crazy rich asian

Sức ảnh hưởng của Crazy Rich Asian đến du lịch Singapore

Câu chuyện xoay quanh những địa điểm quay ở Malaysia và Singapore của bộ phim Crazy Rich Asian có lẽ đã được nhắc tới nhiều tới mức nhàm chán cho tới thời điểm bây giờ rồi. Nhưng cũng không ai trách được việc mọi người liên tục ca ngợi về một trong những bộ phim thành công nhất thời đại cùng toàn bộ dàn diễn viên là người châu Á của điện ảnh Hollywood này.

 

Bộ phim được đạo diễn bởi Jon M. Chu (đồng đạo diễn của Now You See Me 2), cùng sự tham gia của dàn ngôi sao Henry Golding, Constance Wu, Michelle Yeoh, Gemma Chan, Lisa Lu, Harry Shum Jr., Pierre Png, Carmen Soo, Nora Lum (còn được biết tới với cái tên Awkwafina), và nhiều diễn viên khác.

Dựa trên cuốn tiểu thuyết của Kevin Kwan, Crazy Rich Asian tập trung vào câu chuyện của giáo sư kinh tế người Mỹ gốc Hoa ở New York (thủ vai bởi Constance Wu) – người đồng hành cùng bạn trai của cô, Nick Young (thủ vai bởi Henry Golding) đến Singapore để dự tiệc đám cưới của bạn thân Nick Young.

Bộ phim nhận được vô số lời khen, đạt doanh số 26.5 triệu đô la Mỹ trong tuần đầu tiên công chiếu. Như mong đợi, bộ phim Crazy Rich Asian để lại một hiệu ứng to lớn đối với ngành công nghiệp du lịch của Singapore, cùng với tỉ lệ book vé vào Garden By The Bay tăng 10% trên ứng dụng Klook, một điều khá dể hiểu bởi Klook có trụ sở chính ở Singapore.

 >>Đọc thêm: Singapore có chán như nhiều người vẫn nghĩ

gardens by the bay buoi toi

gardens by the bay buoi toi
Supertree, Marina Bay
cac diem tham quan gardens by the bay
Bên trong Flower Dorm của Garden By The Bay

Thực tế, mô hình booking online về hoạt động du lịch, giải trí này ghi nhận được con số 55% tỉ lệ xem trang tăng lên với từ khóa “Singaporean street food experience” (Trải nghiệm ẩm thực đường phố Singapore).

Nhận thấy được cơ hội, Klook đã thiết kế riêng một tour lấy cảm hứng từ bộ phim: “Crazy Rich Asian-inspired tour”, đem đến cho khách du lịch cơ hội được “Sống như một “Con nhà siêu giàu Châu Á’ trong một ngày.”, và trên thực tế, tour này đã được book khá nhiều ngay sau khi ra mắt.

1525505090276

item 1.thumbnail.carousel img.740.416 2B 25281 2529 1
Nét xa hoa của tòa nhà Marina Bay Sands

Fan hâm mộ của cuốn sách và bộ phim có thể book tour trải nghiệm như các nhân vật trong Crazy Rich Asian với số lượng 4 hoặc 7 người cho một nhóm. Giá của tour trải nghiệm này được đưa ra với con số không hề nhỏ: 2800USD/người đối với nhóm số lượng 4 người. (Khoảng gần 65 triệu VND). Một tour trải nghiệm như vậy bao gồm:

  • 12 giờ thuê xe (Merc E200, Audi A6, BMW Series 5, hoặc một loại xe tương đương)
  • Đón tại khách sạn
  • Tài xế chuyên nghiệp sử dụng tiếng Anh
  • Vé Đài Quan Sát Marina Bay Sands Skypark
  • Vé Gardens by the Bay Singapore
  • Mát xa toàn thân tại Serena Spa ở Orchard
  • Bữa Tối Sang Trọng Trên Không Ở Vòng Đu Quay Singapore
  • Sau đó, bạn sẽ được đưa tới Marina Bay Sands và Garden By The Bay, đây là hai điểm tham quan nổi tiếng nhất của Singapore, tới đây bạn sẽ được phục vụ và thưởng thức lối sống xa hoa thực thụ như trong bộ phim Crazy Rich Asian.

Và nếu từng đó vẫn chưa đủ thỏa mãn, bạn có thể book riêng một tour du thuyền cá nhân kéo dài 4 tiếng đồng hồ và 15 phút trải nghiệm lái siêu xe như những siêu đại châu Á ở đây.

Từng đó đã làm các bạn đủ tò mò về những tour được thiết kế dành riêng cho bộ phim này chưa? Thử xem qua những tour lấy cảm hứng từ Crazy Rich Asian ở đây nha.

Còn nếu bạn không có nhu cầu trở thành “Crazy Rich Asian” mà vẫn muốn trải nghiệm được hết Singapore với chi phí thấp hơn, các bạn có thể tham khảo những hoạt động giải trí nghỉ ngơi ở Singapore khi bạn chỉ là một du khách bình thường ở đây như:

– Ngắm toàn cảnh Singapore trên tòa quan sát Skypark của Marina Bay Sands
– Thăm bảo tàng khoa học nghệ thuật với những màn trình diễn ánh sáng kết hợp nghệ thuật
– Trải nghiệm ngắm siêu cây ở Garden By The Bay và show ánh Garden Rhapsody từ chiếc cầu trên không
– Tham quan toàn bộ điểm đến ở Singapore bằng đường thủy
– Thuê xe đạp hoặc xe đạp điện dạo quanh thành phố
– Tận hưởng cuộc sống party về đêm – Pub Crawl
– Thư giãn tại phòng lounge trong sân bay Changi, Singapore – một trong những sân bay tốt nhất thế giới trong vòng 6 năm liền.

Tận dụng quả này chơi luôn một cú cho sang nếu có ý định sang Singapore du lịch, mình là mình cũng sẽ cằn kiệm book ít nhất một tour trải nghiệm lái siêu xe cho bằng anh bằng chị bên này mới được, chúc các bạn hưởng thụ vui vẻ, peace! xD

POSTER

9 cuốn sách du lịch dành cho những kẻ lữ hành

“Một cuốn sách thực sự hay dạy tôi nhiều điều hơn là việc tôi đọc nó. Tôi phải nhanh chóng đặt nó xuống, bắt đầu sống theo những điều nó chỉ dẫn. Những gì tôi bắt đầu bằng cách đọc, tôi phải kết thúc bằng cách hành động.”


“A truly good book teaches me better than to read it. I must soon lay it down, and commence living on its hint. What I began by reading, I must finish by acting.” – Henry David Thoreau

Không tự nhiên mà một cuốn sách có thể thay đổi suy nghĩ và cuộc đời cùa một con người một cách dễ dàng, nó chỉ thực sự thay đổi bạn khi bạn thật sự hiểu, cảm và thẩm thấu được ý nghĩa và vẻ đẹp đằng sau nó.

Cũng giống như khi bạn cầm một cuốn sách lên đọc mà bạn có thể khóc lóc ngon lành, phá lên cười giòn dã, trầm tư suy ngẫm hay ngay lập tức viết đơn xin nghỉ phép, vét hết tiền tiết kiệm và rong ruổi suốt mấy năm trời vòng quanh thế giới, tất cả những điều đó đều cần đến sức mạnh vô hình khó tả trong những câu chữ biết nhảy múa đến từ những cây bút truyền cảm hứng nhất.

Uyên cũng là một trong số những người bị dính vào những câu chữ ma thuật ấy, và giờ đây Uyên đi truyền lại thứ cảm hứng này cho các bạn qua 10 cuốn sách về du lịch yêu thích nhất của Uyên.

1. Sáu người đi khắp thế gian (The Drifters) – James Albert Michener

sách du lịch

Đây là cuốn sách phiêu lưu yêu thích nhất mọi thời đại của mình. Mình không thể nhớ nổi mình đã đọc nó bao nhiêu lần, thế nhưng mỗi lần đọc lại mình vẫn có cảm giác mới mẻ, thích thú, hưng phấn như lần đầu tiên cầm cuốn sách trên tay.

The Drifters được James A Michener viết và xuất bản vào năm 1971 – thời điểm mà những phong trào về tự do, nhân quyền lên đến gần như đỉnh điểm.

Cuốn sách nói về sáu con người xa lạ đồng hành cùng nhau xuyên lục địa Âu Mỹ, từ Tây Ban Nha nóng bỏng, Bồ Đào Nha sôi nổi, Maroc huyền bí đến Mozambique nồng hậu.

The Drifters không chỉ đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết, hơn thế, đây gần như là một cuốn bách khoa toàn thư về nghệ thuật, văn hóa, xã hội, tất cả những tâm lý phức tạp giằng xé của một thế hệ trẻ thời bấy giờ, bạn sẽ tìm thấy tất tần tật những gì mà một kẻ hay mơ, yêu nghệ thuật, ưa phiêu lưu, hứng thú với văn hóa cần trong The Drifters.

2. Hành trình về phương Đông (Journey To The East) – Blair T. Spalding

Hành Trình về Phương Đông — The Reader

Trước khi vào vấn đề, mình muốn làm rõ vấn đề tại sao lại có hai cuốn Hành trình về Phương Đông, một cuốn dày được xuất bản bởi NXB Devorss & Company, do Anle Books dịch, một cuốn mỏng còn lại do Nguyên Phong dịch, xuất bản bởi NXB Thế giới.

Hai cuốn này dù cùng tựa đề, nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau, tại sao lại như vậy? Bởi hai cuốn này là hai cuốn sách hoàn toàn khác nhau! Lúc đầu mình cũng bị bối rối cùng cực, nhưng khi tìm hiểu mới biết rằng hai cuốn này chả liên quan gì đến nhau.

