên ở Thanh Hóa, một điều khá buồn cười vì chỉ mới mấy ngày trước đó thôi, Uyên là host của nó ở một thành phố cách đó chưa đầy 200km, và bây giờ lại đụng trán nhau ở thành phố quê hương của nó, vậy mà Uyên cảm tưởng cứ như đi du lịch ở hai châu lục khác nhau vậy, thiệt lạ. Nick biết rõ Thanh Hóa đến từng ngóc ngách chân tơ kẽ tóc, dù hắn ta chỉ mới chính thức chuyển về Thanh Hóa ở được hơn một năm. Lần cuối cùng hắn ta có được kí ức về Thanh Hóa là khi hắn hai tuổi, trong một trại mồ côi ở một huyện nhỏ mang tên Triệu Sơn. Hắn sau đó được một cặp vợ chồng Mỹ đến nhận làm con nuôi và định cư ở Seattle cho đến khi hắn có cơ hội quay về Việt Nam trao đổi văn hóa ở Sài Gòn, sau sự kiện đó hắn đưa ra một quyết định lớn lao: Quay về Việt Nam tìm lại ba mẹ ruột. Khi trở về Triệu Sơn, Thanh Hóa, hắn tìm lại được ba ruột của mình, cả cô cậu họ hàng nội ngoại, duy chỉ có một điều đáng tiếc là mẹ của hắn đã mất cách đó 5 năm vì bệnh nặng. Nick sau đó đưa ra tiếp một quyết định táo báo hơn là chuyển về hẳn Triệu Sơn định cư cùng gia đình bên nội, chọn cho mình một cuộc sống nơi thôn quê nhỏ bé ở Thanh Hóa.

Với Uyên, đó dường như là một quyết định không hề dễ dàng, khi người ta sẵn sàng bỏ hết cuộc sống ở một nơi văn minh đi trước hơn 50 năm để đổi lấy một cuộc sống nơi chôn rau cắt rốn của mình tại một làng quê xa xôi nghèo khó. Nếu không được nghe những câu chuyện thủ thỉ, nếu không thấm đẫm từng lời tâm sự trải lòng của Nick trong suốt quãng thời gian hai đứa biết nhau, thì Uyên đã có thể dễ dàng phán xét trong đầu một cách xấu xí về cuộc đời của hắn ta ở một nơi như thế này. Thanh Hóa trong mắt Uyên từ trước tới giờ là một nơi khá đỗi mờ nhạt, bởi thực sự so với những vùng những tỉnh khác trong khu vực, Thanh Hóa không có được một sự công nhận đáng kể về du lịch và cả bề dày lịch sử văn hóa của nó, cho dù có cả cái bóng to đùng là Thành nhà Hồ, Thanh Hóa vẫn không làm người ta nhớ đến mỗi khi nghĩ đến việc xách túi lên và đi.  

Khi tới Thanh Hóa và đã chứng kiến quan sát một cách kĩ càng, Uyên lại cảm thấy chạnh lòng, bởi nơi đây và quê Uyên có một sự tương đồng quá lớn, mãi vẫn không thoát ra được cái định kiến về con người, cả một tiềm năng du lịch to đùng bị bỏ ngỏ, cả cái nét văn hóa đậm chất riêng không ai đếm xỉa tới, tất cả những điều đó làm Uyên cảm thấy buồn đến khó tả. Uyên từng rất ghét chính mảnh đất quê hương mình. Uyên ghét tất tần tật những thói hư tật xấu của con người quê Uyên, ghét sự xấu xí của màu biển Cửa Lò đục ngầu vào cuối hè, ghét cái khắc nghiệt của thời tiết, ghét cái tiếng xấu người ta nhồi nhét về con người Nghệ An, nhưng khi Uyên càng đi nhiều, càng thấy nhiều hơn những mặt khác của những mảnh đất khác nhau, Uyên mới thấy rằng không phải vì nó xấu, mà là do Uyên đã tự bơm vào đầu mình những suy nghĩ xấu về nó và ôm mãi cái bóng đen đấy đi khắp nơi để mà phán xét. Bởi vậy trước khi Uyên lên đường tới Thanh Hóa, Uyên đã tự dặn bản thân gạt bỏ hết những thứ xấu xí trong đầu, và sẵn sàng đón chờ những điều trước mắt bằng một nhãn quan khách quan nhất có thể, để cảm và yêu nhiều hơn.  

Ngày đầu tiên của Uyên ở xứ Thanh bắt đầu bằng một cốc bia hơi mát lạnh trên nơi cao nhất của thành phố Thanh Hóa cùng một bài giải thích không thể chi tiết hơn về thành phố Thanh Hóa dưới bàn tay của tên Nick chỉ trỏ từng thứ một khi hai đứa đứng ngắm toàn bộ thành phố. Uyên chỉ thế mà đứng há hốc mồm trợn tròn con mắt tai dỏng lên nghe tên Nick giảng giải, Thanh Hóa qua lời Nick và cảnh vật hiện lên trước mắt khác xa với những gì Uyên từng tưởng tượng về nó, điều đó lại càng làm Uyên háo hức phấn khởi thêm xem Thanh Hóa có gì níu giữ chân Uyên.

Cuộc phiêu lưu xứ Thanh chỉ chính thức bắt đầu khi đêm buông xuống, cũng là thời điểm Uyên dễ tăng xông lên đồng làm điều vớ vẩn nhất. Uyên và Nick rời chốn đông vui phố thị di cư về miền biển, một đứa một xe một lều tung tăng ngoe nguẩy chạy dọc Sầm Sơn. Sầm Sơn đẹp hơn rất nhiều so với tưởng tượng của Uyên, trước đây Uyên đã nghe qua khá nhiều điều xấu xí kinh dị về Sầm Sơn từ những bạn Nghệ An cũng giống như khi nghe những bạn miền khác nói về Cửa Lò, thế nhưng ngay khi đặt chân tới Sầm Sơn, Uyên không khỏi bàng hoàng vì độ đầu tư và hoành tráng của nó đối với cơ sở vật chất hạ tầng, và cách đó không xa là khu resort sang trọng đến từ ông chủ quê hương Thanh Hóa giàu bậc nhất từ tập đoàn FLC.

Choáng váng và trầm trồ chưa hết thì cái giọng nói lanh lảnh nửa nam nửa bắc của cái xứ Thanh dội vào tai Uyên chèo kéo vào ăn hải sản kéo xuống hết cả ấn tượng to đùng ban đầu. Nghĩ đi nghĩ lại, có đầu tư cái gì bên ngoài đẹp đến đâu mà cái lõi nó vẫn mục nát thì vẫn cứ bốc mùi lên mà thôi (Ví dụ như “nàng thơ” Sapa, ví dụ như “bố thiên hạ” Sơn Đòong). Miệng tu đi nhẩm lại trong đầu “không được phán xét” “không được ghét bỏ”, Uyên dìm nén cảm xúc tiếp tục bám đuôi theo thổ địa và bấu víu vào một điều tươi sáng hơn sắp tới. Lòng vòng mãi, cuối cùng tên Nick cũng đưa Uyên tới một điểm cực kì cool mà sau này trở thành điểm yêu thích của Uyên mỗi khi quay lại, đó là một vách đá (lúc Uyên mới đến thì Uyên nghĩ là vách đá) nhô ra biển nằm lạc lõng ngay giữa khu biển Sầm Sơn sầm uất đông đúc, sau này Uyên mới biết nó là đỉnh núi mang tên Hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, cool hơn nữa trên núi có một ngôi đền, đền tên là Độc Cước (nghĩa là một chân), gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỷ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng.

Uyên là một đứa vô đạo nhưng cực thích chùa chiền miếu mạo, lúc leo lên núi tia ngay thấy có ngôi đền, liền chạy lăng xăng góc này góc kia ngắm ngía, tìm người này hỏi người kia về đền, và điều Uyên thích nhất và cũng hay làm nhất mỗi khi vào những nơi như thế này là đứng nép vào một góc hít hà mùi nhang đốt dở, đó là mùi hương dễ chịu và thanh lành nhất trong những mùi hương Uyên biết, cái cảm giác khi nghe được mùi hương đấy nó khó tả lắm lắm. Phía sau đền Độc Cước là cái phần nhô ra còn lại của đỉnh núi, người ta tận dụng bày bàn ghế và võng ra cho du khách lên thuê để hóng mát và ngắm view biển Sầm Sơn, Uyên và Nick thấy thế chả thèm thuê mướn gì, đi thẳng một mạch tìm chỗ bằng phẳng trải đại một tấm bạt ra, bày binh bố trận nào snack nào bia ra ngồi nhậu, gió biển thổi ào ào chực muốn bay cả người, ấy thế mà Uyên thấy sung sướng hết cả mình mẩy, không gì bằng biển và bia cho một đêm hè sau một ngày lái xe mệt mỏi. Hết lon thứ ba và replay lần thứ mấy chục album của Jack Johnson, Uyên và nó quyết định tìm chỗ cắm trại tối nay, và quyết định sẽ không cắm trại bất cứ chỗ nào gần ngay khu du lịch Sầm Sơn này. Uyên và nó không nói mà tự động lôi google maps ra check như mỗi lần, nhìn chăm chú nghiên cứu một hồi, hai đứa quyết định Ok Lah! chỉ vào một khu biển trống cách xa chỗ đang ở 6km trên bản đồ, nhìn nhau bảo “Ở đó có vẻ không có người, tới đó đi!”.

Vậy là hai đứa bắt đầu nổ máy, Uyên chỉ định tên Nick đọc bản đồ, ý Uyên đọc bản đồ ở đây là THỰC SỰ ĐỌC BẢN ĐỒ, google maps nhưng dùng cứ như bản đồ giấy, quyết nơi muốn đến thế là tự dò từng ngóc ngách một, ok chỉ việc đi theo thôi. Mò mẫm làm sao mười lăm phút sau, Uyên và hắn ta đặt chân được đến khu vực TRÔNG KHÔNG HỀ GIỐNG BIỂN, mặc dù nhìn trên bản đồ thì đang rất gần biển rồi, nhưng Uyên và hắn dường như đang càng đi sâu vào một khu rừng thẳm, chỉ toàn cây là cây cao bao phủ hai bên, gió bắt đầu lạnh cóng và dấu hiệu của đèn đường gần như là không có. Uyên có một tật rất không thể bỏ là luôn luôn chen lên đi trước dù đếch biết đường, đã thế còn đi cực nhanh, khi bắt đầu đi vào đoạn đường tối như mực và cảm nhận được rõ không khí lạnh thổi đến, Uyên bắt đầu thấy sởn da gà gọi với theo tên Nick đi tuốt đằng sau, nghe thấy tiếng Uyên, hắn hét lên như ma nhập “Fuck! wait for me idiot, it’s fucking dark here!”, cả Uyên và cả hắn đều chẳng biết mình đang đi đâu, cứ y như lần phê pha lái xe ra Cửa Lò chơi đùa với cơ động mà chẳng biết mình đang làm cái quái gì. Uyên quyết định dừng lại đợi hắn đi lên, oánh đầu hắn bảo đọc map cái kiểu gì bây giờ giống như đi lên rừng, hắn cãi lại bảo đúng hướng về phía cái eo biển rồi, Uyên nhìn vào bản đồ thì đúng gần đến rồi, và zoom lên thì té ra muốn qua cái eo biển đó thì sẽ phải băng qua một cánh rừng khá rộng, và khó mà có nổi một con đường tử tế dẫn xuyên qua đó.

Đâm lao lại phải theo lao, Uyên và hắn bảo nhau chịu khó đi tiếp, tìm lối mòn băng qua chỗ eo biển. Đường đi càng ngày càng hẹp và hun hút, chưa bao giờ cây cỏ rừng rậm làm Uyên sợ và ngán ngẩm như thế này, lúc đấy đã là hơn 11h đêm rồi, mà đường tới vinh quang vẫn còn mông lung quá đỗi. Nói sợ là vậy, nhưng thực ra lúc đó adrenalin của Uyên dường như tăng đến tột đỉnh, đầu vẫn cắm thẳng chạy xe như một con điên, trong đầu còn tưởng tượng bao nhiêu thứ điên rồ. Xe chạy tới một đoạn thì Uyên nheo mắt thấy được đến ba bốn lỗi rẽ khác nhau, Uyên bèn chạy chậm lại đợi tên Nick lại để hội ý xem nên rẽ hướng nào. “Lối này!”, hắn chỉ tay về phía lối rẽ bên tay trái, “Okay!”, Uyên lại mau mắn nổ máy rẽ vào lối đó, lần này không thể chạy nhay được nữa, bởi lối này đường kinh khủng xấu, chỉ có đất đá, không phải đường trải nhựa như đường lúc nãy.

Chạy được một lúc thì Uyên chợt nghe thấy tiếng biển, bắt đầu thấy lành lạnh và phía xa xa thấy cái gì đó bợt bợt trắng trắng trải dài ra giống như cát, Uyên háo hức gọi tên Nick chạy nhanh lên, “Hình như mình tới biển rồi đó!”, Nick hào hứng kêu lên Fuck yeah!, chạy tới chỗ Uyên nói. Uyên dựng xe đại một chỗ, bảo Nick đem đèn pin ra soi xem có phải là mình tới rồi không. Bật đèn pin lên, hai đứa mò mẫm chậm chạp bước tới phía viễn cảnh trước mặt Uyên đã vẽ ra, và giây phút hai đứa đi tới gần sát cùng ánh đèn pin chói lóa rọi thẳng vào khu trắng trắng Uyên đã thấy trước đó, hai đứa mặt cắt không còn một giọt máu nhận ra trước mặt mình là một khu nghĩa địa trắng toát trải dài cả một khu rừng, và tất nhiên ngay phía sau lưng nó, là biển!

Uyên chuyển từ trạng thái hí hứng hùng hồn sang cứng đờ hết toàn thân, chỉ còn biết thốt ra hai từ “Holly sh*t!”, mắt trợn trắng và chân không nhấc nổi để bước tiếp. Tên Nick ngay giây phút chứng kiến cảnh tượng hãi hùng trước mắt cứ Fuck no fuck no liên tọi, Uyên liền tự nhủ bản thân phải cứng lên, mặc dù bây giờ đang đúng nghĩa đen của cứng, trong đầu kéo đến đâu một quân Nguyên những ý nghĩ tồi tệ, Uyên quyết định dập tắt ngay mầm mống của sự sợ hãi bằng ba chữ “Bước qua thôi!” một cách tỉnh bơ như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Uyên thản nhiên tiếp tục đi tiến về phía khu nghĩa địa xum xuê cả rừng cây cối, len lỏi kiếm đường tìm về phía khu bãi biển, tay vừa khoát khoát tên Nick đi theo sau mồm vừa chửi đổng vì cái bản mặt méo mó của nó, mặc dù bản thân cũng đang sợ muốn vãi cả ra quần. Cằn nhằn mãi, tên Nick mới dám lẽo đẽo chui chui theo sau, Uyên cảm thấy Uyên như má nó, phải chìa tay ra kéo nó đi nó mới chịu đi, hai đứa cứ thế chui lủi qua hàng đống bụi rậm tìm đường đi xuống.

Càng đi xuống xa dần, Uyên càng nghe thấy tiếng sóng biển rõ hơn và mùi tanh đặc trưng của biển đậm đặc hơn, cứ thế một lúc sau, Uyên nhận thấy một vài vết lấp lánh mờ mờ từ xa, Uyên tiến gần hơn, rẽ hẳn hai hàng bụi rậm sang hai bên, là biển thật rồi! Mở ra trước mắt hai đứa lúc đó là một bãi biển trải dài, ánh lên vài chấm đèn của những chiếc thuyền câu mực phía xa xa và ngay dưới chân là cả một bãi cát vàng hình tam giác nhọn, hình thù đúng như trên bản đồ hiển thị, xung quanh đó đầy rẫy những thuyền cá của ngư dân đỗ lại trên bờ, mùi tanh lúc này nồng nặc hơn bao giờ hết, nhưng được một điều là bãi cát này khá sạch và bằng phẳng, hơn nữa, nếu có cắm trại ở đây cũng sẽ rất an toàn nhờ những chiếc thuyền cá sẽ có chức năng ngụy trang che dấu cho hai chiếc xe máy. “Được đấy nhỉ!” – Uyên quay qua hất hàm với tên Nick, “Đừng nói là mày muốn dựng lều ở đây nhé?” Hắn bối rối đáp. “Ờ, không được hả? Chỗ này đẹp mà!”, Uyên cứ nói chuyện tỉnh bơ. Không thèm nói thêm câu nào, Uyên bỏ mặc tên Nick với bản mặt ngao ngán quay lại về phía hai chiếc xe máy đang đỗ gần khu nghĩa địa, cắm chìa khóa vào và bắt đầu nổ máy lái về phía khu bãi cát. “12 giờ đêm đến nơi rồi đấy, mày tính đứng đó đến sáng à? Lái xe xuống đây chuẩn bị dựng lều thôi!” Nick dường như vẫn chưa bừng tỉnh bởi hành động và câu nói vừa rồi của Uyên, hắn ta tiếp tục lôi cái vẻ méo mó ra và cuối cùng bắt Uyên đi cùng hắn quay lấy xe. Tôi đến chết với tên này! Lần qua lần lại, cuối cùng thì Uyên và hắn ta cũng yên vị xong xuôi hai cái xe vào chỗ an toàn và tiến hành bung lều. Đêm hôm đó không phải là một trong những lần cắm trại tuyệt nhất như Uyên từng tưởng tượng trước khi tới đây, nhưng chắc chắn là lần cắm trại đáng nhớ nhất đời. Không lửa, không củi, không BBQ, không marshmallow nướng, chỉ có hai tấm thân dặt dẹo, run rẩy cùng sau lưng là một background nghĩa địa đầy hấp dẫn, tiếng sóng biển đập liên hồi và những đợt cuồng phong cuốn theo mùi tanh lạnh lẽo.

“Mày yên tâm đi, ở đây mình sẽ được an toàn, có cả nguyên đám chị em bạn dì phù hộ cho mình sau lưng cơ mà!” Uyên ném cho nó một câu an ủi lạnh hết sống lưng. “Mày im đi”, nó lại chửi. Uyên cứ thế cười ha hả mặc cho nó mè nheo cay cú, rồi Uyên chợt nhớ ra cây ukulele Uyên mang theo, Uyên lôi ra bất giác gảy vài nốt của bản Whiskey Lullaby, nhìn sang nó rồi bắt đầu ngân nga hát tỏ ý an ủi xoa dịu cơn bực tức của nó. Uyên nhanh chóng quên đi sự tồn tại của hàng nghĩa địa sau lưng, cả nỗi sợ đến té đái cả quần chỉ 15′ trước, thản nhiên vừa ôm đàn vừa nằm xuống rung đùi ngửa cổ ra ngoài cửa lều mà hát, hóa ra đêm nay không tệ như mình tưởng.

Cảm giác thức dậy vào buổi sáng từ cửa lều, trước mặt là biển sóng vỗ mênh mông, tất cả không mơ mộng như Uyên mong mỏi. Đây chính là hậu quả của việc deep quá đà, ngửa cổ đớp gió biển đớp lấy đớp để, để bây giờ nếm mùi sụt sịt và quả cổ nhức nhối gần như muốn gãy. Tên kia uể oải chồm dậy mở mắt và ném thẳng mặt Uyên một câu nghe không xa lạ là mấy “I feel like shit again!”. Lần thứ hai, vẫn khung cảnh đấy, vẫn cảm giác đấy, chỉ khác là lần này có thứ che chắn đàng hoàng, còn lại, thì vẫn là một đống shitty như lần đầu. Sáng hôm đó hai đứa quyết định dành ra một khoảng thời gian thư thái khá dài trên biển sau khi kiếm được nhà dân để tắm táp vệ sinh sạch sẽ, tên Nick lôi từ trong thùng xe cồng kềnh của hắn ta ra một bộ găng bóng chày, ném về phía Uyên, hất hàm “We’re playing baseball this morning!”.

Ba tiếng đồng hồ liên tiếp sau đó, Uyên và hắn ta chuầy chòa nguyên khu biển hò hét như sắp chết lăn qua lăn lại chỉ để ném và đỡ một quả bóng, bà con làng xóm chài từ đâu bắt đầu kéo tới ngày càng đông, liếc mắt nhìn với vẻ khó hiểu đâu ra hai đứa lạ lùng nào lạc tới đây. Vui sao sau cùng chó nhà người ta cũng bay lại đuổi bóng đớp bóng cùng Uyên và hắn ta, vậy là bỗng dưng bọn mình có thêm bạn đồng hành. Quần quật gần một buổi sáng, Uyên và Nick lại thu dọn tiếp tục liên đường, khám phá Động Tiên, Suối Cá thần và tất nhiên, thành nhà Hồ – thứ Uyên muốn thấy nhất Thanh Hóa. Ở Thanh Hóa có một nét tương đồng khá rõ rệt với Nghệ An, chỉ có điều, Thanh Hóa không rộng lớn bằng Nghệ An, ở Thanh Hóa, kể cả những vùng quê ngoại thành đều cảm thấy rất gần thành phố, cảm giác nó như một vòng tròn bao quanh nhau, nhưng ở Nghệ An, mọi thứ đều quá xa xôi với nhau. Thanh Hóa đẹp, đẹp một cách giản dị, chất phác, cũng không kém phần hùng vĩ nhờ địa hình núi và rừng động ở đây cực kỳ phong phú, chỉ có điều nó chưa đã với Uyên vì tim Uyên đã bị chiếm trọn bởi núi rừng Tây Bắc.

Uyên nghĩ là Uyên đã rất may mắn trong suốt chuyến đi này, bởi đi đâu Uyên cũng gặp những con người cực kỳ dễ thương, kể cả Thanh Hóa, nơi bị dè bỉu chê bai bởi những ai nghe đến hai từ “Thanh Hóa”. Sẽ không phải là một sự ngụy biện, khi Uyên nói con người ở đây không được yêu mến chỉ bởi vì con người ở đây quá vô tư thẳng thắn. Nghệ An hay Hà Tĩnh hay Thanh Hóa, từ cái gốc rễ, là những vùng được gọi là phên dậu của Việt Nam thời bấy giờ, người ta phải đặt chân đến đây, phải cảm, phải thấy, mới thấm hết cái khô khốc cực nhọc lam lũ của con người những vùng này, mới hiểu hết tâm tư sâu thẳm của những tâm hồn chất phác chân thực nhưng lấm lem bùn lầy, đi ra từ những vết nứt của cuộc sống, đôi khi đáng trách nhưng đáng thương mà nhiều người không hiểu. Trên cuộc đời này không có người xấu, chỉ có người cố gắng không hiểu rằng luôn luôn có điều đẹp đẽ tồn tại song song bên trong con người người ta cho là xấu.

Một điều khiến Uyên cảm thấy mình bị thiếu sót trầm trọng khi tới Thanh Hóa, là Uyên không hề biết đồ ăn ở Thanh Hóa lại ngon đến thế! Bản thân là một đứa mang một tí Bắc, một tí Trung, một tí Nam, tự hào là mình được tiếp xúc và hiểu rất sâu sắc văn hóa của cả ba miền, nhưng thật sự thì, đối với Uyên, Bắc và Trung chiếm hơn hai phần ba tình cảm trong Uyên. Kể cả với ẩm thực, với Uyên, không đâu có được sự tinh tế bằng xứ Bắc, sự tinh tế đó thể hiện một cách cực kỳ nhẹ nhàng, len lỏi vào tâm thức và luôn khiến Uyên cảm thấy đặc biệt khi mình có một cảm giác thích thú hào hứng với ẩm thực xứ này. Đến Thanh Hóa hãy ăn bằng được gà trộn măng, hãy ăn bằng hết hải sản miền biển đục, hãy ăn bằng được gỏi cá trích, gỏi sứa chấm sốt đậu phộng cay mặn, hãy ăn cho bằng hết Thanh Hóa.

Lần này Thanh Hóa làm Uyên mở to mắt hơn, nhìn rõ hơn những điều trước giờ Uyên cho là Uyên đã thấy quá đủ, mở lòng hơn với những điều Uyên từng ôm định kiến to đùng trong đầu, tất cả những điều Uyên cảm được đều nhờ những sự kết nối thực sự Uyên có được từ trong lòng Thanh Hóa, từ những điều đẹp đẽ mà khó có thể đưa ra kết luận nếu chỉ nhìn lướt qua. Uyên sẽ tạm gác lại tình yêu lạ lùng cho Thanh Hóa vào một ngăn nhỏ xíu trong vô vàn ngăn Uyên sắp sẵn cho nguyên hành trình này để tìm kiếm thêm tình yêu lạ lùng ở Ninh Bình – điểm đến tiếp theo.

IMG 0178

[Crazy Stupid Journeys] Nghệ An – Nhà (Phần 2)

Sóng soài trong cát, gió thổi lạnh cóng, miệng đầy cát, Uyên uể oải nhoài dậy trong cơn mộng mị, đã là 4 giờ sáng, Uyên nhận ra mình vẫn đang ở ngay trước mặt biển, bình minh đã ló, mọi vật hiện lên đẹp và rõ hơn cái viễn cảnh tối tăm nhòe nhoẹt chuếnh choáng của đêm qua, bầu trời đã chuyển sang màu xanh đen pha hổ phách, cái thứ màu mà mọi con mắt đều mong muốn được bắt lại một cách nhanh nhất có thể, hoàn hảo nhất có thể cho một buổi sáng ngắn ngủi trên biển. Uyên không nghĩ mình có thể làm cái điều đó như bao người được nữa, vì bây giờ nó trở thành một điều xa xỉ nực cười trong tình trạng đầu đau như búa bổ và mình mẩy ê ẩm như mới đi mượn đại của một đứa nào về. Ngoảnh mặt sang, thấy tên kia vẫn còn ngủ say như chết, Uyên lắc đầu tỏ vẻ hối hận tận cùng bởi sự điên rồ mà hai đứa gây ra, nhưng chỉ một giây sau đó Uyên đã nhếch mép cười phủi mông đứng dậy và tự nhủ lòng không được phí phạm một thứ bình mình đẹp như thế này, dù nó không hoàn hảo như Uyên mong đợi. Phía xa xa bắt đầu lác đác một vài người dạo biển, đảo qua chỗ Uyên và tên kia, Uyên biết chắc chắn rằng sẽ không thể tránh khỏi ánh mắt dòm ngó không khỏi ngạc nhiên vào hai đứa nhìn gần như hai đứa vô gia cư, dẩm thần kinh lăn lóc ngủ ngoài biển, tên kia mặc kệ đời chả biết gì vẫn chìm trong giấc nồng, còn mỗi mình Uyên hứng chịu trận đạn bắn ra xối xả từ những ánh mắt của người lạ. Uyên nghĩ mình đã chai sạn với những thứ kiểu đấy, thế nên chỉ biết nhìn thẳng mặt người ta mà cười lại một cách mỉa mai, đó là điều Uyên vẫn thường làm mỗi khi bắt gặp những ánh mắt kiểu đấy, nhưng nhiều khi ngồi nghĩ lại khéo người ta lại nghĩ mình điên. Thôi, Uyên cóc quan tâm, Uyên sẽ vẫn đi hưởng bình minh. Bình minh của biển vào hè đẹp đến khó cưỡng, nó là cái đẹp làm cho con người ta cảm thấy hưng phấn tươi mới hơn bao giờ hết, nhưng buồn một nỗi, Uyên là con người của mùa đông, Uyên yêu biển vào đông da diết. Biển mùa đông âm u lạnh lẽo, không chói lóa rực rỡ như biển mùa hè, biển đông mưa phùn che hết lối, ẩm thấp lầy lội, nhưng biển đông đem đến cho con người ta một cảm giác không mùa nào có được là cái sự tĩnh. Cái tĩnh đấy có khả năng lột trần được tất tần tật cái tôi thật nhất, xúc cảm thật nhất của một người, thật đến nỗi buồn bã cô đơn, đến nỗi chấp nhận cái buốt lạnh ướt át mà ngửa mặt đi trong mưa, mà lại thấy nhẹ nhõm và vui đến lạ. Nếu mà để chuyển thể cái cảm giác đấy thành một thước phim, thì có lẽ không thước phim nào có thể thể hiện được chính xác hơn hình ảnh của Chris Martin trong Yellow của Coldplay – bản nhạc cũng như music video yêu thích nhất mọi thời đại của Uyên. Uyên đã từng nhiều lần cố ép mình vào cái cảm xúc miên man của Yellow, vờ như mình là Chris, miệng nhép nghêu ngao Yellow, tưởng tượng mình đang ở trong một music video, cứ thế chạy về phía trước và hát, tỉ dụ như những lúc ấy có thêm con mắt thứ ba nhìn từ ngoài vào, chắc ai cũng tưởng con này mới trốn trại ra. Nick sau này khi hai đứa gặp lại, ở một nơi tương tự, duy chỉ có lúc đấy đã phải mặc áo ấm, và trừ phần ngủ trên cát ra, trong một tích tắc so deep, đã buột miệng hỏi mình “Mày có biết video âm nhạc yêu thích nhất mọi thời đại của tao là gì không?” “Là gì?”- Mình hỏi. “Yellow của Coldplay, lúc mà thằng Chris nó chỉ đi thất thểu trên biển trong mưa như thằng điên ấy, thế thôi mà đẹp đến lạ lùng.” Nghe đến đó Uyên bất giác quay sang nhìn nó rồi cười phá lên nói “Thế mà tao cũng điên giống nó bắt chước nó làm vậy cả đống lần rồi đấy!”, Uyên lúc đó đã nghĩ trong đầu, mình và nó có lẽ có căn với biển thật, biển và một ít sự điên rồ, cứ dính chặt lấy nhau.     [youtube https://www.youtube.com/watch?v=yKNxeF4KMsY]    Sau những bước dạo dài và sảng khoái trên cát, Uyên quay lại đá đít tên kia dậy, và làm một cái báo động giả cho nó hoảng hốt mà thôi cằn nhằn lăn qua lăn lại không chịu nhấc mông dậy đi về. Hai đứa nặng nề trèo lên bãi đêm trước đỗ xe, tên kia thì vẫn không khỏi cằm rằm phía sau lưng, ngáp ngắn ngáp dài, liên mồm chửi rủa Tao thấy như shit, bọn mình đáng nhẽ không nên ra đây đêm qua, giờ tao thấy như shit ấy! Thế là cái bài ca ấy tua đi tua lại suốt quãng đường gần 20km về nhà, mặc cho cảnh trên đường đẹp đến cỡ nào, hắn ta vẫn chửi rủa bản thân, cả Uyên, cả cái đêm say xỉn hôm qua, Uyên cuối cùng cũng được diện kiến Chí Phèo phiên bản thế kỉ 21, cảm giác không thể thật hơn. Cuộc tiễn biệt bạn đến chơi nhà của Uyên kết thúc bằng một trận ngủ say sưa, một bữa cơm giải rượu, một ván Connect 4 (Ai không biết trò này google dùm nha, chơi cực ghiềnn) và một cái ôm tạm biệt ở bến xe. Sau màn tiễn biệt, Uyên tự nhủ trong thời gian ở Vinh sắp tới chắc sẽ không nhận host thêm đứa nào nữa cho tới khi về Sài Gòn, host đứa nào cũng vui quá trớn như này chắc long thể xuống cấp quá, thế là Uyên lại về set lại status trên Couchsurfing thành “Not accepting guests”, có thể Uyên sẽ rất buồn chán nếu trong thời gian đó vừa chưa kiếm được xe máy, lại vừa không có bạn đến chơi cùng, nhưng có lẽ nó là phương án bảo toàn năng lượng cơ thể tốt nhất để Uyên có thể tập trung vào chuyến đi tiếp theo. Uyên lại trở về với chuỗi ngày vật vã kiếm tìm một chiếc xe, lại chạy lên chạy xuống, gõ lấy gõ để cho người này người kia. Hai ngày sau đó, bố Uyên về nhà với một tin tuyệt vời nhất quả đất trong 1 tuần ở nhà vừa qua: Bố đã mượn được xe cho Uyên! Không thèm nghĩ ngợi gì, Uyên sùng sục chạy đến nơi bạn bố để rước em xe về. Em ấy tên là Serious, bận đồ đỏ, ngoại hình hơi xuống cấp nhưng phụ tùng nội thất thì miễn chê, vẫn còn xài được hết nước. Uyên nhìn vào một em xe cũ rích xấu xí mà chưa bao giờ cảm thấy sung sướng và háo hức như thế, đó chỉ có thể là sức hút của việc ngứa chân và bụi đường mới khiến Uyên cư xử như thế. Bố Uyên dễ thương lắm, thấy Uyên đưa xe về tới, lăng xăng ra hỏi ngay đã rửa với thay nhớt cả chưa mà đi (Dù chả biết mình đưa xe đi tới đâu), sau Uyên mới đưa ra lộ trình chi tiết cho bố nghe trong vỏn vẹn hai từ “Ra Bắc”, không phải Uyên dấu bố, mà đúng thật Uyên chỉ biết là Uyên sẽ tiến về phía Bắc, thế là bố mè nheo, bảo mày phải nói cụ thể đi đâu, và thế là Uyên lôi đại ra một điểm vừa gần vừa xa: Hà Nội.      Uyên khi lấy được xe về chỉ muốn xuất phát càng nhanh càng tốt, nhưng sự kiện xảy ra tiếp theo đã kéo Uyên lại và phá vỡ hết niềm háo hức được lên đường. Tiếng ting ting tin nhắn của viber kêu lên, là tên Nick. “Tao cần mày giúp!”, vừa mở máy lên đọc tin đã thấy điềm chẳng lành, vừa đọc vừa chờ hắn nhắn tiếp vừa cầu không phải chuyện gì ghê gớm. “Tao đang host một thằng hitchhiker người Nga, nó chuẩn bị đi tiếp ra Vinh, mày host nó ở Vinh được không? Thằng này tội lắm, mày phải giúp nó!” Mình đọc đến đấy díu mắt ngao ngán, lại chuẩn bị phải đèo bòng. Uyên không muốn phải cáng trường hợp này, vì Uyên đang rất muốn lên đường sớm nhất có thể, nhưng không giúp nó thì không được, bây giờ kể cả ném nó sang cho đứa khác host thì cũng không được, mình không yên tâm và đồng ý với chuyện đem con bỏ chợ, thế là đã gật đầu nhận lời host thêm hai ngày. Trước khi nhận lời, Nick nó còn cảnh báo là thằng này rất kì cục, mày cố gắng mở lòng nó dùm tao, tao chịu chả nói chuyện được với nó. Uyên tặc lưỡi ngán ngẩm bảo ok mày cứ để tao lo. Ngày hôm sau Uyên lại dong xe ra bến xe đón thêm một người bạn mới. Vì bạn này không có sim ở Việt Nam nên công cuộc liên lạc và tìm kiếm cực kì mệt mỏi, phải liên lạc qua người này người kia, cả gọi cả nhắn tin dặn dò cho cả tài xế xe buýt cho đến khách ngồi cạnh nó, cho đến khi đón được nó về nhà, Uyên vẫn chưa cảm thấy an tâm một tí nào. Nó đến từ nước Nga xa xôi, hichhike (Xin đi nhờ xe) cả quãng đường từ Nga qua Kazarkstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Nepal, Ấn Độ, Myanmar, Thailand, Cambodia và Việt Nam. Một lộ trình xa xôi và mệt mỏi này bằng hình thức hitchhike đối với mấy đứa Nga là một điều khá đỗi bình thường. Ở Châu Âu đặc biệt ở Nga, việc hitchhike với quãng đường kinh khủng như thế đã trở thành một lifestyle từ cả mấy chục năm trước. Trong đời Uyên đã gặp vô số hitchhiker, nhưng Uyên thề tên này là tên dị nhất mà Uyên từng gặp từ trước tới nay. Tên nó là Konstantine – một cái tên rất Nga, năm nay 23 tuổi – một độ tuổi dễ hiểu khi chọn kiểu du lịch như này, nó mang ngoại hình và phong cách điển hình của một backpacker đường dài mà Uyên từng nhắc tới, nhưng nét mặt và tính cách thì không giống bất cứ ai Uyên từng tiếp xúc. Hắn mang nét trầm lặng từ tốn, kiệm lời, ánh mắt nhẹ nhàng chậm rãi nhìn ngắm mọi thứ xung quanh, từ lần đầu tiên nhìn thấy ánh mắt của hắn, Uyên đã cảm giác rằng hắn rất khác biệt. Uyên lần này quyết không tự làm mình bẽ mặt, nhường hẳn cho hắn cái giường êm ái của mình (có báo trước cho ba mẹ), và chạy đi mua cho hắn một đôi sandal mới. Khi mới gặp hắn, đập ngay vào mắt không phải khuôn mặt điển trai của trai Tây mà là đôi dép hắn đi, đó là một đôi tổ ong cải tiến màu xanh, loại dép ở Việt Nam thường thấy trong nhà vệ sinh và bị cắt mõm để khỏi bị ăn trộm. Uyên vừa thấy buồn cười vừa thắc mắc tại sao đứa như nó lại đi đôi dép như thế. Uyên sau đó không có cơ hội hỏi mà hắn tự kể luôn rằng giày của hắn bị ăn trộm lấy lúc hắn đang tá túc ở một ngôi chùa ở Thái Lan, lúc hắn ngủ dậy thì chả thấy giày đâu nữa, thế là sư ở đó mới đưa cho hắn một đôi dép đi tạm. Uyên nghe vừa thấy buồn cười vừa thấy tội nghiệp vừa thấy nó mỉa mai, mất cắp ở chùa, đúng là hài hước làm sao.  