Cuốn của Nguyên Phong nói về Phật Giáo, còn cuốn sau lại nói về Thiên chúa giáo, khiến các độc giả không biết bèn bay vào chửi rủa, phê bình chất lượng dịch của cuốn kia rằng tại sao hành trình về phương Đông lại toàn nói về Thiên Chúa Giáo, và bây giờ thì các bạn đã biết tại sao lại có sự khác biệt đến thế giữa hai cuốn sách cùng một tựa đề.

Còn cuốn sách hôm nay mình muốn giới thiệu đó là cuốn sách được dịch bởi Nguyên Phong, nói về triết lý Phật Giáo phương Đông. Cuốn này rất mỏng, rất ngắn, nhưng vô cùng súc tích và hấp dẫn.

Đối với những ai luôn luôn có tình yêu với văn hóa phương Đông, với Phật Giáo nói riêng và tôn giáo nói chung, đừng bao giờ bỏ qua cuốn sách này.

Tuy nhiên các bạn cũng có thể tham khảo thêm cuốn Hành trình về Phương Đông – Life and Teaching of The Masters of the Far East ấn bản đặc biệt như mình nói ở trên để có thể so sánh và đọc thêm kiến thức về Thiên Chúa giáo cũng khá thú vị.

3. Con đường Hồi Giáo – Nguyễn Phương Mai

Review sách Con Đường Hồi Giáo

Phương Mai là một trong số hiếm những tác giả viết về du lịch, phiêu lưu ở Việt Nam mà mình thực sự kính nể và yêu thích. Không như những travel writer/blogger khác mà mình đã từng đọc.

Phương Mai thực sự có một lượng kiến thức và hiểu biết sâu sắc về văn hóa, xã hội, bên cạnh đó là nhãn quan, tư tưởng và quan điểm của chị cực kỳ thú vị và tinh tế.

Đọc Con đường Hồi Giáo không ít lần, lần nào nó cũng để lại cho mình hàng tá những câu hỏi trong đầu về con người, tôn giáo, văn hóa, và cả chính bản thân mình nhờ thế giới quan về du lịch đồng điệu giữa mình và Phương Mai.

Mình có thể khẳng định Hồi Giáo chưa bao giờ hiện lên chân thực, sinh động và thú vị đến như thế qua những câu chuyện và khám phá từ một người Việt Nam như Phương Mai. A very must read!

4. Hoang Dã (Wild) – Cheryl Strayed

Top 9 cuốn sách du lịch “must-read” dành cho dân phượt

Hoang Dã là cuốn hồi ký của Cheryl Strayed về chuyến hành trình đi bộ 1.770km dọc theo đường mòn Pacific Crest Trail khi cô 26 tuổi. Sau khi trải qua những năm tháng tàn tạ, mất phương hướng, phải chịu đựng cái chết của người mẹ thân yêu và cuộc ly dị đầy đau khổ, cô đã quyết tâm “xách balo lên và đi”.

Trong suốt cuộc hành trình dài hơn 1000 dặm, cô đã gặp được rất nhiều người, vượt qua nhiều thử thách tưởng chừng như không thể, để rồi chiêm nghiệm lại cuộc đời, tìm lại được chính mình.

Bản thân mình tìm thấy mình trong từng ngóc ngách của câu chuyện, và mình chắc chắn bất kể những ai đã từng có những đổ vỡ trong tâm hồn, đã từng quyết định trốn chạy, hay tìm lại bản thân mình bằng bất cứ hình thức nào, cũng sẽ cảm nhận được những gì mà Cheryl Strayed truyền tải trong tác phẩm hồi ký của cô.

>>Đọc thêm 28 bộ phim truyền cảm hứng du lịch

5. Vespa du ký (La Cina In Vespa) – Giorgio Beetinelli

Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn

Vespa du ký là cuốn sách khiến bản thân mình cảm thấy thực sự yếu đuối và bị thôi thúc mạnh mẽ để lên đường hơn bất kỳ cuốn sách du ký nào. 24,000km là quãng đường mà Giorgio đã đi qua trên chính chiếc xe vespa cũ kỹ nhưng đầy năng lượng của ông, rong ruổi qua hai lục địa Á Âu, để lại vô vàn những kỉ niệm, câu chuyện mà ở độ tuổi như Giorgio lúc bấy giờ không dễ nào có được.

Cuốn sách này không hề mỏng, nhưng mình chắc chắn rằng không ai có thể cưỡng lại hay ngáp ngắn ngáp dài trước những câu chữ và mẩu chuyện đầy hưng phấn và thú vị của Giorgio, trái lại, lại có thể nghiền ngẫm và đọc đi đọc lại một cách say sưa hơn bao giờ hết.

6. Trên Đường (On the road) – Jack Kerouac

Trên đường – Jack Kerouac – BOOK CONNECT

Nếu bạn biết và tìm hiểu về thế hệ Beat (Beat Generation), chắc chắn bạn sẽ biết đến Jack Kerouac, một trong bộ ba đại diện tiêu biểu cho thế hệ Beat:  Allen Ginsberg, William S. Burroughs và Jack Kerouac.

Cùng với đó là sự ra đời ba tác phẩm văn học gắn liền với thế hệ này: Naked Lunch (William S. Burroughs), Tiếng Hú (Howl) – Allen Ginsberg, Trên đường (On the road) – Jack Kerouac. Cuốn sách kể về chuyến hành trình xuyên Mỹ của bộ ba Dean Moriarty, Sal Paradise và Marylou. Trên đường đi, họ bị cuốn vào dòng xoáy của tình dục, rượu và ma túy.

Đây không phải là một cuốn sách dễ đọc, cũng không phải là một cuốn sách dành cho người thiếu kiên nhẫn, bạn sẽ tự tìm thấy niềm thôi thúc bản thân đặt chân ra thế giới bên ngoài không phải bằng những câu chuyện khoe khoang về chiến tích du lịch, những cảnh đẹp trên đường đi, mà bằng chính những tư tưởng, suy nghĩ và lối sống phóng khoáng của tuổi trẻ của từng nhân vật trong Trên Đường.

Cuốn sách đã được chuyển thể thành phim cùng tên cùng nỗ lực biến câu chữ thành hình ảnh của Jack sau tận 55 năm, phim không nhận được nhiều đánh giá cao nhưng đối với mình đây vẫn là một bộ phim và cuốn sách đáng đọc, đáng xem.

7. Vào trong hoang dã (Into the wild) – Jon Krakauer

Vào Trong Hoang Dã – Dear My Aquarius… – Bookish

Đây có lẽ là cuốn sách gần như kinh điển nhất, nổi tiếng nhất trong danh sách du ký, phiêu lưu, du lịch rồi. Cuốn sách được Jon kể lại câu chuyện của Christopher McCandless – một chàng trai trẻ hơn hai mươi tuổi với xuất thân là một người tài giỏi, gia đình giàu có, có tất cả những gì mà những người cùng trang lứa thèm muốn, nhưng chỉ duy nhất một thứ mà Chris vẫn cảm thấy mình chưa có được, đó là những trải nghiệm.

Chris đã đem tặng toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình, bỏ lại chiếc xe hơi và đốt toàn bộ tiền mà cậu có trong ví, bắt đầu một cuộc sống hoang dã đến gần với thiên nhiên, theo đuổi đích đến của tuổi trẻ ở nơi hẻo lánh lạnh lẽo Alaska.

Đây sẽ mãi là cuốn sách truyền cảm hứng bất tận cho những người trẻ, ở bất cứ đâu, hoàn cảnh nào. Tuy Uyên không quá đánh giá cao tinh thần chuyến đi của Christopher, nhưng Uyên luôn cảm nhận được luồng sức sống mãnh liệt tỏa ra mỗi lần đặt cuốn sách xuống, hay xem xong từng thước phim chuyển thể của cuốn sách.

Có thể bạn sẽ phán xét, sẽ nghi ngờ, sẽ dè bỉu, nhưng chắc chắn niềm khâm phục, sự suy ngẫm và ám ảnh sẽ theo bạn trong từng câu chữ của cuốn sách.

8. Ăn, Cầu nguyện, Yêu (Eat, Pray, Love) – Elizabeth Gilbert

Ăn, cầu nguyện, yêu: Cuộc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, của bản thân

Ăn, Cầu nguyện, Yêu chắc chắn đã không còn xa lạ gì với những người yêu sách, đặc biệt là sách về du lịch.

Đây dường như đã là một tuyên ngôn du lịch sống cho bản thân mình, và mình cá là với rất rất nhiều bạn nữ thích du lịch một mình ngoài kia. Khó mà không thể say sưa nghiền ngẫm từng mẩu chuyện lý thú của Elizabeth qua từng đất nước mà cô đặt chân tới.

Thực sự cuốn sách làm mình say mê với những cung bậc cảm xúc thay đổi đến chóng mặt của Elizabeth, điều mà khá dễ hiểu đối với một cô gái đơn độc trên những mảnh đất xa lạ, và chính bản thân mình cũng cảm thấy đồng điệu với tất cả những cảm xúc đó.

Đây vẫn sẽ mãi là cuốn sách gối đầu yêu thích của mình trên mỗi nẻo đường. Các bạn cũng có thể tìm xem bộ phim chuyển thể nổi tiếng không kém cùng tựa đề, theo mình đánh giá thì không quá xuất sắc, nhưng cũng rất đáng để xem qua.

9. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ (The Great Railway Bazaar: By Train Through Asia)- Paul Theroux

Ở nhà, đọc sách gì cho bớt cuồng chân?

Mình quyết định sẽ dành sự ưu ái đặc biệt nhất cho cuốn sách cuối cùng, cũng là cuốn sách du ký, phiêu lưu mà mình yêu thích nhất, tâm đắc nhất từ Paul Theroux.