   Uyên từ bé đã có duyên với những thành phần được coi là “lập dị” ở trường, bất kì đứa nào bị kì thị hoặc bị trù dập ở trường, Uyên đều được vô tình xếp ngồi cùng, và Uyên luôn có một sự hứng thú kì lạ đối với những đứa như thế, thế là lúc nào Uyên cũng như một con dòi bên cạnh một cái tượng đá. Mặc sức nó cúi đầu im lặng, làm mặt hình sự, chống cằm bịt tai, Uyên cứ luyên thuyên hết chuyện này đến chuyện khác bên tai chúng nó, lôi hết cái này đến cái kia ra khoe ra kể, nhiều khi buồn còn tâm sự như một cái máy phát dù biết nó không thèm để ý, cứ thế cho đến một ngày nó quay sang ném cho Uyên một câu trong một tỉ năm gần như không nói câu nào “Mày đừng cố tỏ ra thích nói chuyện với tao nữa được không?” Uyên chết lặng chả biết nói gì, lòng cảm thấy tổn thương sâu sắc, bởi Uyên thực lòng muốn nói chuyện với nó, Uyên không phải đang cố tỏ ra thương hại nó hay gì. Uyên còn nhớ mãi sau cái lần đó, Uyên không nói lấy nửa lời với nó cả tuần. Cái im lặng đấy đáng sợ kinh khủng khiếp, nó như một quả bom nổ chậm chỉ chờ chực bùng cháy, rồi đến một ngày, nó quyết định gỡ quả boom đó xuống một cách nhẹ nhàng bằng cách đẩy một bài tiếng anh qua phía chỗ Uyên đang ngồi “Chỉ tau với, tau không biết làm cái ni”. Uyên tiếp nhận cú đáp trả sau một tuần im lặng trong sự nhẹ nhõm “Tau bày anh rồi tí nhớ bày tau làm toán nạ”. Uyên cứ thế hình thành nên một sợi dây vô hình kết nối những tâm hồn vỡ nát lại với nhau, Uyên tìm đường đi sâu tận bên trong thế giới nội tâm đầy bí ẩn của những con người như thế, Uyên tự mở lòng mình ra, để từ đó mọi người chào đón Uyên đến với thế giới của họ. Với Konstantine, Uyên dường như lại cảm được cái sợi dây kết nối quen thuộc đó một lần nữa. Konstantine thuộc một kiểu người trộn lẫn tất tần tật cái khác biệt ở những con người khác biệt mà Uyên từng tiếp xúc. Một phần vì rào cản ngôn ngữ, một phần vì tính cách đóng chặt của hắn ta, Uyên đã phải cố gắng gấp đôi khả năng của mình để nói chuyện với hắn. Đối với một chàng trai 23 tuổi đời, xách ba lô đi du lịch, một hitchhiker, việc không muốn sở hữu vật chất, việc muốn đi theo đạo Phật phương Đông, việc muốn đi đến miền đất Phật Ấn Độ là điểm cuối hành trình để tu dưỡng phần đời còn lại, việc đến tất cả các chùa chiền chỉ để thiền và không lấy đi một bức ảnh nào, việc đổi sang ăn chay trường từ một nền văn hóa du mục chỉ toàn ăn thịt, thì đó là những điều không hề bình thường một chút nào nếu để nói về một chàng trai trẻ như thế. Những hitchhiker Uyên từng gặp đều mang trong mình một sự sáo rỗng quen thuộc, lấy mục đích rỗng tuếch nâng lên thành triết lý cao cả, và cuối cùng cả chuyến đi đó chỉ phục vụ cho cái tôi vớ vẩn của người ta mà thôi. Konstantine thì khác. Uyên có thể chốt một câu chắc chắn như thế từ giây phút Uyên thấy ánh mắt sáng ngời ngập tràn hạnh phúc của nó khi cả hai đứa đứng phóng tầm mắt từ trên đỉnh núi chùa Đại Tuệ nhìn xuống thành phố, cả cái sự thổn thức khi hai đứa chân trần bước vào chính điện chùa hít hà mùi nhang trầm, cả cái im lặng dễ chịu khó tả khi hai đứa vắt vẻo sau lưng chùa nhìn ngắm chiếc bảo tháp đang được xây cất. “This is so beautiful”, đó là câu duy nhất hắn nói trong ngày hôm đó. “Yeah it is, very beautiful”, Uyên đáp lại trong đầu như thế và thể hiện chỉ bằng một nụ cười thỏa mãn. Đây là cảm giác đích thực khi người ta biết dừng lại một chút, vứt bỏ chiếc camera đẹp đẽ, cảm nhận, ngắm nhìn, tất cả mọi thứ đi sâu vào trong tầm mắt, cảm xúc trượt dần trên từng thớ da, thật hơn bao giờ hết, bằng cách nào đó, Konstantine đem lại cho Uyên một cảm giác tự tại khó mà miêu tả bằng lời. Ngày hôm đó kết thúc không thể đẹp hơn, với tư cách là hai người duy nhất lên thăm chùa (Chùa Đại Tuệ thời điểm Uyên đi vẫn còn đang xây cất), sư cô trên chùa ngỏ lời mời hai đứa ở lại dùng cơm trưa với chùa, trưa đó chùa cứ vui như hội, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả, và đương nhiên Konstantine là tâm điểm của bữa trưa hôm đó. Các sư cô khi nghe Uyên kể chuyện Konstantine về ước nguyện của nó, không khỏi ồ lên vì hứng thú tò mò, sau đó còn mời hai đứa ngủ lại chùa một đêm để có thể chiêm ngưỡng Chùa Đại Tuệ ban đêm đẹp đến nhường nào, và còn níu kéo Konstantine tá túc ở lại vài ngày với chùa khi nghe Uyên nói Konstantine bảo muốn dọn lên đây ở, Uyên đã phải kìm nén sự sung sướng lại và dập tắt ý tưởng đó ngay lập tức vì cả Uyên và nó đang rất vội vàng cho những chuyến đi sắp tới, một điều chẳng tốt tí nào khi Uyên phải vội vàng bỏ qua những điều như thế này, nhưng thật sự Uyên chẳng còn mấy thời gian mà quãng đường muốn đi thì lại còn rất dài. Tự an ủi bản thân rằng đây là một kết thúc không thể đẹp hơn với Nghệ An, Uyên và Konstantine mỉm cười chào tạm biệt các sư cô trong chùa hẹn ngày tái ngộ, tiến về phía Cửa Lò hóng biển trước khi dong xe về nhà chuẩn bị cho chuyến đi đến điểm tiếp theo vào ngày mai.

Đêm ngày cuối hôm đó, Uyên quyết định không để phí quãng thời gian còn lại, thế là rủ rê Konstantine đi hóng gió bụi đêm thành Vinh. Đi đi thế nào Uyên lại quán tính đâm ra phía chỗ cầu Dầu, nơi ngày xưa Uyên thường đạp xe ra cùng nhóc bạn xả stress vào những lúc cầu Dầu không có ai, canh những khi có gió to thổi đến, đững giữa cầu thi nhau hét thật to và dài, xem ai hét khỏe nhất, hét xong đứng cười như hai con điên, ấy thế mà trôi hết buồn phiền của tuổi mới lớn. Uyên dắt Konstantine chui vào phía bãi tàu gần cầu Dầu, sở dĩ nó có tên cầu Dầu vì ở đấy là chỗ những chiếc tàu chở Dầu cập bến, đêm đến lúc nào cũng có ít nhất một tàu chở Dầu cắm cọc yên vị gần chỗ cây cầu. Cầu Dầu bây giờ khác xưa lắm, bởi bây giờ nó cứ như cái điểm du lịch, người ra người vào náo loạn, hàng quán thì dăng đầy lối vào cầu, nhìn ngao ngán chẳng ra cái thể thống gì. Uyên thấy cảnh đó mà chán chường, liền rủ Konstantine làm trò vui hơn, kệ xác các thanh niên cô cậu bu đầy đầu cầu ăn ăn uống uống, chui vào làm trò con mèo gần những chiếc tàu. Nơi những chiếc tàu đậu ở cầu có một đường dây thừng chắn ngang qua, ghi rõ ràng chữ “Không phận sự miễn vào”, nhìn thấy thế, adrenaline trong máu của Uyên lại nổi lên, khoắt tay miệng liến thoắng “Let’s go” kéo Konstantine đi theo chui qua sợi dây thừng. Thằng Konstantine đầu vừa chui mồm vừa chửi “You’re crazy” bằng cái giọng Nga khạc khạc của nó, Uyên thì cứ đầu tiến chui chân tiến bước rón rén. Qua được sợi dây thừng thì đến phần mệt mỏi hơn: Nhảy từ khúc bờ cầu qua mạn tàu, khoảng cách giữa hai phần đó không mấy xa, nhưng phần khó ở đây là trời cứ tối đen như mực mà khu vực đó lại không có tí đèn nào, trật chân một phát là coi như được tắm nước sông Lam miễn phí. Uyên gan to nên nhắm một cái nhảy vèo đã lên mạn tàu, chỉ còn thằng Konstantine đứng đó nhìn với vẻ e ngại, Uyên đành giờ tay ra đỡ bảo mày nhảy đi tao đỡ, thế là nó lấy đà làm một cái rầm! rõ to lên tàu, Uyên hoảng hốt trợn mắt nhe răng lấy tay che miệng không dám cười to, chỉ sợ bảo vệ nó đến hốt một cái là hai đứa ăn cám. Hai đứa cứ thế nhanh nhảu mò lên phía tầng trên của tàu, chọn một cái view đẹp nhất ngồi chễm chệ lên thành tàu, khoái chí như vừa cướp ngân hàng thành công. “Vui quá!”, hai đứa thay nhau thốt lên sảng khoái. Đêm đó bầu trời không đẹp tẹo nào, kiếm hoài chả thấy một con sao, nhưng thay vào đó là hằng hà sa số ánh đèn thành phố lấp lánh trải dài trên mặt nước, đền bù lại sự thất vọng tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên trên bầu trời của hai đứa. Chính nhờ đêm đó, Uyên đã khám phá thêm được một vẻ đẹp khác của Nghệ An, và cả một thế giới nội tâm khó đoán của một người lạ mà quen. Đêm đó Konstantine đã nói rất nhiều, nhiều hơn những gì Uyên có thể nhớ hết, nhưng cho đến tận bây giờ Uyên vẫn cảm giác được rõ ràng cái cung bậc cảm xúc của Konstantine lúc đó, dù Uyên chỉ là một người lắng nghe mà thôi.

89220 29386196 1665689213513117 6555173778022727680 o

//assets.pinterest.com/js/pinit.js

Cho đến khi Uyên có được xe trong tay và biết rõ thời gian Uyên sẽ đi, Uyên vẫn chưa biết chính xác Uyên sẽ dừng ở đâu. Sáng hôm sau khi còn đang mông lung mở điện thoại nhìn vào google map lần thứ n, liếc mắt nhìn qua nhìn lại xem trưa nay mình nên đang ở đâu ở trên bản đồ, thì tin nhắn của tên Nick lại một lần nữa vang lên, nhưng lần này là cứu rỗi Uyên khỏi mớ bòng bong đau đầu: “Ra Thanh Hóa chơi với tao không? Tao dẫn mày đi chơi!”. Uyên chẳng chần chừ mà Okay cái rụp. Uyên chạy ra ngoài phòng thông báo với Konstantine: “Mày biết gì không, tao sẽ ra Thanh Hóa gặp Nick, và tao sẽ chở mày ra quốc lộ vẫy xe trong trưa nay!”, nó nở nụ cười toe toét hiếm hoi trong suốt 2 ngày vừa qua “Vui quá! Mày nhớ gửi lời hỏi thăm tới nó dùm tao nhé!”, Uyên và nó cảm thấy háo hức hơn bao giờ hết, bắt đầu rục rịch soạn đồ pack đồ, trong bụng bươm bướm bay tứ tung. Xong xuôi, Uyên lên đường nổ máy (xe đã hỏng bình đề không nổi) chở Konstantine về hướng đi cửa khẩu, ngược hẳn đường Uyên sẽ đi tới 20km, nhưng vì không nỡ vứt nó lại nơi xó xỉnh, Uyên quyết định cứ chở nó về thẳng phía Cửa khẩu Cầu Treo theo ý nguyện của nó, nơi nó sẽ tiếp tục hành trình vượt qua Lào để trải nghiệm thêm niềm đam mê chùa chiền thiền định. Tới cửa khẩu, Uyên chọn một spot dễ dàng nhất để nó hitchhike, trước khi thả nó xuống Uyên vẫn hỏi lại là mày có chắc mày vẫn sẽ muốn hitchhike ở đây không, bởi tao có thể mua vé xe cho mày đi thẳng qua Lào. Sau khi hỏi câu đó thì Uyên nhận ra Uyên đã hỏi một câu khá ngu, “Mày không nhớ là tao đã hitchhike từ Nga tới đây à?”, nó cười đáp. Uyên bối rối chả biết nói gì hơn, chỉ biết chìa tay ra ôm nó một cái thật chặt, chúc lên đường may mắn, ném một cái hẹn xa xôi rằng một ngày nào đó sẽ được gặp nó ở miền đất mơ ước, sẽ được thấy nó sống trong giấc mơ thiền định nơi đất Phật Ấn Độ, và mè nheo nó phải lập một cái facebook để Uyên có thể theo dõi hành trình của nó trên cái điện thoại bể tan nát mà nó có, thế là Uyên hí hoáy ghi số điện thoại, tên và facebook của Uyên dúi vào túi nó, dặn dò như mẹ dặn con phải nhớ liên lạc cho Uyên khi nó tới được Lào. Nó bịn rịn quay đầu rảo bước về phía những chiếc xe tải, ngón tay cái bắt đầu dơ lên, chuẩn bị cho những chuyến vẫy xe mệt nhoài. Uyên quay xe, mỉm cười, xỏ mũ và đồ đạc sẵn sàng, rút điện thoại ra nhắn lẹ cho tên Nick 2 chữ gọn gàng “I’m coming!”.
https://open.spotify.com/embed/track/7e5ce24mVnH7cgt00Zbh6C

13417491 1815985805287005 2435321511649422495 n

[Crazy Stupid Journeys] Sec 4: Quảng Bình – Nơi để lại một nửa con tim


“Khi Uyên nói “để lại một nửa con tim”, thì nó sẽ như thế này: để lại một nửa con tim và con tim chỉ còn một nửa.”

Với chuyến hưởng rừng Bạch Mã cùng em Huế Sài Gòn, điện thoại của Uyên chính thức sập năng lượng cùng cơ man nào là dấu tích yêu thương từ ẻm mang tên NƯỚC MƯA. Hết cách chữa ở Huế, Uyên mang theo điện thoại với hy vọng vô vọng là có thể chữa được khi tới Quảng Bình – nơi có papa và mama đang dang rộng vòng tay chào đón Uyên về căn nhà thứ hai của mình.

Quảng Bình là vùng đất chả xa xôi gì so với quê Uyên, thế nhưng Uyên chỉ chính thức đặt chân đến nơi đây lần đầu tiên khi có papa và mama kéo Uyên vào chơi 5 năm trước, đó là ngày Buffalo Hostel của pa và ma thai nghén bấy lâu ra đời, Uyên khi đó mới chỉ là một đứa học sinh cấp 3 đầy hứng khởi trước lời mời của một người có chung niềm đam mê âm nhạc đến ca hát mở màn cho ngày Buffalo xuất hiện, và cho đến 3 năm sau đó quay lại, đó đã là căn nhà thân thương thứ hai.

Ngày đầu tiên đặt chân tới Quảng Bình, Uyên tức tốc đem em điện thoại đi sửa ngay lập tức. Cả papa và Uyên chạy tới chạy lui chỉ để cứu vãn một con iphone 4 sắp gần đất xa trời và là tài sản to lớn nhất của một đứa sinh viên nghèo kiết xác vác thân đi du lịch trong vòng hai tháng, Uyên như chết đi sống lại mỗi lần chìa máy ra thì người ta quăng cho một câu không thương tiếc “Mua máy mới đi em ơi, sửa con này chi nữa cho tốn kém”, Uyên mà có tiền Uyên cũng tậu ngay một em mới, cơ mà khổ nỗi tài sản Uyên có trong người móc ra hết có lẽ còn chưa đủ mua nổi nửa cái điện thoại mới, Uyên đành cúi đầu ngậm ngùi nhìn em điện thoại đơ ra một cục không có dấu hiệu hồi sinh. Papa thấy Uyên quay cuồng với con điện thoại ghẻ thế là dắt xe chở Uyên đi qua chỗ mấy thằng đệ của papa (papa nói) để sửa kiểu “tạm”,  thế là Uyên sau đó sống hết kiếp với em nó trong tình trạng lúc chết lúc sống, không biết khi nào thì hồi sinh hoàn toàn.

Buồn như chó chết con, papa và mama quyết định đưa thêm cho Uyên niềm vui trong suốt gần 2 tuần sau đó, 2 tuần đó đơn giản là 2 tuần đẹp nhất trong cả cuộc hành trình của Uyên, 2 tuần chính thức khiến Uyên bỏ lại một nửa con tim.    

Uyên thực sự bắt đầu hành trình khám phá Quảng Bình bằng chuyến công du cùng tổ đội khách ở Buffalo hostel, mama và papa sợ Uyên cô đơn lẻ bóng nên kéo Uyên đi một tour với các thành phần ba lô ở hostel về Phong Nha. Trên bus Uyên là đứa Việt duy nhất lộ ra sau khi chị lead điểm danh quốc tịch từng người. Hỏi tới “Việt Nam”, mình mau mắn dơ tay “Me, the only Vietnamese!”, thế là cả xe bật cười theo quán tính, một bạn người Anh còn quay qua bảo “I’ll take care of you!” lol, vậy là Uyên yên tâm không lo bị bỏ rơi một mình. Lịch trình ngày hôm đó cả nhóm đi đến Hang Tối và Động Thiên Đường, động Thiên Đường thì gần như du lịch hóa bằng động Phong Nha, nhưng độ đẹp của động thì không chê vào đâu được, nó gần như là phiên bản “không nước” của động Phong Nha, là động khô dài nhất Đông Nam Á, đây cũng là một trong những động khô đẹp nhất mà Uyên từng đặt chân tới.

Tour dong Thien Duong Vietravel 11
Động Thiên Đường đẹp hơn cả Thiên Đường ở Phong Nha

Sau khi khám phá động Thiên Đường, cả nhóm tiến về khu vực Zipline để đu qua hang tối, zipline ở thời điểm đó đã bắt đầu cực kì nổi ở Việt Nam, và Quảng Bình dường như là nơi khởi điểm của Zipline lúc đó. Uyên háo hức cùng các bạn mặc đồ bảo hộ và áo phao, bởi zipline đu qua con sông chày, con sông có nước trong xanh và đẹp nhất Uyên từng thấy ở khu vực miền Trung này. Thường thì mọi người sau khi đu zipline qua sông tới Hang tối sẽ chèo thuyền Kayak để vào tận trong hang, nhưng nhóm Uyên quyết định bơi hẳn hơn 1 cây số nhờ tinh thần bất diệt của chị leader.

hang toi dark cave
Đường vào hang tối sau khi bơi ngập mặt
Du lich song chay hang toi mytour 24
Tắm bùn trong hang tối

Uyên là một đứa bơi siêu ngu, là sản phẩm từ lò luyện bơi Tôn Đức Thắng nơi lấy bơi ếch ra làm một trong những tiêu chuẩn để được ra trường, vì thế nên bơi ếch là thứ duy nhất Uyên biết, và cũng là kiểu bơi chậm chạp nhất trong các kiểu bơi. Lượt đi Uyên ngon lành cành đào bơi dễ dàng cùng mọi người tiến vào hang, nhưng đến lượt về thì Uyên phải nhờ mấy anh bảo hộ kéo về đoạn còn lại, thiệt xấu hổ không còn lỗ nào chui. Sau khi mọi người lầy lội tắm bùn trong Hang Tối (trong Hang Tối có siêu nhiều bùn khoáng), tất cả tụ họp lại đánh chén và kết thúc hành trình nửa ngày bằng một chầu nhậu Cô Ca mix vodka đã đời.

Tối ngày hôm đó, papa và Uyên kéo nhau ra ban công hostel lai rai bia bọt hóng gió phóng tầm mắt ra biển Nhật Lệ, papa vẫn như lúc nào, lại lôi guitar ra vẩy những bài độc quyền của cả hai ba con, chưa có ai có thể đệm cho Uyên Jar of heart hay được như papa, cũng chưa có ai mỗi lần đệm cho Uyên hát lại có cái sự trao đổi ánh mắt tình như papa – điều mà mỗi người hát và người đàn đều mong muốn có được.

Uyên còn nhớ ngày nào ba con mới quen nhau, Uyên bẽn la bẽn lẽn ngồi bên dưới nhìn papa đánh đàn dưới ánh đèn mờ ảo, phất phơ mái tóc dài đầy chất nghệ, cả cái phong thái lúc đánh đàn không lẫn đi đâu được, rồi sau đó Uyên được giới thiệu với papa, rồi Uyên lên vừa đàn vừa hát nhằm gây ấn tượng mà tay cứ run cầm cập vì có người master guitar vừa trình diễn trước mình, ấy thế mà sau đó Uyên với papa lại thành hình với bóng, người hát người đệm người hứng người tung, cảm xúc chưa bao giờ thăng hoa hưng phấn hơn, và giờ đây năm năm sau đó, papa và Uyên lại được sống lại trong cái cảm xúc khó tả ấy một lần nữa.

Và cũng nhờ buổi đêm hôm ấy, Uyên và papa quyết định phải tìm lại cái cảm xúc ấy cho thật trọn vẹn, bằng cách bắt đầu hành trình gắn âm nhạc vào mọi ngóc ngách của Quảng Bình, Uyên và papa cứ thế mà chạy theo tiếng gọi con tim, và cả cái tình của xứ Quảng Bình nắng gió. “Lái xe ra Phong Nha chơi hè!” – Papa đưa ra cái rụp một đề nghị mà Uyên luôn luôn sẵn sàng gật đầu đồng ý vào một buổi sáng nắng chói chang dù chỉ mới 8h sau khi đánh chén nguyên một dĩa bánh mì ốp la và một cốc smoothie to bự do anh Hiếu dễ cưng – đầu bếp ruột của Buffalo làm. Papa và Uyên hí hửng chạy ra ngoài check lại cục sắt Winn Yahama từ đời tám hoánh để lại, Uyên không muốn nhưng vẫn tỏ rõ sự hoài nghi với ẻm trong trường hợp gặp ổ voi ổ chó ở cái xứ này, chỉ mong ẻm không long vít giữa đường.

Xong xuôi, papa và Uyên cắp nách em ukulele và một em loa, đủ đầy, lên đường. Trước khi chính thức tiến vào tuyến đường mòn, 2 ba con thấy thiếu tí nhạc, thế là papa chơi lớn, gắn nguyên quả loa trước đầu xe, play nguyên quả list yêu thích kinh-khủng-khiếp của Uyên và cả của papa – Angus and Julia Stone. Hai ba con tiến thẳng về Phong Nha, cóc để ý mọi người nhìn, đầu vẫn lắc, miệng vẫn cười.    

Bài hát yêu thích nhất mọi thời đại của Uyên và Papa

Uyên và papa chốt deal bỏ qua các thể loại động vì đã quá ngán, đâm thẳng về làng Bồng Lai. Làng Bồng Lai nằm sát vách khu Phong Nha – Kẻ Bàng, là một khu vực dân cư khá thưa thớt, chưa phát triển nhiều về du lịch như con mãnh hổ của du lịch Quảng Bình bên cạnh. Do không có quá nhiều dịch vụ và khách du lịch đến đây, làng Bồng Lai còn giữ được nét đẹp nguyên thuỷ, hoang sơ hơn cả những khu vực khác của Quảng Bình.

Ở đây, điều thú vị nhất hiện hữu là quán The Pub with cold beer của hai vợ chồng địa phương mở ra một cách cực kì tình cờ cách đây 4 năm, khi mà du lịch Quảng Bình chưa quá rầm rộ sau sự kiện King Kong và Sơn Đoong, làng Bồng Lai hầu như chưa có ai biết đến. Những thông tin này Uyên hoàn toàn tìm hiểu chỉ sau khi trở về từ đây, bởi thời điểm Uyên và papa bước chân tới đây đều hoàn toàn là tình cờ và chẳng có kế hoạch gì trước. Uyên thắc mắc và thấy ngộ ngộ khi lần đầu tiên nhìn thấy chiếc bảng gỗ cũ kì được viết lên năm chữ đen bằng than “The Pub with cold beer”, nghĩ trong đầu bảo “hay ghê, giữa cái chốn khỉ ho cò gáy này tự dưng có một cái pub mọc lên, đã vậy còn xài cái kiểu tiếng anh kì cục (điều mà Uyên luôn bắt gặp mỗi lần đi du lịch)”.

Papa và Uyên tạt vào nghỉ chân thì chợt nhận ra là chỗ này cực kì nổi tiếng đối với dân balo ở đây, nào tour tuyến bằng xe máy hay các trekkers đều dừng lại nghỉ chân tại đây. Uyên và papa sau khi rời đi đã đồng ý ở đây có gà, cơm và bia ngon nhất từng được nếm. No nê sảng khoái, hai ba con Uyên tiếp tục lên đường cách đó 3km đi đuổi lợn rừng, và dừng lại điểm ngắm cảnh thật sự của làng Bồng Lai – địa điểm yêu thích nhất trong cả chuyến đi của Uyên.

Ngoằn ngoèo băng qua rừng cây và đường đất, Uyên và papa cuối cùng cũng tới được điểm ngắm đẹp nhất của làng Bồng Lai. Điểm đó được khai thác cũng bởi một đôi vợ chồng ở đây, được giăng xung quanh những chiếc võng gần như trên cao cách xa mặt đất sông suối để mọi người có thể vừa nằm vừa có thể ngắm hết view của núi rừng ở đây.

Tức cảnh sinh tình, ba con Uyên đóng cọc làm ngay một mini show cha và con cùng núi rừng, Uyên chạy đi mượn anh chủ quán guitar cho ba, còn Uyên chơi uku, hai ba con cứ thế nghêu ngao, hễ hát tới bài nào quen quen, mấy người xung quanh ở cùng cũng đu theo hát với theo, thế là lại có thêm khán giả, Uyên và papa hem có bị quê mà tủi tủi hát một mình. Vậy là sứ mệnh hát dạo bước đầu thành công, hát với núi rừng sông suối: checked.  

Phút tức cảnh sinh tình ngẫu hứng của hai ba con

Giang nắng nguyên một ngày đã đời, hai ba con xách xác về tới Buffalo, chưa chịu mệt, còn về kéo thêm hai thằng Nguời Anh mũi lọ đi biển Đá Nhảy. Chốt deal lần nữa cái rụp, 4 con người lại phóng ra Đá Nhảy, sau xe vác theo nguyên thùng đá chất đầy bia cứ như đi tải đạn tiếp thực trên đường mòn năm 54, bất chấp mọi thứ xung quanh. Lần này hoành tráng hơn, papa xách theo thêm em guitar, mở nguyên live show A Đê Lê, bắt hai thằng mũi lọ ngồi làm khán giả, Uyên vừa hát vừa gật gù, quay qua thấy hai thằng nó ngồi nghe cũng gật gù vẻ mặt tâm đắc, nghĩ bụng “may quá chắc nó phê bia rồi nên có vẻ nó thấy hay lol”, papa thì vẫn cứ phiêu diêu múa ngón, Uyên thì vẫn cứ chạy đua theo hơi gió biển, 2 đứa kia thì vẫn cứ lắc lư. Thế là sứ mệnh hát dạo lại cuốn theo chiều gió, hát với biển: checked.  

Đến đó vẫn chưa cam, papa và Uyên quyết chơi lớn trước khi Uyên đi, làm nguyên một mini show ngay trước Buffalo cho bà con làng xóm nghe chơi, tiện thể dâng tặng mấy thằng tây mũi lọ ít thứ mới mẻ để thưởng thức nhằm lôi kéo bọn nó ra cái vòng luẩn quẩn suốt ngày chè chén pooling các thứ qua ngày, nhìn bọn nó sinh khí Uyên cũng phải chùng xuống và nhìn lại bản thân xem mình có thảm hại như bọn nó không, nhưng nghĩ lại thì thấy mình quá bậy, trước khi đi đã dặn cái đầu phải trống, không được phán xét, cơ thế mà vẫn cứ có những phút giây yếu lòng đến vậy.

Hai ba con cũng chẳng chuẩn bị gì nhiều, chỉ kéo anh em nhạc nhẽo của pa đến góp giọng chung vui, anh chị staff trong quán thì lăng xăng pha nước, viết bảng thông báo đêm nhạc tối hôm đó. Cái hostel bé bé nằm lọt thỏm giữa Đồng Hới tối đó rôm rả bất thường, ai đi qua cũng nhìn, bởi nó là thứ sáng nhất, lung linh nhất và đầy ắp tiếng cười tiếng nhạc nhất thành phố đêm hôm đó. Hát cho nguyên cái Quảng Bình bé bé xinh xinh: Checked.  

2 tuần ở Quảng Bình được gói gọn lại trong 2 phút

Hả hê với bao nhiêu là thính đã thả lại chốn này, Uyên cuối cùng cũng mãn nhãn yên tâm để xách thân tiếp tục Bắc tiến. 2 tuần trong hành trình 2 tháng cho một địa điểm không phải quá nhiều cũng không phải ít ỏi, nhưng chưa bao giờ Uyên rời đi nơi nào mà Uyên phải tốn công nhớ nhung lưu luyến bịn rịn như ở nơi đây, bởi Quảng Bình xấu tính quá, tham lam quá, thích giấu tim con người ta để người ta phải có cớ quay lại tìm. Bây giờ Uyên chính thức chỉ còn một nửa con tim để tiếp tục lên đường, về với nơi con tim nguyên vẹn ra đời, là nhà – Nghệ An.

IMG 0108 EFFECTS 1
Đón ánh bình minh hoàn hảo cuối cùng trước khi tạm biệt Quảng Bình
received 1130326807049363

[Crazy Stupid Journeys] Sec 3: Mưa trên phố Huế

Ngẩn ngơ sau khi được anh tốt bụng thả ở bến xe Đà Nẵng, Uyên thất thểu bước lại gần chiếc bus cũ kĩ gắn chữ “Đà Nẵng – Huế”, biết kiểu gì cũng sẽ có người lại chèo kéo đi xe, Uyên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng phòng thủ. Một bác giọng rặc Huế bắn một tràng tiếng anh cũng đặc nốt chất Huế “Huế xi ti Huế xi ti, ây ti thao dần, hia hia!!”, rơi vào tình huống khó đỡ lần thứ hai, Uyên cứ thế đâm thẳng kiếm tìm những chiếc bus khác, đi loanh quanh một hồi cuối cùng cũng quay về với bác người Huế, bảo “80 ngàn hả bác, bớt nữa không ạ?”, bác tròn mắt “Ơ con người Việt à, rứa mà bác tưởng bọn tây chớ”, mình thắc mắc quài làm sao mà cứ bị nhầm là tây, chợt cúi xuống nhìn lại bản thân từ trên xuống dưới thì đúng bây giờ nhìn chẳng khác nào bọn ba lô bẩn bẩn xấu xấu, da đến ngày thứ 7 đã bắt đầu đen nhẻm lên vì ham hố phơi nắng quá đà, thảm hại không chịu được!

Là người đầu tiên trên chiếc bus đi Huế, Uyên phải ngồi đợi hơn 30′ để chờ bác tài gom khách, hơn một tiếng sau, từ việc độc tôn con xe bus Uyên đã chuyển qua bị nhồi nhét vào một bên gần cửa sổ xe cùng một bác trai đem theo cơ man nào là gà vịt khoai sắn từ quê đi, tay xách nách mang để tràn ra hết cả chỗ để chân chỗ Uyên, thế là hơn một tiếng trong suốt hành trình Uyên được tận hưởng những mùi hương lạ lùng hấp dẫn từ những thức quà quê của bác trai, Uyên và bác chỉ biết nhìn nhau bối rối cả hơn tiếng đồng hồ ấy mỗi lần vô tình ngoảnh mặt chạm ánh mắt, cơ mà Uyên lại thấy vui đến lạ, bởi những nếp nhăn trên khuôn mặt từ một người lạ trong ít giây, mùi gió bụi thổi từ cửa sổ, con đường trải dài thẳng tắp núi non, cùng cả Angus & Julia Stone trong playlist vang lên theo từng nhịp của bánh xe bus đang đồng hành cùng Uyên trên điểm đến tiếp theo với cả một sự háo hức tột cùng, đó dường như là một trong vô vàn niềm vui nho nhỏ không nói nên lời của một kẻ độc hành.    

Huế là điểm đến đầu tiên Uyên có cơ hội được dùng đến Couchsurfing. Sau nỗ lực gửi request không thành từ trước chuyến đi một tuần cho một số host ở Hội An và Đà Nẵng, thì Uyên cũng đã thành công ở Huế. Host của Uyên là một chị gái Huế cực kì cực kì dễ thương, chị là Thy. Uyên cảm thấy mình là đứa may mắn nhất quả đất khi thời điểm chị Thy accept request của Uyên cũng là thời điểm chị Thy chính thức vào làm cho một hostel mới toanh ở Huế, cũng là hostel Uyên được offer hai đêm free cho những bạn trên cộng đồng Couchsurfing. Hostel có cái tên April, là tháng hostel được khánh thành, cũng là tháng bước vào một Huế thật sự – Huế của mưa.

Chủ hostel là chị Trang, cũng là một thành viên kì cựu của Couchsurfing, ngay thời điểm mở hostel, chị đã ban hành một cái deal chất nhất quả đất “Free 2 night stay for couchsurfers!”, và Uyên gần như là cái đứa mở hàng cho cái deal này, gần như thôi bởi cùng ngày Uyên đến thì có thêm hai bạn cũng là couchsurfer nữa tới, cả nam cả nữ, vui tung cửa nhà! Uyên cập bến April vào một trưa nắng gắt 38 độ, thế cơ mà Uyên chưa từng thấy hạnh phúc hơn, bởi chị Thy đã đợi Uyên cả tiếng đồng hồ và chào đón Uyên bằng một “bàn tiệc” đầy ắp bánh bột lột tôm do chính tay chị tự làm, bảo đợi Uyên đến mới dám ăn nên nguội hết cả rồi, yêu chịu không nổi!