Phương Đông chưa bao giờ hiện lên một cách chân thực, sắc nét và trần trụi đến mức tưởng như nếm được, ngửi được đến thế.

Dù cuốn du ký ra đời cách đây đã 45 năm, nhưng tất cả những gì về Châu Á, về những nơi ông đi qua vẫn cảm thấy vô cùng thân thương và quen thuộc qua những câu chữ vừa dí dỏm, vừa châm biếm vừa trân trọng của Paul.

Bốn tháng rưỡi với hơn 30 chuyến tàu ngang dọc, Paul Theroux đã không đi một cách nhanh chóng và hời hợt.

Ông đã quan sát tỉ mỉ, hít hà từng hơi thở văn hóa của mỗi nơi chốn ông đi qua, đem tới cho người đọc cái nhìn về phương Đông qua nhãn quan của ông một cách không thể sống động hơn.

Uyên đã phá lên cười, nhếch mép, nhăn trán suy nghĩ, cắn tay ngờ vực, mỉm cười gật gù qua mỗi trang sách, và hơn điều gì hết, là cảm giác cháy bỏng muốn nhảy lên bất kì một con tàu nào ngoài kia, đến với một nơi không xác định, rũ bỏ hết tất thảy những mớ lộn xộn phía sau, và sống thật sự. 

IMG 9598 scaled

[Crazy Stupid Journeys] Sec 8: Hà Nội người dưng, Bắc Giang tự dưng người nhà.

“Ôi dồi ôi!!” – Uyên đã phải gân cổ hét lên ba chữ đó dưới lớp khăn che mặt và chiếc mũ nồi trùm kín đầu trong vô vọng, những đoạn đường quốc lộ khó nhằn nhất của Hà Nội bắt đầu xuất hiện, xa xa kia là “đường cong mềm mại” trứ danh của Hà thành, một Trường Chinh vững chãi trải dài kiên cố qua năm này đến năm khác bất chấp nắng mưa gió bão, hiên ngang chống chọi với dòng người tấp nập.

Vào giây phút lăn bánh tới những con eo đầu tiên của Trường Chinh, Uyên biết rằng đường về nhà còn xa lắm lắm, dù nơi cần đến chỉ còn cách đó 4 cây nữa mà thôi. Uyên với Hà Nội từ trước tới nay như một cái duyên, chẳng còn xa lạ gì nhau, từ cái lần đầu tiên nhảy tàu theo bác đi tiễn anh chị ở sân bay Nội Bài chỉ trong một tích tắc khi tàu đã sắp rời ga, cho tới hằng ha sa số lần tiếp theo đó ra Hà Nội như đi chợ phiên, cứ 2 3 tháng một lần, lâu nhất cũng chỉ một năm một lần.

Uyên vẫn nhớ như in cái cảm giác lần đầu tiên đặt chân ra Hà Nội, nóng ẩm, tấp nập, chen chúc, và rất Hà Nội. Mỗi lần Uyên cố tìm ra một từ để tả về Hà Nội, nhưng không từ nào có thể miêu tả hoàn hảo hơn hai từ Hà Nội – tính từ gợi hình và gợi cảm xúc nhất chí ít là đối với Uyên, và Uyên đoán có lẽ là cả với những những ai mang trong mình một cảm xúc đặc biệt với Hà Nội.

Sau Vinh thì Hà Nội là nơi mà Uyên có nhiều kỉ niệm và tình cảm đặc biệt nhất, Uyên đoán có lẽ một phần vì văn hóa của Nghệ An và Hà Nội không có quá nhiều khác biệt, kể cả thời tiết, và cả con người, bằng cách nào đó, một tỉnh bự chảng như Nghệ An và to vừa như Hà Nội lại có một sự tương đồng không hề nhỏ dù địa lý hoàn toàn cách biệt nhau, và một phần lý do nữa là bởi ở Hà Nội Uyên đã để lại quá nhiều kỉ niệm với những con người nằm trong một phần chiếc ngăn tim bé nhỏ của mình.

Uyên đã đi từ sự hoàn toàn xa lạ, mới mẻ cho đến những cái ôm, những tiếng cười, những đêm nói chuyện thâu đêm suốt sáng với những người không hề quen biết, để rồi bây giờ đi đâu cũng cứ có một sợi dây dẫn nối về Hà Nội. Và chính ngay bây giờ, 8 năm sau kể từ khi bắt đầu kết nối với cái tên Hà Nội, Uyên vẫn tiếp tục trở lại mảnh đất này, cùng với niềm háo hức tăng dần qua thời gian.

Nàng thơ của Uyên, T, là lý do lớn nhất níu Uyên lại với Hà Nội, dù Hà Nội rất đẹp vào xuân thu, dù Hà Nội rất tình (trừ hè ra) nhưng vẫn không thể tình bằng nàng thơ của Uyên. Hà Nội là một nơi chốn kì cục, nơi mà chỉ một vài phút trước bạn đang còn cáu bẳn và khó chịu trước giọng đanh đảnh rặc Bắc chói tai của cô bán bún đầu đường đang chửi khách, thì vài giây sau đã kịp mỉm cười yêu thương hít hà mùi hoa cúc thơm lừng từ chiếc xe đạp phượng hoàng cũ kỹ chất đầy hoa bọc kín đẹp đẽ bằng giấy nhám được đẩy chậm rãi trên đường rực cả trời xuân. Là nơi mới tháng 6 đã giãy đành đạch khóc ròng tuyên bố không bao giờ thèm quay lại Hà Nội nhờ cái nóng đến rát da thịt thì chỉ 2 tháng sau đã ngồi bên tách cà phê trứng nóng ấm thơm phức rồi run lên vì sung sướng.

Thiệt, kì cục. Bởi, ai nói ghét Hà Nội cũng đúng, ghét Nghệ An cũng đúng. Tính tình đỏng đảnh, kiêu ngạo, chả nể nang ai, kiểu ai đến yêu được thì yêu, không yêu được thì kệ, bố mày không quan tâm, mà đã lỡ yêu rồi thì dứt không được, cứ vương vấn vấn vương hoài. Nhưng bây giờ đây, Uyên chính thức tuyên bố hết yêu Hà Nội tạm thời, Hà Nội làm khó Uyên quá, giữa cái tiết trời như thế này, mà em cứ cho Uyên đứng phơi nắng bụi, không cho Uyên về với nàng thơ của Uyên dù chỉ là 4km nữa thôi.

“Ôi trời!”, lại thêm một tiếng kêu giời nữa được thốt ra trong một ngày. “Đen khiếp!” – nàng thơ của Uyên méo mó nhăn nheo nói ra hai chữ không mấy bất ngờ sau khi đón được Uyên vào tận nhà. Uyên lúc đấy chỉ biết bàng quang đón nhận “lời khen” không mấy lạ lẫm trong suốt hai tháng vừa qua mà Uyên đã nghe đến nhàm cả tai về nước da kinh khủng của mình.

Trái với một đứa ngông và phủi như Uyên, nàng thơ của Uyên nhỏ bé, trắng trẻo, mỏng manh, và dễ vỡ. Cách Uyên và nàng quen biết nhau rất bình thường, nhưng cách Uyên và nàng giữ mối quan hệ cho đến tận quãng thời gian bảy năm thì không bình thường chút nào, chừng ấy thời gian để từ hai tiếng gọi tên nhau, đến chị em, đến hai chữ “ta” và “nàng”. Và tất nhiên sau chừng ấy thời gian, Uyên và nàng đủ hiểu nhau để đến mỗi lần Uyên ra Hà Nội không cần phải hỏi câu “nàng thích ăn gì?” mà đưa ra sẵn menu Nem chua nướng Ấu Triệu, Ốc Đinh Lễ, kem chanh bờ hồ.

Uyên là đứa cổ hủ trong ăn uống, bất cứ vật nào thấy ngon thấy hợp là chỉ luôn luôn đè ăn món đó đúng chỗ đó cho bằng được, ăn cho đến khi nào ngán đến tận họng xong thề không ăn trong vòng mấy tháng nữa rồi chỉ cần một tuần sau lại dọng đầy họng cho ngán muốn chửi thề, thì đích thị những món đó là món Uyên yêu thích vô bờ bến. Uyên yêu món nem chua nướng và ốc của Hà Nội đến mức Uyên lấy nó làm thước đo cho sự thỏa mãn dạ dày của Uyên.

Uyên bị ám ảnh “sự no”, không biết đây có nên là một chứng bệnh tâm lý mới hay không, nhưng Uyên thật sự thấy không ổn nếu Uyên ăn xong mà Uyên vẫn cảm thấy hơi “chưa no”, và để kiểm tra cho điều này Uyên sẽ tự động nghĩ ngay tới món Nem chua nướng và ốc luộc, nếu Uyên vẫn thấy thèm thì chắc chắn Uyên sẽ đi tìm cái gì ăn tiếp cho yên tâm là Uyên 100% no, còn nếu thấy không thèm nữa thì lúc đó Uyên an tâm đi ngủ mà không cần lo lắng về dạ dày của mình nữa. Thiệt kì.

Trong suốt 2 ngày ở Hà Nội, việc Uyên dành nhiều thời gian ra nhất đó là nghĩ xem nên đi đâu tiếp theo từ Hà Nội. Mục đích chính của chuyến đi đến Hà Nội vẫn là nàng thơ của Uyên, nhưng tâm nguyện cao cả của việc đi tới Hà Nội là lấy Hà Nội làm đòn bẩy cho những cung đường rẽ về phía Bắc từ Hà Nội trở đi.