Ở April Uyên có cả một gia đình mới từ couchsurfing, một anh bạn Việt phi xe máy từ Bắc vào Nam, hai cô bạn Pháp từ Lyon, một đôi hipster từ Tây Ban Nha đi xe máy từ Hà Nội, một đôi sửu nhi hitchhiking từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Việt Nam (hai bạn ý lúc đến hostel là bằng taxi, sau hỏi ra mới biết là hitchhike được cả anh taxi luôn haha) và một đôi trẻ người Đức (sau này thành bạn hát hò cùng Uyên hehe), hostel lúc ấy cứ như tổ đội vô gia cư tầm cỡ thế giới vô tình gặp nhau ở cái đất Huế bé tíu tiu, thế mà lại cứ đầy ắp tiếng cười, tưởng chừng như gặp nhau từ cả kiếp trước.

Đến với Huế Uyên chẳng mong gì hơn bằng việc đi cho bằng hết, nhìn cho bằng hết những cái Huế nhất ở Huế. Uyên lại cảm thấy Uyên là người may mắn nhất quả đất, bởi nguyên hai ngày sau đó, Uyên được một local guide chính hiệu người Huế, đẹp trai ngời ngời, là hướng dẫn viên bán thời gian ở Huế, và cũng là bồ “bán thời gian” của chị Thy, dắt đi “mở mắt” từng ngóc ngách ở Huế. Chưa bao giờ Uyên cảm thấy một cái bàn thờ chứa đầy di ảnh của 13 đời vua Nguyễn nó lại đẹp đến như thế, cho đến khi Uyên nghe anh trai thổi hồn vào từng câu chuyện đằng sau những bức ảnh đó bằng cái giọng Huế ấm ngọt thanh thoát đến lạ lùng.

Anh sẵn sàng bỏ nguyên một ngày quần hết cái Đại Nội chỉ vì anh bảo “đã theo hướng dẫn viên rồi thì học cho hết hí, anh quần cho mi cả buổi mi học ọ luôn (translate: đã theo hướng dẫn viên rồi thì học cho hết nhé, anh dập cho mày cả buổi mày học cho chết luôn). Uyên lại tặc lưỡi “chơi luôn!”, kết cục cả một ngày hôm đó và nửa ngày hôm sau, Uyên ăn ngủ với cái Đại Nội và ba cái lăng, đến nỗi sau này khi quay lại sau một năm, Uyên vẫn còn cảm giác ngờn ngợn ngán ngẩm, nhưng từng chút kỉ niệm tiếng cười lưu lại ở đó thì vẫn luôn khiến Uyên mỉm cười mỗi lần nhớ lại. Hai bạn Pháp và anh bạn Việt bị Uyên và anh lôi đi cùng cũng siêng năng đu theo, chịu khó căng mắt rướn cổ ra chờ thông tin dịch lại từ Uyên sau mỗi lần Uyên nghe được thông tin mới từ anh trai, năm con người cứ thế xông pha hết ngách này ngóc kia dù mồ hôi mồ kê đầm đìa.

Huế không được dễ thương như Đà Nẵng, bởi Huế tiễn Uyên đi bằng những cơn thịnh nộ của cái đứa con gái ẩm ương mang tên Mưa Huế. Mà em ý không chịu tiễn bình thường đâu, phải tiễn theo kiểu Huế pha Sài Gòn em ý mới chịu cơ. Ngày cuối Uyên quyết định đi thưởng núi ở Bạch Mã, rủ thêm đôi bạn nghịch ngợm người Đức cùng anh người Việt, chị Thy và anh bồ Thy, bỏ hai bạn Pháp ở nhà bởi hai bạn ý có việc riêng, sáu con người ba chiếc xe, đâm thẳng về Bạch Mã. Chuyến đi sẽ kết thúc trong sự khô ráo và êm đẹp nếu sáu con người này không nổi hứng điên rồ lên đi tìm thấy cho bằng được con thác Đỗ Quyên – điểm đẹp nhất và cũng là điểm gần như xa nhất trong khu vực Bạch Mã.

Quãng đường đi tìm thác đó sẽ không là gì nếu không có sự xuất hiện của em gái mưa đỏng đảnh mang tên Huế Sài Gòn. Ẻm Huế vì ẻm dai kinh khủng dẳng, ẻm Sài Gòn bởi ẻm bất chợt hơn cả lũ gián trong nhà tắm nhà Uyên mỗi đêm. Đỗ Quyên chưa bao giờ xa đến thế, khó với đến thế trong vòng vỏn vẹn ba mươi phút, em Huế Sài Gòn đùng đùng dội thẳng cơn phẫn nộ lên sáu con người trong hoàn cảnh không có một thứ gì đem theo có thể chống được nước, giữa rừng thẳm lạnh buốt cảm như 15 độ C trong khi nhìn xuống dưới chân núi vẫn nắng chang chang. Đường đến thác Đỗ Quyên trong những đoạn đường cuối cùng xuất hiện một đoạn bậc thang sắt đã tan nát thủng lỗ chỗ, cả bọn nhìn nhau đắn đo không biết có nên đi xuống nữa không, bởi bây giờ nếu đi xuống thì khi phải đi lên lại sẽ là một sự đánh đổi không mấy đáng thử, bởi lúc đó mưa rừng lại bắt đầu dội xuống nặng hơn, lạnh hơn, đễn nỗi tay vịn đoạn thang cuối cùng cũng lăn ra long lóc dưới đất.

Uyên vẫn là cái đứa lì lợm cứng đầu không chịu khuất trước cảnh đi bộ mòn gót mà không nhìn thấy được thác, hô toáng lên trong cảnh mồm ngập nước mưa “lỡ rồi đi thôi!”. Cái hăng đánh chết cái dại, xuống tới nơi thì em thác Đỗ Quyên xinh đẹp chỉ còn được thấy một nửa, bởi nửa còn lại của ẻm đã bị cả tấn cây che phủ do cơn mưa đánh sập xuống. Thất vọng tràn trề, cả đội quay đầu lại trở về trong đầu chửi thề cái con mắc dịch tên Huế họ Sài Gòn. Lặn lội giữa cơn mưa giông ngược chiều gió, cả đội chật vật leo lên tìm đường về lại điểm xuất phát, khoảnh khắc đặt chân về đến con đường mòn vừa đúng lúc cơn mưa tạnh, cả lũ hét toáng lên “Let’s go back to the waterfall!”, mọi người vỡ òa lên cười sung sướng trong cái sự mỉa mai hài hước của câu vừa rồi mà trong lòng thấy sảng khoái lạ thường, đó luôn là cảm giác mình có được mỗi lần trở về từ núi rừng sông suối, mặc mệt mỏi đau đớn, cảm giác chinh phục được thiên nhiên luôn là cảm giác tuyệt vời nhất.

Đêm cuối ở Huế, cả gia đình April quây quần tổ chức tiệc lớn chia tay các bạn couchsurfers lên đường tiếp tục hành trình, ai cũng hồ hởi xắn tay vào bếp nấu bún bò Huế, mấy bạn Tây lăng xăng đi siêu thị kiếm cho bằng được bia Bỉ về mời các bạn Việt uống thử, anh bạn người Đức thì lân la phục vụ ca múa nhạc quần chúng, nào đàn nào loa nào máy. Cũng từ sự kiện này mình mới có thêm bạn cùng gu nhạc, vừa bật lên bản There’s too much love của Bella and Sebastian một cái, cả lũ nhảy dựng lên hét hò lắc lư, cảm tưởng như vừa tìm được đồng đội âm nhạc thất lạc bấy lâu nay.
[youtube https://www.youtube.com/watch?v=Jr4930v0yJI]

Bonus bản There’s too much love cho các bạn nghe, bản nhạc yêu thích nhất mọi thời đại của mình! Uyên và chị Trang host của April đêm hôm đấy ngồi lại trò chuyện tới khuya, tỉ tê mọi thứ trên đời về du lịch, về những dự định của chị, cả của Uyên, cả của April. Chị nhẹ nhàng bảo Uyên rằng sau này nhỡ có chán đi rồi thì về đầu quân cho chị, Uyên cũng nhẹ nhàng bảo lại là thế thì chị cho phép em về đầu quân theo mùa được không, mùa nào mưa to nhất em về mùa nấy, để mỗi lần em đi em còn thấy nhớ nhung để mà quay về.  

Bán Đảo Sơn Trà nhìn từ trên cao

[Crazy Stupid Journeys] Sec 2: Đà NẴNG TỚI HỘI AN và những mảnh tình thất lạc

Uyên đứng sừng sững ngay trước bến xe Hội An, mặt đang kiểu hào hứng sắp tản bộ về phía chỉ đường nơi chiếc homestay đã book có thể sẽ chỉ còn cách vài sải chân, thì bất thình lình một bác xe ôm (lại một bác xe ôm) nữa xuất hiện, miệng liến thoắng “mô tô bai mô tô bai?”. Mình lẩm bẩm trong đầu bảo kiếp trước không biết có phải là người tình trăm năm của bác xe ôm nào rơi rụng vô tình ở cái đất xứ Quảng này không?

IMG 0086 1

Uyên không chần chừ mà tạt ngay lại “Không bác ơi con người Việt, con đi bộ thôi”, lạnh lùng bước tiếp, lần này bước theo kiểu bị mèo vồ ngày bé, không cho phép thêm một xe-ôm-ngoài-hành-tinh nào xâm nhập vào lãnh địa một lần nữa.

Uyên dừng trước một chiếc homestay màu trắng bé bé xinh xinh sau 5 phút tản bộ, trong một giây sững lại, Uyên thấy có gì đó rất sai, chiếc homestay này quá fancy so với những gì Uyên được thấy trong ảnh, nghi ngờ có biến, Uyên lục ngay điện thoại ra check lại địa chỉ một lần nữa cho chắc ăn, thì ôi thôi, địa chỉ của homestay này là số 50, là số chẵn, còn Uyên đang đứng trước số 51, LÀ SỐ LẺ, NẰM TRÊN CÙNG MỘT CON ĐƯỜNG, bay vào hỏi một chú đang đứng tưới cây trong đó thì mới biết: SỐ 50 VÀ SỐ 51 TRÊN ĐƯỜNG NÀY CÁCH NHAU 2KM! Ngu tập 2!

Uyên câm lặng quay đi trong tủi nhục thêm một lần nữa, đánh bộ thêm 2km, vừa nóng vừa mệt vừa tức vừa bỏng rát vì đôi xăng đan mới tinh cà nát gót chân. Sau 2km “ngắn ngủi”, Uyên đã lê được đít tới chiếc homestay của sự vinh quang mà Uyên phải đánh đổi bằng sự ngu dốt vô biên giới. Trước chuyến đi xám xịt này, Uyên đã dặn lòng và chốt một cái deal trước mắt với Hội An (khá là trẻ trâu): Đi bằng hết 3 làng nghề đất Hội!

Điều đầu tiên sau khi check-in lấy phòng Uyên làm đó là chọn ngay một em xe đạp tốt nhất khỏe nhất trong hàng tá những em nằm ngoài sân phơi nắng của homestay, homestay Uyên ở có free xe đạp bonus thêm cô chủ siêu siêu dễ thương hỏi gì cũng biết ở Hội An. Sau khi tắm táp xong xuôi, Uyên xúng xính dong xe bắt đầu hành trình thực hiện thỏa thuận giữa Uyên và Hội An.      

Theo như sự chỉ dẫn không đầu không cuối của bạn map trên con iphone 4 cùi bắp, Uyên đạp hào hứng về phía làng gốm Thanh Hà – làng gốm tồn tại ở Hội An từ thế kỉ 15 đến nay, cũng là nơi tạo ra tất cả những con vật gốm nung nhỏ nhỏ xinh xinh mà nếu ai từng đến Hội An đều thấy khắp nơi, từ sạp lưu niệm ven đường cho tới những cửa tiệm hoành tráng.

Lúc Uyên tới nơi là lúc hầu như rất ít khách tới thăm, chỉ thấy bóng dáng lẻ tẻ một vài người đi ra đi vào, bụng nghĩ không lẽ chỗ này chán đến thế? Xong vẫn tặc lưỡi mua vé hết 15 ngàn, tung tăng đi sâu vào cổng. Men theo một đoạn đường ngoằn ngoèo hai bên đắp bằng gạch nung đúng kiểu một ngôi làng điển hình, Uyên tìm đến căn nhà đầu tiên trong vô vàn những căn nhà của các hộ làm gốm – nhà của chú Diên. Chú là con người dễ thương nhất (thứ hai) mà Uyên được gặp ở Hội An. Vì là người duy nhất tới thăm nhà chú, Uyên được chú tiếp đãi không thể nồng hậu hơn, chú kéo Uyên xuống ngồi cho học nặn từng tí một những con vật được uốn miết bằng đất dẻo phù sa.

Vừa vọc tay vào cái chất dẻo mềm vo vo nặn nặn, Uyên và chú vừa nói chuyện rôm rả về cái xứ miền Trung nắng gió. Uyên nói với chú Uyên cũng là dân miền Trung, mặc dù một nửa dòng máu Uyên là dân Sài Gòn, nhưng đi đâu Uyên cũng coi mình là dân miền Trung quê Bác chính hiệu, mặc cho cái tôi to đoảng của dân xứ quê Uyên cứ đi đâu xa là không dám nhận gốc gác con cháu Bác Hồ. Cũng buồn vì cái định kiến đèo bòng trên lưng là “dân Nghệ”, đi đến đâu người ta tránh đến đấy, vẫn được mác cần cù học giỏi nhưng cái số đấy người ta không quan tâm bằng cái số người gian trá lừa lọc.

Con người vẫn vậy, một điều tốt không bằng 9 điều xấu, mãi mãi là khó chữa. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ Uyên và chú chém hết chuyện trên trời dưới đất, từ chuyện nhỏ đến chuyện to, từ chuyện Vinh là thành phố thuộc tỉnh Nghệ An (xin nhắc lại Vinh là thành phố trực thuộc tỉnh Nghệ An, không phải là hai nơi chốn khác biệt) đến chuyện người dân xứ Hội nơi đây chấp nhận hy sinh gần cả cuộc đời sống trong những căn nhà gạch nung đỏ không máy lạnh điều hòa chỉ để bảo tồn nét đẹp văn hóa cổ của Hội An, để vẫn ngồi ngay tại lò nung 100 độ cầm tay dẫn dắt những thế hệ sau nối tiếp truyền thống của làng gốm Thanh Hà. Chém hết từng đó chuyện nhưng Uyên vẫn chưa xử xong em lợn (chắc là lợn) mà chú Diên chỉ dẫn nhào nặn cách đây 2 tiếng đồng hồ, trong khi mình vật lộn với em lợn đầu tiên thì chú đã xử xong 4 em.  

Sau khi phủi mông đứng dậy trong đau đớn vì ngồi lọ mọ với em lợn nung suốt 2 tiếng đồng hồ thì chú Diên lên tiếng hỏi Uyên một câu hỏi (câu hỏi cool ngầu nhất thế gian): “con muốn đi cùng chú qua Công viên đất nung chơi với mấy anh chị bên đó hông?”.

MỘT ĐỀ NGHỊ TUYỆT VỜI NHẤT QUẢ ĐẤT. Tại sao? Vì mình sẽ là vị khách du lịch đầu tiên được đặt chân vào Công viên đất nung lớn nhất Việt Nam for free! (đấy là theo lời chú Diên nói). Công viên đất nung này được một anh kiến trúc sư người Hội An tên Nguyên thiết kế, là công viên đất nung được đầu tư nhất, lớn nhất và “độc nhất” Việt Nam.

Đây có lẽ là bảo tàng về đất nung gốm sứ thú vị nhất mình từng đến ở Việt Nam, lại càng cảm giác đặc biệt hơn khi được dẫn đi xem từng ngóc ngách của nó bởi một người cực kỳ am hiểu về gốm, kể cả những căn phòng chưa hoàn thành và chưa có ai từng đi vào. Tham quan chán chê, chú Diên còn đưa Uyên ra chào hỏi làm quen mấy anh chị làm trong công viên, bảo tao mới nhận nuôi thêm đứa con gái, có đứa nào hốt hem. Mình nghĩ chứ thằng nào ở đây mà hốt phải mình thì ôm hận cả đời.

Sau cuộc trò chuyện và tham quan đầy rẫy bất ngờ và thú vị cùng Ba Diên (sau một hồi cưa kèo với mấy anh chị trong công viên thì chú đã bắt mình gọi bằng ba), ôm chào thắm thiết hẹn ngày gặp lại, Uyên lại dong xe tiếp tục lên đường tìm về làng nghề tiếp theo – Làng rau Trà Quế và làng mộc Kim Bồng.

Thực ra Uyên đã tính nhấn phím enter ngay từ chữ Quế để bắt đầu một câu chuyện riêng về làng nghề này, nhưng sau đó 2 giây đã quyết định nhấn back trở lại và gõ thêm 5 chữ “và làng mộc Kim Bồng”. Tại sao? Vì đơn giản thời điểm đặt chân đến cả 2 làng nghề này là cả một sự thất vọng nặng nề, nói đúng hơn đó là một nỗi buồn khó tả.

Hai làng nghề này với khách du lịch từng là hai điểm rất nổi tiếng, nổi tiếng vì những tour cooking class tại làng rau giới thiệu cho du khách nước ngoài về những loại rau tươi ngon nhất của xứ Hội, là làng rau cung cấp cho Hội An những thứ rau quả tươi ngon nhất để làm nên một bát mỳ Quảng tuyệt vời; nổi tiếng vì những nghệ nhân làm mộc tinh xảo bậc nhất Hội An, thế mà thời điểm đó, ngay giữa mùa cao điểm du lịch lại chẳng có lấy một bóng người tới thăm. Làng rau lơ thơ trọi lá, làng mộc lèo tèo vài ba gian hàng lưu niệm, xung quanh lác đác những nhà dân làm mộc lâu đời, đâu đó vài bước chân thêm vài ba cô già đi mời mua chuối chín cho khách du lịch, cảnh tượng ấy sao mà buồn đến lạ lùng.