Nàng thơ của Uyên là gái núi, sống hơn 20 năm cuộc đời trên núi nhưng hầu như chưa bao giờ đi thưởng núi đúng nghĩa ngoài chuyến đi Sapa lần đầu tiên của hai đứa cách đó không lâu. Sau chuyến đi đó, có vẻ như Uyên khơi dậy thêm được tình yêu ẩn chứa của nàng ấy với núi non rừng động, làm nàng háo hức chờ đợi chuyến đi tiếp theo của hai đứa mặc dù nàng bảo nàng rất thích biển. Một đứa sống ở nơi nghèo rừng ngập mặt biển như Uyên thì việc Uyên khát núi chán biển là điều hiển nhiên, và tương tự đối với nàng. Không còn cách nào khác, năm nay Uyên lại xách mông nàng đi về rừng rú.

Hai đứa loay hoay cả đêm chỉ để lên mạng research điểm đến, một công việc chả mấy thú vị và nhàm chán đối với một đứa cứ phải vừa đi vừa động não như Uyên. Sau một hồi (thực ra là rất nhiều hồi) cân đo đong đếm lên rừng xuống biển từ Hàm Lợn, Ba Vì, Cát Bà, Tam Đảo, Mẫu Sơn, blah blah blah, Uyên chốt cái rụp một nơi tên nghe đã thấy xao xuyến: Đồng Cao. Đồng Cao là một điểm khá mới trong du lịch, thực ra còn chẳng gọi được là điểm du lịch vì ở đây đúng chất chẳng có một cái vẹo dịch vụ gì có thể cấu thành một điểm du lịch, nhưng thời điểm đó cực kỳ nổi đối với các bạn…well, tạm phải dùng từ mà Uyên ghét nhất: “phượt thủ”. Uyên được cái đã không quyết thì thôi, một khi đã quyết thì chỉ có nhanh hơn ánh sáng, tràn đầy năng lượng nhiệt huyết, đến nỗi chẳng ai mà không muốn đi cùng Uyên hết. Kéo lên kéo xuống một hồi, Uyên quyết cái rụp: Đi Đồng Cao!

Chuyến đi nào cùng với nàng thơ của Uyên cũng là một chuyến đi bão táp, bởi lần nào đi nàng ấy cũng kẹt cứng lịch làm, trong khi mình luôn là người trong trạng thái tỉ phú thời gian mỗi lần vác mặt ra Hà Nội. Từ đó phát sinh thêm biến hai con đầu đá cự nhau, đứa muốn đi lâu đứa thì lo sốt vó phải về đi làm, thế nên chuyến đi này đúng nghĩa là một chuyến đi bạ đâu đi đó, không plan, không hy vọng, không chờ đợi.

Đây sẽ là lần đầu tiên Uyên và nàng đi xa bằng xe máy với nhau, và nàng cũng sẽ là người bạn đường đầu tiên ngồi sau tay lái của Uyên trong suốt gần 2 tháng hành trình vừa qua. Lều trại sẵn sàng, Uyên và nàng dong về quốc lộ 1A, men theo cao tốc Bắc Giang – Hà Nội, lòng phấn khởi chào đón những cảnh đẹp trước mắt. Nhưng đời không như là mơ, đời không bao giờ là một đường thẳng đẹp đẽ trải nhung lụa gấm vóc, đặc biệt là cho những đứa ngu ngơ vô tư nghĩ rằng đời luôn đẹp như Uyên.

Uyên chính thức nhận ra sự thật cay đắng ngay sau khi thấy bóng dáng của các bạn pikachu vẫy gọi tấp xe Uyên vào lề phải (vâng lại gặp lại các bạn áo vàng). “Mời anh xuống xe!” Uyên cảm thấy hoang mang tột độ, không biết mấy bác ấy đang nói ai, sau một vài giây suy nghĩ thì biết chắc nó không nói lộn ai ngoài mình đâu, bởi có mỗi mình và nàng thơ của mình trơ trọi giữa cao tốc lúc đó mà thôi. Uyên lúc đó nhanh tay kéo chiếc khẩu trang xuống, cởi hết mũ trùm ra, duy chỉ có phần cần nhô thì vẫn đang mặc áo che đậy kín mít, bác kia thấy vậy kiểu tỏ ra bối rối, Uyên nghĩ chắc đang bối rối vì biết sẽ không làm ăn được gì với lũ con gái chứ không phải bối rối vì nhầm trai với gái, thế nên là sẽ lại có kịch hay để xem đây.

Sau khi trình diện giấy tờ xe bằng lái này nọ các kiểu, ảnh mới tiếp tục chỉ chỉ vào biển số xe của Uyên, hỏi đi đâu mà đi từ Huế ra đây thế. Lúc đó Uyên mới bất giác nhớ ra cái biển số xe của Uyên đang là 75 chứ không phải 29 Hà Nội, bần cùng sinh mất nết, Uyên mở mồm ra phang ngay cái âm sắc đặc sệt miền Trung mà đáng nhẽ ra Uyên sẽ chẳng bao giờ dùng ở cái đất Hà Nội này nếu Uyên không nhanh trí vịn vào cái biển số xe. Vẫn bài quen thuộc “Anh ơi tha cho em”, “Em sinh viên không có nhiều tiền”, “Em đi xa đến đây nên không biết luật” blah blah blah.

Nì nèo kèo nèo mãi, anh ấy quyết định đút túi với số tiền khiến Uyên cảm thấy mình như một diễn viên hạng bét: 200k. Uyên đã có thể làm tốt hơn với một kết quả vinh quang hơn là không mất một đồng nào. Nhưng Uyên ơi, may mắn không mỉm cười với mày mãi được, cũng không có đứa ngu nào năn nỉ công an mà vô tình chường cái ví với một đống tiền (nói quá lên thôi) và thẻ tín dụng cho nó biết là mày có tiền hết.

Nhưng câu chuyện mất tiền ngu không dừng lại ở đó, lý do Uyên bị bắt lại là vì đi sai làn đường. Đường cao tốc này không dành cho xe máy, trong khi Uyên thấy rõ mồn một biển báo xe máy có làn đường ở trên cao tốc, thì anh trai mới bảo luật mới áp dụng, xe máy không được đi. Sau khi lên xe phóng đi như một cơn gió trên làn đường mới, Uyên và nàng mới để ý bảng thông báo đổi làn đường xe máy áp dụng từ 01/08, mà lúc bị bắt mới có gần cuối tháng 7. Ngu tập 2 thưa các bạn. Mất 200k và trong lòng ôm thêm một cục hận to đùng, hận anh pikachu thì ít, mà hận bản thân thì nhiều. Chuyến đi tới Đồng Cao của bọn mình đã bắt đầu suôn sẻ như thế.

Tới địa phận thành phố Bắc Giang, Uyên và nàng thơ chợt nhận ra có đồng môn ở đây. Vậy là chỉ 3 tiếng sau đó, nàng thơ của Uyên đã vào tay người khác, tay trong tay chở nhau đi tiếp về Đồng Cao, để Uyên lẻ loi côi cút chạy xe một mình suốt quãng đường tiếp theo. Uyên suýt đâm đầu vào container mấy lần chỉ vì quá buồn ngủ và không có ai nói chuyện. Lúc đó không dám kêu ca, bây giờ lên đây kêu ca cho người ta đọc được, để người ta thấy người ta bỏ Uyên khiến Uyên khốn khổ tới chừng nào. Cuối cùng hành trình 2 đứa con gái nay đã trở thành 3, 3 mống vịt giời hiệp hội sannhac tiếp tục kéo nhau tung hoành Đồng Cao.

Rõ ràng Đồng Cao thời điểm Uyên tới đã là một điểm khá nổi với người dân ở đây cũng như các bạn trẻ thích chui vào các chốn xó xỉnh, bởi gần tới nơi chuẩn bị mở miệng hỏi đường một phát là các bác bên đường đã mau mắn “Bọn con đi Đồng Cao phải không?”, Uyên kiểu ngớ người ra, đầu chắc mẩm chắc hôm nay trên đó đông như trẩy hội cho mà xem. Trải qua một quãng đường không mấy suôn sẻ chỉ toàn đèo dốc và đá lởm chởm, Uyên và đồng bọn đã bắt đầu thấy những ngọn đồi xanh mơn mởn dần hiện ra trước mắt.

Tụi Uyên vẫn chưa chắc chắn 100% là mình đã tới được điểm cần tới, bèn tấp vào một chiếc lán lá hỏi đường lại một lần nữa cho chắc ăn. Lân la hỏi han một hồi, thì cả lũ mới biết rằng chiếc lán này là “điểm nghỉ chân có dịch vụ” duy nhất của cái khu vực Đồng Cao này, mặc dù chiếc lán trơ trọi không có gì ngoài mấy bì đất và xi măng vứt tràn ra thềm, cộng thêm 2 chú chó không ngừng sủa lấy sủa để khi tụi Uyên dắt xe vào trong để gửi. “Bọn em đêm nay tính cắm trại trên này một đêm ạ!”.

Hai anh chủ lán tỏ ra e ngại khi Uyên vừa thốt ra câu này, cho đến khi thấy Uyên tháo dây lấy chiếc lều cùng hai cái xiên nướng thịt dài ngoằng dắt bên hông xe như chuẩn bị ra trận ra, hai anh mới hoàn toàn tin là Uyên nói thật. Ba đứa bắt đầu hành trình lê lết mò mẫm men theo triền đồi tìm điểm cắm trại, lúc đấy đã 5 giờ rưỡi chiều, thời điểm hoàn hảo trước khi trời sập tối để dựng lều. Lúc bắt đầu leo lên đồi Uyên chậc nghĩ chắc chẳng còn mood mà ngắm nghía gì giờ này, mai đi rồi hẵng ngắm, thế nhưng nhờ khung cảnh bao la gần như không một bóng người, Uyên đã lại phải thốt lên hai chữ “Đã quá!”

Hành trang mang theo của ba đứa con gái cho một chuyến cắm trại chỉ vỏn vẹn một cái lều một người sắp rụng răng vì sương gió suốt hơn một tháng vừa qua bị Uyên hành hạ, hai cái xiên nướng thịt, một hộp thịt heo rừng được mẹ Gil dúi vào phút cuối trước khi đi, ba ổ bành mì, hai chai nước suối, một em ukulele, và ba tâm hồn treo ngược cành cây.

Lúc ba đứa lúi cúi dựng lều nhóm củi, mấy anh chị chơi trên đồi trên đường đi xuống cứ nhìn chằm chằm, có anh còn dọa con gái cắm trại trên này nguy hiểm lắm đó, xuống đi. Mình kiểu hơi bị chai tai và miễn nhiễm với những trường hợp kiểu này, liền quay lại trấn an ngay nàng thơ và Gil, bảo ta có dao đây rồi, yên tâm, trong khi thật sự Uyên cũng chẳng biết Uyên sẽ làm gì khi bị bọn xấu lại hỏi thăm với con dao tám chục năm không dùng đến đấy.

Trong tất cả những lần cắm trại, lên rừng xuống biển, đêm đó dễ dàng là đêm đáng nhớ nhất đời, vì sao? Vì trên đầu Uyên là cả một bầu trời trong vắt đầy trăng, vì xung quanh Uyên chỉ còn những ngọn đồi bát ngát dù mắt Uyên đã nhòe đi vì khói, vì những miếng thịt nướng nửa sống nửa chín vì đói quá chẳng thể nào đợi đến khi chín tới, vì bên cạnh Uyên có hai cô nàng xinh đẹp với giọng ca tình như cái bình, tình tới nỗi không dám ngủ vì sợ lỡ mất dù là một giây nghe hát.

Đêm đó đã mưa tầm tã, đêm đó mệt mỏi vì phải thức dậy giữa đêm chỉ vì sợ vãi linh hồn khi nghe thấy tiếng động lạ, nhưng thật sự đó là những gì Uyên muốn xảy đến trong một đêm như thế, để có thể có đủ tất cả cảm xúc cho một đêm đáng nhớ như vậy.

Một điều mà những người thường đi cắm trại vẫn luôn muốn tìm kiếm, đó là cảm giác thức dậy vào buổi sáng, mở cửa lều ra, hít hà và thu vào tầm mắt những gì đẹp nhất. Đồng Cao cho Uyên được tất cả những điều đó.

Uyên lại tiếp tục đánh rơi một ít tim để lại cho Bắc Giang, đánh một cái hẹn xa xôi, quay trở lại nhận làm người nhà dài hạn. Còn bây giờ, Đông Bắc lại tiếp tục vẫy gọi Uyên, thúc giục Uyên kết thúc hành trình trong vòng vỏn vẹn chưa đầy một tuần nữa, để Uyên lại phải vương vấn vấn vương, để Uyên đến với nơi Uyên mong mỏi nhất hành trình, điểm tận cùng phía bắc đất nước: Hà Giang.

IMG 0247 1

[Crazy Stupid Journeys] Sec 6: Lạc lối xứ Thanh

Cái nắng chói chang đến cháy da thịt của mùa hè tháng sáu ở cái xứ bắc trung bộ bắt đầu phát huy hết công lực vào đỉnh điểm trưa 12h, cũng là giờ Uyên đây chọn làm giờ xuất phát nướng thịt trên đường. Đoạn đường quốc lộ nối từ địa phận Vinh đi Thanh Hóa có lẽ sẽ rất đẹp trong mắt Uyên nếu như những đợt gió Lào và cái bỏng rát của mùa hè xứ này không ùa đến hành hạ Uyên như thế, và thế là Uyên cứ thế cắm mặt lao xe một mạch với tốc độ bàn thờ mà không thèm đếm xỉa đến việc có cái quái gì ở trên đường, cứ đi như thể cả con đường này là của bố, bố cứ phóng thôi.

Trong đầu Uyên từ trước chuyến đi chẳng bao giờ nghĩ đến việc sẽ tới Thanh Hóa – nơi Uyên sống 20 năm cuộc đời ở gần sát nách (well cũng tới tận 200km chứ không phải sát nách) mà cực ít kiến thức và hình ảnh về nó, thế mà duyên phận đưa đẩy làm sao nơi đây lại chính là nơi mà sau chuyến đi này Uyên có dịp quay lại nhiều nhất. Sau gần 3 tiếng đồng hồ, Uyên chính thức cập xe đến địa phận thành phố Thanh Hóa, tâm trạng háo hức trước một thành phố khá đỗi bình thường mà không hiểu mình đang chờ đợi cái gì ở nó, có lẽ vì nó là địa điểm ít ai nghĩ tới việc dừng lại để khám phá, hơn nữa nó là điểm Uyên vô tình đụng phải không kế hoạch, hai điều đó đem lại cho Uyên sự phấn khích lạ lùng.

Nick trở thành local guide của Uyên ở Thanh Hóa, một điều khá buồn cười vì chỉ mới mấy ngày trước đó thôi, Uyên là host của nó ở một thành phố cách đó chưa đầy 200km, và bây giờ lại đụng trán nhau ở thành phố quê hương của nó, vậy mà Uyên cảm tưởng cứ như đi du lịch ở hai châu lục khác nhau vậy, thiệt lạ. Nick biết rõ Thanh Hóa đến từng ngóc ngách chân tơ kẽ tóc, dù hắn ta chỉ mới chính thức chuyển về Thanh Hóa ở được hơn một năm. Lần cuối cùng hắn ta có được kí ức về Thanh Hóa là khi hắn hai tuổi, trong một trại mồ côi ở một huyện nhỏ mang tên Triệu Sơn. Hắn sau đó được một cặp vợ chồng Mỹ đến nhận làm con nuôi và định cư ở Seattle cho đến khi hắn có cơ hội quay về Việt Nam trao đổi văn hóa ở Sài Gòn, sau sự kiện đó hắn đưa ra một quyết định lớn lao: Quay về Việt Nam tìm lại ba mẹ ruột. Khi trở về Triệu Sơn, Thanh Hóa, hắn tìm lại được ba ruột của mình, cả cô cậu họ hàng nội ngoại, duy chỉ có một điều đáng tiếc là mẹ của hắn đã mất cách đó 5 năm vì bệnh nặng. Nick sau đó đưa ra tiếp một quyết định táo báo hơn là chuyển về hẳn Triệu Sơn định cư cùng gia đình bên nội, chọn cho mình một cuộc sống nơi thôn quê nhỏ bé ở Thanh Hóa.

Với Uyên, đó dường như là một quyết định không hề dễ dàng, khi người ta sẵn sàng bỏ hết cuộc sống ở một nơi văn minh đi trước hơn 50 năm để đổi lấy một cuộc sống nơi chôn rau cắt rốn của mình tại một làng quê xa xôi nghèo khó. Nếu không được nghe những câu chuyện thủ thỉ, nếu không thấm đẫm từng lời tâm sự trải lòng của Nick trong suốt quãng thời gian hai đứa biết nhau, thì Uyên đã có thể dễ dàng phán xét trong đầu một cách xấu xí về cuộc đời của hắn ta ở một nơi như thế này. Thanh Hóa trong mắt Uyên từ trước tới giờ là một nơi khá đỗi mờ nhạt, bởi thực sự so với những vùng những tỉnh khác trong khu vực, Thanh Hóa không có được một sự công nhận đáng kể về du lịch và cả bề dày lịch sử văn hóa của nó, cho dù có cả cái bóng to đùng là Thành nhà Hồ, Thanh Hóa vẫn không làm người ta nhớ đến mỗi khi nghĩ đến việc xách túi lên và đi.  

Khi tới Thanh Hóa và đã chứng kiến quan sát một cách kĩ càng, Uyên lại cảm thấy chạnh lòng, bởi nơi đây và quê Uyên có một sự tương đồng quá lớn, mãi vẫn không thoát ra được cái định kiến về con người, cả một tiềm năng du lịch to đùng bị bỏ ngỏ, cả cái nét văn hóa đậm chất riêng không ai đếm xỉa tới, tất cả những điều đó làm Uyên cảm thấy buồn đến khó tả. Uyên từng rất ghét chính mảnh đất quê hương mình. Uyên ghét tất tần tật những thói hư tật xấu của con người quê Uyên, ghét sự xấu xí của màu biển Cửa Lò đục ngầu vào cuối hè, ghét cái khắc nghiệt của thời tiết, ghét cái tiếng xấu người ta nhồi nhét về con người Nghệ An, nhưng khi Uyên càng đi nhiều, càng thấy nhiều hơn những mặt khác của những mảnh đất khác nhau, Uyên mới thấy rằng không phải vì nó xấu, mà là do Uyên đã tự bơm vào đầu mình những suy nghĩ xấu về nó và ôm mãi cái bóng đen đấy đi khắp nơi để mà phán xét. Bởi vậy trước khi Uyên lên đường tới Thanh Hóa, Uyên đã tự dặn bản thân gạt bỏ hết những thứ xấu xí trong đầu, và sẵn sàng đón chờ những điều trước mắt bằng một nhãn quan khách quan nhất có thể, để cảm và yêu nhiều hơn.  