Uyên vẫn sẽ tự trấn an mình rằng đây là những sự thật buồn bã trần trụi mà Uyên sẽ phải đối mặt và chứng kiến trong suốt 2 tháng tới, và dù sao đi chăng nữa, Uyên đã quét dọn sạch sẽ và phủi bụi tất cả những kì vọng viễn cảnh tươi đẹp trong chặng đường này, Uyên sẽ không buồn, Uyên chỉ cần nhìn ngắm và làm một điều gì đó, để hành trình này trở nên đáng nhớ hơn bao giờ hết.

Ngày thứ hai ở Hội An, Uyên quyết định xả một hơi thật dài, dậy thật sớm, chạy rục rịch xuống tám chuyện với cô chủ homestay và thưởng thức món trứng cuộn ngon đến lạ lùng cô làm. Xong xuôi, Uyên lại dong xe đạp thẳng về An Bàng, tự thưởng cho mình một ngày dài ở biển sau ngày đầu hoạt động quá năng suất.

An Bàng ngày này đông một cách khủng khiếp (vẫn không đông bằng Cửa Lò quê Uyên ngày lễ), nhưng Uyên vẫn quyết định chen vào để có một slot nhằm thỏa mãn cơn thèm biển và gió, lăng xăng dắt xe vào gửi, thì chợt nhận ra là gửi xe thì chắc chắn mất phí, mà hình như lúc ra đi trong túi chỉ đựng mỗi khăn, đồ bơi, kem chống nắng và điện thoại, không hề đem ví (ngu tập n). Uyên tặc lưỡi, kệ, sẽ có cách, vì dù sao thì bây giờ cũng chẳng quay về được (đạp tới 7 cây số để tới đây rồi).  

Loanh quanh tìm được một góc đẹp để an tọa, Uyên ổn định đồ đạc, nằm sóng soài hưởng nắng cát gió biển, đang liu riu thì chợt một giọng nói cất lên đầy mơ hồ vang vọng bên tai “Have you seen any jelly fishes around here?”, ngẩng mặt lên thì thấy một anh chàng to cao, với vẻ mặt đang vừa kiểu thắc mắc vừa kiểu bối rối đứng ngay cạnh chỗ mình.

Lúc đó mình cảm thấy còn bối rối hơn hắn ta, tự hỏi chui đâu ra tên này. “Nah sorry I even haven’t been in the water yet, but I don’t think there’s any jelly fishes around here” mình đáp. Rồi hắn ta tiếp tục đoạn hội thoại bằng câu chuyện luyên thuyên rằng hắn ta vừa bơi xong và nghĩ là bị sứa cắn blah blah. Mình thì nghĩ trong đầu rằng biển ở khu vực dưới này thì lấy đâu ra sứa, mà sứa nếu có cũng chẳng thể có vào cái mùa nắng cực tháng 6 này được.

Thế là cuộc hội thoại ấy kéo dài tới 1 tiếng đồng hồ, làm gián đoạn cả công cuộc hưởng biển của Uyên cả ngày hôm đấy. Sau này hắn ta mới khai thật rằng lúc đấy muốn tiếp cận mà chả biết nói gì nên lấy đại chuyện sứa ra hỏi mà cuối cùng bị lật bài lol (thiệt xàm hết sức). Và suốt gần một tuần tiếp theo sau đó, Uyên có bạn đồng hành rong ruổi hết ngóc này ngõ kia của Hội An, lân la luôn cả cái Đà thành, cười như chưa bao giờ được cười, hân hoan như một bông hoa mới chớm, với một người lạ mà quen, với niềm vui biết chắc rằng ngắn ngủi. Uyên chỉ biết rằng, phải sống trọn cái giây phút đó, vì sẽ chẳng bao giờ có lại lần thứ hai.

Một mình chưa bao giờ đồng nghĩa với việc cô đơn nếu bản thân biết mở lòng, Uyên độc hành trong chuyến đi này nhưng thứ duy nhất mà Uyên có được sau mỗi điểm đến lại là những người bạn mới, những tình cảm cảm xúc mới mẻ mà chỉ có khi đi một mình mới có thể cảm nhận được. Chú Phụng – roomate của Uyên trong suốt quãng thời gian ở Hội An, có lẽ là người mà Uyên khó có thể quên nhất. Uyên chắc chắn có căn với người lớn tuổi, bởi cứ đi đâu là chỉ có nhào vô làm bạn với các bô lão mà thôi.

Chú Phụng là người cà phê cà pháo với Uyên mỗi sáng sớm thức dậy, chú là người cùng Uyên rong ruổi đến những nơi chả ai đến ở Hội An (tất nhiên chú không phải là người duy nhất), chú là người đủ kiên nhẫn nghe Uyên luyên thuyên về đủ thứ chuyện (và tất nhiên Uyên cũng phải kiên nhẫn nghe chuyện luyên thuyên của chú), chú là người tự động hủy hẹn buổi tối đi chơi với Uyên chỉ vì biết Uyên có hẹn với trai mới quen chui từ An Bàng ra, chú cũng là người khăng khăng không cho Uyên cuốc bộ ra bến xe mà xách xe máy chở Uyên ra tận nơi vào ngày cuối hai chú cháu chia tay tạm biệt, và chú cũng là người sau này trở thành một trong những người bạn tốt của Uyên sau chuyến hành trình.  

Đà Nẵng là thành phố mà trước khi đi, Uyên chẳng kì vọng gì nhiều, nhưng nhờ những con người đáng yêu ở đây, Uyên đã phải vứt bỏ cái định kiến của bản thân trước đó trong đầu hoàn toàn. Uyên quyết định thuê hẳn một con xe máy cho bốn ngày ở đây – một con em Nouvo cũ rích với giá 100k một ngày (Giá sau khi đã kì kèo với anh chủ cho thuê), và tá túc ở nhà một người chị bạn cá tính dễ thương nhất quả đất. Chị là chủ của một quán pub tây khá nổi ở Đà Nẵng, chị là một người chị đồng hương của Uyên, cùng tiếng gọi tình yêu chuyển về Đà Nẵng thực hiện ước mơ cuộc sống du mục của mình.

Tên quán của chị là Đơn vị tôi, là một nơi đậm chất phóng khoáng và niềm vui, quãng thời gian ở Đà Nẵng như chưa từng vui hơn nhờ chị và Đơn vị tôi. Cũng nhờ Đơn vị tôi, Uyên tình cờ có thêm một người bạn đồng hành mới – một người chị độc hành với chiếc wave cũ kĩ từ Hà Nội vào Sài Gòn, chị là một cô gái nhỏ nhắn, nước da chị đen nhẻm vì cháy nắng đường trường, nhưng bản lĩnh của chị thì không đứa con gái nào bằng. Thế là Uyên và chị đánh một cái hẹn với nhau đi khám phá Đà thành.      

Trước khi tới Đà Nẵng chị bảo chị chả có kế hoạch gì cả, nghe thế Uyên lôi chị đi bằng được một điểm hiện hữu duy nhất trong đầu Uyên: Làng cổ Túy Loan (Nơi sau này cứu rỗi bài kiểm tra cuối kì của Uyên).

Có chăng cái thân Uyên trẻ mà cái tâm hồn nó cũ kĩ quá nên chả thèm đi đâu ngoài mấy cái làng cổ trăm năm tuổi, thẳng thừng gạt phăng đi mấy điểm Bà Nà hiêu vượn hay cái quỷ công viên mặt trời châu á gì gì đấy, nghĩ bụng bảo già rồi chơi hem được mấy trò sửu nhi hay đứng chụp hình pose dáng sống ảo nữa (mới 19 tuổi thôi đấy giời ạ). Uyên và chị lạch cạch lái xe tiến về quốc lộ 14B về phía Hòa Vang, đường về làng cổ đẹp đến bình yên lạ lùng, duy chỉ có điều ngoằn ngoèo và dễ lạc thì kinh khủng.

Thời điểm gần tới nơi thì cũng là lúc Uyên vỡ mộng lần hai. Thời điểm Uyên đến Đà Nẵng là vào đầu hè tháng 6, khách du lịch ở ĐN rất đông, nhưng ở khu vực ngoại thành Đà Nẵng thì hầu như không ai đến, đặc biệt là điểm Làng cổ Túy Loan do không phải mùa lễ hội ở đây. Uyên vừa thất vọng vừa thấy thú vị khi đặt chân được tới đây.

Thất vọng vì không khí ở làng không như mình tưởng tượng, thú vị vì mình và bạn đồng hành là những người duy nhất đang ở đấy. Điểm đáng chú ý nhất của làng Túy Loan là đình làng. Đình làng cổ Túy Loan đã tồn tại hơn một thế kỉ từ thời vua Thành Thái, nhưng vẫn còn giữ được nguyên vẹn hình dáng, kiến trúc và những nét đặc trưng của đình làng Việt Nam. Đây cũng là ngôi làng cho ra đời thứ bánh tráng cho món mỳ Quảng trứ danh nơi đây, cùng với thứ nước dùng đặc biệt làm từ nước giếng cổ Bá Lễ (Nơi Uyên đã fail trong việc tìm kiếm ở Hội An).

Uyên và chị loanh quanh mãi mới đặt chân đến được đình làng Túy Loan. Điều đầu tiên hai chị em thốt lên nhìn nhau là: “Cửa đình khóa rồi!”, hai đứa bối rối chạy đi hỏi một nhà dân đối diện xem có cách nào vào được không thì người ta bảo chả có ai đến mở cửa hôm nay đâu. Hai đứa đứng chần chừ nửa muốn bỏ đi nửa muốn vào. Uyên thì không chịu được cảnh đã xách đít đến tận đây rồi mà trở về không không, thế là Uyên nháy mắt với chị bảo “Trèo vào thôi!”. Ông bà nói cấm có sai, bần cùng thì sinh đạo tặc, Uyên đây không bần cùng lắm mà vẫn cứ sinh đạo tặc, Uyên xắn quần xắn áo gác xe khóa cổ sẵn sàng trèo vào đình. Chị thì co ro đứng nhìn với vẻ mặt bất lực, cuối cùng thấy con em chật vật quá phải chạy lại đỡ chân hất lên lấy lực cho Uyên trèo. Uyên lọt được vào trong ngoảnh ra tính dơ tay đỡ chị bảo trèo lên thì đã thấy chị đu người cheo leo trên tường gần vào được tới nơi, đúng là nồi nào úp vung nấy, hai con như giặc ngựa đi chung với nhau đúng hết cả bài!

Mãn nhãn với sự đìu hiu của Làng cổ Túy Loan, chị em Uyên dong xe đâm thẳng về trung tâm, lao ngay vào chợ Cồn đánh chén tất thảy các món trong đó, rồi lại về Đơn vị tôi thức bia hưởng nhạc lấy lại tinh thần chuẩn bị cho những điểm đến tiếp theo.

Ngày hôm sau chị Vân pack đồ đạc tiếp tục lên đường, hai chị em chia tay hẹn ngày sớm gặp lại, chị và Uyên đi ngược chiều nhau, một đứa tiến ra Bắc một đứa đi vào Nam, vô tình tông phải nhau giữa miền Trung, nhưng đây hóa ra là một vụ đụng độ thú vị nhất từng có, một trong hai đứa bây giờ lại phải hẹn ngày đụng độ một lần nữa, có thể rất lâu nữa, nhưng tái ngộ là một điều chắc chắn đối với hai đứa giặc cỏ này.

Chị lại tiếp tục lên đường với con wave của mình, Uyên còn hẹn với Đà Nẵng thêm một đêm và cũng lên đường tiến về điểm tiếp theo. Ngày cuối cùng ở Đà Nẵng kết thúc bằng nguyên một ngày lái xe rong ruổi hết Ngũ Hành Sơn đến đỉnh Bán đảo Sơn Trà – nơi yêu thích nhất Đà Nẵng của Uyên, cũng là nơi lấy bớt một ít máu trên đầu gối của Uyên trên cung đường núi vừa hẹp vừa chật vừa xóc cùng em Nouvo cùi bắp góp phần hỗ trợ.

Sơn Trà là điểm cuối cùng Uyên đến ở Đà Nẵng. Long nhong lái xe về trả cho chủ thuê trước giờ hẹn, Uyên chợt nhận ra (lại chợt nhận ra) Uyên làm mất một cái mũ bảo hiểm trước đó mượn thêm để chở trai ra sân bay, lại méo mặt thêm một lần nữa. Đem đến nơi bối rối nói với anh chủ anh ơi em làm mất cái mũ của anh rồi, để em đền cho anh, thế mà anh ý dễ thương bảo không sao, mũ đấy mũ rẻ tiền anh mua phòng trừ khách làm mất anh coi như cho không luôn. Uyên cạn lời cười trừ, cảm thấy lại bị ngu tập n.      

Loay quay xách cái ba lô lên chuẩn bị cuốc bộ ra bên ngoài bắt taxi để ra bến xe, anh chủ thấy thế bảo bắt taxi từ đây ra bến xe tốn tận 100 ngàn đó nha, khổ nỗi nữa là chả có cái xe ôm nào ở đây, thế là không biết như nào anh ý chạy tót vào trong nhà, ném cái chổi với cái ki hốt rác đang cầm trên tay lúc quét nhà dở thẳng vào trong nhà, dắt đúng cái xe mình thuê ra hăng hái “leo lên anh chở ra bến xe!”, mình lớ ngớ tròn xoe mắt xong cũng nhảy tót lên xe, ảnh phóng cái vèo như tia chớp, tới nơi còn dặn đi đứng cẩn thận, bảo có dịp lại ghé Đà Nẵng chơi.

Thế đấy, trước khi Uyên đi Đà Nẵng lại còn ném thêm cho ít quả cảm xúc ngọt ngào như này, bảo sao mà không yêu nơi này cho được!            

wild reese witherspoon

28 bộ phim truyền cảm hứng du lịch

Một trong những nguồn cảm hứng to lớn cho những kẻ lữ hành ngoài kia là những thước phim. Sau đây Uyên sẽ liệt kê ra 28 bộ phim yêu thích luôn thôi thúc niềm đam mê khám phá thế giới xung quanh của Uyên. 

Đọc thêm: 9 cuốn sách du lịch dành cho những kẻ lữ hành


[A] ASIA

#VIETNAM

1. THE LOVER (L’AMANT) (1992) 

lmzyn 2

Nội dung của tác phẩm kể về một chuyện tình giữa một thiếu nữ người Pháp và một người Hoa giàu có. Chuyện tình của họ bắt đầu từ cuộc gặp gỡ bất ngờ trên chuyến phà Vĩnh Long – Sa Đéc, cũng giống như chuyện tình của bà Marguerite Duras và đức ông Huỳnh Thủy Lê- một đại điền chủ lương thiện tại Sa Đéc. Phim dựa trên câu chuyện có thật của một điền chủ giàu có gốc Hoa 30 tuổi gặp một cô gái trẻ người Pháp 15 tuổi trên một chuyến phà, khi cô theo ba mẹ đến làm việc ở Việt Nam.

In 1929 French Indochina, a French teenage girl embarks on a reckless and forbidden romance with a wealthy, older Chinese man, each knowing that knowledge of their affair will bring drastic consequences to each other. The film gives you the urge of exploring the history of Vietnam during the war time along with the beauty of it in the past as well as in the present.

#INDIA

2. THE DAJEERING LIMITED (2017)darjeeling limited train 2

Đây là một trong những bộ phim yêu thích nhất của mình từ Wes Anderson. Phim thể hiện một cách đầy màu sắc cá tính quen thuộc của Anderson trong từng cảnh quay lời thoại.

Ngoài việc là một bộ phim hài nhưng chứa đầy tính nhân văn, The Darjeeling Limited còn mang đến cho người xem sự thôi thúc khám phá mảnh đất con người Ấn Độ, điều mà không ai có thể làm được tốt hơn ngoài Wes Anderson nhờ những shot phim không thể lẫn vào đâu được nhờ sự lạ lùng thú vị đến khó hiểu qua con mắt của ông.

This is one of my favorite movies from Wes Anderson. The movie is typically, significantly expressed familiar characters of Anderson in every scenes and dialogues. Beside of being a humanistic comedy, The Darjeeling Limited also bring to people the thirst of discovering the holy land of India, which no one can do better than Wes Anderson with all of the unmistakable, exceptional movie shots.

#TIBET

3. 7 YEARS IN TIBET (1997) 

unnamed 1

7 years in Tibet là một phim vừa dễ xem vừa không dễ xem. Dài 136 phút, đạo diễn bởi Jean-Jacques Annaud, nội dung xoay quanh về tâm linh, văn hóa, chiến tranh, chính trị, thù hận, sự giằng xé đấu tranh giữa con người và bản ngã.

Phim có những thời khắc kịch tính căng thẳng, nhưng cũng có những nốt trầm, đủ để người xem có thể cảm nhận được sâu sắc hơn nội dung mà phim muốn truyền tải. Và một điều cực kỳ quan trọng mà phim mang lại: mong muốn là những con người tiếp theo đặt chân đến khám phá xứ sở Tây Tạng đã từng gần như biến mất khỏi bản đồ thế giới.

7 years in Tibet is both an easy and easy film to absorb. 136 minutes long, directed by Jean-Jacques Annaud, the movie is surrounded by religion, culture, war, politic, hatred, the torn between ego and rational. There’s always a bass note behind all the dramatic moments in the movie, enough for the audiences to sense the message more deeply that the movie want to convey. And one more important thing that we definitely wanna do after seeing the movie: be the next ones setting footprints to the Tibetan land where the culture is about to disappear from the world.

#JAPAN

4. LITTLE FOREST: SUMMER/AUTUMN; WINTER/SPRING (2014, 2015)  

little-forest-movie

Để có thể nói về tuyệt phẩm hai phần này từ đất nước Nhật Bản mang lại, có lẽ ngôn từ sẽ không bao giờ là đủ. Có một điều ở những tác phẩm mà điện ảnh Nhật mang lại mà mình rất rất thích, là khi tình tiết phim gợi mở những suy nghĩ thầm kín nhất trong bộ não con người có thể nghĩ tới chứ không phải là lời thoại. Little Forest làm được điều đó một cách cực kỳ hoàn hảo.

Thoạt đầu xem sẽ có cảm giác Little Forest như một cuốn phim tài liệu về ẩm thực và đất nước Nhật Bản, nhưng người Nhật sẽ không vươn tới tầm thế giới nếu như chỉ dừng lại ở đó. Mỗi một hình ảnh, mỗi một tiếng động, mỗi một lời nói là cả một câu chuyện đằng sau đó, dẫn dắt người xem cùng nhân vật khám phá cả một thế giới nội tâm bên trong dù cả hai phần của bộ phim chỉ vỏn vẹn những câu thoại ngắn ngủi.