Ngày đầu tiên của Uyên ở xứ Thanh bắt đầu bằng một cốc bia hơi mát lạnh trên nơi cao nhất của thành phố Thanh Hóa cùng một bài giải thích không thể chi tiết hơn về thành phố Thanh Hóa dưới bàn tay của tên Nick chỉ trỏ từng thứ một khi hai đứa đứng ngắm toàn bộ thành phố. Uyên chỉ thế mà đứng há hốc mồm trợn tròn con mắt tai dỏng lên nghe tên Nick giảng giải, Thanh Hóa qua lời Nick và cảnh vật hiện lên trước mắt khác xa với những gì Uyên từng tưởng tượng về nó, điều đó lại càng làm Uyên háo hức phấn khởi thêm xem Thanh Hóa có gì níu giữ chân Uyên.

Cuộc phiêu lưu xứ Thanh chỉ chính thức bắt đầu khi đêm buông xuống, cũng là thời điểm Uyên dễ tăng xông lên đồng làm điều vớ vẩn nhất. Uyên và Nick rời chốn đông vui phố thị di cư về miền biển, một đứa một xe một lều tung tăng ngoe nguẩy chạy dọc Sầm Sơn. Sầm Sơn đẹp hơn rất nhiều so với tưởng tượng của Uyên, trước đây Uyên đã nghe qua khá nhiều điều xấu xí kinh dị về Sầm Sơn từ những bạn Nghệ An cũng giống như khi nghe những bạn miền khác nói về Cửa Lò, thế nhưng ngay khi đặt chân tới Sầm Sơn, Uyên không khỏi bàng hoàng vì độ đầu tư và hoành tráng của nó đối với cơ sở vật chất hạ tầng, và cách đó không xa là khu resort sang trọng đến từ ông chủ quê hương Thanh Hóa giàu bậc nhất từ tập đoàn FLC.

Choáng váng và trầm trồ chưa hết thì cái giọng nói lanh lảnh nửa nam nửa bắc của cái xứ Thanh dội vào tai Uyên chèo kéo vào ăn hải sản kéo xuống hết cả ấn tượng to đùng ban đầu. Nghĩ đi nghĩ lại, có đầu tư cái gì bên ngoài đẹp đến đâu mà cái lõi nó vẫn mục nát thì vẫn cứ bốc mùi lên mà thôi (Ví dụ như “nàng thơ” Sapa, ví dụ như “bố thiên hạ” Sơn Đòong). Miệng tu đi nhẩm lại trong đầu “không được phán xét” “không được ghét bỏ”, Uyên dìm nén cảm xúc tiếp tục bám đuôi theo thổ địa và bấu víu vào một điều tươi sáng hơn sắp tới. Lòng vòng mãi, cuối cùng tên Nick cũng đưa Uyên tới một điểm cực kì cool mà sau này trở thành điểm yêu thích của Uyên mỗi khi quay lại, đó là một vách đá (lúc Uyên mới đến thì Uyên nghĩ là vách đá) nhô ra biển nằm lạc lõng ngay giữa khu biển Sầm Sơn sầm uất đông đúc, sau này Uyên mới biết nó là đỉnh núi mang tên Hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, cool hơn nữa trên núi có một ngôi đền, đền tên là Độc Cước (nghĩa là một chân), gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỷ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng.

Uyên là một đứa vô đạo nhưng cực thích chùa chiền miếu mạo, lúc leo lên núi tia ngay thấy có ngôi đền, liền chạy lăng xăng góc này góc kia ngắm ngía, tìm người này hỏi người kia về đền, và điều Uyên thích nhất và cũng hay làm nhất mỗi khi vào những nơi như thế này là đứng nép vào một góc hít hà mùi nhang đốt dở, đó là mùi hương dễ chịu và thanh lành nhất trong những mùi hương Uyên biết, cái cảm giác khi nghe được mùi hương đấy nó khó tả lắm lắm. Phía sau đền Độc Cước là cái phần nhô ra còn lại của đỉnh núi, người ta tận dụng bày bàn ghế và võng ra cho du khách lên thuê để hóng mát và ngắm view biển Sầm Sơn, Uyên và Nick thấy thế chả thèm thuê mướn gì, đi thẳng một mạch tìm chỗ bằng phẳng trải đại một tấm bạt ra, bày binh bố trận nào snack nào bia ra ngồi nhậu, gió biển thổi ào ào chực muốn bay cả người, ấy thế mà Uyên thấy sung sướng hết cả mình mẩy, không gì bằng biển và bia cho một đêm hè sau một ngày lái xe mệt mỏi. Hết lon thứ ba và replay lần thứ mấy chục album của Jack Johnson, Uyên và nó quyết định tìm chỗ cắm trại tối nay, và quyết định sẽ không cắm trại bất cứ chỗ nào gần ngay khu du lịch Sầm Sơn này. Uyên và nó không nói mà tự động lôi google maps ra check như mỗi lần, nhìn chăm chú nghiên cứu một hồi, hai đứa quyết định Ok Lah! chỉ vào một khu biển trống cách xa chỗ đang ở 6km trên bản đồ, nhìn nhau bảo “Ở đó có vẻ không có người, tới đó đi!”.

Vậy là hai đứa bắt đầu nổ máy, Uyên chỉ định tên Nick đọc bản đồ, ý Uyên đọc bản đồ ở đây là THỰC SỰ ĐỌC BẢN ĐỒ, google maps nhưng dùng cứ như bản đồ giấy, quyết nơi muốn đến thế là tự dò từng ngóc ngách một, ok chỉ việc đi theo thôi. Mò mẫm làm sao mười lăm phút sau, Uyên và hắn ta đặt chân được đến khu vực TRÔNG KHÔNG HỀ GIỐNG BIỂN, mặc dù nhìn trên bản đồ thì đang rất gần biển rồi, nhưng Uyên và hắn dường như đang càng đi sâu vào một khu rừng thẳm, chỉ toàn cây là cây cao bao phủ hai bên, gió bắt đầu lạnh cóng và dấu hiệu của đèn đường gần như là không có. Uyên có một tật rất không thể bỏ là luôn luôn chen lên đi trước dù đếch biết đường, đã thế còn đi cực nhanh, khi bắt đầu đi vào đoạn đường tối như mực và cảm nhận được rõ không khí lạnh thổi đến, Uyên bắt đầu thấy sởn da gà gọi với theo tên Nick đi tuốt đằng sau, nghe thấy tiếng Uyên, hắn hét lên như ma nhập “Fuck! wait for me idiot, it’s fucking dark here!”, cả Uyên và cả hắn đều chẳng biết mình đang đi đâu, cứ y như lần phê pha lái xe ra Cửa Lò chơi đùa với cơ động mà chẳng biết mình đang làm cái quái gì. Uyên quyết định dừng lại đợi hắn đi lên, oánh đầu hắn bảo đọc map cái kiểu gì bây giờ giống như đi lên rừng, hắn cãi lại bảo đúng hướng về phía cái eo biển rồi, Uyên nhìn vào bản đồ thì đúng gần đến rồi, và zoom lên thì té ra muốn qua cái eo biển đó thì sẽ phải băng qua một cánh rừng khá rộng, và khó mà có nổi một con đường tử tế dẫn xuyên qua đó.

Đâm lao lại phải theo lao, Uyên và hắn bảo nhau chịu khó đi tiếp, tìm lối mòn băng qua chỗ eo biển. Đường đi càng ngày càng hẹp và hun hút, chưa bao giờ cây cỏ rừng rậm làm Uyên sợ và ngán ngẩm như thế này, lúc đấy đã là hơn 11h đêm rồi, mà đường tới vinh quang vẫn còn mông lung quá đỗi. Nói sợ là vậy, nhưng thực ra lúc đó adrenalin của Uyên dường như tăng đến tột đỉnh, đầu vẫn cắm thẳng chạy xe như một con điên, trong đầu còn tưởng tượng bao nhiêu thứ điên rồ. Xe chạy tới một đoạn thì Uyên nheo mắt thấy được đến ba bốn lỗi rẽ khác nhau, Uyên bèn chạy chậm lại đợi tên Nick lại để hội ý xem nên rẽ hướng nào. “Lối này!”, hắn chỉ tay về phía lối rẽ bên tay trái, “Okay!”, Uyên lại mau mắn nổ máy rẽ vào lối đó, lần này không thể chạy nhay được nữa, bởi lối này đường kinh khủng xấu, chỉ có đất đá, không phải đường trải nhựa như đường lúc nãy.

Chạy được một lúc thì Uyên chợt nghe thấy tiếng biển, bắt đầu thấy lành lạnh và phía xa xa thấy cái gì đó bợt bợt trắng trắng trải dài ra giống như cát, Uyên háo hức gọi tên Nick chạy nhanh lên, “Hình như mình tới biển rồi đó!”, Nick hào hứng kêu lên Fuck yeah!, chạy tới chỗ Uyên nói. Uyên dựng xe đại một chỗ, bảo Nick đem đèn pin ra soi xem có phải là mình tới rồi không. Bật đèn pin lên, hai đứa mò mẫm chậm chạp bước tới phía viễn cảnh trước mặt Uyên đã vẽ ra, và giây phút hai đứa đi tới gần sát cùng ánh đèn pin chói lóa rọi thẳng vào khu trắng trắng Uyên đã thấy trước đó, hai đứa mặt cắt không còn một giọt máu nhận ra trước mặt mình là một khu nghĩa địa trắng toát trải dài cả một khu rừng, và tất nhiên ngay phía sau lưng nó, là biển!