Phim không dành cho những người không kiên nhẫn, thích vội vàng, cũng không dành cho những người chỉ thích cuộn trong hai mùa mưa nắng để tìm kiếm sự bình yên nhất định cho bản thân, bởi phim sẽ đưa bạn đi từ cái xanh mơn mởn của mùa xuân, cái nóng bức của mùa hạ, cái ảm đạm bình thản của mùa thu, đến cái lạnh buốt đến buồn bã cô đơn của mùa đông.

There’re probably not enough words to express about how amazing is this masterpiece from Japan. One thing that I truly dig in in Japanese movies is that every single little details from the scenes are the things opening up all the secret thoughts in human’s brain but not the dialogues. Little forest is the most lively example for this style.

At the first glance, you might assume that it’s a documentary all about Japanese cuisine and culture, but Japan won’t reach the reputation to the world if that’s all they’ve got. Every images, every sounds, every words in the movie is the whole story behind, navigating the audiences on a journey with the characters exploring the exciting inner world, even though the movies is shortly in a hundred words of dialogues.

The movie is not for those who are impatient, in favor of being in a hustle, not also for those who just like to roll in their own comfort zone to seek for certain peaces, cause this will lead you through the prime youth of spring, the unbeatable heat of summer, the dreary and unruffled feels of fall, til the melancholic lonely cold of winter, every tones of emotions wrapped just in one shot.

#KOREA

5. CANOLA (2016) 

 
canola
 
Hàn Quốc trong Canola đẹp đến lạ thường! Đây là một Hàn Quốc mình vẫn hình dung sẽ được nhìn thấy nếu có cơ hội đặt chân tới đây, không phải chỉ để nhìn thấy những cánh đồng hoa cải vàng lộng lẫy, mà còn để được nhìn thấy nét đẹp văn hóa đích thực xoanh quanh con người xứ sở Kim Chi này một cách trần trụi như cảm giác mà bộ phim đã mang lại cho mình.
 
Korea in Canola is strangely beautiful! This is exact Korea that I’ve always pictured in my head if I have a chance to come, not only to see all of those vast yellow canola field, but also to see the real beauty of the culture surrounding the people  of this Kim Chi land in the most bare and truthful way, like the way this movie has brought to myself.
 

#CAMBODIA

6. FIRST THEY KILLED MY FATHER (2017) 

1280 first they killed my father netflix 1

Angelina Jolie được xem là “một mình một ngựa” với dự án First They Killed My Father do cô thực hiện. Bộ phim được làm dựa trên hồi ký của cô Loung Ung vào năm 2000 – những câu chuyện kinh hoàng của cô khi mới lên 5 tuổi về chế độ Khmer Đỏ.

Bộ phim có kinh phí 24 triệu USD, quay trong 60 ngày, độ dài 2 giờ đồng hồ và 16 phút đã bị cắt. Chỉ một nơi duy nhất cho phép AJ phát hành phim này và giới thiệu nó đến công chúng: Netflix. Cảm ơn Pub đã cho mình cơ hội xem phim này ngay sau khi phim được phát hành.

Mĩnh quyết định vẫn đưa phim vào list travel movies dù đây là một phim về tiểu sử và chiến tranh. Bạn sẽ khó mà kìm lòng để chống lại cảm giác muốn đến cho bằng được Campuchia để cảm nhận nhiều hơn và rõ hơn về cái đau thương mà đất nước này phải chịu đựng trong thời kỳ Khmer Đỏ, để mà tìm đến cánh đồng chết, tìm đến nơi chế độ diệt chủng Pol Pot đã diễn ra, để mà nghe lại những câu chuyện về một thời kỳ đen tối đã từng tồn tại trước chúng ta. Đây là một bộ phim cực.kỳ.đáng.xem!

Angelina Jolie was completely on her own track with “First they killed my father”. The movie is based on Loung Ung’s memoirs published in 2000, about reminiscences of consternated stories during Red Khmer empire. The total expense for this movie is 24 millions USD, shot in 60 days, 2 hours long and 16 minutes in it was cut down. The only source allows Angelina Jolie to publish this movie to the audiences was Netflix.

Thanks to Pubvn a lot for giving out opportunity for Vietnamese to see the movie soon after it was shown. I still wanna give this film a slot in “Travel movies” list, even though it’s actually a documentary about war, biography and politic. You can not retain yourself from the urge of traveling to Cambodia to perceive all the history days, to feel the pain that this country had to surfer, to find way to the Killing Field – where the Pol Pot genocide raiding, to listen to the stories about the darkest days existing before us. This is definitely a must see!

#THAILAND

7. THE BEACH (2000) 

maxresdefault 3

Để mà nói về sự bùng nổ của du lịch Thái Lan trong hơn 10 năm vừa qua thì có lẽ không thể không kể đến sự xuất hiện đình đám của The Beach, với sự góp mặt của tài tử kém may mắn nhất điện ảnh Hollywood  – Leonardo Dicaprio, mà gần đây đã giật lại danh tiếng và xóa bỏ phong trào meme về chính anh nhờ giành được Oscar (lần đầu tiên trong sự nghiệp) cho nam diễn viên xuất sắc nhất. #Koh Samui và #Koh Pha Ngan Island đã trở nên được lựa chọn nhiều hơn bao giờ hết nhờ một phần của The Beach.

Talking about the booming of Thai tourism in the past 10 years, probably can not not mention about the glory appearance of “The Beach”, featuring Leonaro Dicaprio, who recently regained his own reputation and completely removed malicious meme from winning the best actor of Oscar 2016 in The Revenant (2015). Koh Samui and Koh Phangan island where the movie was shot has been all the range more than ever thanks to The Beach.

#CHINA

8. THE PAINTED VEIL (2006) 

site 28 rand 314501691 painted veil pub 627 1
 
Khi đưa The Painted Veil vào danh sách này, mình đã phải loại bỏ đi tất cả những thước phim về Trung Hoa đình đám cùng những cảnh quay ngoạn mục về cảnh đẹp ở đất nước này.
 
Mình chọn The Painted Veil cho những ai muốn có một cái nhìn khác biệt về một đất nước đã quá đỗi quen thuộc trên bản đồ thế giới. Phim mang lại một luồng gió mới mẻ ở cách đạo diễn lồng ghép những chi tiết về văn hóa, con người, cảnh vật Trung Hoa, đan xen cùng tâm lý phức tạp của nhân vật chính, do Naomi Watts và Edward Norton thủ vai (hai diễn viên all-time-favorite của mình).
 
I was having a pretty tough decision when I had to choose “The painted veil” over all of the other big movies with lots of spectacular scenes about China. The Painted Veil is just really different. It is for those who want to have a new and fresh insight of a country which is already too familiar on the world’s map. The culture, people, scenery were integrated with the complex psychology of the characters perfectly (featured Naomi Watts and Edward  Norton)
 

[E] EUROPE

#FRANCE

9. MIDNIGHT IN PARIS (2011)

10455128 1606275036258084 1632248618543572359 n 1

Tất cả những bộ phim về Pháp mà mình liệt kê ở đây đều luôn luôn nằm trong top phim yêu thích nhất của mình và có thể xem đi xem lại hàng trăm lần mà không chán. Midnight in Paris chắc chắn là bộ phim dành được nhiều tình cảm của mình nhất ở đây.

Nếu ai đã từng mơ về một ngày được rong ruổi trên đất Pháp xinh đẹp, tản bộ trên những con đường với hai bên là những tòa nhà gothic cổ kính, hít hà mùi bánh mì mới ra lò, lang thang rồi tấp vội vào một góc cafe bên đường, bên tai văng vẳng tiếng nhạc jazz du dương chậm rãi,…thì Midnight in Paris có thể đem đến cho bạn tất cả những cung bậc cảm xúc đó một cách trọn vẹn và hoàn hảo. A very must-see!

All the French movies that I’ve listed here has been my all-time favorite movies and I can watch it all over again without getting bored. Midnight in Paris is on top of that.

If you’ve ever dreamt of rambling in this beautiful country, strolling along the gothic architecture buildings, snuffing the newly baked bread smell, wandering around the city then hastily pull over a cafe in the corner, humming to a far-away harmonious jazz melody,…then Midnight in Paris can bring you all of those stages of emotions wholly and perfectly. A very must-see!

10. AMELIE (2001)

Amelie 511 1

Amelie là một tác phẩm nghệ thuật điện ảnh tiêu biểu đại diện cho dòng phim off main stream của Pháp, một dòng phim mà mình cực kỳ yêu thích và thường cho vào list phim của những ngày “Chiến tranh thầm lặng của con gái”, bởi những thước phim như thế này cần có một tâm hồn cực kỳ nhạy cảm để có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp ẩn chứa đằng sau mà phim mang lại. Pháp hiện lên cực kỳ khác biệt và thú vị qua lăng kính của Amelie (Audrey Tautou), và qua cả tài năng đạo diễn kiệt xuất của Jean – Pierre Jeunet.

Amelie is a typically cinematographic movie representing for French’s off-main-stream film category, which is my cup of tea during “Bloody Mary days”, cause this kind of movie needs a extremely sensitive spirit to be able to be moved by every little beauties hidden in it. France is never been so exceptional and magnificent through Amelie’s prism (featured Audrey Tautou), and through the preeminent talent of Jean – Pierre Jeunet.

11. BEFORE SUNSET (2004)

before sunset hawke delpy 1
 
Before Sunset là phần thứ hai trong loạt seri “Before” của đạo diễn tài ba Richard Linklater. Những ai là fan của phim tình cảm phương Tây chắc chắn sẽ không thể không biết tới Richard và chuỗi 3 phim Before này của ông.
 
Richard đưa đến cho người xem cảm giác cực kỳ tự nhiên của cặp đôi Jesse và Celine (Ethan Hawke và Julie Deply thủ vai), phim không có quá nhiều cảnh quay về phong cảnh nước Pháp, nhưng cách Richard lồng ghép từng khoảnh khắc của nhân vật chính vào không gian lãng mạn của nước Pháp cũng đủ để người xem có thể hòa lẫn và cảm nhận được phong vị của nơi đây một cách cực kỳ rõ ràng và chân thật.
 
Before Sunset is the second in a trilogy “Before” from Richard Linklater. Those who are big fans of American romantic drama films will never not know about the sequel “Before”. It’s a lovely, beguiling little film a rare treat during this overheated season of blockbusters. It’s also an unusual example of a follow-up that doesn’t seem forced, but expands effortlessly on the original.
 
Though you don’t need to have seen the first film to appreciate the simple pleasures of “Before Sunset” key moments are recapped in the beginning, the experience will be more enjoyable if you have.
 

#ITALY

12. UNDER THE TUSCAN SUN (2003)

12189586 1735288340023419 2822229067616580117 n 1

Sau khi xem xong Under the Tuscan sun, mình đã quyết định thêm ngay và liền Tuscany vào travel list của mình. Dù không đánh giá quá cao nội dung phim, nhưng nhờ vào những thước quay khéo léo và tinh tế của Audrey Wells, mình đã dành một tình cảm nhất định cho bộ phim đậm chất mùi hương Ý này.

Sentiment doesn’t come much soppier than in this nicely shot bitter-sweet romance about a San Francisco divorcee who lands up in a broken down villa in Tuscany, where all the men are beautiful and charming and most of them desire her.
 
Taken from a popular memoir by Frances Mayes, it might have been made by the Italian tourist board despite Diane Lane’s gutsy performance in the lead. You name the cliché and it’s there. But some will love even Lindsay Duncan’s desperate attempt to re-enact the fountain scene in Fellini’s La Dolce Vita as a very English sounding local siren.
 

13. EAT, PRAY, LOVE (2010)

PiazzaNavonaChurch EatPray 1
 
Hẳn cuốn tự truyện nổi tiếng Eat, Pray, Love của Elizabeth Gilbert đã không còn quá xa lạ với những con mọt sách ngoài kia rồi. 4 năm sau khi cuốn tự truyện được phát hành, bộ phim chuyển thể cùng tên do Ryan Murphy đạo diễn cũng được ra đời.
 
Phim không tránh khỏi những điểm yếu thường thấy ở những bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm chính, nhưng bù lại, Eat pray love vẫn đưa được người xem đồng hành cùng nhân vật trong hành trình vòng quanh thế giới một cách rất sinh động. Phim và truyện đều là một cẩm nang, một tuyên ngôn du lịch dành riêng cho phái nữ, và kể cả phái nam cũng sẽ tìm thấy những triết lý dành cho họ trong từng câu chữ, hình ảnh của cả bộ phim lẫn tự truyện.
 
Elizabeth Gilbert’s Eat, Pray, Love must be not too foreign to all the bookworms out there. Four years after the memoir published, the same titled movie directed by Ryan Murphy was eventually released. It might be not the best cinema version of the book that was one of my favorite travel/adventure memoir type of books, but the movie definitely gave me or I guess, everyone a crave for having an Italian adventure. It feels like the movie is a declaration for solo female traveler. And then she’d probably peer over her oversized grand-dame shades, breadstick pressed erotically against bottom lip, so she could wink directly to camera as if to say: “I am one of you. Join me!”

14. TRIP TO ITALY (2014)

11220483 1735288230023430 3592708635832075791 n 1

Trip to Italy đặc biệt dành cho những ai vừa là một foodie vừa là một traveler chính hiệu. Bạn sẽ tìm được tất tần tật những thứ có thể làm thỏa mãn cả 4 giác quan mà bạn muốn có được khi đặt chân đến đất nước châu âu xinh đẹp này.

Trip to Italy is specially for those who’s not only a real foodie but also a real traveler. You’ll find A-Z about everything satisfying your 4 senses when you come to this beautiful European country.

#SPAIN

15. VICKY, CRISTINA, BARCELONA (2008) vicky cristina barcelona 1

Thêm một bộ phim tâm lý tình cảm mang đậm chất thôi thúc lên đường tới mảnh đất mặn mà đầy màu sắc Tây Ban Nha do Woody Allen đạo diễn dành cho các bạn. Nếu ai đã biết đến tài năng của Woody Allen, hay đã từng xem những bộ phim của Woody Allen, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua bộ phim này.
 
Woody Allen có một siêu năng lực đối với bản thân mình đó là làm mình muốn thay đổi một thứ gì đó, làm một điều gì đó dù rất nhỏ ngay sau khi xem xong những bộ phim của ông. Phim của Woody có một chất điên và đẹp đến lạ lùng, cả ở nội dung lẫn cảnh quay. Don’t miss this!
 
Another romantic/psychological movie is remarkably urging to everyone traveling to the colorful, alluring Spain directed by Woody Allen. If you’ve ever heard of Woody Allen’s talent, or ever watched his movies, you must have not missed this one! Woody Allen posses a super power which to me, is so appealing that makes me wanna change something, do something even really small right after seeing all of his movies. They are just so insanely dope and beautiful, in both content and scenes. Don’t  miss this!

16. THE WAY (2010)

The Way Emilio Estevez and Martin Sheen 6 1

The way là một trong những quả ngọt của mục phim tâm lý phiêu lưu trong năm 2010. Với sự khai thác đột phá một khía cạnh tưởng chừng quen mà không quen đối với những phim phiêu lưu thám hiểm, đạo diễn Emilio Estevez đem tới cho người xem những cung bậc cảm xúc theo nhịp phim một cách cực kỳ mạnh mẽ.

Mình đã lại phải ghim Cameno de Santiago – con đường hành hương của các tín đồ thánh James đạo Cơ Đốc tại Santiago de Compostela thuộc Galicia, tây bắc Tây Ban Nha vào travel list của mình. Đây cũng là điều mà đạo diễn của The Way muốn hướng tới – quảng bá hình ảnh của điểm đến này rộng rãi tới mọi người trên thế giới.

The Way is one of the “sweetest fruits” reaped in adventures/psychology category movies in 2010. With a break-through via an aspect seems familiar yet foreign to the viewers, Emilio Estevez was able to bring to everyone all the stages of emotions energetically. Cameno de Santiago – the pilgrimage route of St.James’s devotees  in Santiago de Compostela, Galicia in North West Spain now is in my top travel wish list. This is also what the director of The Way want to aim for – advertising the image of this destination widely to everyone in the world.

#ICELAND

17. SECRET LIFE OF WALTER MITTY (2013) 485957 1

Đối với các thánh phim về Travel thì chắc không ai là không biết Secret Life of Walter Mitty – bộ phim khiến tất cả các con nghiện du lịch đều muốn đặt chân đến quốc gia đắt đỏ, xa xôi, lạnh lẽo, thưa dân bậc nhất thế giới nằm giáp Cực Bắc này một lần trong đời.

To all movie goddess out there, there must not be no one know about Secret Life of Walter Mitty – the one makes all the travel addicts desire to set footprints to one of the most expensive, furthest, coldest and most spread-out country located in the North Pole once in a lifetime.

#AUSTRIA

18. BEFORE SUNRISE (1995)

Before 1

Mình chưa bao giờ nghĩ tới Áo sẽ nằm trong travel list của mình cho đến khi xem xong Before Sunrise, mình muốn được ít nhất trải nghiệm cảm giác bắt đầu một cuộc trò chuyện ngắn ngủi với người lạ trên con tàu đi xuyên Châu Âu như của Jesse và Celine, điều mà mình vẫn thường thích làm mỗi lần leo lên tàu tốc hành trên con đường du hành của bản thân.

I’ve never thought that Austria would be in my travel wish list until Before Sunrise, I want to experience the feeling of starting a short conversation with stranger on an express train to Europe like Jesse and Celince, which I usually do on my own express train journey.

#GREECE

19. BEFORE MIDNIGHT (2013)

maxresdefault 1 1

Phần cuối cùng của loạt Before của Richard Linklater này có lẽ là phần yêu thích nhất của mình, là phần theo mình những khung phim của Richard thể hiện rõ nhất cá tính làm phim của ông trong cả 3 phần, và cũng là phần có cảnh quay ở Hy Lạp đẹp nhất mình từng được xem. Again, you don’t wanna miss this masterpiece!