Uyên chuyển từ trạng thái hí hứng hùng hồn sang cứng đờ hết toàn thân, chỉ còn biết thốt ra hai từ “Holly sh*t!”, mắt trợn trắng và chân không nhấc nổi để bước tiếp. Tên Nick ngay giây phút chứng kiến cảnh tượng hãi hùng trước mắt cứ Fuck no fuck no liên tọi, Uyên liền tự nhủ bản thân phải cứng lên, mặc dù bây giờ đang đúng nghĩa đen của cứng, trong đầu kéo đến đâu một quân Nguyên những ý nghĩ tồi tệ, Uyên quyết định dập tắt ngay mầm mống của sự sợ hãi bằng ba chữ “Bước qua thôi!” một cách tỉnh bơ như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Uyên thản nhiên tiếp tục đi tiến về phía khu nghĩa địa xum xuê cả rừng cây cối, len lỏi kiếm đường tìm về phía khu bãi biển, tay vừa khoát khoát tên Nick đi theo sau mồm vừa chửi đổng vì cái bản mặt méo mó của nó, mặc dù bản thân cũng đang sợ muốn vãi cả ra quần. Cằn nhằn mãi, tên Nick mới dám lẽo đẽo chui chui theo sau, Uyên cảm thấy Uyên như má nó, phải chìa tay ra kéo nó đi nó mới chịu đi, hai đứa cứ thế chui lủi qua hàng đống bụi rậm tìm đường đi xuống.

Càng đi xuống xa dần, Uyên càng nghe thấy tiếng sóng biển rõ hơn và mùi tanh đặc trưng của biển đậm đặc hơn, cứ thế một lúc sau, Uyên nhận thấy một vài vết lấp lánh mờ mờ từ xa, Uyên tiến gần hơn, rẽ hẳn hai hàng bụi rậm sang hai bên, là biển thật rồi! Mở ra trước mắt hai đứa lúc đó là một bãi biển trải dài, ánh lên vài chấm đèn của những chiếc thuyền câu mực phía xa xa và ngay dưới chân là cả một bãi cát vàng hình tam giác nhọn, hình thù đúng như trên bản đồ hiển thị, xung quanh đó đầy rẫy những thuyền cá của ngư dân đỗ lại trên bờ, mùi tanh lúc này nồng nặc hơn bao giờ hết, nhưng được một điều là bãi cát này khá sạch và bằng phẳng, hơn nữa, nếu có cắm trại ở đây cũng sẽ rất an toàn nhờ những chiếc thuyền cá sẽ có chức năng ngụy trang che dấu cho hai chiếc xe máy. “Được đấy nhỉ!” – Uyên quay qua hất hàm với tên Nick, “Đừng nói là mày muốn dựng lều ở đây nhé?” Hắn bối rối đáp. “Ờ, không được hả? Chỗ này đẹp mà!”, Uyên cứ nói chuyện tỉnh bơ. Không thèm nói thêm câu nào, Uyên bỏ mặc tên Nick với bản mặt ngao ngán quay lại về phía hai chiếc xe máy đang đỗ gần khu nghĩa địa, cắm chìa khóa vào và bắt đầu nổ máy lái về phía khu bãi cát. “12 giờ đêm đến nơi rồi đấy, mày tính đứng đó đến sáng à? Lái xe xuống đây chuẩn bị dựng lều thôi!” Nick dường như vẫn chưa bừng tỉnh bởi hành động và câu nói vừa rồi của Uyên, hắn ta tiếp tục lôi cái vẻ méo mó ra và cuối cùng bắt Uyên đi cùng hắn quay lấy xe. Tôi đến chết với tên này! Lần qua lần lại, cuối cùng thì Uyên và hắn ta cũng yên vị xong xuôi hai cái xe vào chỗ an toàn và tiến hành bung lều. Đêm hôm đó không phải là một trong những lần cắm trại tuyệt nhất như Uyên từng tưởng tượng trước khi tới đây, nhưng chắc chắn là lần cắm trại đáng nhớ nhất đời. Không lửa, không củi, không BBQ, không marshmallow nướng, chỉ có hai tấm thân dặt dẹo, run rẩy cùng sau lưng là một background nghĩa địa đầy hấp dẫn, tiếng sóng biển đập liên hồi và những đợt cuồng phong cuốn theo mùi tanh lạnh lẽo.

“Mày yên tâm đi, ở đây mình sẽ được an toàn, có cả nguyên đám chị em bạn dì phù hộ cho mình sau lưng cơ mà!” Uyên ném cho nó một câu an ủi lạnh hết sống lưng. “Mày im đi”, nó lại chửi. Uyên cứ thế cười ha hả mặc cho nó mè nheo cay cú, rồi Uyên chợt nhớ ra cây ukulele Uyên mang theo, Uyên lôi ra bất giác gảy vài nốt của bản Whiskey Lullaby, nhìn sang nó rồi bắt đầu ngân nga hát tỏ ý an ủi xoa dịu cơn bực tức của nó. Uyên nhanh chóng quên đi sự tồn tại của hàng nghĩa địa sau lưng, cả nỗi sợ đến té đái cả quần chỉ 15′ trước, thản nhiên vừa ôm đàn vừa nằm xuống rung đùi ngửa cổ ra ngoài cửa lều mà hát, hóa ra đêm nay không tệ như mình tưởng.

Cảm giác thức dậy vào buổi sáng từ cửa lều, trước mặt là biển sóng vỗ mênh mông, tất cả không mơ mộng như Uyên mong mỏi. Đây chính là hậu quả của việc deep quá đà, ngửa cổ đớp gió biển đớp lấy đớp để, để bây giờ nếm mùi sụt sịt và quả cổ nhức nhối gần như muốn gãy. Tên kia uể oải chồm dậy mở mắt và ném thẳng mặt Uyên một câu nghe không xa lạ là mấy “I feel like shit again!”. Lần thứ hai, vẫn khung cảnh đấy, vẫn cảm giác đấy, chỉ khác là lần này có thứ che chắn đàng hoàng, còn lại, thì vẫn là một đống shitty như lần đầu. Sáng hôm đó hai đứa quyết định dành ra một khoảng thời gian thư thái khá dài trên biển sau khi kiếm được nhà dân để tắm táp vệ sinh sạch sẽ, tên Nick lôi từ trong thùng xe cồng kềnh của hắn ta ra một bộ găng bóng chày, ném về phía Uyên, hất hàm “We’re playing baseball this morning!”.

Ba tiếng đồng hồ liên tiếp sau đó, Uyên và hắn ta chuầy chòa nguyên khu biển hò hét như sắp chết lăn qua lăn lại chỉ để ném và đỡ một quả bóng, bà con làng xóm chài từ đâu bắt đầu kéo tới ngày càng đông, liếc mắt nhìn với vẻ khó hiểu đâu ra hai đứa lạ lùng nào lạc tới đây. Vui sao sau cùng chó nhà người ta cũng bay lại đuổi bóng đớp bóng cùng Uyên và hắn ta, vậy là bỗng dưng bọn mình có thêm bạn đồng hành. Quần quật gần một buổi sáng, Uyên và Nick lại thu dọn tiếp tục liên đường, khám phá Động Tiên, Suối Cá thần và tất nhiên, thành nhà Hồ – thứ Uyên muốn thấy nhất Thanh Hóa. Ở Thanh Hóa có một nét tương đồng khá rõ rệt với Nghệ An, chỉ có điều, Thanh Hóa không rộng lớn bằng Nghệ An, ở Thanh Hóa, kể cả những vùng quê ngoại thành đều cảm thấy rất gần thành phố, cảm giác nó như một vòng tròn bao quanh nhau, nhưng ở Nghệ An, mọi thứ đều quá xa xôi với nhau. Thanh Hóa đẹp, đẹp một cách giản dị, chất phác, cũng không kém phần hùng vĩ nhờ địa hình núi và rừng động ở đây cực kỳ phong phú, chỉ có điều nó chưa đã với Uyên vì tim Uyên đã bị chiếm trọn bởi núi rừng Tây Bắc.

Uyên nghĩ là Uyên đã rất may mắn trong suốt chuyến đi này, bởi đi đâu Uyên cũng gặp những con người cực kỳ dễ thương, kể cả Thanh Hóa, nơi bị dè bỉu chê bai bởi những ai nghe đến hai từ “Thanh Hóa”. Sẽ không phải là một sự ngụy biện, khi Uyên nói con người ở đây không được yêu mến chỉ bởi vì con người ở đây quá vô tư thẳng thắn. Nghệ An hay Hà Tĩnh hay Thanh Hóa, từ cái gốc rễ, là những vùng được gọi là phên dậu của Việt Nam thời bấy giờ, người ta phải đặt chân đến đây, phải cảm, phải thấy, mới thấm hết cái khô khốc cực nhọc lam lũ của con người những vùng này, mới hiểu hết tâm tư sâu thẳm của những tâm hồn chất phác chân thực nhưng lấm lem bùn lầy, đi ra từ những vết nứt của cuộc sống, đôi khi đáng trách nhưng đáng thương mà nhiều người không hiểu. Trên cuộc đời này không có người xấu, chỉ có người cố gắng không hiểu rằng luôn luôn có điều đẹp đẽ tồn tại song song bên trong con người người ta cho là xấu.

Một điều khiến Uyên cảm thấy mình bị thiếu sót trầm trọng khi tới Thanh Hóa, là Uyên không hề biết đồ ăn ở Thanh Hóa lại ngon đến thế! Bản thân là một đứa mang một tí Bắc, một tí Trung, một tí Nam, tự hào là mình được tiếp xúc và hiểu rất sâu sắc văn hóa của cả ba miền, nhưng thật sự thì, đối với Uyên, Bắc và Trung chiếm hơn hai phần ba tình cảm trong Uyên. Kể cả với ẩm thực, với Uyên, không đâu có được sự tinh tế bằng xứ Bắc, sự tinh tế đó thể hiện một cách cực kỳ nhẹ nhàng, len lỏi vào tâm thức và luôn khiến Uyên cảm thấy đặc biệt khi mình có một cảm giác thích thú hào hứng với ẩm thực xứ này. Đến Thanh Hóa hãy ăn bằng được gà trộn măng, hãy ăn bằng hết hải sản miền biển đục, hãy ăn bằng được gỏi cá trích, gỏi sứa chấm sốt đậu phộng cay mặn, hãy ăn cho bằng hết Thanh Hóa.

Lần này Thanh Hóa làm Uyên mở to mắt hơn, nhìn rõ hơn những điều trước giờ Uyên cho là Uyên đã thấy quá đủ, mở lòng hơn với những điều Uyên từng ôm định kiến to đùng trong đầu, tất cả những điều Uyên cảm được đều nhờ những sự kết nối thực sự Uyên có được từ trong lòng Thanh Hóa, từ những điều đẹp đẽ mà khó có thể đưa ra kết luận nếu chỉ nhìn lướt qua. Uyên sẽ tạm gác lại tình yêu lạ lùng cho Thanh Hóa vào một ngăn nhỏ xíu trong vô vàn ngăn Uyên sắp sẵn cho nguyên hành trình này để tìm kiếm thêm tình yêu lạ lùng ở Ninh Bình – điểm đến tiếp theo.

IMG 7423 scaled

Crazy Stupid Journeys

  | A   V I E T N A M   A D V E N T U R E|

 

Sec 1: Chuyến đi xám xịt và cuộc đánh cược đầu tiên.

Cách đây đúng 2 năm, bản thân đưa ra một quyết định khá chán (đối với thời điểm đó): nghỉ việc ở một vị trí quèn là waitress ở Domino’s Pizza sau hơn một năm, cầm trên tay số tiền hơi lớn (cũng đối với thời điểm đó) 5 triệu đồng sau hơn một tháng làm tụt quần. Kệ. Đi xuyên Việt.

Nói với chiếc đầu xinh xinh rằng “mày chán vãi shit Uyên ạ, có từng đấy tiền mà đòi làm việc cool ngầu, xuyên Việt mới được cơ!”. Cũng lo, lo cho cái tôi của bản thân từng bĩu môi dè bĩu các bạn bỏ việc với ước mơ chu du thế giới, với cái viễn tưởng tươi đẹp “this will be the coolest thing I’ve ever done”. Và cuối cùng thì, Uyên đã làm điều tương tự…

Vật lộn với con ba lô 8kg, trong kế hoạch là 8kg cho 1 tháng, bớt qua bỏ lại, xén cái này cắt cái kia, Uyên đã nê được con ba lô ấy lên lưng, lết cái xác còm trong chiếc quần Miên hoa hè, quần mà sau này dumbtard của Uyên gọi là “parachute pant” (sẽ kể sau), chiếc áo pull đen xấu xí mặc cho có cái gọi là phòng trừ lúc hết áo mặc sẽ vẫn còn dư nó để chữa cháy, Uyên lết thẳng đến bến xe. Đấy là một buổi sáng không thể thảm sầu hơn, trời xám xịt xấu xí đến nỗi không ai thèm ngẩng lên xem nó như nào (có mình ngẩng), nếu không có cuộc nói chuyện với anh Grab dễ thương cứu rỗi (Cuộc hội thoại đầy sự vớ vẩn), thì Uyên đây đã muốn chết ngất trong cái ẩm ương của thời tiết, và cả cái ẩm ương của chuyến đi này. Tạm bỏ qua chi tiết của 3 tiếng đồng hồ vật vã loăng quăng lấy vé hỏi vé vật vờ nhìn thời gian chạy qua sau đó, Uyên đã yên vị trên chuyến xe giường nằm xuất phát Sài Gòn đi Đà Nẵng, chặng đường đầu tiên.

Xe đánh cái két! Đầu đập vô cạnh xe, những tưởng đã đến nơi, nhưng Uyên không biết rằng sau giấc ngủ dài 2 tiếng mà Uyên cảm như 24 tiếng đã trôi qua, Uyên chỉ mới ra khỏi địa phận của Đồng Nai. Tuyệt! Cứ như này thì tết về đến là vừa đẹp. Liên tục câu chuyện tương tự gần 20 tiếng sau đó, sau 1080 lần dừng, xác Uyên đã đến địa phận Đà Nẵng, nhưng hồn Uyên vẫn còn phảng phất đâu đó ở đầu Đồng Nai. Sự kiện tiếp theo sau khi xác Uyên xuống khỏi xe, hồn Uyên mới chính thức biến mất hoàn toàn. Là một đứa thích làm liều, làm điều vớ vẩn, sau khi nghe lời khuyên của một chú già dễ thương bảo rằng “Con đi Hội An thì xuống ngay đây luôn đi, đỡ mất công xe chạy thẳng về bến xe Đà Nẵng, rồi lại phải bắt xe buýt đi ngược lại về Hội An nữa, đi từ đây gần hơn nhiều, bắt xe đi có 15 phút thôi là về đến trung tâm Hội An rồi”, Uyên hí ha hí hứng to mồm kêu bác tài cho con xuống đây luôn đi ạ. Thế là Uyên ra đi với cái viễn tưởng tươi đẹp một lần nữa. Xuống đến nơi nhìn xung quanh, không một bóng người, không một bóng xe ôm taxi xe buýt.

Loanh quanh một hồi thì thấy có một đường tắt bọc dưới một cái cầu, có một cô già xinh đẹp chỉ cho xuống đó bảo bắt xe ôm dưới đó, đứng ở đây không có xe đâu, thế là na cái balo chui xuống cầu, thấy có hai ba người nữa cũng đứng đợi xe, lân la đứng cùng. Đang nghĩ trong đầu là bắt xe từ đây chắc rẻ hơn là về Đà Nẵng đi xe buýt qua Hội An, 5 giây sau đó 3 bác xe ôm tấp tới hỏi đi đâu, bảo đi Hội An, từ đây tới trung tâm Hội An có 10km thôi, 3 bác ấy đồng thanh một giá “100 ngàn nha con”. Mình trố mắt bảo bắt buýt từ Đà Nẵng có 20 ngàn, đi hơn 30km, mà từ đây có 10km bác lấy con 100 ngàn?? Kỳ kèo mãi 3 bác bảo 60 ngàn giá cuối, vì từ đây ít bắt được xe lắm, không có taxi xe buýt gì đâu. Trong những phút giây nghiền ngẫm với hàng trăm sự cân nhân với chiếc não xinh đẹp, Uyên quyết định: ĐI BỘ!

Uyên ngoảnh mặt đi không thương tiếc cùng quyết tâm cao độ không hối hận mà “thôi 60 ngàn cũng được”, vừa ngoảnh mặt đi thì nghe mấy bác xe ôm lầm bầm “đi bộ cho chết cháy hả con”. Nghe vậy cũng hơi lung lay vì nhiệt độ lúc đó ở Quảng Nam là 39 độ, giữa 12h trưa, có một con điên đang lết bộ cùng cái ba lô 8 cân trên lưng, vừa bước đi vừa tự hỏi rằng có đứa nào hẩm hơn con này không. 5 phút lết bộ sau đó, Uyên đã đi đến hành động trong vô thức mà không ngờ tới mình sẽ làm: Giơ tay lên vẫy xin đi nhờ xe. Vẫy trong sự không ý thức, trong sự không mong chờ rằng có ai sẽ dừng lại, thì bất chợt một bóng hình của một chiếc cub 50 đang de xe ngược chiều lại làm Uyên phải nheo mắt lại. “nãy con vẫy tay với chú phải hôn?”, Uyên vừa trố mắt vừa nhướn tai lên nghe cho rõ cái âm sắc đặc sệt Quảng Nôm phát ra từ giọng của một chú già đen nhẻm, gầy còm, tóc muối tiêu cắt tỉa gọn gàng, đôi mắt nhăn nhúm đằng sau cặp kính lão to oảng. Uyên ú a ú ớ, “ơ nãy con vẫy tùm lum vậy á chú, con không nghĩ có người dừng lại đâu á”, Uyên lôi cái giọng nửa nam nửa trung ra đối thoại với con người xứ Quảng mà Uyên biết rõ Uyên không sớm thì muộn cũng phải dùng. Sau một hơi giải thích mớ bòng bong của bản thân, Uyên đã ngồi lên con cub 50 kêu như cái máy cày, thẳng tiến về Điện Bàn, dong theo Điện Bàn về tới Hội An.

Chú tên Nhân, làm mộc ở Cẩm Kim, cách chú nói chuyện về gia đình, về Hội An, về nghề mộc đúng chính xác những gì mình vẫn hình dung về con người xứ Quảng, mộc mạc chất phác, nghĩ gì nói nấy, không phô trương hoa hẹ. Sau quãng đường ngắn ngủi và 30′ nói chuyện trên con cub, Uyên và chú chia tay ở ngay bến xe Hội An, chú thả Uyên ở đó vì dễ tìm đường từ đó, lỡ may có lạc còn biết đường bắt xe quay lại.

Mình vẫn chìa tờ 20k ra đưa cho chú sau nỗ lực tiết kiệm ngu ngốc cho 60k, chú nhất quyết không lấy, bảo có đáng gì đâu, con cầm tiền đó mà tiêu cho việc khác. Tự nhủ, có những đứa vớ vẩn như mình mà vẫn được gặp người tốt như thế, thì trên đời này có quá nhiều thứ để mà trân trọng và trải nghiệm. Đút lại 20k vào túi, Uyên bước đi trong sự bồi hồi xen lẫn phấn khích, len lỏi một chút tự vấn cho sự liều lĩnh ngu ngốc của mình. Nhưng rốt cuộc thì Uyên đổi lấy cả tầng cảm xúc kỉ niệm bằng chính sự liều lĩnh ngu ngốc đó, và dám cả gan đánh cược cả tấm thân vàng son này chỉ vì một cuốc xe ôm. Vâng, những chuyến đi ngu ngốc điên rồ bắt đầu từ đấy…

(To be continued)