The final episode in sequel “Before” from Richard Linklater is probably my top favorite, which to me all of the Richard’s movie shots express most clearly his characteristic among the 3 parts, and also it brings out the best shot in Greece that I’ve ever seen. Again, you don’t wanna miss this masterpiece!

20. THE SISTERHOOD OF TRAVELING PANTS 2 (2005)

8dc11b50 df58 4e37 8e16 6de62e13b4b2 1
 
 #GERMANY/ENGLAND/HOLAND
 
21. EUROTRIP (2004) 

Một chuyến roundtrip vòng quanh Châu Âu cùng người lạ và làm những điều điên rồ nhất có thể là điều mà bạn sẽ muốn làm hơn bao giờ hết sau khi thưởng thức trọn vẹn xong Eurotrip.

A road trip around Europe with strangers and doing all the craziest things might be what you’re yearning for more than ever after enjoying Eurotrip.

#TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỂM ĐẸP MÊ MẨN KHÔNG AI ĐẾN Ở CHÂU ÂU

21. BBC: PLANET EARTH I, II SEASON 1, 2 (2006 – 2016) 

Về khía cạnh phim khoa học tài liệu về thiên nhiên và trái đất thì chắc không có phim nào đánh bại được series Planet Earth của BBC. Trong suốt quá trình xem Planet Earth cả hai season, mình không thể rời mắt dù chỉ một giây khỏi màn hình, hay không thể skip một giây nào trong từng cảnh quay lời dẫn trong phim, dù đây là phim tài liệu. Bạn nghĩ mình đã biết hết những nơi bạn đã đi qua hay đã từng được học? Chắc chắn bạn sẽ phải há hốc mồm với những gì Planet Earth mang lại sau đó!

In terms of scientific documentary movies about nature and earth, there is probably no movie that will be able to beat Planet Earth produced by BBC. During watching both seasons of Planet Earth, I couldn’t resist keeping an eye on the screen, or skipping any seconds in every single shot and dialogue, though it’s a documentary. You think you’ve already known all the places you’ve been or learned? Planet Earth is definitely gonna blow you away with what it has to offer!

[AF] AFRICA

#KENYA

22. NOWHERE IN AFRICA (2001) 

Châu Phi trong Nowhere in Africa đẹp một cách trần trụi. Trần trụi ở cả nhân vật, trần trụi trong từng câu thoại, trần trụi trong từng mẩu chuyện, trần trụi trong cả nội tâm của nhân vật. Sự đối lập giữa hai nền văn hóa giữa Phi và Âu sẽ khiến bạn bị lôi cuốn mạnh mẽ theo nhịp chảy chậm rãi của phim.

Đây là một tác phẩm điện ảnh không nên được bỏ qua trong 30′ đầu tiên, bởi bạn chỉ có thể cảm nhận được hơi thở của Châu Phi thực sự nếu bạn có đủ kiên nhẫn xem đến những giây cuối cùng.

Africa in Nowhere in Africa is just wildly beautiful. There’s a obvious wildness in the characters, dialogues, stories, and also in innermost feelings of the casts. The contrast between two heritages: African and European will draw you in strongly with the slow-paced flow of the movie.

This is a not-to-be missed work of art in the first 30 minutes, because can you really feel the breath of Africa only when you’re patient enough to stick with the movie until the very last second. No one will ever think about Africa in the same way anymore, despite all the diseases and bitter truth expressed harshly on the screen, Africa’s still tempting enough to all the travelers out there, awaits for gutty adventures.

[AM] AMERICANA

#NORTH AMERICA: THE USA

23. INTO THE WILD (2007)

image w1280 1

 
Đối với những người kể cả travel blogger hay chỉ đơn thuần là một traveler bình thường, Into The Wild chắc chắn luôn luôn có một chỗ đứng vững vàng trong tim. Into The Wild là “thủ phạm” khiến hàng triệu thanh niên bồng bột xách ba lô bỏ nhà đi tìm kiếm sự phiêu lưu không biên giới vào thời điểm cuốn sách ra đời năm 1996, viết bởi Jon Krakauer, kể lại hành trình của anh chàng Christopher Mc Candless. Mình xin phép không nói nhiều về tuyệt phầm “anh đại” này nữa, để lại đây cho mọi người tự khám phá.

Into The Wild always hold a certain space of love to all the travelers out there. It’s the “culprit” who makes millions of youngsters ebulliently escape from reality and set off on a journey seeking for the endless adventures. The same titled book was published in 1996, written by Jon Krakauer, told the story about Christopher Mc Candless. I will say no more for this “greatest of the greats”, all the rest left here just for you to judge.

24. WILD (2014)

wild reese witherspoon

 
 
Wild cũng là một tác phẩm điện ảnh chuyển thể dựa trên cuốn tự truyện của Cheryl Strayed – “From lost to found on the Pacific Crest Trail”. Wild mang lại nhiều cảm xúc phức tạp khó tả cho mình sau khi xem xong, dường như cảm giác đồng cảm với câu chuyện của Cheryl mình có được nhiều hơn là cảm giác muốn đặt chân trên đường mòn Pacific Crest thực hiện điều tương tự như Cheryl đã làm. Một điểm cộng rất rất lớn cho phim là Soundtrack của phim cực kì cực kì tuyệt vời.

Wild is a 2014 American biographical adventure drama film directed by Jean-Marc Vallée. The screenplay by Nick Hornby is based on Cheryl Strayed‘s 2012 memoir Wild: From Lost to Found on the Pacific Crest Trail. Wild brings in a whole lot of undescribably complex emotions, it seems like the feeling of sympathy that I’ve got overtakes the desired feeling of trekking to the PCT like Cheryl did. The soundtracks in here deserve a big big props, it got me thrilled all the time!
 

25. ON THE ROAD (2012)

Thêm một bộ phim phiêu lưu chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết lừng danh cùng tên của Jack Kerouac – một trong những đại diện tiêu biểu cho thế hệ Beat (Beat Generation) cùng với 3 nhân vật nữa cũng là 3 nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết và bộ phim: William S. Burroughs (Old Bull Lee), Allen Ginsberg (Carlo Marx) and Neal Cassady (Dean Moriarty). Mình là một fan bự của cuốn sách, và sau khi được thưởng thức xong bộ phim đã có một chút thất vọng vì không như mong đợi. Nhưng dù sao, cả hai tác phẩm điện ảnh lẫn tiểu thuyết đều rất đáng để xem, và đặc biệt highly reccomend cho những bạn theo chủ nghĩa và hơi hướng của Hippy/hipster time.

Another adopted adventure movie from the same titled renowned novel  of Jack Kerouac (On The Road) – one of the most typical representative for the “Beat Generation” featuring 3 key figures in this movement: Old Bull Lee, Carlo Marx, Neal Cassady. I’m such a huge fan of the book that I expected too much from the movie and eventually got disappointed equivalently. Nevertheless, the movie and the book is both worth seeing and especially recommended for a so-called hipster souls.

#NORTH AMERICA: CANADA

26. ONE WEEK (2008)

ccc6037f 6c77 4b94 bd1c 8d6473c39035

 
Biết đến One Week đã rất lâu nhưng thời gian gần đây mình mới lôi ra xem cho bằng được nó sau khi đã ủ trong bookmark được 2 năm. Hơn cả tưởng tượng, Canada hiện lên đẹp một cách nghẹt thở, đến cả soundtrack cũng không thể chê vào đâu được. Def check this out folks!
 
I finally wipe off the dust on “One week” after almost 2 years of hiding it on my bookmark list. I was completely blown away by how magnificently and breathtakingly beautiful Canada is, even the soundtrack is speechlessly appealing. Defo check this out folks!
 
 

#SOUTH AMERICA: ARGENTINA/ PERU

27. THE MOTORCYCLE DIARY (2004)

Motorcycle Diaries 1

Fan của Che và mô tô chắc chắn không còn xa lạ gì với tuyệt phẩm điện ảnh này rồi. The Motorcycle diary thể hiện đúng chính xác những gì mà tinh thần của cuốn tự truyện muốn truyền tải, về cuộc đời của Che, về cái chất nóng bỏng đầy màu sắc của Nam Mỹ, bạn sẽ không thất vọng mà xem đến lần thứ n đâu, tin mình đi!!

There’s probably no biker and Che Guevara’s fan who doesn’t know about this masterpiece. The motorcycle diary depicts exactly the memoir’s spirit conveyed to the audiences about Che’s life, about the colorfully burning vibe of South America. Trust me you can never resist watching this countless times!

[OCEANIA] 

#AUSTRALIA

28. TRACKS (2013)

tracks

Mình quyết định kết thúc list bằng bộ phim phiêu lưu chuyển thể nữa khá mới mẻ thuộc hàng all-time-favorite của mình ở đây. Tracks đem đến cho mình tất cả những điều mình thích ở một bộ phim du hành phiêu lưu: cái mộc mạc chân thật, cái lạ lùng điên rồ, cái đau khổ về thể xác lẫn tinh thần, cái ấm áp của tình yêu ngắn ngủi, cái đấu tranh giữa bản ngã và thực tế, cái trơ trọi xấu xí của một hành trình ai cũng tưởng chừng như tươi đẹp, và cái bản lĩnh của một người độc hành trên con đường tìm chính bản thân mình.

And last but not least, my all-time-favorite, my muse and my self-representation: Tracks. This’s got everything I always dig in in a travel movie: the raw wildness, the strange craziness, the physical and mental wound, the passionate and transient love, the struggle between instinct and reality,  the ugly truth of a beautiful journey embroidered by cliche people, and finally, the backbone of a solo traveler on the way finding her own self.

IMG 7423 scaled

Crazy Stupid Journeys

  | A   V I E T N A M   A D V E N T U R E|

 

Sec 1: Chuyến đi xám xịt và cuộc đánh cược đầu tiên.

Cách đây đúng 2 năm, bản thân đưa ra một quyết định khá chán (đối với thời điểm đó): nghỉ việc ở một vị trí quèn là waitress ở Domino’s Pizza sau hơn một năm, cầm trên tay số tiền hơi lớn (cũng đối với thời điểm đó) 5 triệu đồng sau hơn một tháng làm tụt quần. Kệ. Đi xuyên Việt.

Nói với chiếc đầu xinh xinh rằng “mày chán vãi shit Uyên ạ, có từng đấy tiền mà đòi làm việc cool ngầu, xuyên Việt mới được cơ!”. Cũng lo, lo cho cái tôi của bản thân từng bĩu môi dè bĩu các bạn bỏ việc với ước mơ chu du thế giới, với cái viễn tưởng tươi đẹp “this will be the coolest thing I’ve ever done”. Và cuối cùng thì, Uyên đã làm điều tương tự…

Vật lộn với con ba lô 8kg, trong kế hoạch là 8kg cho 1 tháng, bớt qua bỏ lại, xén cái này cắt cái kia, Uyên đã nê được con ba lô ấy lên lưng, lết cái xác còm trong chiếc quần Miên hoa hè, quần mà sau này dumbtard của Uyên gọi là “parachute pant” (sẽ kể sau), chiếc áo pull đen xấu xí mặc cho có cái gọi là phòng trừ lúc hết áo mặc sẽ vẫn còn dư nó để chữa cháy, Uyên lết thẳng đến bến xe. Đấy là một buổi sáng không thể thảm sầu hơn, trời xám xịt xấu xí đến nỗi không ai thèm ngẩng lên xem nó như nào (có mình ngẩng), nếu không có cuộc nói chuyện với anh Grab dễ thương cứu rỗi (Cuộc hội thoại đầy sự vớ vẩn), thì Uyên đây đã muốn chết ngất trong cái ẩm ương của thời tiết, và cả cái ẩm ương của chuyến đi này. Tạm bỏ qua chi tiết của 3 tiếng đồng hồ vật vã loăng quăng lấy vé hỏi vé vật vờ nhìn thời gian chạy qua sau đó, Uyên đã yên vị trên chuyến xe giường nằm xuất phát Sài Gòn đi Đà Nẵng, chặng đường đầu tiên.

Xe đánh cái két! Đầu đập vô cạnh xe, những tưởng đã đến nơi, nhưng Uyên không biết rằng sau giấc ngủ dài 2 tiếng mà Uyên cảm như 24 tiếng đã trôi qua, Uyên chỉ mới ra khỏi địa phận của Đồng Nai. Tuyệt! Cứ như này thì tết về đến là vừa đẹp. Liên tục câu chuyện tương tự gần 20 tiếng sau đó, sau 1080 lần dừng, xác Uyên đã đến địa phận Đà Nẵng, nhưng hồn Uyên vẫn còn phảng phất đâu đó ở đầu Đồng Nai. Sự kiện tiếp theo sau khi xác Uyên xuống khỏi xe, hồn Uyên mới chính thức biến mất hoàn toàn. Là một đứa thích làm liều, làm điều vớ vẩn, sau khi nghe lời khuyên của một chú già dễ thương bảo rằng “Con đi Hội An thì xuống ngay đây luôn đi, đỡ mất công xe chạy thẳng về bến xe Đà Nẵng, rồi lại phải bắt xe buýt đi ngược lại về Hội An nữa, đi từ đây gần hơn nhiều, bắt xe đi có 15 phút thôi là về đến trung tâm Hội An rồi”, Uyên hí ha hí hứng to mồm kêu bác tài cho con xuống đây luôn đi ạ. Thế là Uyên ra đi với cái viễn tưởng tươi đẹp một lần nữa. Xuống đến nơi nhìn xung quanh, không một bóng người, không một bóng xe ôm taxi xe buýt.

Loanh quanh một hồi thì thấy có một đường tắt bọc dưới một cái cầu, có một cô già xinh đẹp chỉ cho xuống đó bảo bắt xe ôm dưới đó, đứng ở đây không có xe đâu, thế là na cái balo chui xuống cầu, thấy có hai ba người nữa cũng đứng đợi xe, lân la đứng cùng. Đang nghĩ trong đầu là bắt xe từ đây chắc rẻ hơn là về Đà Nẵng đi xe buýt qua Hội An, 5 giây sau đó 3 bác xe ôm tấp tới hỏi đi đâu, bảo đi Hội An, từ đây tới trung tâm Hội An có 10km thôi, 3 bác ấy đồng thanh một giá “100 ngàn nha con”. Mình trố mắt bảo bắt buýt từ Đà Nẵng có 20 ngàn, đi hơn 30km, mà từ đây có 10km bác lấy con 100 ngàn?? Kỳ kèo mãi 3 bác bảo 60 ngàn giá cuối, vì từ đây ít bắt được xe lắm, không có taxi xe buýt gì đâu. Trong những phút giây nghiền ngẫm với hàng trăm sự cân nhân với chiếc não xinh đẹp, Uyên quyết định: ĐI BỘ!

Uyên ngoảnh mặt đi không thương tiếc cùng quyết tâm cao độ không hối hận mà “thôi 60 ngàn cũng được”, vừa ngoảnh mặt đi thì nghe mấy bác xe ôm lầm bầm “đi bộ cho chết cháy hả con”. Nghe vậy cũng hơi lung lay vì nhiệt độ lúc đó ở Quảng Nam là 39 độ, giữa 12h trưa, có một con điên đang lết bộ cùng cái ba lô 8 cân trên lưng, vừa bước đi vừa tự hỏi rằng có đứa nào hẩm hơn con này không. 5 phút lết bộ sau đó, Uyên đã đi đến hành động trong vô thức mà không ngờ tới mình sẽ làm: Giơ tay lên vẫy xin đi nhờ xe. Vẫy trong sự không ý thức, trong sự không mong chờ rằng có ai sẽ dừng lại, thì bất chợt một bóng hình của một chiếc cub 50 đang de xe ngược chiều lại làm Uyên phải nheo mắt lại. “nãy con vẫy tay với chú phải hôn?”, Uyên vừa trố mắt vừa nhướn tai lên nghe cho rõ cái âm sắc đặc sệt Quảng Nôm phát ra từ giọng của một chú già đen nhẻm, gầy còm, tóc muối tiêu cắt tỉa gọn gàng, đôi mắt nhăn nhúm đằng sau cặp kính lão to oảng. Uyên ú a ú ớ, “ơ nãy con vẫy tùm lum vậy á chú, con không nghĩ có người dừng lại đâu á”, Uyên lôi cái giọng nửa nam nửa trung ra đối thoại với con người xứ Quảng mà Uyên biết rõ Uyên không sớm thì muộn cũng phải dùng. Sau một hơi giải thích mớ bòng bong của bản thân, Uyên đã ngồi lên con cub 50 kêu như cái máy cày, thẳng tiến về Điện Bàn, dong theo Điện Bàn về tới Hội An.

Chú tên Nhân, làm mộc ở Cẩm Kim, cách chú nói chuyện về gia đình, về Hội An, về nghề mộc đúng chính xác những gì mình vẫn hình dung về con người xứ Quảng, mộc mạc chất phác, nghĩ gì nói nấy, không phô trương hoa hẹ. Sau quãng đường ngắn ngủi và 30′ nói chuyện trên con cub, Uyên và chú chia tay ở ngay bến xe Hội An, chú thả Uyên ở đó vì dễ tìm đường từ đó, lỡ may có lạc còn biết đường bắt xe quay lại.

Mình vẫn chìa tờ 20k ra đưa cho chú sau nỗ lực tiết kiệm ngu ngốc cho 60k, chú nhất quyết không lấy, bảo có đáng gì đâu, con cầm tiền đó mà tiêu cho việc khác. Tự nhủ, có những đứa vớ vẩn như mình mà vẫn được gặp người tốt như thế, thì trên đời này có quá nhiều thứ để mà trân trọng và trải nghiệm. Đút lại 20k vào túi, Uyên bước đi trong sự bồi hồi xen lẫn phấn khích, len lỏi một chút tự vấn cho sự liều lĩnh ngu ngốc của mình. Nhưng rốt cuộc thì Uyên đổi lấy cả tầng cảm xúc kỉ niệm bằng chính sự liều lĩnh ngu ngốc đó, và dám cả gan đánh cược cả tấm thân vàng son này chỉ vì một cuốc xe ôm. Vâng, những chuyến đi ngu ngốc điên rồ bắt đầu từ đấy…

(To be continued)